BỘ TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2009/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2009 |
QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5
năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch
và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUY ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước.
Điều 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước được áp dụng thống nhất trong cả nước và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2010.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐIỀU
TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 26/2009/TT-BTNMT ngày 30 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường)
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước là định mức về hao phí lao động, hao phí vật liệu và định mức sử dụng dụng cụ và máy móc, thiết bị để thực hiện một khối lượng công việc nhất định. Định mức kinh tế - kỹ thuật được xây dựng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, quy trình thực hiện trong điều kiện tổ chức và kỹ thuật hiện tại của lĩnh vực tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời có tính đến việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước là căn cứ để xây dựng đơn giá và dự toán cho việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước cho một lưu vực sông, vùng lãnh thổ hoặc một đơn vị hành chính (sau đây gọi tắt là vùng điều tra, đánh giá).
3. Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước áp dụng cho các công việc sau:
3.1. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt, gồm:
a) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tương ứng với bản đồ tỷ lệ (sau đây gọi tắt là tỷ lệ) 1:200.000;
b) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:100.000;
c) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:50.000;
d) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1:25.000.
3.2. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, gồm:
a) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000;
b) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:100.000;
c) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000;
d) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:25.000.
4. Các định mức quy định tại Phần II của Thông tư này là toàn bộ hao phí cho việc thực hiện các bước công việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước theo yêu cầu kỹ thuật, trình tự thực hiện các nội dung công việc cụ thể quy định tại Phần III của Thông tư này.
5. Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm các thành phần sau:
5.1. Nội dung công việc: bao gồm các thao tác chính, thao tác phụ để thực hiện bước công việc.
5.2. Các công việc không tính trong định mức: là các công việc không được tính hao phí lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc thiết bị trong định mức này.
5.3. Điều kiện áp dụng và các hệ số điều chỉnh:
a) Điều kiện áp dụng: là tổ hợp các yếu tố chính gây ảnh hưởng đến việc thực hiện của bước công việc làm căn cứ để xây dựng tổ hợp điều kiện chuẩn. Các điều kiện của vùng chuẩn được quy định riêng cho từng công việc tại mục 3, Phần I của Thông tư này;
b) Hệ số điều chỉnh: là hệ số được xây dựng tương ứng với mỗi loại điều kiện chuẩn trong điều kiện áp dụng. Trong trường hợp điều tra, đánh giá tài nguyên nước với điều kiện áp dụng khác với điều kiện chuẩn thì định mức được điều chỉnh theo các hệ số điều chỉnh tương ứng.
5.4. Định biên lao động: bao gồm số lượng, cơ cấu thành phần, trình độ chuyên môn của một nhóm lao động được tổ chức để thực hiện từng bước công việc cụ thể căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp, yêu cầu về chuyên môn của từng nhóm công việc chính.
5.5. Định mức lao động công nghệ (sau đây gọi tắt là định mức lao động): quy định thời gian lao động trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một bước công việc chính, đơn vị tính là công nhóm/đơn vị sản phẩm. Đối với những công việc bình thường, một công làm việc tính là 8 giờ.
5.6. Định mức sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị:
a) Định mức sử dụng vật liệu: là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc); đơn vị tính theo đơn vị của từng loại vật liệu/đơn vị sản phẩm; định mức vật liệu phụ được tính bằng tỷ lệ (%) định mức vật liệu chính trong bảng định mức vật liệu;
b) Định mức sử dụng dụng cụ và máy móc, thiết bị: là thời gian sử dụng dụng cụ và máy móc, thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc); đơn vị tính là ca/đơn vị sản phẩm; thời hạn sử dụng dụng cụ và máy móc, thiết bị tính là tháng; định mức dụng cụ phụ được tính bằng tỷ lệ (%) định mức dụng cụ chính trong bảng định mức dụng cụ;
c) Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, máy móc, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất và định mức dụng cụ, thiết bị được tính theo công thức:
Định mức điện = (công suất thiết bị/giờ × 8 giờ làm việc × số ca sử dụng máy móc, thiết bị) + 5% hao hụt.
