BỘ
CÔNG AN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2015/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2015 |
Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;
Căn cứ Luật Công an nhân dân năm 2014;
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001(được sửa đổi, bổ sung năm 2013);
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2006 và năm 2009);
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BCA ngày 07/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy, nổ của lực lượng Công an nhân dân.
Thông tư này quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy, nổ của lực lượng Công an nhân dân.
Thông tư này áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương; Cơ quan An ninh điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp; Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các lực lượng khác trong Công an nhân dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy, nổ.
Điều 3. Nguyên tắc tiến hành hoạt động điều tra và phối hợp điều tra các vụ cháy, nổ
1. Tuân thủ quy định của pháp luật; thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quan hệ phối hợp công tác theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Bảo đảm nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Thẩm quyền điều tra các vụ cháy, nổ được xác định theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự.
4. Cơ quan điều tra, Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đơn vị Cảnh sát Kỹ thuật hình sự cấp dưới chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan cấp trên; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Giám định viên, Cán bộ khám nghiệm hiện trường, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng được ủy nhiệm của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về mọi hành vi, quyết định và kết luận của mình.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC ĐIỀU TRA, GIẢI QUYẾT CÁC VỤ CHÁY, NỔ
Điều 4. Trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn
1. Tiếp nhận tin báo của cá nhân, cơ quan, tổ chức về các vụ cháy, nổ xảy ra trên địa bàn và khẩn trương tổ chức xác minh, làm rõ tin báo.
2. Khi xác định có vụ cháy, nổ, Công an xã, phường, thị trấn (viết gọn là Công an cấp xã) có trách nhiệm báo cho Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để tổ chức lực lượng, phương tiện thực hiện chữa cháy và báo cáo Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (viết gọn là Công an cấp huyện).
3. Tổ chức đưa người bị nạn đi cấp cứu, bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường; phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực cháy, nổ theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
Phát hiện, ghi nhận các dấu vết, vật chứng để lại hiện trường; tìm người biết việc để lấy lời khai hoặc ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân), số điện thoại của họ để phục vụ công tác điều tra. Báo cáo cụ thể tình hình có liên quan và bàn giao những công việc đã làm cho cơ quan, người có thẩm quyền.
4. Phối hợp với Cơ quan điều tra, Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền trong công tác điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ khi được yêu cầu.
Điều 5. Trách nhiệm của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh
1. Chủ trì giải quyết, xử lý ngay từ ban đầu đối với các vụ cháy thuộc một trong các trường hợp sau: Không có người chết; có 01 người bị thương; không có yếu tố nước ngoài; diện tích đám cháy dưới 500 m2 hoặc thiệt hại ước tính dưới 03 tỷ đồng (căn cứ thống kê ban đầu).
Khi tiến hành giải quyết, xử lý các vụ cháy nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra ban đầu thì tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự.
Đối với các vụ cháy có dấu hiệu tội phạm khác không thuộc thẩm quyền điều tra thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự.
2. Phối hợp với Cơ quan điều tra; Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp trên thực hiện việc khám nghiệm hiện trường và các hoạt động điều tra khác theo yêu cầu khi các cơ quan này chủ trì tiến hành điều tra vụ cháy, nổ.
3. Tiếp nhận hồ sơ, tang vật, phương tiện và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính những vụ cháy, nổ không có dấu hiệu tội phạm nhưng có dấu hiệu vi phạm hành chính do Cơ quan điều tra chuyển giao để xử phạt theo thẩm quyền.
1. Phối hợp với Cơ quan điều tra; Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp trên thực hiện việc khám nghiệm hiện trường và các hoạt động điều tra khác theo yêu cầu khi các cơ quan này chủ trì tiến hành điều tra vụ cháy, nổ.
2. Tiếp nhận hồ sơ, tang vật, phương tiện và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính những vụ cháy, nổ không có dấu hiệu tội phạm nhưng có dấu hiệu vi phạm hành chính do Cơ quan điều tra chuyển giao để xử phạt theo thẩm quyền.
Điều 7. Trách nhiệm của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chủ trì giải quyết, xử lý ngay từ ban đầu đối với các vụ cháy thuộc một trong các trường hợp sau: Không có người chết; có 01 người bị thương; không có yếu tố nước ngoài; diện tích đám cháy dưới 500 m2 hoặc thiệt hại ước tính dưới 03 tỷ đồng (căn cứ thống kê ban đầu).
Khi tiến hành giải quyết, xử lý các vụ cháy nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
2. Phối hợp với Cơ quan điều tra các cấp; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện việc khám nghiệm hiện trường và các hoạt động điều tra khác theo yêu cầu khi các cơ quan này chủ trì tiến hành điều tra vụ cháy, nổ.
3. Tiếp nhận hồ sơ, tang vật, phương tiện và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính những vụ cháy, nổ không có dấu hiệu tội phạm nhưng có dấu hiệu vi phạm hành chính do Cơ quan điều tra chuyển giao để xử phạt theo thẩm quyền.
Điều 8. Trách nhiệm của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về nghiệp vụ; giải quyết các vụ việc cháy, nổ khi có đề nghị của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh.
2. Chủ trì giải quyết, xử lý các vụ cháy có nhiều tình tiết phức tạp thuộc thẩm quyền của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an tỉnh khi xét thấy cần thiết.
3. Khi tiến hành giải quyết, xử lý ban đầu các vụ cháy nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra thì tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự.
Đối với các vụ cháy có dấu hiệu tội phạm khác không thuộc thẩm quyền điều tra thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự.
4. Phối hợp với các Cơ quan điều tra chủ trì tiến hành điều tra vụ cháy, nổ thực hiện việc khám nghiệm hiện trường và các hoạt động điều tra khác khi có yêu cầu.
