BỘ THÔNG TIN
VÀ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2020/TT-BTTTT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2020 |
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông trong đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông (sau đây viết tắt là Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT) và Thông tư số 05/2018/TT-BNV ngày 09 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông (sau đây viết tắt là Thông tư số 05/2018/TT-BNV).
Thông tư này áp dụng đối với viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp
1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
2. Khi bổ nhiệm viên chức từ ngạch hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Điều 4. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, dựng phim viên, quay phim quy định tại Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về việc ban hành Tiêu chuẩn công chức viên chức ngành Văn hóa - Thông tin, Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức và Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch một số ngạch viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa - Thông tin hoặc viên chức đang giữ ngạch, chức danh nghề nghiệp khác nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV , cụ thể như sau:
1. Đối với nhóm chức danh âm thanh viên
a) Bổ nhiệm vào chức danh âm thanh viên hạng I (mã số V11.09.23) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch âm thanh viên cao cấp (mã số 17a.191);
b) Bổ nhiệm vào chức danh âm thanh viên hạng II (mã số V11.09.24) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch âm thanh viên chính (mã số 17a.192);
c) Bổ nhiệm vào chức danh âm thanh viên hạng III (mã số V11.09.25) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch âm thanh viên (mã số 17a.193);
d) Bổ nhiệm vào chức danh âm thanh viên hạng IV (mã số V11.09.26) đối với viên chức thực hiện nhiệm vụ âm thanh viên hiện đang giữ ngạch cán sự, nhân viên hoặc các chức danh nghề nghiệp tương đương khác.
2. Đối với nhóm chức danh phát thanh viên
a) Bổ nhiệm vào chức danh phát thanh viên hạng I (mã số V11.10.27) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch phát thanh viên cao cấp (mã số 17.145);
b) Bổ nhiệm vào chức danh phát thanh viên hạng II (mã số V11.10.28) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch phát thanh viên chính (mã số 17.146);
c) Bổ nhiệm vào chức danh phát thanh viên hạng III (mã số V11.10.29) đối với viên chức có trình độ đại học hiện đang giữ ngạch phát thanh viên (mã số 17.147);
d) Bổ nhiệm vào chức danh phát thanh viên hạng IV (mã số V11.10.30) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch phát thanh viên cao đẳng (mã số 17a.211) và phát thanh viên chưa đạt chuẩn (chưa đạt trình độ cao đẳng) (mã số 17c.214).
3. Đối với nhóm chức danh kỹ thuật dựng phim
a) Bổ nhiệm vào chức danh kỹ thuật dựng phim hạng I (mã số V11.11.31) đối với viên chức thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật dựng phim hiện đang giữ ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp khác tương đương ngạch chuyên viên cao cấp;
b) Bổ nhiệm vào chức danh kỹ thuật dựng phim hạng II (mã số V11.11.32) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch dựng phim viên cao cấp (mã số 17.151);
c) Bổ nhiệm vào chức danh kỹ thuật dựng phim hạng III (mã số V11.11.33) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch dựng phim viên chính (mã số 17.152);
d) Bổ nhiệm vào chức danh kỹ thuật dựng phim hạng IV (mã số V11.11.34) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch dựng phim viên (mã số 17.153);
4. Đối với nhóm chức danh quay phim
a) Bổ nhiệm vào chức danh quay phim hạng I (mã số V11.12.35) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch quay phim viên cao cấp (mã số 17.148);
b) Bổ nhiệm vào chức danh quay phim hạng II (mã số V11.12.36) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch quay phim viên chính (mã số 17.149);
c) Bổ nhiệm vào chức danh quay phim hạng III (mã số V11.12.37) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch quay phim viên (mã số 17.150);
d) Bổ nhiệm vào chức danh quay phim hạng IV (mã số V11.12.38) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch quay phim viên cao đẳng (mã số 17a.212) và quay phim viên chưa đạt chuẩn (chưa đạt trình độ cao đẳng) (mã số 17c.215).
