BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2020/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2020 |
QUY ĐỊNH VIỆC XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG ĐẶNG VĂN NGỮ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ DỰ PHÒNG
Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Bộ Y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư Quy định việc xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng.
Thông tư này quy định đối tượng, tiêu chuẩn, thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ, quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng (sau đây gọi tắt là Giải thưởng Đặng Văn Ngữ).
1. Tổ chức, cá nhân trong ngành Y tế có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực Y tế dự phòng:
a) Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;
b) Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các Bộ, ngành;
c) Quỹ, Chương trình, Dự án;
d) Cơ sở Y tế tư nhân;
đ) Khoa, phòng, ban, trung tâm và các đơn vị tương đương thuộc các tổ chức quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản này;
e) Các tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực y tế;
g) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên tại các tổ chức quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này.
2. Tổ chức, cá nhân ngoài ngành Y tế
Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực Y tế dự phòng Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ.
Lĩnh vực Y tế dự phòng bao gồm: Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; kiểm dịch y tế biên giới; phòng, chống bệnh không lây nhiễm; phòng, chống HIV/AIDS; tiêm chủng, an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm; dinh dưỡng cộng đồng; sức khỏe môi trường; sức khỏe trường học; sức khỏe nghề nghiệp; tai nạn thương tích; phòng chống các yếu tố nguy cơ tới sức khỏe; chăm sóc sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe; nâng cao sức khỏe và đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Y tế dự phòng.
Giải thưởng Đặng Văn Ngữ được tổ chức xét tặng 03 năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày sinh của Anh hùng lao động, Giáo sư, Bác sĩ Đặng Văn Ngữ ngày 04 tháng 4.
1. Đúng đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục quy định tại Thông tư này.
2. Giải thưởng Đặng Văn Ngữ được xét tặng 01 lần đối với mỗi tổ chức, cá nhân hoặc truy tặng 01 lần đối với mỗi cá nhân.
3. Chính xác, công khai, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số.
4. Hội đồng cấp Bộ xem xét, đề nghị dựa trên danh sách đề xuất của Hội đồng cấp cơ sở trên cơ sở tự nguyện đăng ký hoặc được tổ chức giới thiệu tham gia xét tặng Giải thưởng.
5. Không đề nghị xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ cho các tổ chức, cá nhân đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền xem xét thi hành kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh, làm rõ.
6. Ưu tiên cho cá nhân là người lao động trực tiếp, thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn.
7. Số lượng tối đa được tặng, truy tặng trong một lần xét tặng không quá 50 cá nhân và 10 tổ chức.
Thẩm quyền quyết định xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở đề nghị của Hội đồng cấp Bộ Y tế.
Tổ chức, cá nhân được tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ được nhận:
1. Bằng chứng nhận Giải thưởng Đặng Văn Ngữ của Bộ trưởng Bộ Y tế theo mẫu số 1 quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Biểu trưng của Giải thưởng theo mẫu số 2 quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tiền thưởng theo mức quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với mỗi lần xét tặng.
1. Thời gian công tác trong lĩnh vực Y tế dự phòng của cá nhân tại chiến trường B, C, K; chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Campuchia và biên giới, biển đảo thì mỗi năm công tác được tính bằng 01 năm 06 tháng.
2. Thời gian công tác trong lĩnh vực Y tế dự phòng của cá nhân tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo danh mục quy định của Chính phủ thì mỗi năm công tác được tính bằng 01 năm 02 tháng.
3. Trường hợp cá nhân chuyển đổi vị trí công tác, gián đoạn thời gian làm việc ở các vùng, miền khác nhau thì được cộng dồn các thời gian để tính tiêu chuẩn xét Giải thưởng.
4. Thời gian các cá nhân tham gia các khóa học tập, đào tạo tập trung dài hạn không thuộc lĩnh vực chuyên môn y tế dự phòng từ 6 tháng trở lên không được tính trong thời gian công tác.
TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG ĐẶNG VĂN NGỮ
Điều 9. Tiêu chuẩn xét tặng cho cá nhân
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Có y đức trong sáng, là tấm gương tận tụy trong sự nghiệp phát triển nền Y tế dự phòng Việt Nam.
2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với cá nhân trong ngành y tế có thành tích xuất sắc đột xuất: Có sáng kiến, giải pháp hoặc đóng góp đặc biệt xuất sắc, nổi bật, được áp dụng hiệu quả, rộng rãi trong lĩnh vực Y tế dự phòng.
3. Tiêu chuẩn cụ thể đối với cá nhân trong ngành y tế có thành tích cống hiến lâu dài, có thời gian công tác trong lĩnh vực Y tế dự phòng đủ 20 năm trở lên và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú hoặc Nhà giáo ưu tú hoặc Chiến sỹ thi đua toàn quốc và sau đó được tặng 01 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác y tế dự phòng hoặc 02 danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trở lên;
b) Đã được tặng 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc 03 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan đến lĩnh vực Y tế dự phòng trở lên và có ít nhất 03 thành tích khoa học thuộc một trong các trường hợp sau đây: Tham gia biên soạn sách chuyên môn; Chủ nhiệm, đồng Chủ nhiệm, nghiên cứu viên chính hoặc Thư ký đề tài nghiên cứu khoa học, đề án, dự án khoa học, cấp cơ sở trở lên; Sáng kiến khoa học kỹ thuật, cải tiến giáo trình, phương pháp đào tạo trong lĩnh vực Y tế dự phòng mang lại hiệu quả cao được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và được sử dụng rộng rãi trong thực tế; Trưởng, Phó trưởng Ban, Ủy viên thường trực Ban soạn thảo, Tổ trưởng, Tổ phó, Thư kí ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về y tế dự phòng;
c) Cá nhân thuộc đối tượng được quy đổi thời gian công tác theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư này đã được tặng từ 02 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan đến lĩnh vực Y tế dự phòng trở lên;
d) Cá nhân là người không giữ chức vụ, người lao động trực tiếp, người làm việc tại y tế cơ sở đã được tặng 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc được tặng 03 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên về công tác Y tế dự phòng.
4. Tiêu chuẩn cụ thể đối với cá nhân ngoài ngành y tế và người nước ngoài đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Cá nhân ngoài ngành y tế và người nước ngoài có thành tích, đóng góp đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực Y tế dự phòng về chuyên môn kĩ thuật, truyền thông, quốc phòng, an ninh, giáo dục sức khỏe, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng, được tập thể công nhận và Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao;
b) Người có đóng góp lớn về vật chất, tài chính, tinh thần cho lĩnh vực Y tế dự phòng;
c) Người nước ngoài có đóng góp nổi bật cho lĩnh vực Y tế dự phòng;
d) Cá nhân có hành động dũng cảm hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phòng, chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh.
1. Tiêu chuẩn chung: Thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với tổ chức trong ngành y tế.
a) Đã được tặng 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc 03 bằng khen cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên về lĩnh vực Y tế dự phòng;
b) Làm tốt công tác huy động tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực Y tế dự phòng.
3. Tiêu chuẩn cụ thể đối với tổ chức ngoài ngành y tế và tổ chức nước ngoài đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích, đóng góp đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực Y tế dự phòng về chuyên môn kĩ thuật, truyền thông, quốc phòng, an ninh, giáo dục sức khỏe, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng, được tập thể công nhận và Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao;
b) Có đóng góp lớn về vật chất, tài chính, tinh thần cho lĩnh vực Y tế dự phòng.
Điều 11. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ
Hội đồng xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ được tổ chức theo 02 cấp: Hội đồng cấp cơ sở và Hội đồng cấp Bộ Y tế.
1. Hội đồng cấp cơ sở được thành lập tại: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; các Cục, Tổng Cục thuộc Bộ Y tế; cơ quan Bộ Y tế (xét cho các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Hội nghề nghiệp có liên quan thuộc Bộ Y tế; tổ chức, cá nhân ngoài ngành y tế; tổ chức, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài ở tuyến Trung ương); Y tế Bộ, ngành.
