BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2011/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2011 |
Căn cứ Hiệp định tạo điều kiện
thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào ký ngày 23 tháng 4 năm 2009 (sau đây gọi tắt là “Hiệp định”);
Căn cứ Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương
tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 15 tháng
9 năm 2010 (sau đây gọi tắt là “Nghị định thư”);
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định
và Nghị định thư như sau:
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư về tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ (sau đây gọi là “phương tiện”) hoạt động qua lại biên giới giữa Việt Nam và Lào.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của phương tiện thương mại và phi thương mại được cấp giấy phép liên vận qua lại biên giới giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Điều 3. Quy định đối với phương tiện
1. Phương tiện được cấp giấy phép liên vận qua lại biên giới giữa Việt Nam và Lào là xe ôtô, ôtô đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo ôtô và xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường bộ có giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp.
2. Phương tiện thương mại là phương tiện thuộc quyền sử dụng của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vận chuyển hàng hóa và hành khách có thu tiền hoặc phương tiện chuyên chở người hoặc hàng hóa phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, cụ thể bao gồm:
a) Phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
b) Phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và vận chuyển khách du lịch;
c) Phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa;
d) Phương tiện thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã vận chuyển phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trên lãnh thổ Lào.
3. Phương tiện phi thương mại là phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động qua lại biên giới hai nước không vì mục đích kinh doanh, cụ thể gồm:
a) Phương tiện của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã trong nước và quốc tế đi công tác, tham quan, du lịch;
b) Phương tiện của các cá nhân đi việc riêng (chỉ áp dụng đối với xe ôtô chở người dưới 09 (chín) chỗ và xe bán tải (pick-up);
c) Xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe cứu hộ, xe thực hiện sứ mệnh nhân đạo.
4. Mỗi chuyến đi, phương tiện được lưu lại ở Bên ký kết kia 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp quá thời hạn quy định, mà có lý do hợp lý sẽ được gia hạn một lần với thời gian tối đa không quá 10 (mười) ngày.
5. Mỗi phương tiện khi hoạt động qua lại biên giới phải gắn biển ký hiệu phân biệt quốc gia lên kính xe phía trước góc trên phía tay phải của người lái xe. Biển ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
Điều 4. Quy định về giấy tờ của phương tiện
1. Khi lưu hành, phương tiện phải có các giấy tờ còn hiệu lực sau đây cùng bản dịch tiếng Lào hoặc tiếng Anh có chứng thực nếu trường hợp giấy tờ đó không in song ngữ Việt - Lào hoặc Việt - Anh để xuất trình cho các cơ quan hữu quan khi được yêu cầu:
a) Giấy đăng ký phương tiện;
b) Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Giấy phép liên vận;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
đ) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất.
2. Đối với phương tiện vận tải hành khách, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 của Điều này phải có thêm Danh sách hành khách. Danh sách hành khách áp dụng cho phương tiện vận chuyển hành khách theo tuyến cố định được quy định tại Phụ lục 2a của Thông tư này. Danh sách hành khách áp dụng cho phương tiện vận chuyển hành khách theo hợp đồng và vận chuyển khách du lịch được quy định tại Phụ lục 2b của Thông tư này.
3. Đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này phải có thêm các giấy tờ sau:
a) Vận đơn;
b) Tờ khai hải quan đối với hàng hóa;
c) Giấy chứng nhận kiểm dịch động, thực vật (theo quy định chuyên ngành).
4. Phương tiện vận tải hàng nguy hiểm hoặc hàng có kích thước, trọng tải vượt quá quy định của Việt Nam và Lào phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Lào cấp giấy phép lưu hành đặc biệt.
Điều 5. Quy định đối với lái xe
Lái xe điều khiển phương tiện qua lại biên giới phải có các giấy tờ còn hiệu lực sau:
1. Giấy phép lái xe;
2. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ đối tượng được miễn thị thực);
3. Trong trường hợp hộ chiếu của lái xe và đăng ký phương tiện không do cùng một Bên ký kết cấp thì phải có thêm bản sao có chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn 01 (một) năm trở lên của lái xe với doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc thẻ tạm trú hoặc chứng minh thư ngoại giao.
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ
Điều 6. Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế
1. Đối tượng được cấp Giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế là các doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô (đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ) hoặc có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải bằng xe ôtô (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa khác);
2. Có kinh nghiệm 03 (ba) năm trở lên trong hoạt động vận tải trong nước; không bị tuyên bố phá sản hoặc đang trong tình trạng tuyên bố phá sản;
3. Có đủ số lượng phương tiện để thực hiện phương án kinh doanh.
Điều 7. Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế
1. Hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư này;
b) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô (đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề, vận tải bằng xe ôtô (đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa khác) (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
c) Phương án kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế.
2. Trình tự cấp Giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính cho cơ quan cấp phép. Cơ quan cấp phép kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung;
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan cấp phép cấp Giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế;
c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Cơ quan cấp phép hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Thời hạn của Giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế là 05 (năm)
5. Mẫu Giấy phép quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.
Điều 8. Thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế
1. Cơ quan cấp phép được thu hồi Giấy phép đã cấp nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không đảm bảo các quy định về điều kiện cấp Giấy phép;
2. Hết thời hạn của Giấy phép hoặc Giấy phép hư hỏng hoặc mất Giấy phép, doanh nghiệp, hợp tác xã lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mới theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này. Giấy phép cũ hết hạn phải nộp trả cơ quan cấp Giấy phép.
1. Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện thương mại thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã để đi lại nhiều lần có giá trị 01 (một) năm nhưng không quá thời hạn ghi trên Giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế.
Riêng đối với xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng hoặc vận chuyển khách du lịch, Giấy phép liên vận có thể theo thời hạn chuyến đi nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày.
