BỘ
CÔNG AN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2008/TT-BCA-C11 |
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2008 |
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý
vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP ngày 04/02/2008 phiên họp Chính phủ thường kỳ
tháng 01 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày
14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
như sau:
a) Việc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là giấy phép lái xe) chỉ được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm mà theo Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là Nghị định số 146/2007/NĐ-CP) phải bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn.
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe được tính từ thời điểm tạm giữ giấy phép lái xe. Trường hợp một người cùng một lúc thực hiện nhiều hành vi vi phạm mà các hành vi này đều có quy định là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì chỉ áp dụng tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với hành vi có quy định bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn dài nhất.
b) Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe quy định tại Nghị định số 146/2007/NĐ-CP, nhưng người đó có giấy phép lái xe hạng thấp hơn loại xe đang điều khiển hoặc thời gian sử dụng còn lại của giấy phép lái xe ít hơn thời hạn bị tước thì vẫn ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đó.
Ví dụ: nếu người có giấy phép lái xe hạng B1 mà điều khiển ôtô tải có trọng tải thiết kế trên 3500kg vi phạm thì vẫn ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hạng B1 đó; nếu giấy phép lái xe còn thời gian sử dụng 30 ngày, nhưng quy định là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là 60 ngày thì vẫn ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đó là 60 ngày.
Người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy khi tham gia giao thông có đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai mũ bảo hiểm thì bị coi là không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và phải bị xử phạt theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 9 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP và mục 4 Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP ngày 04/02/2008 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2008; trong quyết định xử phạt phải ghi rõ hành vi đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai mũ bảo hiểm.
a) Xe lắp bánh lốp không đúng kích cỡ được hiểu là xe đó có một hoặc nhiều lốp xe có kích cỡ không đúng với kích cỡ lốp xe ghi trong bảng thông số thiết kế kỹ thuật xe của nhà sản xuất, giấy đăng ký xe, sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Người có hành vi điều khiển xe lắp bánh lốp không đúng kích cỡ phải bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 19 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP;
b) Thay đổi kích thước thành thùng xe được hiểu là thay đổi chiều cao của thành thùng xe so với kích thước thiết kế của nhà sản xuất, giấy đăng ký xe, sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Người có hành vi tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe phải bị xử phạt theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 19 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP. Trường hợp kích thước thành thùng xe đã cải tạo được ghi trong sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, nhưng không đúng kích thước ghi trong đăng ký xe, thì người tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe đó bị xử phạt về hành vi không làm thủ tục đổi lại giấy đăng ký xe khi xe đã được cải tạo (điểm e khoản 4 Điều 34 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP).
Tại thời điểm kiểm tra người điều khiển phương tiện mà người đó trình bày là có giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây viết gọn là giấy tờ) nhưng không mang theo giấy tờ đó, thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản thì ra quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ; nếu người vi phạm chưa chấp hành quyết định xử phạt mà xuất trình được giấy tờ, thì người đã ra quyết định xử phạt phải hủy bỏ quyết định xử phạt đó và ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.
b) Trường hợp xử phạt theo thủ tục có lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì giải quyết như sau:
- Nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tạm giữ, nhưng chưa bàn giao cho người có trách nhiệm quản lý mà người vi phạm xuất trình được giấy tờ thì hủy bỏ biên bản vi phạm hành chính đã lập; đồng thời, lập biên bản về hành vi không mang theo giấy tờ và trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.
- Nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bàn giao cho người có trách nhiệm quản lý và chưa ra quyết định xử phạt nhưng người vi phạm xuất trình được giấy tờ, thì cán bộ xử lý vi phạm phải báo cáo bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt về việc người vi phạm đã xuất trình được giấy tờ đó. Căn cứ hồ sơ vụ vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ. Nếu đã ra quyết định xử phạt mà sau đó người vi phạm mới xuất trình được giấy tờ thì người có thẩm quyền xử phạt không thay đổi quyết định xử phạt đó.