2. Thành phần Hội đồng:
Hội đồng có từ 07 đến 09 thành viên do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này ra Quyết định thành lập, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức được quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác thi đua khen thưởng của các cơ quan, tổ chức được quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Thành viên Hội đồng cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này quyết định.
3. Nhiệm vụ của Hội đồng cấp cơ sở:
a) Thẩm định hồ sơ, xét chọn, đề nghị tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ cho tổ chức, cá nhân đủ tiêu chuẩn;
b) Chịu trách nhiệm về việc đề nghị xét tặng; thực hiện quy trình xét tặng tại cấp cơ sở.
1. Thành phần Hội đồng:
Hội đồng cấp Bộ có từ 09 đến 11 thành viên do Bộ trưởng Bộ Y tế Quyết định thành lập, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Bộ Y tế;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Y tế dự phòng; Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng;
c) Thành viên Hội đồng: Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam; Lãnh đạo các Vụ/Cục: Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch Tài chính; Cục Quản lý Môi trường Y tế; Cục Phòng, chống HIV/AIDS; Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo; Thanh tra Bộ Y tế; Văn phòng Bộ Y tế; Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan và các chuyên gia về lĩnh vực Y tế dự phòng.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng cấp Bộ:
a) Thẩm định hồ sơ, xét chọn, đề nghị tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện do các Hội đồng cấp cơ sở đề xuất;
b) Chịu trách nhiệm về việc xét tặng; thực hiện quy trình xét tặng tại cấp Bộ.
1. Hội đồng cấp cơ sở
a) Các tổ chức, cá nhân thuộc Cục, Tổng Cục thuộc Bộ Y tế; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế nộp hồ sơ đề nghị xét tặng về Thường trực Hội đồng là Bộ phận tham mưu công tác thi đua khen thưởng của đơn vị đó;
b) Các tổ chức, cá nhân thuộc Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Hội nghề nghiệp có liên quan thuộc Bộ Y tế; tổ chức, cá nhân ngoài ngành y tế; tổ chức, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài ở tuyến Trung ương nộp hồ sơ đề nghị xét tặng về Thường trực Hội đồng là Văn phòng Bộ Y tế;
c) Các tổ chức, cá nhân thuộc Y tế Bộ, ngành nộp hồ sơ đề nghị xét tặng về Thường trực Hội đồng là đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về công tác Y tế của Bộ, ngành đó;
d) Các tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này nộp hồ sơ đề nghị xét tặng về Thường trực Hội đồng là Sở Y tế tại địa phương nơi đặt trụ sở của tổ chức, nơi làm việc của cá nhân.
2. Hội đồng cấp Bộ
Các Hội đồng cấp cơ sở nộp hồ sơ đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này về Thường trực Hội đồng là Cục Y tế dự phòng.
1. Trong năm xét chọn, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm:
a) Tổ chức phổ biến, thông báo công khai, rộng rãi cho tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị, trên trang thông tin điện tử của đơn vị (nếu có) về nội dung, tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ;
b) Hướng dẫn đơn vị đề cử những cá nhân thuộc đơn vị, các tổ chức đủ tiêu chuẩn xét tặng;
c) Lập danh sách và hướng dẫn những tổ chức, cá nhân được đề cử báo cáo thành tích có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.
2. Tổ chức Hội nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị và tiến hành bỏ phiếu kín. Hội nghị hợp lệ khi có trên 2/3 số công chức, viên chức và người lao động của đơn vị có mặt bỏ phiếu, kết quả kiểm phiếu được lập thành biên bản. Chỉ những tổ chức, cá nhân đạt trên 50% số phiếu đồng ý trên tổng số người tham gia bầu, mới được đưa ra Hội đồng cấp cơ sở xem xét.
3. Thông báo công khai kết quả danh sách những tổ chức, cá nhân đạt số phiếu đồng ý tại đơn vị ít nhất 07 ngày làm việc để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động biết và góp ý kiến, sau đó tập hợp trình Hội đồng cấp cơ sở xem xét.