2. Giấy phép liên vận cấp cho phương tiện phi thương mại có thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày cấp.
Riêng đối với xe công vụ hoặc xe của các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thể theo thời gian chuyến đi nhưng không vượt quá 01 (một) năm.
3. Mấu Giấy phép liên vận (gồm Sổ giấy phép liên vận và Phù hiệu) quy định tại Phụ lục 5a và Phụ lục 5b của Thông tư này.
Điều 10. Hồ sơ cấp Giấy phép liên vận
1. Đối với phương tiện thương mại:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào quy định tại Phụ lục 6a (áp dụng cho phương tiện kinh doanh vận tải) và Phụ lục 6b (áp dụng cho đối tượng còn lại) của Thông tư này;
b) Giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
Trường hợp là doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trên lãnh thổ Lào thì xuất trình hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh đó (bản sao có chứng thực);
c) Giấy đăng ký phương tiện (bản sao chụp);
d) Trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải xuất trình thêm bản chứng minh quyền sử dụng của doanh nghiệp, hợp tác xã với phương tiện đó (bản sao chụp).
2. Đối với phương tiện phi thương mại: hồ sơ theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 11. Trình tự cấp Giấy phép liên vận
1. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho cơ quan cấp phép. Cơ quan cấp phép tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra; Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Cơ quan cấp giấy phép thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi;
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan cấp phép cấp giấy phép;
c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Cơ quan cấp phép hoặc qua hệ thống bưu chính.
2. Lệ phí cấp phép theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 12. Cơ quan cấp Giấy phép liên vận
1. Bộ Giao thông vận tải ủy quyền Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép cho các đối tượng sau:
a) Phương tiện thuộc các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc các Bộ có trụ sở đóng tại Hà Nội;
b) Phương tiện của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Trường hợp phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản chấp thuận cho doanh nghiệp khai thác trên tuyến và cấp giấy phép liên vận lần đầu cho phương tiện. Sở Giao thông vận tải căn cứ vào văn bản chấp thuận để chỉ đạo bến xe ký hợp đồng cho phương tiện đón trả khách tại bến.
2. Bộ Giao thông vận tải ủy quyền Sở Giao thông vận tải cấp Giấy phép cho xe của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng còn lại đóng trên địa bàn địa phương và cấp giấy phép liên vận từ lần thứ 2 đối với phương tiện vận tải hành khách theo tuyến cố định.
Điều 13. Thu hồi và cấp lại Giấy phép liên vận
1. Cơ quan cấp phép được thu hồi giấy phép đã cấp nếu phương tiện không thực hiện đúng các nội dung trong giấy phép.
2. Hết thời hạn của giấy phép hoặc giấy phép hư hỏng hoặc mất giấy phép, tổ chức cá nhân lập hồ sơ xin cấp phép để được giải quyết.
Điều 14. Gia hạn Giấy phép liên vận và thời gian lưu hành tại Việt Nam cho phương tiện của Lào
1. Đối tượng được gia hạn: Phương tiện của Lào hết hạn giấy phép hoặc quá thời gian lưu hành tại Việt Nam nếu có lý do chính đáng (thiên tai, tai nạn, hỏng không sửa chữa kịp) được gia hạn 01 (một) lần với thời hạn không quá 10 (mười) ngày kể từ ngày hết hạn.
2. Hồ sơ bao gồm: Giấy phép liên vận; Giấy đăng ký phương tiện; Đơn đề nghị gia hạn theo mẫu tại Phụ lục 9 của Thông tư này.
3. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp cho Sở Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải gia hạn Giấy phép liên vận cho phương tiện; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do ngay trong ngày nhận hồ sơ.
4. Thẩm quyền gia hạn: Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phương tiện gặp sự cố.
Điều 15. Đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Lào
1. Doanh nghiệp, Hợp tác xã có đủ điều kiện quy định tại Điều 6 của Thông tư này được đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Lào.
2. Hồ sơ đăng ký khai thác tuyến gồm:
a) “Giấy đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Lào” theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này;
b) Bản sao chụp Giấy đăng ký phương tiện của những phương tiện trong danh sách đăng ký;
c) Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Lào theo quy định tại Phụ lục 8 của Thông tư này.
3. Trình tự chấp thuận khai thác tuyến:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính cho cơ quan cấp phép. Cơ quan cấp phép kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung;
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan cấp phép ra văn bản chấp thuận doanh nghiệp, hợp tác xã vào khai thác;
c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Cơ quan cấp phép hoặc qua hệ thống bưu chính.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 17/2005/TT-BGTVT ngày 22 tháng 12 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định thư giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải, Bưu điện và Xây dựng Lào thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
1. Bộ Giao thông vận tải ủy quyền Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế và chấp thuận phương án khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên vận quốc tế Việt Nam - Lào, trên cơ sở kế hoạch cấp phép đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Tổ chức quản lý và hướng dẫn hoạt động đối với các phương tiện qua lại biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Lào;
b) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và xử lý phương tiện thương mại và phi thương mại của Việt Nam và Lào hoạt động qua lại biên giới giữa hai nước;
c) Tổ chức hội nghị thường niên với Cục Vận tải Lào để đàm phán giải quyết các vấn đề có liên quan đến vận tải đường bộ giữa hai nước;
d) In ấn và phát hành Biển ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam, Giấy phép liên vận, Danh sách hành khách.
3. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
a) Tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện Thông tư này tới các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn;
b) Định kỳ hàng năm báo cáo về Tổng cục Đường bộ Việt Nam tình hình tổ chức và quản lý hoạt động vận tải liên vận Việt - Lào để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, tổ chức, cá nhân liên hệ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam để được hướng dẫn giải quyết. Trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết, Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải để chỉ đạo thực hiện.
5. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.