BỘ
CÔNG AN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2009/TT-BCA-V19 |
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2009 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
tổ chức điều tra hình sự được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 27
tháng 02 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Để thực hiện đúng và thống nhất Pháp lệnh tổ chức
điều tra hình sự năm 2004 và Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự được Ủy ban
thường vụ Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 02 năm 2009 (sau đây viết gọn là Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2009) trong lực
lượng Công an nhân dân, Bộ Công an hướng dẫn thi hành khoản 3
Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2009 như sau:
1. Bổ sung vào cuối khoản 2.1 mục II Thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân như sau:
“2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Theo quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và Nghị quyết số 727/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 20/8/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, trại tạm giam, trại giam là các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Các đơn vị này có nhiệm vụ, quyền hạn điều tra, cụ thể như sau:
a. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209, 210 và 211 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
b. Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 212, 213, 214 và 215 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
c. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 232, 234, 238, 239 và 240 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo Quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
d. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 230, 232, 233, 234, 240, 245, 257, 266, 267, 268 và 273 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
đ. Cục Cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 245, 257, 305, 306, 311 và 312 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
e. Trại tạm giam, trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện can, phạm nhân đang bị tạm giam, tạm giữ, thi hành án phạt tù có hành vi vi phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án phạt tù ở trại giam bỏ trốn thì Giám thị trại giam ra quyết định truy nã.
…
h. Cục Cảnh sát môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại Chương XVII Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án”.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
Các đồng chí Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ trưởng, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát) để có hướng dẫn kịp thời.
|
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.