6. Cách tính định mức:
6.1. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt:
a) Điều kiện áp dụng:
Định mức được tính cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng như sau:
- Vùng điều tra, đánh giá có diện tích 100 km2;
- Vùng đồng bằng, điều kiện đi lại thuận lợi;
- Mật độ sông suối trung bình của toàn vùng từ 0,5-< 1,0 km/km2, sông suối có chiều dài 10km trở lên và có dòng chảy liên tục;
- Vùng có 1 LVS, không có mối quan hệ liên tỉnh (nếu vùng điều tra là liên tỉnh), liên quốc gia (nếu vùng điều tra bị ảnh hưởng bởi lưu vực sông liên quốc gia);
- Toàn bộ diện tích của vùng điều tra, đánh giá thuộc phạm vi của một đơn vị hành chính cấp tỉnh (nếu vùng điều tra là liên tỉnh) hoặc một đơn vị hành chính cấp huyện (nếu vùng điều tra là nội tỉnh);
- Vùng không bị ảnh hưởng triều. b) Cách tính mức:
Khi vùng điều tra, đánh giá có các điều kiện khác với các quy định về điều kiện áp dụng được tính cho vùng chuẩn thì định mức cho vùng cụ thể sẽ được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- MV là mức (lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị) điều tra, đánh giá của phạm vi vùng có các hệ số điều chỉnh;
- Mtb là mức (lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị) điều tra, đánh giá của vùng có điều kiện chuẩn;
- Kđh là hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp của điều kiện địa hình;
- Kmđ là hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp của mật độ sông suối;
- Ksl là hệ số điều chỉnh số lượng lưu vực sông;
- Khc là hệ số điều chỉnh số lượng đơn vị hành chính;
- Ktt là hệ số điều chỉnh theo mức ảnh hưởng triều;
- Fdt là diện tích vùng điều tra, đánh giá (km2).
c) Các hệ số điều chỉnh:
Bảng 1. Hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp của điều kiện địa hình (Kđh)
TT |
Đặc điểm của vùng |
Kđh |
1 |
Vùng đồng bằng |
1,00 |
2 |
Vùng trung du |
1,20 |
3 |
Vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa |
1,40 |
Bảng 2. Hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp theo mật độ sông suối (Kmđ)
TT |
Mật độ sông suối |
Kmđ |
1 |
Vùng có mật độ sông suối < 0,5 km/km2 |
0,85 |
2 |
Vùng có mật độ sông suối từ 0,5 - < 1,0 km/km2 |
1,00 |
3 |
Vùng có mật độ sông suối từ 1,0 - < 1,2 km/km2 |
1,10 |
4 |
Vùng có mật độ sông suối từ 1,2 - < 1,5 km/km2 |
1,20 |
5 |
Vùng có mật độ sông suối từ 1,5 - < 2,0 km/km2 |
1,35 |
6 |
Vùng có mật độ sông suối ≥ 2,0 km/km2 |
1,50 |
Bảng 3. Hệ số điều chỉnh theo số lượng lưu vực sông (Ksl)
TT |
Số lượng lưu vực sông và mối quan hệ liên tỉnh, liên quốc gia |
Ksl |
1 |
Vùng có 1 LVS, không có mối quan hệ liên tỉnh, liên quốc gia |
1,00 |
2 |
Vùng có 2 LVS, không có mối quan hệ liên tỉnh, liên quốc gia |
1,10 |
3 |
Vùng có > 2 LVS, không có mối quan hệ liên tỉnh, liên quốc gia |
1,20 |
4 |
Vùng có LVS có mối quan hệ liên tỉnh, liên quốc gia |
1,30 |
Bảng 4. Hệ số điều chỉnh theo số đơn vị hành chính (Khc)
TT |
Số lượng đơn vị hành chính (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) |
Khc |
1 |
Một đơn vị |
1,00 |
2 |
Từ 2 đến 5 |
1,05 |
3 |
Từ 6 đến 10 |
1,10 |
4 |
Từ 11 đến 15 |
1,20 |
5 |
Trên 15 |
1,30 |
Bảng 5. Hệ số điều chỉnh theo mức ảnh hưởng triều (Ktt)
TT |
Đặc điểm vùng sông |
Ktt |
1 |
Vùng không ảnh hưởng triều |
1,00 |
2 |
Vùng ảnh hưởng triều |
1,40 |
6.2. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất:
a) Điều kiện áp dụng:
Định mức được tính cho vùng chuẩn có điều kiện áp dụng như sau:
- Vùng điều tra, đánh giá có diện tích 100 km2;
- Vùng đồng bằng, điều kiện đi lại thuận lợi;
- Toàn bộ diện tích của vùng điều tra, đánh giá thuộc phạm vi của một đơn vị hành chính cấp tỉnh (nếu vùng điều tra là liên tỉnh) hoặc một đơn vị hành chính cấp huyện (nếu vùng điều tra là nội tỉnh);
- Vùng điều tra, đánh giá có mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn thuộc loại trung bình.