4. Tất cả các đơn thư khiếu nại, tố cáo phải được giải quyết theo quy định của pháp luật trước khi Hội đồng cấp cơ sở họp.
5. Tổng hợp kết quả, gửi hồ sơ về Hội đồng cấp cơ sở trước ngày 01 tháng 7 của năm trước năm tổ chức trao tặng.
Hồ sơ trình Hội đồng cấp cơ sở gồm 03 bộ, mỗi bộ hồ sơ gồm:
1. Tờ trình của đơn vị theo mẫu số 1a quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo thành tích của tổ chức theo mẫu số 1b, cá nhân theo mẫu số 2a quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
3. Các hồ sơ liên quan quy định tại của Thông tư này (bản sao có chứng thực), bao gồm:
a) Quyết định hoặc giấy chứng nhận phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú, Nhà giáo Ưu tú, Chiến sỹ thi đua toàn quốc; các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác có liên quan;
b) Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến; Quyết định, biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học; trang bìa sách có ghi tên tác giả và nhà xuất bản;
c) Quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập và văn bản quy phạm pháp luật được cấp có thẩm quyền ký ban hành;
d) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ pháp lý chứng minh về thời gian công tác tại chiến trường B, C, K; chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Campuchia và biên giới, biển đảo; vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn;
đ) Văn bản đề xuất của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam có tổ chức, cá nhân đề nghị xét tặng. Xác nhận của Bộ trưởng Bộ Y tế (qua Vụ Hợp tác quốc tế) về những đóng góp, cống hiến của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho lĩnh vực Y tế dự phòng Việt Nam. Các văn bản, minh chứng về quá trình công tác, cống hiến của cá nhân công tác tại các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
e) Các văn bản, tài liệu liên quan khác.
4. Biên bản Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị theo mẫu số 1c, biên bản kiểm phiếu đối với tổ chức theo mẫu 1d và cá nhân theo mẫu số 2b quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
1. Đơn vị có tổ chức, cá nhân đủ điều kiện lập hồ sơ đề nghị xét tặng quy định tại Điều 16 Thông tư này gửi Hội đồng cấp cơ sở (qua Thường trực Hội đồng).
2. Thường trực Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ;
b) Thẩm định về tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ; tiếp nhận, tổng hợp phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân (nếu có) báo cáo người có thẩm quyền xử lý;
c) Tổng hợp, lập danh sách tổ chức, cá nhân đề nghị xét tặng và gửi tài liệu đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng;
d) Tổng hợp kết quả, gửi hồ sơ về Hội đồng cấp Bộ trước ngày 15 tháng 8 của năm trước năm tổ chức trao tặng.
3. Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Hội đồng tiến hành họp và bỏ phiếu kín để chọn tổ chức, cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ. Tổ chức, cá nhân đạt 80% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Hội đồng cấp Bộ xem xét. Trường hợp thành viên Hội đồng vắng mặt, Thường trực Hội đồng lấy ý kiến bằng phiếu bầu;
b) Thông báo bằng hình thức niêm yết công khai danh sách kết quả xét chọn tại trụ sở nơi đặt Thường trực Hội đồng trong thời hạn 07 ngày làm việc.
Hồ sơ trình Hội đồng cấp bộ gồm 02 bộ, mỗi bộ hồ sơ gồm:
1. Tờ trình của Hội đồng cấp cơ sở theo mẫu số 1đ quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
2. Biên bản họp của Hội đồng cấp cơ sở theo mẫu số 1e quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
3. Biên bản kiểm phiếu của Hội đồng cấp cơ sở đối với tổ chức theo mẫu số 1g và cá nhân theo mẫu số 2d quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.
