BỘ GIAO
THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2009/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2009 |
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE MÁY CHUYÊN DÙNG
Căn cứ Luật Giao
thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 7 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là kiểm tra) đối với các loại xe máy chuyên dùng khi nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, cải tạo và khai thác sử dụng trong giao thông vận tải.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, cải tạo và khai thác sử dụng xe máy chuyên dùng trong phạm vi cả nước.
3. Thông tư này không áp dụng đối với xe máy chuyên dùng của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng và an ninh.
Căn cứ kiểm tra bao gồm:
1. Các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.
2. Hồ sơ thiết kế hoặc hồ sơ kỹ thuật.
Điều 3. Các loại xe máy chuyên dùng phải kiểm tra
1. Đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu, sản xuất lắp ráp trong nước, căn cứ theo Danh mục sản phẩm hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối với xe máy chuyên dùng đang khai thác sử dụng, căn cứ theo Danh mục xe máy chuyên dùng phải kiểm định được quy định tại Phụ lục1 của Thông tư này.
Mục 1. KIỂM TRA XE MÁY CHUYÊN DÙNG KHI NHẬP KHẨU
Hồ sơ kiểm tra đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu được lập thành 01 bộ bao gồm các tài liệu sau:
1. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư này có ghi rõ số khung, số động cơ và năm sản xuất của từng xe máy chuyên dùng;
2. Bản sao Tờ khai hàng hoá nhập khẩu;
3. Bản sao Hoá đơn mua bán (Invoice) hoặc chứng từ tương đương;
4. Tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật cơ bản của từng loại xe máy chuyên dùng nhập khẩu (bản chính hoặc bản sao) hoặc Bản đăng ký thông số kỹ thuật xe máy chuyên dùng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân nhập khẩu lập;
5. Bản chính giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) của nhà sản xuất cấp đối với xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng nhập khẩu (nếu có);
6. Miễn tài liệu quy định tại khoản 4 của Điều này đối với những kiểu loại xe máy chuyên dùng đã được xác nhận kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
Điều 5. Phương thức, nội dung và địa điểm kiểm tra
1. Đối với xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng, có hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này được kiểm tra xác nhận các thông số về hình dáng, kích thước, kết cấu chung, số khung, số động cơ.
2. Đối với xe máy chuyên dùng đã qua sử dụng có hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này hoặc xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng không có C/Q được kiểm tra từng chiếc theo quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng.
4. Địa điểm kiểm tra xe máy chuyên dùng tại nơi tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe máy chuyên dùng yêu cầu.
Điều 6. Xác nhận kết quả kiểm tra
1. Đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu chưa qua sử dụng đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này thì được cấp Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu (sau đây gọi chung là Thông báo miễn kiểm tra) theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
2. Đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này thì được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận xe nhập khẩu) theo mẫu tại Phụ lục 4 của Thông tư này.
3. Đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu qua kiểm tra không đạt yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này thì được cấp Thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu (sau đây gọi chung là Thông báo không đạt chất lượng) theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư này.
Mục 2. THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ VÀ KIỂM TRA XE MÁY CHUYÊN DÙNG TRONG SẢN XUẤT, LẮP RÁP, CẢI TẠO
Hồ sơ thiết kế được lập thành 03 bộ gửi cơ quan đăng kiểm để thẩm định.
1. Đối với xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp, hồ sơ thiết kế gồm có:
a) Bản vẽ kỹ thuật:
- Bản vẽ tổng thể của xe máy chuyên dùng;
- Bản vẽ và thông số kỹ thuật của tổng thành, hệ thống được sản xuất trong nước;
- Tài liệu kỹ thuật của tổng thành, hệ thống nhập khẩu.
b) Bản thuyết minh, tính toán:
- Thuyết minh đặc tính kỹ thuật cơ bản của xe máy chuyên dùng;
- Tính toán thiết kế xe máy chuyên dùng.
2. Đối với xe máy chuyên dùng cải tạo, hồ sơ thiết kế gồm có:
a) Bản vẽ tổng thể của xe máy chuyên dùng trước và sau cải tạo;
b) Bản vẽ, tài liệu kỹ thuật của tổng thành, hệ thống được sử dụng để cải tạo;
c) Bản thuyết minh, tính toán liên quan đến nội dung cải tạo.
