BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2017/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017 |
QUY ĐỊNH THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG VÀ ĐẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng,
Thông tư này quy định về theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng (gồm: đất quy hoạch rừng đặc dụng, đất quy hoạch rừng phòng hộ, đất quy hoạch rừng sản xuất).
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp; chủ rừng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nhiệm vụ theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.
Điều 3. Mục đích, yêu cầu theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng
1. Mục đích
Theo dõi diễn biến rừng nhằm xác định diện tích các loại rừng, đất quy hoạch phát triển rừng hiện có; xác định các diện tích biến động của từng loại rừng, từng chủ rừng nhằm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phục vụ cho công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2. Yêu cầu
a) Đơn vị cơ sở cập nhật diễn biến rừng là lô rừng, được tập hợp theo khoảnh, tiểu khu rừng đối với từng chủ rừng và tổng hợp theo các cấp hành chính xã, huyện, tỉnh và cả nước, đảm bảo thống nhất số liệu trên bản đồ và thực địa. Đơn vị tính diện tích rừng là héc-ta (ha), làm tròn đến hai chữ số thập phân.
b) Cập nhật diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng khi có biến động về trạng thái rừng, đất quy hoạch phát triển rừng, chủ rừng và tổ chức được giao quản lý rừng, mục đích sử dụng rừng, nguyên nhân biến động; đảm bảo phản ánh chính xác, khách quan diện tích các loại rừng, đất quy hoạch phát triển rừng hiện có; kịp thời phản ánh diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng; công bố kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng hàng năm.
c) Sử dụng các thiết bị, dụng cụ đo vẽ, cập nhật cần thiết gồm: máy vi tính cá nhân, máy định vị vệ tinh, máy tính bảng để khoanh vẽ các lô rừng, đất quy hoạch phát triển rừng có biến động. Mức độ khoanh vẽ và cập nhật lên bản đồ với diện tích lô tối thiểu là 0,1 ha. Trường hợp diện tích lô nhỏ hơn 0,1 ha thì gộp với lô liền kề của cùng chủ rừng hoặc tổ chức được giao quản lý rừng;
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG VÀ ĐẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG
Điều 4. Theo dõi diễn biến diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo trạng thái
1. Theo dõi diễn biến diện tích rừng
a) Rừng tự nhiên và rừng trồng.
b) Rừng trên núi đất, rừng trên núi đá, rừng ngập nước, rừng trên cát.
c) Rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng hỗn giao tre nứa và gỗ, rừng cau dừa.
2. Theo dõi diễn biến đất quy hoạch phát triển rừng
a) Đất đã trồng rừng chưa đạt tiêu chí thành rừng.
b) Đất có cây gỗ tái sinh nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng.
c) Đất có cây bụi, thảm cỏ.
d) Núi đá.
đ) Đất có cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
e) Đất khác.
1. Theo dõi diễn biến diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng đối với các chủ rừng:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng.
b) Ban quản lý rừng phòng hộ.
c) Tổ chức kinh tế.
d) Tổ chức khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp.
đ) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
e) Đơn vị vũ trang.
g) Hộ gia đình, cá nhân.
h) Cộng đồng dân cư.
i) Tổ chức khác.
2. Theo dõi diễn biến diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, hoặc tổ chức khác được giao quản lý rừng.
Điều 6. Theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo mục đích sử dụng rừng
1. Rừng và đất quy hoạch rừng đặc dụng.
2. Rừng và đất quy hoạch rừng phòng hộ.
3. Rừng và đất quy hoạch rừng sản xuất.
4. Rừng thuộc quy hoạch ba loại rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác, nhưng chưa thực hiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng theo quy định; rừng được hình thành trên đất chưa sử dụng phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 7. Theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo các nguyên nhân
1. Diễn biến tăng diện tích rừng
a) Trồng rừng.
b) Rừng trồng đủ tiêu chí thành rừng.
c) Khoanh nuôi tái sinh đủ tiêu chí thành rừng.
d) Do nguyên nhân khác.
2. Diễn biến giảm diện tích rừng
a) Khai thác rừng.
b) Khai thác rừng trái phép.
c) Cháy rừng.
d) Phá rừng trái pháp luật, lấn, chiếm đất rừng.