4. Các hồ sơ liên quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
1. Thường trực Hội đồng cấp Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Trình Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng cấp Bộ xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ;
b) Thẩm định về tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ;
c) Tổng hợp, lập danh sách các tổ chức, cá nhân đề nghị xét tặng và gửi tài liệu đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
2. Hội đồng cấp Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Họp và bỏ phiếu kín để chọn tổ chức, cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ. Các tổ chức, cá nhân đạt 80% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Bộ trưởng quyết định. Trường hợp thành viên Hội đồng vắng mặt, Thường trực Hội đồng lấy ý kiến bằng phiếu bầu;
b) Thông báo công khai kết quả xét chọn trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế trong thời hạn 10 ngày làm việc;
3. Thường trực Hội đồng hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, ký Quyết định tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ (Tờ trình theo Mẫu số 3a, Biên bản họp Hội đồng cấp Bộ theo mẫu 3b, Biên bản kiểm phiếu của tổ chức theo mẫu 3c, Biên bản kiểm phiếu của cá nhân theo mẫu 3d tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư).
1. Việc thẩm định hồ sơ được hoàn thành trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức trao tặng.
2. Họp Hội đồng cấp Bộ xem xét và bỏ phiếu trước ngày 15 tháng 11 của năm trước năm tổ chức trao tặng.
3. Việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và trình Bộ trưởng quyết định thực hiện xong trước ngày 01 tháng 01 của năm tổ chức trao tặng.
1. Sau khi Bộ trưởng Bộ Y tế có quyết định tặng Giải thưởng, Thường trực Hội đồng trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định việc tổ chức Lễ công bố và trao tặng Giải thưởng.
2. Lễ trao Giải thưởng phải được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả.
3. Giải thưởng được truyền thông rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
KINH PHÍ GIẢI THƯỞNG ĐẶNG VĂN NGỮ
1. Kinh phí xét tặng Giải thưởng được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Không thu tiền từ các tổ chức, cá nhân đang được đề nghị xét tặng Giải thưởng dưới bất kỳ hình thức nào.
1. Xây dựng, triển khai kế hoạch xét chọn của Hội đồng.
2. Thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng.
3. Tổ chức phiên họp Hội đồng.
4. Thực hiện các hoạt động truyền thông về việc xét tặng Giải thưởng.
5. Tổ chức Lễ trao tặng.
6. In, chụp tài liệu phục vụ xét chọn; Bằng chứng nhận; khung Bằng chứng nhận; Biểu trưng Giải thưởng;
7. Tiền thưởng.
8. Các hoạt động khác theo quy định.
1. Thường trực Hội đồng cấp Bộ có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí xét tặng Giải thưởng trong năm tiến hành việc xét tặng trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, bố trí kinh phí và phê duyệt nội dung chi.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí xét tặng Giải thưởng, hoạt động tuyên truyền thực hiện theo các quy định hiện hành.
1. Hội đồng xét tặng cấp Bộ:
a) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư này;
b) Căn cứ mức độ vi phạm của tổ chức, cá nhân để trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, đề nghị thu hồi, hủy bỏ kết quả trao tặng đối với tổ chức, cá nhân bị phát hiện có hành vi gian lận trong quá trình tham dự Giải thưởng hoặc vi phạm các quy định pháp luật khác làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của Giải thưởng và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
2. Cục Y tế dự phòng là Thường trực Hội đồng có trách nhiệm làm đầu mối hướng dẫn, rà soát, tổng hợp hồ sơ của các tổ chức, cá nhân theo các tiêu chuẩn xét tặng quy định tại Thông tư này trình Hội đồng cấp Bộ xem xét, tổ chức xét tặng.
3. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng: Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện việc xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong lĩnh vực Y tế dự phòng; Phối hợp rà soát, tổng hợp hồ sơ đề nghị xét tặng của các tổ chức, cá nhân trình Hội đồng cấp Bộ xem xét.
4. Hội đồng cấp cơ sở chịu trách nhiệm về các đề xuất xét tặng giải thưởng theo thẩm quyền.
5. Tổ chức, cá nhân đề nghị xét tặng chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.
2. Bãi bỏ Quyết định số 5089/QĐ-BYT ngày 21/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ về lĩnh vực Y tế dự phòng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong văn bản này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng đơn vị y tế các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2020/TT-BYT ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Mẫu số 1: Bằng chứng nhận Giải thưởng Đặng Văn Ngữ.
2. Mẫu số 2: Biểu trưng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.