BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21-TC/CNA |
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 1982 |
Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 146-HĐBT ngày 25-8-1982 về việc sửa đổi và bổ sung Quyết định số 25-CP ngày 21-1-1981 của Hội đồng Chính phủ. Bộ Tài chính hướng dãn việc hạch toán giá thành, xác định mức thu quốc doanh, và thi hành chế độ phân phối lợi nhuận, trích quỹ xí nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh theo quyết định sửa đổi bổ sung trên như sau:
I. HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH, XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN XÍ NGHIỆP VÀ MỨC THU QUỐC DOANH
A. ĐỐI VỚI SẢN PHẨM LÀM BẰNG VẬT TƯ CHỦ YẾU DO NHÀ NƯỚC CUNG ỨNG
Việc hạch toán giá thành xác định các khoản lợi nhuận định mức, lợi nhuận kế hoạch, lợi nhuận thực tế và mức thu quốc doanh theo đúng chế độ hiện hành, trên cơ sở giá chỉ đạo của Nhà nước.
B. ĐỐI VỚI SẢN PHẨM LÀM BẰNG VẬT TƯ TỰ TÌM KIẾM ĐỂ XÂY DỰNG THÊM PHẦN KẾ HOẠCH BỔ SUNG
1. Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm:
Về nguyên tắc, sản lượng và giá thành sản phẩm làm bằng vật tư tự tìm kiếm, xí nghiệp phải hạch toán riêng trên cơ sở tính đủ chi phí theo giá nguyên vật liệu thực tế thu mua, tính đủ khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn và các chi phí khác theo quy định thống nhất của Nhà nước.
Việc hạch toán riêng giá thành sản phẩm làm bằng vật tư tự tìm kiếm được thực hiện bằng nhiều phương pháp hạch toán khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng xí nghiệp.
Đối với những xí nghiệp có một trong những điều kiện sau đây:
- Tổ chức dây chuyền sản xuất riêng;
- Sử dụng vật tư khác chủng loại với vật tư Nhà nước cung ứng;
- Sản xuất ra sản phẩm không cùng mặt hàng với sản phẩm được Nhà nước cung ứng vật tư thì việc hạch toán riêng giá thành sản phẩm được thực hiện từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đơn vị sản phẩm;
Đối với những xí nghiệp không có các điều kiện trên và sản xuất ra những sản phẩm trong đó vừa có vật tư do Nhà nước cung ứng, vừa có vật tư tự tìm kiếm thêm thì sản lượng sản phẩm sản xuất ở phần kế hoạch do Nhà nước cung ứng vật tư và phần kế hoạch bổ sung bằng vật tư tự tìm kiếm được xác định theo tỷ trọng của mỗi phần chi phí vật tư tương ứng (tính theo số lượng hoặc theo giá chỉ đạo thống nhất) đã tham gia vào việc sản xuất ra sản phẩm đó.
Để giảm bớt công việc tính toán phức tạp không cần thiết mà vẫn bảo đảm mức độ chính xác của số liệu hạch toán, việc hạch toán riêng giá thành sản phẩm trong trường hợp này có thể thực hiện như sau: toàn bộ các chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí vật tư tự tìm kiếm đều được hạch toán theo giá chỉ đạo. Phần chênh lệch giá của vật tư tự tìm kiếm, xí nghiệp hạch toán riêng và tính phân bổ vào giá thành đơn vị sản phẩm thuộc phần kế hoạch bổ sung.
Giá thành đơn vị sản phẩm thuộc phần kế hoạch bổ sung là giá thành sản phẩm theo giá chỉ đạo cộng hoặc trừ (±) thêm khoản chênh lệch giá vật tư tự tìm kiếm, công thức tính như sau:
Giá thành đơn vị sản phẩm thuộc kế hoạch bổ sung bằng vật tư tự tìm kiếm |
= |
Giá thành đơn vị sản phẩm theo giá chỉ đạo |
± |
Chênh lệch giá vật tư tự tìm kiếm |
2. Lợi nhuận định mức của phần kế hoạch bổ sung:
Lợi nhuận định mức của sản phẩm làm bằng vật tư tự tìm kiếm được tính bằng lợi nhuận định mức tính theo số tuyệt đối cho sản phẩm cùng loại làm bằng vật tư do Nhà nước cung ứng.