b) Cách tính mức:
Khi vùng điều tra, đánh giá có các điều kiện khác với các quy định về điều kiện áp dụng được tính cho vùng chuẩn thì định mức cho vùng cụ thể sẽ được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- MV là mức (lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị) điều tra, đánh giá của phạm vi vùng có các hệ số điều chỉnh;
- Mtb là mức (lao động, vật liệu, dụng cụ và máy móc, thiết bị) điều tra, đánh giá của vùng có điều kiện chuẩn;
- Kđh là hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp của điều kiện địa hình;
- Khc là hệ số điều chỉnh số lượng đơn vị hành chính;
- Kct là hệ số điều chỉnh theo mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn;
- Fdt là diện tích vùng điều tra, đánh giá (km2).
c) Các hệ số điều chỉnh:
Bảng 6. Hệ số điều chỉnh mức độ phức tạp của điều kiện địa hình (Kđh)
TT |
Đặc điểm của vùng |
Kđh |
1 |
Vùng đồng bằng |
1,00 |
2 |
Vùng trung du |
1,20 |
3 |
Vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa |
1,40 |
Bảng 7. Hệ số điều chỉnh theo số đơn vị hành chính (Khc)
TT |
Số lượng đơn vị hành chính (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) |
Khc |
1 |
Một đơn vị |
1,00 |
2 |
Từ 2 đến 5 |
1,05 |
3 |
Từ 6 đến 10 |
1,10 |
4 |
Từ 11 đến 15 |
1,20 |
5 |
Trên 15 |
1,30 |
Bảng 8. Hệ số điều chỉnh theo mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn (Kct)
TT |
Cấu trúc địa chất thủy văn *[1] |
Kct |
1 |
Đơn giản |
0,75 |
2 |
Trung bình |
1,00 |
3 |
Phức tạp |
1,20 |
7. Cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật:
- Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông;
- Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi;
- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;
- Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính quy định về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về điều tra, đánh giá nước dưới đất;
- Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;
- Quyết định số 06/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật các công trình địa chất;
- Quyết định số 54/2000/QĐ-BCN ngày 14 tháng 09 năm 2000 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy chế lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:50.000 (1:25.000);
- Hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 1607/BTNMT- KHTC ngày 18 tháng 4 năm 2006 về việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật;
- Quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng công cụ, dụng cụ, máy móc, thiết bị, bảo hộ lao động cho người sản xuất;
- Quy chế, quy định, quy trình kỹ thuật – công nghệ và hướng dẫn kỹ thuật thi công và an toàn lao động hiện hành;
- Trang bị kỹ thuật hiện đang sử dụng phổ biến trong ngành Tài nguyên Môi trường.
8. Quy định những chữ viết tắt trong định mức:
TT |
Nội dung viết tắt |
Viết tắt |
1 |
Bảo hộ lao động |
BHLĐ |
2 |
Địa chất thuỷ văn |
ĐCTV |
3 |
Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất |
ĐTĐGTNNDĐ |
4 |
Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt |
ĐTĐGTNNM |
5 |
Định mức lao động |
ĐMLĐ |
6 |
Đơn vị tính |
ĐVT |
7 |
Kinh tế - xã hội |
KT-XH |
8 |
Kỹ sư bậc 1 |
KS1 |
9 |
Kỹ sư bậc 2 |
KS2 |
10 |
Kỹ sư bậc 3 |
KS3 |
11 |
Kỹ sư bậc 5 |
KS5 |
12 |
Kỹ sư bậc 7 |
KS7 |
13 |
Kỹ sư chính bậc 1 |
KSC1 |
14 |
Lái xe bậc 5 |
LX5 |
15 |
Lưu vực sông |
LVS |
16 |
Nước dưới đất |
NDĐ |
17 |
Nước mặt |
NM |
18 |
Số thứ tự |
TT |
19 |
Tài nguyên nước |
TNN |
20 |
Tài nguyên nước dưới đất |
TNNDĐ |
21 |
Tài nguyên nước mặt |
TNNM |
22 |
Thời hạn sử dụng dụng cụ, máy móc, thiết bị |
Thời hạn (tháng) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.