5. Tiếp nhận hồ sơ, tang vật, phương tiện và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính những vụ cháy, nổ không có dấu hiệu tội phạm nhưng có dấu hiệu vi phạm hành chính do Cơ quan điều tra chuyển giao để xử phạt theo thẩm quyền.
Điều 9. Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện
1. Chủ trì tiến hành giải quyết, xử lý ngay từ ban đầu đối với các vụ cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau: Các vụ nổ; có người chết; có từ 02 người bị thương trở lên; có yếu tố nước ngoài; diện tích đám cháy từ 500m2 trở lên hoặc thiệt hại ước tính từ 03 tỷ đồng trở lên (căn cứ thống kê ban đầu). Trong quá trình điều tra, giải quyết nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thụ lý điều tra theo thẩm quyền hoặc chuyển Cơ quan điều tra có thẩm quyền thụ lý điều tra.
2. Tiếp nhận hồ sơ, tang vật, phương tiện và tổ chức điều tra các vụ cháy có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyển giao để điều tra theo thẩm quyền.
Phối hợp với Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ giải quyết, xử lý các vụ cháy, nổ không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này khi có yêu cầu.
3. Đối với các vụ cháy, nổ có dấu hiệu của tội phạm khủng bố hoặc các tội phạm khác thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (viết gọn là Công an cấp tỉnh) thì chuyển ngay cho Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh để điều tra theo thẩm quyền.
4. Trường hợp vụ cháy, nổ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện đã thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, phải chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh
Tiến hành điều tra các vụ cháy, nổ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; các vụ cháy, nổ thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra, theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.
Điều 11. Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
Điều tra vụ cháy, nổ thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra, theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Điều 12. Trách nhiệm của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh
1. Tiếp nhận, tổ chức điều tra các vụ cháy, nổ có dấu hiệu tội phạm khủng bố và các tội phạm khác thuộc thẩm quyền điều tra của mình.
2. Đối với những vụ cháy, nổ sau khi tiếp nhận, tổ chức điều tra nhưng quá trình điều tra xác định vụ cháy, nổ có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra thì chuyển ngay cho Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra theo thẩm quyền.
3. Trường hợp vụ cháy, nổ Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh đã thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, phải chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an
Tiến hành điều tra vụ cháy, nổ thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra, theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Điều 14. Trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát kỹ thuật hình sự
1. Phòng kỹ thuật hình sự Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tham gia khám nghiệm hiện trường, giám định dấu vết tại hiện trường các vụ cháy, nổ theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Viện Khoa học hình sự có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Phòng kỹ thuật hình sự Công an cấp tỉnh về nghiệp vụ khám nghiệm hiện trường cháy, nổ; trực tiếp tham gia khám nghiệm, giám định dấu vết tại hiện trường các vụ cháy, nổ khi được yêu cầu.
Điều 15. Trách nhiệm của lực lượng khác trong Công an nhân dân
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, đơn vị khác của lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp và thực hiện yêu cầu của Cơ quan điều tra, Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong quá trình điều tra, giải quyết, xử lý các vụ cháy, nổ.
1. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh trở lên chủ trì điều tra các vụ cháy, nổ liên quan đến trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của các thành viên các cơ quan này theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Luật phòng cháy và chữa cháy và bảo đảm phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong quá trình điều tra, giải quyết nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thụ lý điều tra theo thẩm quyền hoặc chuyển Cơ quan điều tra có thẩm quyền thụ lý điều tra.
2. Trong trường hợp Cơ quan điều tra đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự nhưng sau đó lại có quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu vụ cháy, nổ có dấu hiệu vi phạm hành chính thì Cơ quan điều tra chuyển toàn bộ hồ sơ trong vụ cháy, nổ cho Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền để xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
1. Quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra Công an các cấp với Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là quan hệ phân công trách nhiệm và phối hợp theo phân cấp; được thực hiện theo nguyên tắc kịp thời, hiệu quả; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên liên quan; tuân thủ pháp luật; quá trình phối hợp không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của các bên có liên quan.
2. Công tác chuyển giao hồ sơ: Khi chuyển hồ sơ điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ phải lập biên bản bàn giao theo quy định và được sao lưu tại cơ quan bàn giao vụ cháy, nổ; hồ sơ do Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ lập khi bàn giao phải được sao toàn bộ hồ sơ để lưu và theo dõi phục vụ công tác thống kê, tra cứu thông tin, báo cáo theo quy định của Bộ Công an.
3. Chế độ thông tin, báo cáo
Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tiếp nhận, xem xét xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan điều tra biết về kết quả xử lý những trường hợp đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự nhưng sau đó lại có quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án do Cơ quan điều tra chuyển giao.
Cơ quan điều tra các cấp chủ trì điều tra, xử lý những vụ cháy, nổ theo thẩm quyền phải thông báo kết quả bằng văn bản cho Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng cấp để phục vụ công tác thống kê, tổng hợp và báo cáo.
4. Trường hợp có tranh chấp hoặc không thống nhất về thẩm quyền chủ trì, giải quyết ngay từ ban đầu các vụ cháy, nổ theo quy định tại khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 9 Thông tư này hoặc không thống nhất về các dấu hiệu coi là dấu hiệu tội phạm hoặc dấu hiệu vi phạm hành chính giữa cơ quan chuyển và cơ quan tiếp nhận hồ sơ để điều tra, giải quyết và xử lý các vụ cháy, nổ thì cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm báo cáo Giám đốc Công an tỉnh để có ý kiến chỉ đạo (đối với các tỉnh chưa thành lập Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc báo cáo cấp trên trực tiếp của mình để thống nhất (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2015.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về Bộ (qua Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để được hướng dẫn thực hiện./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.