Trường hợp sản phẩm làm bằng vật tư tự tìm kiếm không trùng với mặt hàng sản xuất tại xí nghiệp bằng vật tư do Nhà nước cung ứng nên không có sẵn lợi nhuận định mức để áp dụng thì được áp dụng lợi nhuận định mức của sản phẩm cùng loại do xí nghiệp khác sản xuất. Nếu ở xí nghiệp khác cũng không có sản phẩm trùng với loại sản xuất bằng vật tư tự tìm kiếm thì được áp dụng lợi nhuận định mức của sản phẩm tương tự của xí nghiệp sau khi đã trừ yếu tố biến động của nguyên vật liệu.
Thí dụ: Xí nghiệp bột giặt có mặt hàng chính làm bằng nguyên vật liệu Nhà nước cung ứng là bột giặt với giá thành đã trừ nguyên vật liệu là Z (B) và lợi nhuận định mức là L(B) (tính bằng số tuyệt đối). Nhưng có sản phẩm làm bằng nguyên liệu vật tự tự tìm kiếm là kem đánh răng, với giá thành đã trừ nguyên vật liệu là Z (K) thì lợi nhuận định mức L(K) của kem đánh răng làm bằng vật tư tự tìm kiếm sẽ là:
L (B) x Z (K)
Z (B)
3. Giá bán buôn xí nghiệp của sản phẩm làm bằng vật tư tự tìm kiếm:
Sau khi xác định được giá thành hợp lý của sản phẩm làm bằng vật tư tự tìm kiếm (được tính đủ theo giá nguyên vật liệu tự tìm kiếm) và xác định được lãi định mức cho đơn vị sản phẩm thì giá bán buôn xí nghiệp được tính theo công thức sau đây:
Giá bán buôn xí nghiệp |
= |
Giá thành đơn vị sản phẩm |
+ |
Lãi định mức cho đơn vị sản phẩm |
4. Giá bán buôn công nghiệp của sản phẩm làm bằng vật tư tự tìm kiếm: Giá bán buôn công nghiệp của sản phẩm làm bằng vật tư chủ yếu do xí nghiệp tự tìm kiếm:
Giá bán buôn công nghiệp của sản phẩm làm bằng vật tư tự tìm kiếm: Giá bán buôn công nghiệp của sản phẩm làm bằng vật tư chủ yếu do xí nghiệp tự tìm kiếm được tính bằng giá bán buôn công nghiệp của sản phẩm làm bằng vật tư chủ yếu do Nhà nước cung ứng.
5. Xác định mức thu quốc doanh:
Chênh lệch giữa giá bán buôn công nghiệp và giá bán buôn xí nghiệp là mức thu quốc doanh. Công thức tính như sau:
|
= |
Giá bán buôn công nghiệp |
|
Giá bán buôn xí nghiệp |
Trường hợp sản phẩm sản xuất bằng vật tư tự tìm kiếm với giá cao hơn giá chỉ đạo của Nhà nước làm cho giá thành và giá bán buôn xí nghiệp tăng lên thì xí nghiệp vẫn tiêu thụ sản phẩm theo giá bán buôn công nghiệp thống nhất quy định và được cơ quan thu quốc doanh giảm bớt mức nộp tương ứng với mức tăng giá mua vật tư. Ngược lại, nếu vật tư tự tìm kiếm mua theo giá thấp hơn giá chỉ đạo của Nhà nước làm cho giá thành và giá bán buôn xí nghiệp giảm xuống thì mức chênh lệch giá vật tư đó là khoản thu quốc doanh bổ sung nộp vào ngân sách Nhà nước.