đ) Chuyển mục đích sử dụng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng sang mục đích khác.
e) Thay đổi do các nguyên nhân khác (sâu bệnh hại rừng, lốc xoáy, hạn hán, lũ lụt, sạt lở, băng tuyết…).
Điều 8. Thu thập và cập nhật thông tin biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng
1. Công tác chuẩn bị
a) Hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.
b) Thiết bị, dụng cụ đo vẽ cần thiết, gồm: máy định vị vệ tinh, máy tính bảng.
c) Phần mềm cập nhật diễn biến rừng, trong đó lưu trữ cơ sở dữ liệu và bản đồ hiện trạng rừng năm trước để cập nhật thông tin biến động, lập bản đồ, tổng hợp, báo cáo kết quả hiện trạng năm theo dõi diễn biến.
2. Thu thập và cập nhật thông tin biến động
a) Chủ rừng có trách nhiệm cập nhật thông tin và báo cáo khi có biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên diện tích được giao quản lý.
b) Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã tiếp nhận, thu thập và kiểm tra, xác minh thông tin biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng do các chủ rừng báo cáo; thu thập thông tin biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng đối với những diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hoặc tổ chức khác được giao quản lý rừng; thực hiện khoanh vẽ thông tin biến động ngoài thực địa; tổng hợp hồ sơ biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
c) Hạt Kiểm lâm cấp huyện kiểm tra hồ sơ diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng của Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã; cập nhật diễn biến vào Phần mềm cập nhật diễn biến rừng và đồng bộ kết quả cập nhật lên Dữ liệu trung tâm; tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.
d) Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh kiểm tra, đánh giá mức độ đầy đủ của tài liệu, số liệu, cơ sở dữ liệu, kết quả cập nhật diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng do Hạt Kiểm lâm cấp huyện báo cáo; tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng của toàn tỉnh.
3. Nội dung thu thập thông tin về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo quy định tại Điều 4, 5, 6 và 7 Thông tư này.
Điều 9. Kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng
Kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng được xử lý trong Phần mềm cập nhật diễn biến rừng, bao gồm:
1. Bản đồ dạng số các cấp:
a) Cấp xã: tỷ lệ tối thiểu 1/10.000, hệ quy chiếu VN2000;
b) Cấp huyện: tỷ lệ 1/50.000, hệ quy chiếu VN2000;
c) Cấp tỉnh: tỷ lệ 1/100.000, hệ quy chiếu VN2000;
d) Toàn quốc: tỷ lệ 1/1000.000, hệ quy chiếu VN2000.
2. Hệ thống biểu kết quả tổng hợp các cấp (xã, huyện, tỉnh và toàn quốc) phục vụ cho việc báo cáo, phê duyệt, công bố kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng, gồm:
a) Biểu 01/MĐSD. Diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng phân theo mục đích sử dụng;
b) Biểu 02/LCR. Diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng phân theo loại chủ rừng và tổ chức được giao quản lý rừng.
c) Biểu 03/ĐCPR. Tổng hợp độ che phủ rừng;
d) Biểu 04/NNBĐ. Tổng hợp diễn biến diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo các nguyên nhân;
e) Chi tiết mẫu biểu kết quả theo dõi diễn rừng và đất quy hoạch phát triển rừng quy định tại Phụ lục Thông tư này.
Điều 10. Phê duyệt và công bố kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng
1. Hồ sơ trình phê duyệt kết quả
a) Tờ trình phê duyệt kết quả diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng kèm theo biểu kết quả tổng hợp quy định tại Khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
b) Báo cáo đánh giá tình hình diễn biến rừng, đất quy hoạch phát triển rừng, phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích rừng, đất quy hoạch phát triển rừng trong kỳ và so với cùng kỳ năm trước.
c) Cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng, đất quy hoạch phát triển rừng, gồm: bản đồ hiện trạng rừng và thông tin thuộc tính bản đồ (dạng số).
