BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 232/2016/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2016 |
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ CẤP MÃ SỐ MÃ VẠCH
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Điều lệ của Hiệp hội tổ chức mã số mã vạch quốc tế;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định nội dung quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về mã số mã vạch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch bao gồm: Phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch; Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch của các loại mã doanh nghiệp, mã địa điểm toàn cầu GLN, mã EAN-8; Phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, duy trì sử dụng mã số mã vạch, đề nghị xác nhận sử dụng mã số mã vạch nước ngoài; cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mã số mã vạch và các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thu, nộp phí cấp mã số mã vạch.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, duy trì sử dụng mã số mã vạch hoặc nộp hồ sơ đề nghị xác nhận sử dụng mã số mã vạch nước ngoài phải nộp phí cấp mã số mã vạch theo quy định tại Thông tư này.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) và các đơn vị trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được giao nhiệm vụ liên quan đến cấp mã số mã vạch và thu phí là tổ chức thu phí theo quy định tại Thông tư này.
1. Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch
STT |
Phân loại phí |
Mức
thu |
1 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) |
1.000.000 |
2 |
Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) |
300.000 |
3 |
Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) |
300.000 |
2. Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài
STT |
Phân loại |
Mức thu |
1 |
Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm |
500.000 đồng/hồ sơ |
2 |
Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm |
10.000 đồng/mã |
3. Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)
STT |
Phân loại phí |
Mức
thu |
1 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 |
|
1.1 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) |
500.000 |
1.2 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) |
800.000 |
1.3 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) |
1.500.000 |
1.4 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) |
2.000.000 |
2 |
Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) |
200.000 |
3 |
Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) |
200.000 |
Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.
4. Khi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch theo quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Khi nộp hồ sơ xin xác nhận sử dụng mã nước ngoài, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên theo quy định tại khoản 3 Điều này (năm được cấp mã số mã vạch); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.
1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp phí thu được theo tháng, quyết toán theo năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 6. Quản Lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí được để lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Tiền phí được để lại để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí bao gồm cả: chi nộp hội phí cho Tổ chức mã số mã vạch quốc tế (GS1) theo quy định; chi cho việc triển khai áp dụng những quy định của GS1; chi hoạt động nghiên cứu phát triển, triển khai công nghệ, giải pháp mã số mã vạch; chi xây dựng và duy trì hệ thống dữ liệu mã số mã vạch; chi cho hoạt động quản lý, giám sát sử dụng mã số mã vạch; chi hội thảo, tập huấn, đào tạo nghiệp vụ trong nước và quốc tế, tổ chức các sự kiện liên quan do GS1 quốc tế chỉ định; chi tuyên truyền quảng cáo phục vụ cho công việc dịch vụ, thu phí, triển khai hoạt động quản lý mã số mã vạch.
2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí thì phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch và Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2002.
2. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn in, phát hành, quản lý và sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.