1. Việc thẩm định hồ sơ thiết kế (sau đây gọi chung là thẩm định) được thực hiện đối với các xe máy chuyên dùng trước khi sản xuất, lắp ráp lần đầu hoặc cải tạo.
2. Thẩm định là việc xem xét, đối chiếu sự phù hợp của hồ sơ thiết kế xe máy chuyên dùng với các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Việc thẩm định được thực hiện trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phải kéo dài thời gian thẩm định do yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ thiết kế thì cơ quan đăng kiểm thông báo bằng văn bản cho cơ sở thiết kế.
3. Sau khi thẩm định, hồ sơ thiết kế được chuyển 02 bộ tới cơ sở sản xuất hoặc cơ sở thiết kế và 01 bộ lưu trữ tại cơ quan đăng kiểm.
Điều 9. Kiểm tra xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp
1. Hồ sơ sử dụng trong quá trình kiểm tra bao gồm:
a) Hồ sơ thiết kế xe máy chuyên dùng đã được cơ quan đăng kiểm thẩm định;
b) Hồ sơ kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm của cơ sở sản xuất.
2. Nội dung kiểm tra bao gồm: Xem xét, đánh giá chất lượng xe máy chuyên dùng theo quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.
3. Phương thức kiểm tra: Kiểm tra từng chiếc.
Điều 10. Kiểm tra xe máy chuyên dùng cải tạo
1. Hồ sơ sử dụng trong quá trình kiểm tra bao gồm:
a) Hồ sơ thiết kế cải tạo xe máy chuyên dùng đã được cơ quan đăng kiểm thẩm định;
b) Hồ sơ kiểm tra và nghiệm thu xe máy chuyên dùng của cơ sở sản xuất.
2. Nội dung kiểm tra bao gồm: Xem xét, đánh giá chất lượng xe máy chuyên dùng cải tạo theo quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và hồ sơ thiết kế cải tạo đã được thẩm định.
3. Phương thức kiểm tra: Kiểm tra từng chiếc.
Điều 11. Xác nhận kết quả thẩm định thiết kế, kết quả kiểm tra
1. Đối với hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu thẩm định quy định tại Điều 8 của Thông tư này thì được cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe máy chuyên dùng theo mẫu tại Phụ lục 6 của Thông tư này.
2. Đối với xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp, cải tạo đạt yêu cầu kiểm tra quy định tại Điều 9, Điều 10 của Thông tư này thì được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp, cải tạo (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận xe sản xuất, lắp ráp, cải tạo) theo mẫu tại Phụ lục 7 của Thông tư này.
Mục 3. KIỂM TRA XE MÁY CHUYÊN DÙNG ĐỂ KHAI THÁC SỬ DỤNG
1. Hồ sơ kiểm tra lần đầu bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là Sổ kiểm định) do chủ sở hữu xe máy chuyên dùng lập.
b) Một trong các tài liệu sau đây:
- Bản sao tài liệu kỹ thuật có giới thiệu bản vẽ tổng thể và tính năng kỹ thuật cơ bản của xe máy chuyên dùng; Bản đăng ký thông số kỹ thuật xe máy chuyên dùng do tổ chức, cá nhân lập; Thông báo miễn kiểm tra; Giấy chứng nhận xe nhập khẩu; Giấy chứng nhận xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp, cải tạo.
2. Hồ sơ kiểm tra định kỳ bao gồm:
a) Giấy đề nghị kiểm tra đối với xe máy chuyên dùng yêu cầu kiểm tra ngoài địa điểm của đơn vị đăng kiểm;
b) Sổ kiểm định (để xuất trình);
c) Giấy đăng ký xe máy chuyên dùng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (để xuất trình).
Điều 13. Nội dung và địa điểm kiểm tra
1. Xe máy chuyên dùng được kiểm tra theo quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng.
2. Địa điểm kiểm tra xe máy chuyên dùng tại nơi chủ sở hữu xe máy chuyên dùng yêu cầu và phải phù hợp với điều kiện kiểm tra quy định tại quy chuẩn kỹ thuật liên quan.