Căn cứ vào phương án giá thành, giá bán buôn xí nghiệp do xí nghiệp xây dựng và giá bán buôn công nghiệp quy định, xí nghiệp phải xác định mức thu quốc doanh của các sản phẩm do xí nghiệp sản xuất và gửi đến cơ quan tài chính xét duyệt. Bộ Tài chính xét duyệt mức thu quốc doanh cho các xí nghiệp Trung ương, các Sở, Ty tài chính xét duyệt mức thu quốc doanh cho các xí nghiệp địa phương.
Trường hợp xí nghiệp chưa xây dựng được giá thành, giá bán buôn xí nghiệp, giá bán buôn công nghiệp để làm cơ sở xác định mức thu quốc doanh chính thức thì xí nghiệp (bao gồm cả xí nghiệp Trung ương và xí nghiệp địa phương) phải tạm tính mức thu quốc doanh gửi đến Sở, Ty tài chính tạm duyệt để kịp thời nộp ngân sách khoản thu quốc doanh đã phát sinh hàng tháng. Khi tiêu thụ sản phẩm, xí nghiệp phải nộp theo mức thu quốc doanh được duyệt. Sau khi quyết toán quý, xí nghiệp được tính toán mức thu quốc doanh thực tế phải nộp cho phù hợp với các khoản chênh lệch giá đã phát sinh trong phần kế hoạch bổ sung bằng vật tư tự tìm kiếm.
Khi xác định mức thu quốc doanh đối với sản phẩm sản xuất bằng vật tư tự tìm kiếm, nếu giá bán buôn xí nghiệp tăng lên đến mức Nhà nước không còn thu quốc doanh nữa thì xí nghiệp phải báo cáo lên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp xem xét và quyết định.
Nói chung, xí nghiệp phải bảo đảm bù đắp đủ chi phí sản xuất và kinh doanh không lỗ trong trường hợp sản xuất bằng vật tư tự tìm kiếm (trừ những mặt hàng có chính sách bù lỗ của Nhà nước).
Đối với những sản phẩm không thuộc diện thiết yếu của phần kế hoạch bổ sung bằng vật tư tự tìm kiếm, nếu giá thành thực tế cao hơn giá bán buôn công nghiệp, nhưng trên thực tế xã hội vẫn có nhu cầu và xét thấy thương nghiệp quốc doanh có thể tiêu thụ được giá bán lẻ cao hơn thì xí nghiệp được đề nghị các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh lại giá bán buôn xí nghiệp và giá bán buôn công nghiệp , để bảo đảm bù đắp được chi phí sản xuất và có lãi cho xí nghiệp.
Trường hợp xí nghiệp nhận nguyên vật liệu của một tổ chức quốc doanh khác để gia công thành phẩm thì xí nghiệp nhận gia công được tính lãi định mức và khoản thu quốc doanh bằng mức thu quốc doanh và lãi định mức của sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng vật tư do Nhà nước cung ứng.
Trường hợp xí nghiệp nhận nguyên vật liệu của tổ chức tập thể hay tư nhân để gia công thành phẩm thì xí nghiệp nhận gia công được tính chi phí gia công, lãi định mức và khoản thuế phải nộp theo chế độ thuế công thương nghiệp hiện hành.
Như vậy, các đơn vị, tổ chức hoặc tư nhân đưa gia công phải thanh toán với xí nghiệp nhận gia công các khoản chi phí gia công lãi định mức và thu quốc doanh hoặc thuế sản phẩm. Xí nghiệp nhận gia công có nhiệm vụ nộp thu quốc doanh hoặc thuế sản phẩm vào ngân sách Nhà nước thay cho các đơn vị , tổ chức hoặc tư nhân đưa gia công.
Trường hợp xí nghiệp nhận gia công từng công đoạn ngắn, chi phí gia công quá ít so với toàn bộ chi phí sản xuất ra sản phẩm thì việc nộp thu quốc doanh hoặc thuế đối với sản phẩm đó có thể do bên đưa gia công nộp ngân sách khi tiêu thụ sản phẩm, theo quyết định của cơ quan thu quốc doanh.
C. ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SẢN XUẤT PHỤ
Xí nghiệp tổ chức sản xuất phụ phải đăng ký mặt hàng, giá thành sản phẩm, giá bán với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của xí nghiệp. Đối với loại sản phẩm sản xuất phụ xí nghiệp phải nộp tho quốc doanh bằng 10% doanh số tiêu thụ:
Như vậy lợi nhuận thực tế của sản phẩn phụ được tính như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu - Giá thành thực tế - Thu quốc doanh 10%
Để khuyến khích xí nghiệp, tận dụng phế liệu phế phẩm và lao động dôi thừa, trường hợp giá thành của sản phẩm sản xuất phụ tăng lên (do những nguyên nhân khách quan như sản xuất chưa ổn định, giá nguyên vật liệu tăng...) nếu số lợi nhuận thực hiện thấp hơn so với lợi nhuận định mức của sản phẩm cùng loại, hoặc không còn lợi nhuận nữa thì xí nghiệp đề nghị cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp xét cho giảm hoặc miễn mức thu quốc doanh nói trên.
Trong trường hợp này xí nghiệp phải bảo đảm bù đắp đủ chi phí sản xuất, trả đủ nợ và lãi vay ngân hàng nếu có, và kinh doanh không lỗ.
II. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ XÍ NGHIỆP
A. ĐỐI VỚI PHẦN KẾ HOẠCH ĐƯỢC NHÀ NƯỚC CUNG ỨNG VẬT TƯ CHỦ YẾU
1. Nếu xí nghiệp hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh của kế hoạch Nhà nước thì ngoài việc trích lập quỹ phát triển sản xuất theo chế độ hiện hành, xí nghiệp được trích lợi nhuận để lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo tỷ lệ sau đây:
- Xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nặng, xây dựng, vận ải, khai thác gỗ, đánh cá biển trích lập hai quỹ (phúc lợi và khen thưởng) bằng 24% tổng quỹ lương thực hiện cả năm của công nhân viên sản xuất kinh doanh phần kế hoạch Nhà nước cung ứng vật tư (trừ các khoản chi bất hợp lý trong quỹ lương như lương sản phẩm hỏng, lương ngừng việc vượt định mức cho phép, các khoản chi sai chính sách chế độ tiền lương hiện hành v.v...).
- Xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm được trích hai quỹ (phúc lợi và khen thưởng) bằng 20% tổng quỹ lương thực hiện cả năm của công nhân viên sản xuất kinh doanh phần kế hoạch Nhà nước cung ứng vật tư (trừ các khoản chi bất hợp lý trong quỹ lương như lương sản phẩm hỏng, lương ngừng việc vượt định mức cho phép, các khoản chi sai chính sách chế độ tiền lương hiện hành v.v...).
Tỷ lệ phân phối giữa hai quỹ khen thưởng và phúc lợi là 70% cho quỹ khen thưởng và 30% cho quỹ phúc lợi.
Nếu xí nghiệp không có nhu cầu bổ sung vốn lưu động định mức cần tăng thêm thì số lợi nhuận còn lại nộp ngân sách Nhà nước.
Xí nghiệp được xét duyệt vốn lưu động định mức để bảo đảm cho các hoạt động thuộc các phẩn kế hoạch sản xuất chính, kế hoạch sản xuất phụ. Số vốn còn thiếu thuộc phần ngân sách cấp phát phải được kế hoạch hoá các nguồn bổ sung như điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ lợi nhuận trích nộp ngân sách nhưng vẫn còn thiếu thì ngân sách sẽ cấp thêm cho đủ theo kế hoạch được duyệt. Trong quá trình sản xuất , mọi nhu cầu tăng vốn lưu động trên định mức và ngoài kế hoạch được giải quyết bằng vốn vay ngân hàng.