Điều 5. Áp dụng bảng lương đối với chức danh nghề nghiệp
Các chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
1. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng I (mã số V11.09.23), phát thanh viên hạng I (mã số V11.10.27), kỹ thuật dựng phim hạng I (mã số V11.11.31), quay phim hạng I (mã số V11.12.35) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) có 6 bậc, từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
2. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II (mã số V11.09.24), phát thanh viên hạng II (mã số V11.10.28), kỹ thuật dựng phim hạng II (mã số V11.11.32), quay phim hạng II (mã số V11.12.36) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) có 8 bậc, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
3. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III (mã số V11.09.25), phát thanh viên hạng III (mã số V11.10.29), kỹ thuật dựng phim hạng III (mã số V11.11.33), quay phim hạng III (mã số V11.12.37) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 có 9 bậc, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
4. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV (mã số V11.09.26), phát thanh viên hạng IV (mã số V11.10.30), kỹ thuật dựng phim hạng IV (mã số V11.11.34), quay phim hạng IV (mã số V11.12.38) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, có 12 bậc, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
1. Việc xếp lương đối với viên chức đang giữ ngạch âm thanh viên, phát thanh viên, dựng phim viên, quay phim và ngạch, chức danh nghề nghiệp khác sang chức danh nghề nghiệp âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2007/TT-BNV).
2. Việc xếp lương khi tuyển dụng, hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
Sau khi tuyển dụng, hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:
a) Trường hợp khi được tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 bảng lương viên chức loại A1;
b) Trường hợp khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo thạc sĩ chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67, bảng lương viên chức loại A1;
c) Trường hợp khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo đại học chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, bảng lương viên chức loại A1;
d) Trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV, phát thanh viên hạng IV, kỹ thuật dựng phim hạng IV, quay phim hạng IV: Khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo cao đẳng chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06; có trình độ đào tạo trung cấp chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, bảng lương viên chức loại B.
3. Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng khi tuyển dụng đã được xếp lương ở viên chức AO theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP , nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV, phát thanh viên hạng IV, kỹ thuật dựng phim hạng IV, quay phim hạng IV thì việc xếp bậc lương căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự, thử việc), như sau:
Tính từ bậc 2, bảng lương viên chức loại B, cứ sau thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn). Trường hợp trong thời gian công tác bị kéo dài thời gian nâng lương thường xuyên do không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật theo quy định của pháp luật thì bị kéo dài thêm chế độ nâng bậc lương thường xuyên theo quy định. Trường hợp trong thời gian công tác được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn được tính để xếp lên bậc lương cao hơn trước thời hạn tương ứng. Sau khi quy đổi thời gian để xếp vào bậc lương của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm, nếu có số tháng chưa đủ 24 tháng, thì số tháng này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Sau khi chuyển xếp lương vào chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV, phát thanh viên hạng IV, kỹ thuật dựng phim hạng IV, quay phim hạng IV, nếu hệ số lương được xếp ở các chức danh nghề nghiệp này cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đã hưởng ở ngạch, chức danh nghề nghiệp cũ thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch, chức danh nghề nghiệp cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được hưởng trong suốt thời gian viên chức xếp lương ở chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV, phát thanh viên hạng IV, kỹ thuật dựng phim hạng IV, quay phim hạng IV. Sau đó, nếu viên chức được thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào chức danh được bổ nhiệm khi thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở chức danh nghề nghiệp mới.
4. Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và xếp lương chức danh âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim quy định tại Thông tư này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV.
1. Người đứng đầu các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập danh sách viên chức được bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông theo quy định;
b) Quyết định hoặc phân cấp, ủy quyền việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Đối với trường hợp bổ nhiệm các chức danh nghề nghiệp hạng I thì phải có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ trước khi quyết định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2020.
Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, dựng phim viên, quay phim quy định tại Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về việc ban hành Tiêu chuẩn công chức viên chức ngành Văn hóa - Thông tin; Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức; Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch một số ngạch viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa - Thông tin hoặc viên chức đang giữ ngạch, chức danh nghề nghiệp khác nay được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.