Điều 14. Xác nhận kết quả kiểm tra
1. Xe máy chuyên dùng kiểm tra lần đầu đạt yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này thì được cấp Sổ kiểm định theo mẫu tại Phụ lục 8, Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận kiểm định) theo mẫu tại Phụ lục 9 và Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là Tem kiểm định) theo mẫu tại phụ lục 10 của Thông tư này.
2. Xe máy chuyên dùng kiểm tra định kỳ đạt yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định.
1. Đối với xe máy chuyên dùng chưa qua sử dụng, chu kỳ kiểm định lần đầu là 24 tháng.
2. Đối với xe máy chuyên dùng đã qua sử dụng, chu kỳ kiểm định là 12 tháng.
Mục 4. THỜI HẠN XÁC NHẬN KẾT QUẢ KIỂM TRA, LƯU TRỮ HỒ SƠ
Điều 16. Thời hạn xác nhận kết quả kiểm tra
1. Thời hạn cấp Thông báo miễn kiểm tra, Giấy chứng nhận xe nhập khẩu, Thông báo không đạt chất lượng, Giấy chứng nhận xe sản xuất, lắp ráp, cải tạo là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
2. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế, Sổ kiểm định, Giấy chứng nhận thẩm kiểm định là 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
3. Tem kiểm định được dán trên xe máy chuyên dùng sau khi kiểm tra đạt yêu cầu kỹ thuật.
1. Hồ sơ kiểm tra quy định tại Điều 4, khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10 của Thông tư này và các loại biên bản kiểm tra, tài liệu được thiết lập trong quá trình kiểm tra được lưu trữ tại cơ quan đăng kiểm trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày cấp xác nhận kết quả kiểm tra.
2. Hồ sơ thiết kế quy định tại Điều 7 của Thông tư này sau khi thẩm định được lưu trữ tại cơ quan đăng kiểm trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày dừng sản xuất xe máy chuyên dùng.
3. Hồ sơ kiểm tra quy định tại Điều 12 của Thông tư này được lưu trữ trong suốt quá trình hoạt động của xe máy chuyên dùng.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 18. Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra xe máy chuyên dùng trong phạm vi cả nước.
3. Tổ chức đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm đăng kiểm viên xe máy chuyên dùng.
4. Thống nhất in, quản lý, phát hành các biểu mẫu kiểm tra xe máy chuyên dùng được quy định tại Thông tư này.
5. Tổ chức chỉ đạo và quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ các đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm tra định kỳ xe máy chuyên dùng đang khai thác, sử dụng tham gia giao thông.
6. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện công tác kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng.
Điều 19. Sở Giao thông vận tải
Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra định kỳ xe máy chuyên dùng để khai thác sử dụng tham gia giao thông tại các đơn vị đăng kiểm trực thuộc.
Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp, cải tạo, nhập khẩu xe máy chuyên dùng
1. Tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành khi nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, cải tạo xe máy chuyên dùng.
2. Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm và đầu tư thiết bị kiểm tra phù hợp với sản xuất; thiết bị kiểm tra phải được kiểm chuẩn định kỳ; tổ chức kiểm tra chất lượng cho từng sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm xuất xưởng.
3. Chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng xe máy chuyên dùng nhập khẩu.
Điều 21. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng xe máy chuyên dùng
Chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng để bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe máy chuyên dùng giữa hai kỳ kiểm tra của đơn vị đăng kiểm.
Bảo quản, giữ gìn, không được sửa chữa, tẩy xoá giấy tờ xác nhận kết quả kiểm tra đã được cấp và xuất trình khi có yêu cầu của người thi hành công vụ có thẩm quyền.
HIỆU LỰC THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ Mục 3 tại Quy định về việc cấp đăng ký, biển số, kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 4381/2001/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Các loại giấy tờ xác nhận kết quả kiểm tra cấp cho xe máy chuyên dùng trước thời hạn hiệu lực của Thông tư này vẫn còn giá trị sử dụng theo thời hạn quy định tại các giấy tờ đó.
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.