BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2009/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 9 tháng 3 năm 2009 |
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI QUỸ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân
sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 84/2008/QĐ-TTg ngày 30/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam;
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam như sau:
Thông tư này quy định việc quản lý tài chính đối với Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam (sau đây gọi là Quỹ) được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 84/2008/QĐ-TTg ngày 30/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động tài chính của Quỹ
1. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh hoạt động thu, chi đối với kinh phí do ngân sách nhà nước cấp hoặc các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; được mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại để phản ánh hoạt động đối với nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được miễn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Hoạt động của Quỹ phải tuân thủ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các chính sách tài chính có liên quan và quy định tại Thông tư này; Quỹ không được sử dụng kinh phí để hoạt động kinh doanh, không cho vay hoặc các hoạt động khác trái với quy định tại Thông tư này.
3. Quỹ hạch toán bằng tiền Việt Nam đồng, trường hợp nhận được tài trợ bằng tiền nước ngoài thì Quỹ phải bán số ngoại tệ đó cho ngân hàng lấy tiền Việt Nam đồng để hạch toán.
4. Quỹ phải công khai tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Điều 3. Quỹ có các nguồn thu sau:
1. Ngân sách nhà nước cấp hàng năm căn cứ vào nhu cầu hoạt động trợ giúp pháp lý và khả năng ngân sách nhà nước.
2. Tiền (hoặc tài sản) do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp tự nguyện và tài trợ cho Quỹ phù hợp với các quy định của pháp luật.
3. Các khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng và từ các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Điều 4. Hoạt động hỗ trợ của Quỹ
1. Hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
2. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ nhu cầu làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, chi nhánh của Trung tâm và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý ở các tỉnh thuộc diện ngân sách trung ương phải hỗ trợ, các địa phương có khó khăn đột xuất.
3. Hỗ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của nhà tài trợ hoặc Dự án có cam kết riêng phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý;
4. Hỗ trợ bồi thường trợ giúp pháp lý khi người thực hiện trợ giúp pháp lý trợ giúp sai gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
5. Nội dung chi hỗ trợ từ Quỹ phải bảo đảm không trùng lặp với nội dung và đối tượng chi từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án hợp tác và các hoạt động khác đã có hỗ trợ cho công tác trợ giúp pháp lý.
Điều 5. Nội dung chi, mức chi cho hoạt động quản lý Quỹ
1. Nội dung chi
- Chi tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương, các khoản đóng góp theo quy định cho cán bộ, công chức, viên chức quản lý Quỹ, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp kiêm nhiệm (nếu có) theo quy định;
- Chi mua sắm, sửa chữa tài sản phục vụ hoạt động của Quỹ;
- Chi bảo đảm hoạt động thường xuyên cho công tác quản lý Quỹ như vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin, tuyên truyền liên lạc, thuê mướn và một số khoản chi thường xuyên khác;
- Chi đoàn ra, đoàn vào phục vụ cho công tác xây dựng, quản lý và phát triển Quỹ;
- Chi truyền thông xây dựng và phát triển Quỹ;
- Chi khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong trong việc tham gia xây dựng và phát triển Quỹ theo quy định;
- Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức của Quỹ;
- Các khoản chi khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ.
2. Mức chi
Các khoản chi trên đây phải thực hiện theo đúng chế độ chi tiêu hiện hành của Nhà nước hoặc thực hiện theo đúng cam kết với các nhà tài trợ đối với các khoản tài trợ, viện trợ, ủng hộ, đóng góp tự nguyện của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
3. Nguồn kinh phí chi cho hoạt động quản lý Quỹ
Nguồn kinh phí chi cho hoạt động quản lý Quỹ tại điểm 1 nêu trên được trích tối đa là 10% trên tổng kinh phí chi hoạt động của Quỹ được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.
Điều 6. Lập dự toán, phân bổ dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm của Quỹ
Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Quỹ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và văn bản hướng dẫn thi hành. Thông tư này hướng dẫn thêm một số điểm đặc thù cho phù hợp với hoạt động của Quỹ, cụ thể như sau:
1. Lập kế hoạch ngân sách hàng năm:
Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ và mục tiêu trợ giúp pháp lý, căn cứ vào hướng dẫn lập dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính, Quỹ lập dự toán thu, chi gửi Cục Trợ giúp pháp lý để tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Tư pháp, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ, trình Quốc hội phê duyệt theo quy định hiện hành.
Đối với nội dung hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phương tiện: Căn cứ vào thực trạng trang thiết bị và phương tiện phục vụ nhiệm vụ trợ giúp pháp lý của các đơn vị trợ giúp pháp lý, đề nghị của các địa phương, đơn vị gửi đến và khả năng kinh phí của Quỹ, Quỹ có trách nhiệm thẩm tra và đề xuất mức hỗ trợ cụ thể cho từng đơn vị trợ giúp pháp lý tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách gửi Bộ Tài chính.
2. Phân bổ dự toán:
Trên cơ sở dự toán được giao, Bộ Tư pháp dự kiến phân bổ kinh phí bảo đảm hoạt động của Quỹ gửi Bộ Tài chính để thẩm tra theo quy định (riêng đối với nội dung hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phương tiện phải chi tiết theo đơn vị hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, số tiền hỗ trợ). Sau khi có ý kiến thẩm tra của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp giao dự toán thu chi cho Quỹ làm căn cứ thực hiện.
3. Đối với hoạt động hỗ trợ đột xuất, hoạt động ngoài kế hoạch phát sinh trong năm, Bộ Tư pháp có văn bản gửi Bộ Tài chính để thẩm tra theo quy định.
4. Công tác kế toán, quyết toán:
- Quỹ phải tổ chức công tác kế toán - thống kê, mở sổ sách theo dõi hoạt động thu, chi của Quỹ và phải bảo đảm đầy đủ chứng từ hoá đơn; hàng năm phải báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
- Bộ Tư pháp có trách nhiệm phê duyệt quyết toán của Quỹ, tổng hợp vào quyết toán của Bộ Tư pháp gửi Bộ Tài chính để thẩm định theo quy định hiện hành.
- Quỹ chịu sự thanh tra, kiểm tra về các hoạt động tài chính Quỹ của Bộ Tư pháp, của cơ quan tài chính và các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.