BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/1999/TT-BTC |
Hà Nội ngày 08 tháng 3 năm 1999 |
Căn cứ Điều 28 Luật thuế giá
trị gia tăng; Điều 21 Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và khoản 5 Điều 1 Nghị dịnh số
102/1998/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
28/1998/NĐ-CP .
Để tháo gỡ kịp thời khó khăn cho các cơ sở sản xuất, xây dựng; Bộ Tài chính
hướng dẫn việc áp dụng chính sách thuế đối với các sản phẩm XDCB và sản phẩm
tàu đóng mới, sửa chữa lớn tàu đã hoàn thành nhưng đến ngày 31/12/1998 chưa làm
thủ tục để bàn giao, thanh toán như sau:
Cơ sở sản xuất, xây dựng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thực hiện các hợp đồng:
- Xây dựng cơ bản, lắp đặt: Bao gồm các công trình, hạng mục công trình, phần công việc xây dựng, lắp đặt.
- Đóng mới hoặc sửa chữa lớn các tàu biển, tàu pha sông biển sử dụng để vận tải hàng hoá, hành khách và các mục đích chuyên dùng khác.
Các hợp đồng ký trước ngày 31/12/1998 và đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục bàn giao để thanh toán giữa cơ sở sản xuất, xây dựng (gọi tắt là bên B) với bên đặt hàng hoặc bên chủ đầu tư (gọi tắt là bên A) được xác định đã hoàn thành trong năm 1998, được áp dụng nộp thuế theo mức thuế doanh thu.
II./ MỨC THUẾ, HOÁ ĐƠN, THỦ TỤC KÊ KHAI, NỘP THUẾ, HẠCH TOÁN:
1- Mức thuế phải nộp đối với các đối tượng nêu tại Mục I trên đây là mức thuế doanh thu và tính trên doanh thu ghi trên hoá đơn thanh toán:
- Đối với công trình, hạng mục công trình, phần công việc xây dựng, lắp đặt đã hoàn thành có bao thầu vật tư là 4%, không bao thầu vật tư là 6%.
- Đối với sản phẩm tàu biển, tàu pha sông biển : Đóng mới là 1%; sửa chữa lớn là 2%.
2- Thủ tục về hoá đơn, chứng từ:
- Cơ sở sản xuất, xây dựng khi lập hoá đơn thanh toán đối với công trình XDCB, sản phẩm tàu nêu tại Mục I trên đây phải lập hoá đơn GTGT. Hoá đơn ghi tổng giá thanh toán đã có thuế doanh thu.
Ví dụ:
Bên B viết hoá đơn thanh toán khối lượng XDCB đã hoàn thành cho bên A theo giá xác định theo hợp đồng ký năm 1998 là 100 triệu đồng, xác định giá và ghi hoá đơn GTGT như sau:
+ Giá thanh toán: (ghi rõ phần giá trị công trình hay giá trị khối lượng XDCB thực tế đã hoàn thành trong năm 1998 theo giá hợp đồng hoặc hai bên thoả thuận thanh toán) là 100 triệu đồng.
+ Thuế GTGT: (không ghi và gạch chéo phần này)
+ Tổng giá thanh toán có thuế : 100 triệu đồng.
3- Thủ tục kê khai, nộp thuế:
Các đơn vị (bên A và bên B) thuộc đối tượng quy định tại Thông tư này căn cứ vào hoá đơn GTGT để kê khai, tính thuế doanh thu phải nộp theo quy định của Luật thuế doanh thu và các văn bản hướng dẫn thi hành, bên thanh toán (bên A) không được tính khấu trừ khoản thuế này.
4- Hạch toán kế toán:
Các đối tượng quy định tại Mục I Thông tư này, hạch toán và quyết toán kết quả các hoạt động XDCB; đóng mới hoặc sửa chữa lớn tàu như sau:
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là giá thanh toán đã có thuế doanh thu. Kế toán phản ánh doanh thu theo giá thanh toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 (Theo giá thanh toán)
- Thuế doanh thu phát sinh phải nộp được tính trừ để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế doanh thu phải nộp ghi:
Nợ TK 642
Có TK 333.1 (Chi tiết thuế doanh thu)
- Các đơn vị mua các sản phẩm, dịch vụ được nộp thuế doanh thu theo quy định tại Mục I Thông tư này được hạch toán giá trị sản phẩm XDCB, tàu đóng mới tính theo giá thanh toán ghi trên hoá đơn là giá đã có thuế doanh thu để làm căn cứ tính khấu hao tài sản cố định.
III./ TRÌNH TỰ, THẨM QUYỀN XỬ LÝ THUẾ
1 - Hồ sơ, thủ tục:
a - Công văn đề nghị của cơ sở.
b - Hợp đồng:
- Đối với hoạt động XDCB là hợp đồng xây dựng, lắp đặt giữa bên A và B theo đúng quy định chế độ XDCB
- Đối với sản phẩm tàu đóng mới và sửa chữa là hợp đồng kinh tế giữa bên đặt hàng và bên nhận đóng, sửa chữa lớn tàu.
c - Biên bản nghiệm thu khối lượng giá trị thực hiện, hoàn thành đến 31/12/1998:
- Đối vơí hoạt động XDCB:
+ Trường hợp đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục bàn giao thì phải có biên bản nghiệm thu kỹ thuật.
+ Trường hợp đã hoàn thành nhưng chưa có biên bản nghiệm thu giá trị khối lượng thực hiện và nghiệm thu kỹ thuật thì phải có biên bản xác định giá trị khối lượng thực hiện có xác nhận của bên A.
- Đối với tàu đóng mới hoặc dịch vụ sửa chữa lớn tàu phải có:
+ Biên bản xác định kỹ thuật, chất lượng của bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm của đơn vị và có xác nhận của người đặt hàng. Trường hợp không có xác nhận của người đặt hàng phải có uỷ quyền cho đơn vị về việc xác định kỹ thuật, chất lượng. Đối với tàu đóng mới phải có thêm xác nhận của cơ quan đăng kiểm.
+ Biên bản xác nhận giá trị tàu đóng mới hoặc giá trị công việc sửa chữa lớn giữa hai bên A và B.
Các hồ sơ trên phải là bản gốc, trường hợp là bản sao phải có xác nhận của giám đốc doanh nghiệp.
2 - Trình tự xử lý thuế
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận văn bản, Cục thuế chủ trì phối hợp với Cục QLV&TSNN tại doanh nghiệp tổ chức thẩm tra xác định, nếu đủ điều kiện, thủ tục theo quy định tại Thông tư này thì có ý kiến bằng văn bản gửi về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ Tổng cục Thuế phải hoàn tất thủ tục trình Bộ Tài chính giải quyết.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, áp dụng cho các đối tượng quy định tại Mục I Thông tư này. Đối với sản phẩm dở dang, hoàn thành trong năm 1999 nếu nộp thuế GTGT bị lỗ, đơn vị sẽ được xem xét, xử lý giảm thuế GTGT phải nộp theo quy định tại Điều 28 Luật thuế GTGT.
Cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và xử lý kịp thời, thời gian tối đa hết 30/6/1999; trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Cục thuế, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
|
Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.