BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2014/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 33/2010/TT-BLĐTBXH NGÀY 01 THÁNG 11 NĂM 2010 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 94/2009/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY VỀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy;
Căn cứ Thông tư số 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy.
Điều 1. Những nội dung sửa đổi, bổ sung
1. Bổ sung Khoản 3, Điều 1 như sau:
“3. Cơ sở cai nghiện ma túy quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 17, Nghị định số 94/2009/NĐ-CP là cơ sở có chức năng tiếp nhận, cai nghiện ma túy cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Phòng, chống ma túy và người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính”.
2. Điều 2 được sửa đổi như sau:
“Điều 2. Xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm
Việc xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Nghị định 94/2009/NĐ-CP như sau:
1. Việc xác định học viên cai nghiện (sau đây gọi tắt là học viên) trong thời gian 6 tháng có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện bắt buộc phải căn cứ vào hành vi của học viên trong 6 tháng cuối tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Việc xác định tình trạng nghề nghiệp, việc làm và nơi cư trú của học viên trước khi vào cơ sở cai nghiện ma túy: Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy căn cứ thông tin ghi tại Bản tóm tắt lý lịch ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc để xác định.
3. Xác định học viên đủ sức khỏe để học nghề, lao động sản xuất: Trong thời hạn 6 tháng trước khi hết thời hạn chấp hành quyết định, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe cho học viên. Việc khám sức khỏe thực hiện theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe.
4. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc căn cứ hồ sơ quản lý học viên để đánh giá việc chấp hành kỷ luật, học tập và rèn luyện của học viên. Học viên có ý thức chấp hành kỷ luật, học tập và rèn luyện tốt là học viên trong quá trình chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc không vi phạm hình thức cảnh cáo trở lên.”
3. Điều 3 được sửa đổi như sau:
“Điều 3. Hồ sơ của đối tượng cai nghiện ma túy (Bản sao có đóng dấu của cơ sở cai nghiện ma túy) gồm:
1. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền;
2. Bản tóm tắt lý lịch của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
3. Giấy khám sức khỏe của học viên do cơ quan y tế quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe.
4. Tài liệu, hồ sơ quản lý học viên trong quá trình cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.”
5. Bãi bỏ Điểm h và Điểm i Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2010.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 2 năm 2015.
2. Trường hợp học viên được đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 thì thực hiện theo Thông tư số 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy.
3. Giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật về quản lý sau cai nghiện ma túy đối với học viên chấp hành xong thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.