NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2024/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2024 |
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Thông tư này quy định về: thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng; hình thức kiểm soát đặc biệt; Quyết định kiểm soát đặc biệt; thông báo, công bố thông tin kiểm soát đặc biệt; thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt; thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.
KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, THÔNG BÁO, CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
Điều 3. Thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng, trừ quỹ tín dụng nhân dân:
a) Đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt;
b) Hình thức kiểm soát đặc biệt;
c) Thành lập Ban kiểm soát đặc biệt;
d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt;
đ) Thông báo về kiểm soát đặc biệt;
e) Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt;
g) Gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt;
h) Chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
i) Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn:
a) Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này;
b) Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 163, khoản 4 và khoản 5 Điều 166, khoản 9 Điều 167, khoản 3 và khoản 5 Điều 169, khoản 3 Điều 172, khoản 2, 5 và 6 Điều 174, khoản 2 Điều 176, khoản 3 và khoản 4 Điều 178, khoản 2 và khoản 3 Điều 187 (trừ nội dung quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Thông tư này), khoản 3 Điều 188 (trừ nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này), khoản 3 và khoản 4 Điều 190 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
3. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) các nội dung sau đây đối với quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn:
a) Trình Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Chấp thuận biện pháp hỗ trợ vượt thẩm quyền quy định tại điểm i khoản 1 Điều 171, khoản 11 Điều 174 và khoản 3 Điều 187 Luật Các tổ chức tín dụng;
d) Các nội dung khác vượt thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
Điều 4. Hình thức kiểm soát đặc biệt
1. Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định:
a) Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện;
b) Nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
2. Giám sát đặc biệt là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp từ xa, kiểm tra tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
3. Kiểm soát toàn diện là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
4. Việc thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt thực hiện như sau:
a) Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này;
b) Trường hợp ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt có phương án chuyển giao bắt buộc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt nếu thấy cần thiết;
c) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại điểm a, b khoản này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 3 Thông tư này.
Điều 5. Quyết định kiểm soát đặc biệt
Quyết định kiểm soát đặc biệt bao gồm các nội dung sau đây:
1. Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
2. Lý do đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt.
3. Thời hạn kiểm soát đặc biệt.
4. Hình thức kiểm soát đặc biệt, nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
5. Họ, tên, chức danh từng thành viên Ban kiểm soát đặc biệt, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt, Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác của Ban kiểm soát đặc biệt.
6. Việc sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả con dấu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
7. Việc chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt; việc chuyển khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng hợp tác xã thành khoản vay đặc biệt.
8. Nội dung khác.
Điều 6. Thông báo về kiểm soát đặc biệt
1. Thông báo về kiểm soát đặc biệt bao gồm một hoặc một số nội dung sau đây:
a) Quyết định kiểm soát đặc biệt;
b) Thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt;
c) Gia hạn, chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
d) Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại;
đ) Nội dung khác.
2. Ngân hàng Nhà nước gửi thông báo bằng văn bản về kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này tới một hoặc một số đối tượng sau đây:
a) Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có đơn vị phụ thuộc đang hoạt động;
c) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính;
đ) Bộ Tài chính (trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là công ty niêm yết, công ty đăng ký giao dịch, doanh nghiệp Nhà nước, công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp bảo hiểm, tập đoàn tài chính bảo hiểm; chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm);
e) Các cơ quan và tổ chức khác liên quan.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh gửi thông báo bằng văn bản về kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này tới một hoặc một số đối tượng sau đây:
a) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
b) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
c) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
d) Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam;
đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính;
e) Các cơ quan và tổ chức khác liên quan.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể phạm vi, nội dung, đối tượng nhận thông báo về kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và thời điểm thông báo về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
5. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định cụ thể phạm vi, nội dung, đối tượng nhận thông báo về kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này và thời điểm thông báo về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
Điều 7. Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt
1. Thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được công bố bao gồm một hoặc một số thông tin sau đây:
a) Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
b) Hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
c) Thông tin khác.
2. Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
b) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (nếu có);
c) Đăng trên báo Trung ương hoặc địa phương nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính ít nhất 03 số liên tiếp;
d) Họp báo;
đ) Công bố tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc Đại hội thành viên của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể phạm vi, nội dung, hình thức công bố thông tin kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và thời điểm công bố thông tin kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
4. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định cụ thể phạm vi, nội dung, hình thức công bố thông tin kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và thời điểm công bố thông tin kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
Điều 8. Gia hạn kiểm soát đặc biệt
1. Căn cứ vào thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, chậm nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) xem xét, quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 3 Thông tư này.
Điều 9. Chấm dứt kiểm soát đặc biệt
1. Khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 168 Luật Các tổ chức tín dụng, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 3 Thông tư này.
3. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được chấm dứt kiểm soát đặc biệt kể từ thời điểm Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt có hiệu lực thi hành.
Điều 10. Thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt
1. Thành phần, cơ cấu của Ban kiểm soát đặc biệt được tổ chức theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác;
b) Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt, Phó trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác.
2. Thành viên của Ban kiểm soát đặc biệt thuộc các đối tượng sau đây:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (trong trường hợp kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này), bên nhận chuyển giao bắt buộc (trong trường hợp kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng thương mại đã có phương án chuyển giao bắt buộc được cấp có thẩm quyền phê duyệt), tổ chức tín dụng khác tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cử, trưng tập hoặc được cơ quan, tổ chức có liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng cử theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước;
b) Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin được Ngân hàng Nhà nước mời, trưng tập.
3. Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này là một trong các đối tượng sau đây:
a) Lãnh đạo cấp Vụ hoặc chức danh tương đương trở lên của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước;
b) Lãnh đạo cấp Vụ hoặc chức danh tương đương trở lên của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; lãnh đạo cấp phòng hoặc chức danh tương đương trở lên của các Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
c) Giám đốc, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính;
d) Chánh Thanh tra, giám sát, Phó Chánh Thanh tra, giám sát hoặc chức danh tương đương của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính; lãnh đạo cấp phòng hoặc chức danh tương đương trở lên của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
4. Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này là một trong các đối tượng sau đây:
a) Giám đốc, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính;
b) Chánh Thanh tra, giám sát, Phó Chánh Thanh tra, giám sát hoặc chức danh tương đương của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính; lãnh đạo cấp phòng hoặc chức danh tương đương trở lên của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (nếu có) nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính.
5. Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt không phải là người có liên quan quy định tại điểm d khoản 24 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), cá nhân là cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoặc cá nhân là người đại diện theo pháp luật của cổ đông lớn, chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
6. Cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt:
a) Ban kiểm soát đặc biệt làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ trách nhiệm cá nhân, phù hợp với nội dung, tính chất từng công việc xử lý;
b) Tần suất họp, cơ chế trao đổi thông tin, ra quyết định, tổng hợp ý kiến của các thành viên do Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt quyết định phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
7. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này), Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này) quyết định cụ thể thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu Ban kiểm soát đặc biệt phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt
1. Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 164 Luật Các tổ chức tín dụng. Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thông qua một hoặc một số công việc kiểm soát hoạt động sau đây:
a) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu, hồ sơ liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm các thông tin, tài liệu, hồ sơ sau đây:
(i) Thực trạng về tổ chức, nhân sự, quản trị, điều hành, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống kiểm soát nội bộ;
(ii) Thực trạng hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác, bao gồm cả lãi, lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng; khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ khi đến hạn;
(iii) Thực trạng về tài sản, tài sản bảo đảm, trong đó báo cáo cụ thể tình hình nợ xấu, nợ phải thu khó đòi, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý được, lãi phải thu phải thoái theo quy định của pháp luật nhưng chưa thoái;
(iv) Danh sách khách hàng (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) nhận cấp tín dụng; danh sách tổ chức, cá nhân gửi tiền; danh sách chủ nợ khác;
(v) Các thông tin khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt.
b) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt kiểm kê các khoản mục tiền và tương đương tiền hiện có trên toàn hệ thống theo nguyên tắc thực hiện kiểm tra, giám sát chéo và báo cáo kết quả thực hiện trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê;
c) Tổ chức việc giám sát quá trình kiểm kê quy định tại điểm b khoản này phù hợp với thực trạng, quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
d) Trong giai đoạn chưa có phương án cơ cấu lại hoặc phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở các thông tin, tài liệu, hồ sơ do tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cung cấp quy định tại điểm a, b khoản này hoặc thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập, kết luận thanh tra và các nguồn thông tin khác, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để chủ động thực hiện hoặc báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này) áp dụng biện pháp xử lý phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
đ) Chấp thuận trước khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện một số giao dịch, hoạt động theo quy định tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, văn bản khác của Ngân hàng Nhà nước;
e) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt báo cáo kết quả hoạt động theo nội dung, tần suất phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
g) Quyết định việc tham dự cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và có ý kiến đối với các nội dung tại cuộc họp liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt;
h) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản và các hành vi khác có thể gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
i) Định kỳ theo quy định tại Quyết định kiểm soát đặc biệt hoặc khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này) tình hình quản trị, điều hành, hoạt động, kinh doanh, đầu tư, tài chính, thanh khoản, các vấn đề khác (nếu có) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có); kết quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có);
k) Báo cáo kịp thời với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này) những diễn biến bất thường trong hoạt động, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý;
l) Thông báo kịp thời cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt các thông tin, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền liên quan đến hoạt động, phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
m) Các công việc khác theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng hoặc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giao.
2. Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) các nội dung sau đây:
a) Trình Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Thực hiện quy định tại điểm b, c và d khoản 2 Điều 163, khoản 4 và khoản 5 Điều 166 Luật Các tổ chức tín dụng.
3. Ban kiểm soát đặc biệt của quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt tham mưu, đề xuất Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3, trừ điểm a, c và d khoản 1 Điều 3 Thông tư này và trừ việc tham mưu, đề xuất hình thức kiểm soát đặc biệt để ban hành quyết định đặt quỹ tín dụng nhân dân vào kiểm soát đặc biệt.
Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt
1. Lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, công việc của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Thông tư này và Quyết định kiểm soát đặc biệt.
2. Triệu tập và chủ tọa cuộc họp Ban kiểm soát đặc biệt.
3. Thay mặt Ban kiểm soát đặc biệt ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát đặc biệt.
4. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban kiểm soát đặc biệt.
5. Quyết định nội dung quy định tại khoản 6 Điều 10 Thông tư này.
6. Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của thành viên Ban kiểm soát đặc biệt bao gồm cả việc quản lý, lưu trữ tài liệu, hồ sơ, bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này).
7. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có hiệu lực thi hành, thay mặt Ban kiểm soát đặc biệt bàn giao toàn bộ tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính (đối với Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này).
8. Quyền, nhiệm vụ khác được giao tại Quyết định kiểm soát đặc biệt.
9. Ủy quyền cho Phó trưởng Ban kiểm soát đặc biệt hoặc thành viên khác của Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện các quyền quy định tại khoản 2, 3, 6 và 8 Điều này trong thời gian vắng mặt.
10. Chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và trước pháp luật về việc thực thi nhiệm vụ được phân công.
Điều 13. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát đặc biệt
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, ủy quyền của Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt.
2. Báo cáo kịp thời và đề xuất biện pháp xử lý với Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt về những diễn biến bất thường, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn hoạt động và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
3. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và trước pháp luật về việc thực thi nhiệm vụ được phân công.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN
Điều 14. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Báo cáo kịp thời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, trừ nội dung về cho vay đặc biệt.
3. Tham mưu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, triển khai kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
4. Tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thuộc chức năng, nhiệm vụ, trừ nội dung về cho vay đặc biệt.
5. Đầu mối tiếp nhận báo cáo, tham mưu, đề xuất, kiến nghị liên quan đến kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, bao gồm cả nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
6. Xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các báo cáo, tham mưu, đề xuất, kiến nghị quy định tại khoản 5 Điều này thuộc chức năng, nhiệm vụ.
7. Tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quy định tại điểm b, c và d khoản 2 Điều 163, khoản 4 và khoản 5 Điều 166 Luật Các tổ chức tín dụng đối với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
8. Cung cấp các thông tin về điều kiện đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ, tổ chức tín dụng tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
9. Tiếp nhận, quản lý, lưu trữ tài liệu, hồ sơ, bảo mật thông tin liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ quy định tại khoản 7 Điều 12 Thông tư này.
10. Tham mưu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao các đơn vị liên quan trong Ngân hàng Nhà nước tham mưu, xử lý các đề xuất, kiến nghị, nội dung liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị.
Điều 15. Trách nhiệm của các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Cử người tham gia Ban kiểm soát đặc biệt.
2. Cung cấp các thông tin về điều kiện đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ, tổ chức tín dụng tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
3. Tham mưu, xử lý các đề xuất, kiến nghị, nội dung liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị hoặc theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 16. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
1. Đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này:
a) Cử người tham gia Ban kiểm soát đặc biệt;
b) Thực hiện các công việc kiểm soát đặc biệt đối với đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trên địa bàn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao và tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao;
c) Xử lý theo thẩm quyền các vấn đề liên quan đến đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trên địa bàn;
d) Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ban kiểm soát đặc biệt và cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
2. Đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này:
a) Thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này;
b) Báo cáo kịp thời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi tổ chức tín dụng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Tiếp nhận, xử lý theo thẩm quyền các vấn đề liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;
d) Làm đầu mối phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;
đ) Đề nghị tổ chức tín dụng hỗ trợ, tổ chức tín dụng tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có liên quan cung cấp các thông tin về điều kiện đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ, tổ chức tín dụng tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ theo quy định tại Điều 173, khoản 4 Điều 187 Luật Các tổ chức tín dụng;
e) Tiếp nhận, quản lý, lưu trữ tài liệu, hồ sơ, bảo mật thông tin liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ quy định tại khoản 7 Điều 12 Thông tư này;
g) Cung cấp thông tin liên quan đến quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư này;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo thẩm quyền.
Điều 17. Trách nhiệm của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
1. Cử người tham gia Ban kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Cử người để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chỉ định Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
3. Tham gia đánh giá tính khả thi phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp và có ý kiến về phương án thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt.
4. Xem xét, quyết định là tổ chức tín dụng hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt.
5. Phối hợp với Ban kiểm soát đặc biệt trong việc xây dựng, hoàn thiện phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt và đề xuất Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền, tối đa bằng số tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm tại quỹ tín dụng nhân dân.
6. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này đặt trụ sở chính, Ban kiểm soát đặc biệt trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.
7. Theo dõi diễn biến, hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này, báo cáo, đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng đó đặt trụ sở chính biện pháp xử lý (nếu có).
Điều 18. Trách nhiệm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1. Cử người tham gia Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
2. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đặt trụ sở chính, Ban kiểm soát đặc biệt trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.
3. Cử người để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chỉ định Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
4. Tham gia đánh giá tính khả thi phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt.
5. Phối hợp với Ban kiểm soát đặc biệt trong việc xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Phối hợp với Ban kiểm soát đặc biệt trong việc xây dựng, hoàn thiện phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt và đề xuất Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền, tối đa bằng số tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm tại quỹ tín dụng nhân dân.
7. Phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền theo phương án phá sản đã được phê duyệt.
1. Thực hiện quy định tại Điều 165 Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ngân hàng Nhà nước về tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của thông tin, tài liệu, hồ sơ cung cấp cho Ban kiểm soát đặc biệt.
3. Báo cáo Ban kiểm soát đặc biệt các khó khăn, vướng mắc, rủi ro phát sinh trong quá trình kiểm soát đặc biệt.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 và thay thế Thông tư số 11/2019/TT-NHNN ngày 02 tháng 8 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này.
1. Các Quyết định kiểm soát đặc biệt được ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện cho đến khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Quyết định kiểm soát đặc biệt đã được ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải phù hợp với quy định tại Thông tư này, trừ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng, các nội dung kiểm soát đặc biệt liên quan đến việc điều chỉnh chủ trương, xây dựng, phê duyệt phương án cơ cấu lại được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2019/TT-NHNN ngày 02 tháng 8 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Điều 22. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.