BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2009/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2009 |
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP
ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
Bộ Công Thương quy định điều kiện hoạt động đối với các tổ chức kiểm định kỹ
thuật an toàn thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng trong Danh mục các máy, thiết
bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:
Thông tư này quy định điều kiện hoạt động đối với các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng trong Danh mục các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức kiểm định khi thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng trong Danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là TCKĐ) và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của TCKĐ.
Điều 3. Điều kiện hoạt động của TCKĐ
1. TCKĐ phải có tư cách pháp nhân và có chức năng, nhiệm vụ kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định của pháp luật;
2. TCKĐ phải đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu quy định từ Điều 4 đến Điều 10 của Thông tư này.
TCKĐ phải có cơ sở kiểm định đảm bảo cho các hoạt động nghiệp vụ, vận hành và bảo quản trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm định.
Điều 5. Trang thiết bị kiểm định
TCKĐ phải có đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm định theo từng lĩnh vực. Các trang thiết bị phải đảm bảo chất lượng, được kiểm tra, hiệu chuẩn, trong thời hạn sử dụng và định kỳ bảo trì kỹ thuật theo quy định.
Trang thiết bị tối thiểu bắt buộc phục vụ cho công tác kiểm định được quy định cụ thể theo lĩnh vực kiểm định như sau:
1. Trang thiết bị phục vụ cho kiểm định thiết bị áp lực
a) Bơm thử thủy lực;
b) Áp kế mẫu, áp kế kiểm tra các loại
c) Thiết bị đo chiều dày kim loại;
d) Thiết bị kiểm tra khuyết tật đường hàn bằng phương pháp siêu âm;
đ) Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ, dòng điện xoáy và thẩm thấu;
e) Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp nội soi;
g) Thiết bị chụp ảnh phóng xạ;
h) Dụng cụ, phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
i) Thiết bị đo cường độ ánh sáng;
k) Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
l) Thiết bị đo nhiệt độ;
m) Thiết bị đo nồng độ khí;
n) Thiết bị đo tiếng ồn.
2. Trang thiết bị phục vụ cho kiểm định thiết bị nâng
a) Máy trắc đạc;
b) Tốc độ kế;
c) Thiết bị đo khoảng cách;
d) Lực kế;
đ) Dụng cụ, phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
e) Thiết bị kiểm tra khuyết tật đường hàn bằng phương pháp siêu âm;
g) Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ;
h) Thiết bị chụp ảnh phóng xạ;
i) Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
k) Thiết bị đo điện trở cách điện;
l) Ampe kìm
1. TCKĐ phải có các quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng do Bộ Công Thương ban hành;
2. Đối với các thiết bị áp lực, thiết bị nâng chưa có quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn do Bộ Công Thương ban hành, TCKĐ phải thực hiện việc kiểm định dựa trên các quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế đã được Việt Nam công nhận.
Điều 7. Hệ thống quản lý chất lượng
Các TCKĐ thiết lập, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 : 2008.
TỔ CHỨC, NHÂN LỰC CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
Điều 8. Các chức danh làm việc của Tổ chức kiểm định
Các chức danh làm việc tại TCKĐ bao gồm: Giám đốc; Phó Giám đốc, Lãnh đạo Phòng, Ban (nếu có); Kiểm định viên chính, Kiểm định viên; Kỹ thuật viên kiểm định.
Điều 9. Tiêu chuẩn các chức danh làm việc tại Tổ chức kiểm định
1. Giám đốc phải có bằng tốt nghiệp đại học; Phó Giám đốc, Lãnh đạo Phòng, Ban quản lý trực tiếp đến hoạt động kiểm định phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực kiểm định, có kinh nghiệm kiểm định kỹ thuật an toàn tối thiểu 5 năm;
2. Kiểm định viên chính, Kiểm định viên, Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn phải là viên chức, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về nghiệp vụ các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Kiểm định viên chính, Kiểm định viên kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực phải có chứng chỉ “Kiểm tra không phá hủy” (NDT) tối thiểu bậc 1;
3. Tại một thời điểm, Kiểm định viên chính, Kiểm định viên, Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn chỉ được thực hiện hoạt động kiểm định cho 01 (một) TCKĐ.
4. Kiểm định viên chính, Kiểm định viên kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực hoặc thiết bị nâng phải có Thẻ kiểm định viên kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực hoặc thiết bị nâng do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp cấp (Phụ lục 3).
Điều 10. Số lượng Kiểm định viên kỹ thuật an toàn
Đối với các lĩnh vực kiểm định thiết bị chịu áp lực, kiểm định thiết bị nâng, TCKĐ phải có ít nhất 08 kiểm định viên đối với mỗi lĩnh vực kiểm định
Điều 11. Trách nhiệm của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này;
2. Kiểm tra sát hạch và cấp Thẻ kiểm định viên kỹ thuật an toàn (nội dung kiểm tra sát hạch theo Phụ lục 4);
3. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và kiểm tra điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn của các TCKĐ.
4. Định kỳ tháng 1 và tháng 7 hàng năm trình Bộ Công Thương công bố Danh sách các TCKĐ đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng trong Danh mục các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương trên trang Thông tin điện tử (Website) của Bộ Công Thương.
5. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các TCKĐ đã được công bố theo khoản 4 Điều này, nếu phát hiện TCKĐ không đáp ứng đủ điều kiện thì TCKĐ phải bổ sung trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày kiểm tra. Sau thời hạn 03 tháng, nếu TCKĐ không khắc phục được thì sẽ đưa ra khỏi Danh sách công bố các TCKĐ đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng.
Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức kiểm định
Các TCKĐ có trách nhiệm:
1. Thực hiện đăng ký hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng trong Danh mục các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương tại Bộ Công Thương (qua Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp).
2. Thực hiện, duy trì và đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Thông tư này;
3. Tổ chức thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đúng Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn, Quy chuẩn kỹ thuật an toàn, Tiêu chuẩn;
4. Định kỳ hàng năm báo cáo về hoạt động kiểm định (thống kê các thiết bị đã kiểm định; việc duy trì và đáp ứng điều kiện được quy định) và gửi về Bộ Công Thương (qua Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) trước ngày 31 tháng 12.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 01 năm 2010.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để kịp thời xem xét giải quyết.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 35/2009/TT-BCT ngày 09 tháng 12 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN
TCKĐ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
………….., ngày tháng năm 20 … |
GIẤY
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC, THIẾT BỊ NÂNG TRONG DANH MỤC CÁC MÁY, THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU
NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG
THƯƠNG
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên tổ chức kiểm định: ..........................................................................................................
Quyết định thành lập số: ........................................................................................................
Do …………………………………… cấp ngày ..........................................................................
Nơi đặt trụ sở chính: .............................................................................................................
Điện thoại: ……………………….. Fax: ....................................................................................
Lĩnh vực đề nghị: ..................................................................................................................
Họ và tên người đại diện: .......................................................................................................
Ngày tháng năm sinh: ………………………………… Nam (Nữ) .................................................
Chức danh: ..........................................................................................................................
Sau khi nghiên cứu Thông tư số: /2009/TT-BCT ngày tháng năm 2009 của Bộ Công Thương quy định về điều kiện hoạt động đối với các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn, chúng tôi nhận thấy có đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn (sau đây gọi tắt là TCKĐ) thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng trong Danh mục các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn (sau đây gọi tắt là TCKĐ) thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng trong Danh mục các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương.
|
……..
ngày … tháng …. năm ….. |
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC KIỂM
ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2009/TT-BCT
ngày tháng năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương)
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
1. Giấy đăng ký hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực, thiết bị nâng trong Danh mục các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công thương (theo mẫu tại Phụ lục kèm theo);
2. Bản sao Quyết định thành lập TCKĐ;
3. Báo cáo năng lực và tình hình hoạt động TCKĐ
a) Năng lực về cơ sở vất chất, kỹ thuật: Bảng kê danh mục, thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị phục vụ kiểm định; Danh mục các quy trình kiểm định áp dụng; Bản sao Chứng chỉ quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008;
b) Năng lực về nhân lực: Danh sách trích ngang Lãnh đạo và các Kiểm định viên (Danh sách; Bản khai lý lịch tóm tắt; Bản sao Bằng tốt nghiệp Đại học);
c) Báo cáo tình hình hoạt động của TCKĐ; Danh mục máy, thiết bị áp lực hoặc thiết bị nâng đã kiểm định (nếu có).
4. Sổ tay chất lượng.
MẪU THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2009/TT-BCT
ngày tháng năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương)
Mặt trước
Số: …………………………. Có giá trị đến: ……………..
|
Mặt sau
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý
1. Khi xuất trình thẻ, kiểm định viên được tiến hành công tác kiểm định KTAT công nghiệp thuộc lĩnh vực kiểm định.
2. Kiểm định viên phải thực hiện nghiêm các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với kiểm định viên. Thực hiện kiểm định đúng quy trình kiểm định.
3. Kiểm định viên phải chịu trách nhiệm về những kết luận của mình khi kiểm định.
4. Khi thay đổi công tác phải nộp lại thẻ cho cơ quan cấp.
|
NỘI DUNG KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIỂM ĐỊNH VIÊN KỸ THUẬT
AN TOÀN CÔNG NGHIỆP LĨNH VỰC THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC, THIẾT BỊ NÂNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2009/TT-BCT
ngày tháng năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương)
Nội dung kiểm tra sát hạch bao gồm: Kiểm tra trình độ chuyên môn, hiểu biết về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình kiểm định, phương pháp và các bước tiến hành kiểm định trong lĩnh vực kiểm định tương ứng. Cụ thể như sau:
1. Nguyên lý cấu tạo, đặc tính cơ bản, phân loại thiết bị chịu áp lực/thiết bị nâng.
2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng đối với thiết bị chịu áp lực/thiết bị nâng.
3. Yêu cầu về trang thiết bị đo kiểm và an toàn.
4. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa thiết bị chịu áp lực/thiết bị nâng.
5. Các tính toán liên quan đến việc đánh giá trong quá trình kiểm định thiết bị chịu áp lực/thiết bị nâng.
6. Phương pháp đánh giá mối hàn.
7. Quy trình kiểm định thiết bị chịu áp lực/thiết bị nâng. Tổ chức thực hiện công tác kiểm định với thiết bị cụ thể.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.