Cách tính số người vượt quá (X) để tiến hành xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP được thực hiện như sau:
X = Tổng số người trên xe khi kiểm tra – (số người hoặc số chỗ ghi trên giấy đăng ký xe + số người chở thêm của loại xe mà chưa đến mức bị xử phạt)
Ví dụ: đối với xe 45 chỗ ngồi nếu chở 49 người (quá 04 người) thì không bị xử phạt; nếu chở 54 người thì cách tính số người vượt quá để tiến hành xử phạt là:
X = 54 người – (45 người + 04 người) = 05 người.
6. Đình chỉ lưu hành phương tiện vi phạm hành chính (khoản 1 Điều 49 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP)
a) Đối với phương tiện vi phạm hành chính là xe mô tô, xe gắn máy thì việc đình chỉ lưu hành phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện bằng hình thức tạm giữ xe mô tô, xe gắn máy đó.
b) Đối với phương tiện vi phạm hành chính là ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng thì việc đình chỉ lưu hành phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện bằng hình thức tạm giữ đăng ký phương tiện (đăng ký xe), biển số đăng ký gắn phía trước của xe, sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc tạm giữ phương tiện.
- Tạm giữ đăng ký xe, biển số đăng ký gắn phía trước của xe, sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau đây:
+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h (điểm a khoản 8 Điều 8 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP).
+ Điều khiển xe ôtô chở khách, ôtô chở người mà chở vượt trên 50% đến 100% hoặc trên 100% số người (hành khách) được phép chở của phương tiện theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP.
Ví dụ: xe 4 chỗ ngồi, nếu chở từ 8 người đến 9 người thì được coi là chở vượt trên 50% đến 100%, nếu chở từ 10 người trở lên thì được coi là chở vượt trên 100%; xe 45 chỗ ngồi, nếu chở từ 72 người đến 94 người thì được coi là vượt trên 50% đến 100%, nếu chở từ 95 người trở lên thì được coi là chở vượt trên 100%.
+ Điều khiển xe không đăng ký tham gia kinh doanh vận tải khách mà chở khách (điểm a khoản 6 Điều 27 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP).
+ Để người đứng, ngồi, nằm trên mui xe, nóc xe, trong khoang chứa hành lý khi xe đang chạy (điểm b khoản 6 Điều 27 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP).
- Tạm giữ phương tiện được áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 49 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP, trừ các trường hợp nêu trên.
c) Những người quy định tại Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (đã được sửa đổi, bổ sung) có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ lưu hành phương tiện vi phạm hành chính (mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp đình chỉ lưu hành phương tiện bằng hình thức tạm giữ đăng ký xe, biển số đăng ký gắn phía trước của xe, sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì người vi phạm phải tự bảo quản phương tiện đó. Khi lập biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày đình chỉ lưu hành phương tiện, người vi phạm đưa phương tiện bị đình chỉ lưu hành về nơi bảo quản.
Trong thời hạn phương tiện bị đình chỉ lưu hành (trừ thời gian đưa phương tiện về nơi bảo quản) mà cá nhân, tổ chức đưa phương tiện đó tham gia giao thông, thì người điều khiển phương tiện đó bị xử phạt về hành vi không gắn đủ biển số theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 19 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP.
d) Thời hạn đình chỉ lưu hành phương tiện được tính từ thời điểm tạm giữ phương tiện hoặc tạm giữ đăng ký xe, biển số đăng ký gắn phía trước của xe, sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Trường hợp một người cùng một lúc thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà các hành vi này đều có quy định là bị đình chỉ lưu hành phương tiện thì chỉ áp dụng quy định đình chỉ lưu hành phương tiện có thời hạn dài nhất.
Đối với hành vi vi phạm mà Nghị định số 146/2007/NĐ-CP có quy định khung thời hạn đình chỉ lưu hành phương tiện, thì người có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ lưu hành phương tiện phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm để quyết định thời hạn đình chỉ lưu hành phương tiện.
a) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung), Điều 48 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP và phải áp dụng các biểu mẫu xử phạt do Bộ Công an quy định;
b) Về thủ tục thu, nộp tiền phạt được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung), Điều 47 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
8. Về ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính
Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của lực lượng Công an nhân dân được quy định tại Điều 44 của Nghị định số 146/2007/NĐ-CP có thể ủy quyền cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) và phải ghi rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền. Cấp phó được ủy quyền xử phạt phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền cho bất kỳ cá nhân nào khác.