2. Phê duyệt và công bố kết quả
a) Ở địa phương: Chi cục Kiểm lâm lập hồ sơ phê duyệt kết quả quy định tại Khoản 1 Điều này, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng của địa phương trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
b) Ở Trung ương: Cục Kiểm lâm lập hồ sơ phê duyệt kết quả quy định tại Khoản 1 Điều này, báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
1. Quản lý lưu trữ kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng
a) Dữ liệu kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng (dạng giấy và dạng số) quy định tại Điều 9 được quản lý lưu trữ hàng năm và lâu dài.
b) Dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp xã được quản lý lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Hạt Kiểm lâm. Cơ sở dữ liệu kết quả dạng số được quản lý lưu trữ tại các cấp huyện, tỉnh và Tổng cục Lâm nghiệp.
c) Dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp huyện được quản lý lưu trữ tại Hạt Kiểm lâm và Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.
d) Dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp tỉnh được quản lý lưu trữ tại Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Lâm nghiệp.
đ) Dữ liệu kết quả dạng giấy toàn quốc được lưu trữ tại Cục Kiểm lâm và Tổng cục Lâm nghiệp. Dữ liệu kết quả dạng số được tích hợp vào cơ sở dữ liệu trên Hệ thống thông tin ngành Lâm nghiệp đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp.
2. Khai thác sử dụng kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng
a) Dữ liệu kết quả của cấp xã, huyện, tỉnh được công bố trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Dữ liệu kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc được công bố trên website của Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trên Hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp;
c) Việc khai thác sử dụng kết quả diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng được thực hiện theo Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống thông tin ngành Lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của chủ rừng và các cơ quan liên quan
1. Trách nhiệm của chủ rừng
a) Chủ rừng là tổ chức có trách nhiệm tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên diện tích được giao theo hướng dẫn của Hạt Kiểm lâm, cập nhật thông tin diễn biến cung cấp cho Hạt Kiểm lâm.
b) Chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn có trách nhiệm cập nhật thông tin biến động, cung cấp cho Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã.
2. Trách nhiệm của Hạt Kiểm lâm cấp huyện
a) Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo triển khai thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn huyện.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên diện tích được giao.
c) Giao nhiệm vụ cho Kiểm lâm phụ trách địa bàn cấp xã tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn xã; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng và tổ chức được giao quản lý rừng và đất quy hoạch phát triển rừng báo cáo thông tin biến động về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo quy định.
d) Tổng hợp kết quả diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng báo cáo Chi cục Kiểm lâm và Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 10/01 năm sau.
Trường hợp trên địa bàn không thành lập Hạt Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện công tác theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.
đ) Quản lý lưu trữ hồ sơ theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
3. Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh
a) Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các cấp, ngành triển khai thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức triển khai và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Kiểm lâm địa bàn cấp xã, các chủ rừng và tổ chức được giao quản lý rừng thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.
c) Quản lý lưu trữ hồ sơ theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, chủ rừng, tổ chức được giao quản lý rừng tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng ở địa phương.
c) Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh.
d) Phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng của tỉnh, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
5. Tổng cục Lâm nghiệp
a) Tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nhiệm vụ theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc.
b) Giao nhiệm vụ cho Cục Kiểm lâm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tổ chức thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc.
c) Tổ chức triển khai Phần mềm cập nhật diễn biến rừng, quy trình kỹ thuật cập nhật Phần mềm diễn biến rừng và hướng dẫn cho địa phương để tổ chức thực hiện, đảm bảo duy trì được Phần mềm cập nhật diễn biến rừng sử dụng đồng bộ và thống nhất trong toàn quốc.
d) Tổng hợp kết quả diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc, lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc.
đ) Biên tập phát hành tài liệu hiện trạng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc, công bố trên cổng thông tin điện tử và Hệ thống thông tin ngành Lâm nghiệp, đảm bảo việc khai thác sử dụng hiệu quả và đúng quy định.
e) Quản lý lưu trữ cơ sở dữ liệu diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng toàn quốc.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Chỉ thị số 32/2000/CT/BNN-KL ngày 27 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong cả nước; Quyết định số 78/2002/QĐ-BNN-KL ngày 28 tháng 8 năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy phạm kỹ thuật theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong lực lượng Kiểm lâm hết hiệu lực khi Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các địa phương, các tổ chức, cá nhân báo cáo, phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ
TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.