BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/TT-PC |
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 1995 |
Căn cứ Điều 4 Nghị định 02CP ngày 5-1-1995 của Chính phủ, Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện những quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường trong nước như sau:
I. HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ CẤM KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC VĂN HOÁ THÔNG TIN BAO GỒM:
1. Các hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hoá (được gọi là cổ vật). Theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, quy định tại Điều 4 Nghị định 288/HĐBT ngày 31-12-1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh thì tất cả các cổ vật đều thuộc loại hàng cấm kinh doanh dưới mọi hình thức; khi được Nhà nước cho phép kinh doanh một số cổ vật không thuộc loại cấm kinh doanh, Bộ Văn hoá - Thông tin sẽ có hướng dẫn sau.
2. Các loại sách, báo, tạp chí, ảnh, áp phích, catalô, tờ rời, tờ gấp, lịch, bản đồ, át lát, bản nhạc, cờ, truyền đơn, khẩu hiệu, câu đối, cuốn thư, các loại băng đĩa ghi âm, ghi hình, tác phẩm mỹ thuật, điện ảnh, nhiếp ảnh, hàng tiêu dùng có nội dung văn hoá, có các nội dung sau:
- Chống lại Nhà nước Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
- Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi truỵ, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
- Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của công dân và bí mật khác do pháp luật quy định;
- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu Cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân.
3. Các loại sách báo, tạp chí và những sản phẩm văn hoá khác đã có lệnh thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành và xuất bản không có giấy phép.
II. HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC VĂN HOÁ THÔNG TIN BAO GỒM:
Các hoạt động về in, kinh doanh thiết bị ngành in thực hiện theo quy định tại Nghị định 79CP ngày 6-11-1993 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật xuất bản, cụ thể như sau:
1. Cơ sở in, nhân bản là doanh nghiệp Nhà nước thực hiện theo quy định tại điều 16, 19 và điều 20.
2. Cơ sở in, nhân bản của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình kinh doanh dưới vốn pháp định thực hiện theo quy định tại điều 18 Nghị định 79/CP. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình muốn hoạt động kinh doanh các nghề ép nhũ, in roneo, photocopy, in lưới (in lụa) thủ công, in khắc gỗ, đóng xén, vật tư ngành in, sản xuất và sửa chữa cơ khí ngành in, sản xuất vật liệu in, dạy nghề in, nhân bản in phải được Bộ Văn Hoá - Thông tin sở tại cho phép; hồ sơ xin phép gồm có:
- Đơn xin phép hoạt động (theo mẫu số 5 phụ lục ban hành kèm theo thông tư số 38 TT-XB ngày 7-5-1994 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định 79 CP ngày 6-11-1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản).
- Bản kê danh mục thiết bị.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để kinh doanh in của cơ quan công an sở tại theo quy định tại Nghị định 17/CP về việc quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt.
- Sơ yếu lý lịch của người đứng tên xin phép hoạt động có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ xin phép, chậm nhất là 30 ngày Sở Văn hoá - Thông tin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề. Trường hợp không cấp phải giải thích lý do.
Sau khi được Sở Văn hoá - Thông tin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, cơ sở xin kinh doanh phải làm các thủ tục xin phép kinh doanh, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
|
Vũ Khắc Liên (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.