TỔNG
CỤC HẢI QUAN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 235/TCHQ-GSQL |
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 1994 |
Thi hành Nghị định số 82-CP ngày 2-8-1994 của Chính phủ về Quy chế đặt và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Văn phòng) Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:
I- ĐIỀU 16 NGHỊ ĐỊNH 82-CP QUY ĐỊNH:
Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam được phép nhập khẩu vào Việt Nam các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của Văn phòng đại diện nhưng phải nộp thuế theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam".
Điều này được cụ thể hoá như sau:
1- Hàng hóa nhập khẩu của Văn phòng và nhân viên của Văn phòng đều phải nộp thuế nhập khẩu theo luật định.
2- Mặt hàng nhập khẩu của Văn phòng và nhân viên của Văn phòng phải phù hợp với chính sách mặt hàng của Nhà nước Việt Nam trong từng thời gian, trừ các trường hợp nêu tại điểm 1-5 dưới đây.
3- Đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý theo định lượng:
+ Danh mục hàng Nhà nước quản lý theo định lương: theo danh mục ban hành kèm theo Nghị định 131-HĐBT ngày 27-8-1987 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ).
+ Văn phòng được nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu theo luật định một số lượng hàng hoá tính theo số người như quy định đối với cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
+ Trưởng đại diện Văn phòng được nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu theo luật định một số lượng hàng hoá như số lượng quy định cho nhân viên hành chính - kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
4- Hàng hoá khác được nhập khẩu nộp thuế theo luật định như một số lượng hợp lý phù hợp với nhu cầu hoạt động, sinh hoạt của Văn phòng và nhân viên của Văn phòng. Tuyệt đối không được bán các hàng hoá này ra thị trường Việt Nam.
5- Đối với hàng tiêu dùng đã qua sử dụng:
Trưởng đại diện và nhân viên Văn phòng được nhập khẩu dụng cụ gia đình, đồ dùng cá nhân đã qua sử dụng khi lần đầu tiên đến nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
6- Hàng hoá của Văn phòng và nhân viên của Văn phòng chỉ được chuyển nhượng tại Việt Nam trong những trường hợp sau đây:
- Văn phòng chấm dứt hoạt động theo Điều 10 Nghị định 82-CP.
- Trưởng đại diện và nhân viên của Văn phòng hết thời hạn công tác ở Việt Nam hoặc phải rời Việt Nam vì các lý do khác.
- Xe ô tô, xe gắn máy bị tai nạn, phải thay bằng xe khác. Và:
- Những trường hợp đặc biệt khác do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định.
Cụ thể trong lĩnh vực Hải quan phải thực hiện như sau:
- Không được làm thủ tục cho nhập khẩu hàng hoá của Văn phòng và nhân viên Văn phòng theo các quy định trên đây khi Văn phòng chưa có giấy phép hoạt động.
- Phát hiện các vi phạm của Văn phòng để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý.
- Hàng hoá của Văn phòng, trưởng đại diện và nhân viên của Văn phòng được làm thủ tục hải quan theo các quy định hiện hành, Văn phòng đến Hải quan làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá lần đầu phải nộp một bản phôtô công chứng giấy phép đặt Văn phòng đại diên, Văn phòng, Trưởng đại diện và các nhân viên của Văn phòng muốn được hưởng các quy định tại các Điều 1, 5, 6 khi làm thủ tục phải nộp các giấy tờ liên quan.
1- Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải mở sổ theo dõi định lượng hàng hoá nhập khẩu của từng Văn phòng có trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố mình.
2- Hàng tháng, Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải có báo cáo riêng (kèm thống kê) về việc làm thủ tục cho hàng hoá nhập khẩu của các Văn phòng này).
3- Thông tư này thay thế các văn bản số 523-TCHQ/GQ ngày 28-6-1993, số 733-TCHQ/GQ ngày 07-7-1994 của Tổng cục Hải quan và có hiệu lực kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.
|
Bùi Duy Bảo (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.