BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30-TC/TCT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 1992 |
Thi hành các Luật thuế, pháp lệnh thuế hiện hành và căn cứ vào các Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật và pháp lệnh thuế nói trên, Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ thuế đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư được quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau;
1. Các quy định tại văn bản này áp dụng cho tất cả các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với tư cách là nhà thầu (CONTRACTOR) cho các tổ chức và cá nhân Việt Nam.
Văn bản này không áp dụng cho các đối tượng thuộc sự điều chỉnh của Thông tư số 07-TC/TCT ngày 30-3-1992 của Bộ Tài chính về "Hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà thầu phụ nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động trong các hợp đồng chia sản phẩm dầu khí tại Việt Nam".
2. Khái niệm "Nhà thầu" trong văn bản này được hiểu là tất cả các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mà theo hợp đồng được ký giữa họ với các tổ chức, cá nhân hoặc pháp nhân Việt Nam theo Luật Việt Nam (bao gồm các tổ chức, cá nhân Việt Nam các hình thức đầu tư nước ngoài được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) gọi tắt là Bên Việt Nam.
3. Văn bản này cũng được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài ký kết hợp đồng sản xuất kinh doanh với nhà thầu để thực hiện các hợp đồng nêu tại điểm 2.1 của văn bản này.
4. Trong trường hợp giữa Việt Nam với các nước có ký kết các Hiệp định liên quan đến các quy định văn bản này thì sẽ áp dụng theo các quy định của Hiệp định đó.
5. Các loại thuế được quy định tại phần II của Văn bản này chỉ áp dụng đối với các doanh thu, lợi tức và thu nhập phát sinh theo hợp đồng đã ký kết.
Theo quy định của các Luật, Pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành thì các đối tượng được quy định tại văn bản này sẽ chịu tất cả các loại thuế như các tổ chức và pháp nhân Việt Nam (không thuộc Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam), riêng đối với cá nhân người nước ngoài thì vẫn áp dụng theo biểu thuế đối với người nước ngoài được quy định tại Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc tính toán và thu nộp thuế doanh thu và thuế lợi tức thì thuế doanh thu và thuế lợi tức được quy định tính gộp thành một tức thuế chung theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị của từng loại hợp đồng theo biểu sau:
Loại hình |
Mức thuế |
1. Ngành sản xuất - xây dựng cơ bản (coi như thuế suất thuế lợi tức đối với ngành công nghiệp nhẹ là 40% và các ngành khác là 30%) |
4% |
2. Ngành vận tải - dịch vụ - thương nghiệp (coi như thuế suất thuế lợi tức đối với ngành vận tải là 40% và các ngành khác là 50%) |
8% |
Đối với các hợp đồng trọn gói bao gồm nhiều loại ngành nghề theo phân loại của biểu này thì mức thuế được xác định theo giá trị khối lượng công việc nào chiếm chủ yếu (từ 50% trở lên) trong giá trị hợp đồng.
III. THỦ TỤC KÊ KHAI, THU NỘP THUẾ
1. Đối tượng nộp thuế
Bên Việt Nam ký hợp đồng với các Nhà thầu được Bộ Tài chính uỷ quyền và chịu trách nhiệm thu, nộp các loại thuế được quy định tại văn bản này cho Ngân sách Nhà nước.
Nhà thầu là đối tượng nộp thuế được quy định tại văn bản này.
2. Thủ tục kê khai, thu nộp thuế.
a. Đối với thuế doanh thu và thuế lợi tức (được xác định bằng mức thuế gộp được nêu tại phần II của văn bản này).
- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày hợp đồng được ký kết Bên Việt Nam có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng (bằng tiếng Việt Nam) và tờ khai đăng ký nộp thuế cho Cục thuế địa phương nơi Bên Việt Nam đặt trụ sở chính.
- Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được bản sao hợp đồng và tờ khai đăng ký nộp thuế, Cục thuế địa phương có trách nhiệm ra thông báo nộp thuế cho Bên Việt Nam.
- Căn cứ vào thông báo nộp thuế, theo tiến độ thực hiện công việc. Bên Việt Nam có trách nhiệm nộp tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm (%) được ấn định trong thông báo nộp thuế trên số tiền thanh toán từng lần cho nhà thầu.
Việc nộp thuế phải được thực hiện theo cùng một thời điểm thanh toán cho Nhà thầu.
- Trường hợp khi quyết toán thanh lý hợp đồng: Nếu số thuế phải nộp lớn hơn số thuế đã nộp thì bên Việt Nam có trách nhiệm nộp khoản chênh lệch thiếu vào ngân sách Nhà nước trong vòng 5 ngày sau khi có quyết toán thanh lý hợp đồng.
Nếu số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã nộp thì Bộ Tài chính sẽ hoàn lại số thuế thiếu cho Bên Việt Nam. Để có căn cứ cho việc hoàn lại thuế, Bên Việt Nam phải gửi đến Bộ Tài chính các tài liệu sau:
1. Biên bản quyết toán thanh lý hợp đồng.
2. Xác nhận của Cục thuế địa phương số thuế phải nộp và đã nộp của toàn bộ hợp đồng.
3. Đơn xin hoàn thuế.
b. Đối với thuế thu nhập cá nhân:
Trong vòng 10 ngày kể từ khi hợp đồng đã ký kết, Bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Cục thuế địa phương nơi mình đóng trụ sở chính số lao động người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện hợp đồng cho Nhà thầu kèm theo số thu nhập được hưởng của từng người trong thời gian làm việc.
- Trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được thông báo của Bên Việt Nam, Cục thuế địa phương có trách nhiệm tính và ra thông báo số thuế phải nộp.
- Căn cứ vào thông báo nộp thuế, Bên Việt Nam có trách nhiệm tạm nộp tiền thuế hàng tháng và quyết toán số chính thức cuối năm cho Cục thuế địa phương. Số tiền thuế tạm nộp này sẽ được khấu trừ vào số tiền chuyển trả từng lần cho Nhà thầu.
- Trong trường hợp có sự thay đổi về số người lao động và phương án tiền lương so với thông báo gần nhất cho cơ quan thuế thì Bên Việt Nam phải thông báo cho Cục thuế địa phương biết trong vòng 30 ngày kể từ khi có sự thay đổi.
Căn cứ vào thông báo thay đổi này, Cục thuế địa phương có trách nhiệm tính và ra thông báo nộp thuế mới và các cơ quan liên quan thực hiện theo trình tự trên.
c. Các loại thuế khác thực hiện theo quy định hiện hành.
IV. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG
1. Mọi vi phạm các quy định tại văn bản này, Bên Việt Nam sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
2. Bên Việt Nam được hưởng một khoản thù lao tính bằng 0,5% số thuế thu được vào ngân sách Nhà nước, số tiền này được hạch toán vào các quỹ xí nghiệp và giám đốc đơn vị là người quyết định số tiền cụ thể được trích vào từng quỹ.
Văn bản này có hiệu lực đối với các hợp đồng ký từ ngày 1-1-1992. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị cơ quan và đơn vị liên quan kịp thời phản ánh để Bộ Tài chính xem xét và hướng dẫn bổ sung, sửa đổi.
|
Phan Văn Dĩnh (Đã Ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.