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này;
b) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thuộc quyền tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư này; định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và báo cáo kết quả về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát);
c) Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; những quy định trước đây của Bộ Công an về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Tổng cục trưởng các Tổng cục, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ trưởng, Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc Công các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có khó khăn, vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát) để có hướng dẫn kịp thời./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
(ban hành theo Thông tư số 23/2008/TT-BCA-C11 ngày 14/10/2008)
(1) ……………………. (2) ……………………. Số: ……………./QĐ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…………, ngày ……..tháng …….. năm ……... |
đình chỉ lưu hành phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 49 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số …………. lập ngày ……/…../.......................................
Tôi: …………………………………………………….. Cấp bậc: ...................................................
Chức vụ: ..............................................................................................................................
Đơn vị công tác: ...................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đình chỉ lưu hành phương tiện đối với:
Ông/bà (hoặc tổ chức) ..........................................................................................................
Nơi cư trú: ...........................................................................................................................
CMND (hoặc hộ chiếu) số: …………………………….. ngày cấp: ..............................................
Đã có hành vi vi phạm quy định tại điểm ………. khoản …….. Điều ……….. Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Điều 2. Hình thức đình chỉ lưu hành phương tiện (một trong hai hình thức dưới đây)
a) Tạm giữ phương tiện:
Loại xe: …………………………………; Biển số đăng ký ..........................................................
Người điều khiển: ...............................; Địa chỉ .....................................................................
Tình trạng phương tiện bị tạm giữ (có biên bản tạm giữ phương tiện kèm theo)..........................
............................................................................................................................................
b) Tạm giữ đăng ký phương tiện, biển số đăng ký, sổ CNKĐATKT và BVMT:
- Đăng ký phương tiện số: ………………, ngày cấp: ………………., nơi cấp: ............................
- Biển số đăng ký (biển số trước): .........................................................................................
- Số CNKĐATKT và BVMT số: ................., ngày cấp:...................., nơi cấp: ...........................
Điều 3. Thời hạn đình chỉ lưu hành phương tiện: …………………………………. ngày
(từ ngày ………/………../…….. đến ngày ………../………../………..)
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 03 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người (tổ chức) vi phạm, 01 bản gửi nơi tạm giữ phương tiện vi phạm, 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính.
Nơi nhận: - Như Điều 4. - Lưu. |
……………..
(3) ………………. |
(1) Cơ quan chủ quản
(2) Cơ quan người ra quyết định
(3) Chức danh người ra quyết định.
(ban hành theo Thông tư số 23/2008/TT-BCA-C11 ngày 14/10/2008)
(1) ……………………. (2) ……………………. Số: ……………./QĐ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…………, ngày ……..tháng …….. năm ……... |
về việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính
(Trong lĩnh vực giao thông đường bộ)
Căn cứ Điều 41 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (đã được sửa đổi, bổ sung);
Tôi: …………………………………………………….. Cấp bậc: ...................................................
Chức vụ: ..............................................................................................................................
Đơn vị công tác: ...................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ủy quyền xử lý vi phạm hành chính cho đồng chí ........................................................
Cấp bậc: ..............................................................................................................................
Chức vụ: ..............................................................................................................................
Đơn vị công tác: ...................................................................................................................
Điều 2. Nội dung ủy quyền (ghi rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền).
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Đồng chí …………………………………………………. chịu trách nhiệm về quyết định xử lý vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền cho bất cứ cá nhân nào khác.
Nơi nhận: - Người được ủy quyền; - Lưu. |
NGƯỜI
ỦY QUYỀN |
(1) Cơ quan chủ quản
(2) Cơ quan của người ra quyết định.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.