2. Xí nghiệp có lợi nhuận vượt kế hoạch.
Nếu xí nghiệp có lợi nhuận nộp vượt kế hoạch thì được trích vào quỹ xí nghiệp theo tỷ lệ sau đây:
- Xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nặng, xây dựng, vận tải, khai thác gỗ, đánh cá biển được trích vào các quỹ xí nghiệp 60% số lợi nhuận nộp vượt kế hoạch đó.
- Xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm được trích 50% số lợi nhuận nộp vượt kế hoạch đó.
Như vậy tổng số lợi nhuận nộp vượt kế hoạch sẽ bao gồm cả số thực tế đã nộp ngân sách vượt kế hoạch và số được phép để lại trích các quỹ cho xí nghiệp theo tỷ lệ nói trên về số lợi nhuận nộp vượt kế hoạch.
- Cả hai trường hợp trích vượt kế hoạch được bổ sung cho các quỹ theo tỷ lệ:
- 60% cho quỹ khen thưởng,
- 20% cho quỹ phúc lợi,
- 20% cho quỹ phát triển sản xuất .
Số lợi nhuận còn lại nộp ngân sách Nhà nước.
Khi xác định số lợi nhuận hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch nộp ngân sách, cần loại trừ các khoản tăng lợi nhuận do các nguyên nhân khách quan (như do Nhà nước thay đổi giá bán buôn công nghiệp, giá bán buôn vật tư, do xí nghiệp tự nâng giá bán trái với chế độ hiện hành, do sản xuất sản phẩm không đúng quy cách, các khoản tiền phạt thu của đơn vị khác không được ghi trong kế hoạch hoá lợi nhuận của xí nghiệp... ).
Các khoản tăng lợi nhuận nói trên, xí nghiệp phải nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà nước.
3. Trường hợp xí nghiệp không hoàn thành 3 chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh chủ yếu nói sau đây thì cứ nỗi phần trăm không hoàn thành về một chỉ tiêu phải trừ đi 2% số tiền được trích theo mức cơ bản của mỗi quỹ:
- Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện.
- Sản phẩm chủ yếu theo tiêu chuẩn chất lượng quy định.
- Lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách (trên cơ sở số lợi nhuận thực hiện)
B. PHẦN KẾ HOẠCH BỔ SUNG DO XÍ NGHIỆP TỰ TÌM KIẾM VẬT TƯ ĐỂ SẢN XUẤT
Xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nặng, xây dựng, vận tải, khai thác gỗ, đánh cá biển được trích 60% và xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm được trích 50% lợi nhuận thực hiện của phần kế hoạch này để bổ sung cho các quỹ theo tỷ lệ:
- 60% cho quỹ khen thưởng;
- 20% cho quỹ phúc lợi,
- 20% cho quỹ phát triển sản xuất.
Số lợi nhuận còn lại nộp ngân sách Nhà nước.
Nếu xí nghiệp không hoàn thành kế hoạch nộp lợi nhuận thuộc phần kế hoạch sản xuất bằng vật tư do Nhà nước cung ứng mà không có lý do chính đáng thì xí nghiệp phải lấy lợi nhuận thực hiện của phần kế hoạch bổ sung bằng vật tư tự tìm kiếm để bù cho số thiếu hụt đó (và khi xét duyệt hoàn thành kế hoạch do Nhà nước cung ứng vật tư sẽ được coi là hoàn thành kế hoạch -nộp lợi nhuận ). Số còn lại mới được coi là lợi nhuận thực hiện của phần kế hoạch bổ sung bằng vật tư tự tìm kiếm để được trích theo quy dịnh nói trên.
C. Trường hợp xí nghiệp có lợi nhuận sản xuất bằng phương thức vay ngoại tệ của ngân hàng để nhập nguyên liệu chủ yếu sản xuất mặt hàng xuất khẩu:
1. Xí nghiệp chấp hành đúng chế độ của nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, về tín dụng ngân hàng và quản lý ngoại tệ. Mọi khoản thu, chi phải hạch toán rõ ràng và quy về tiền Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Nhà nước quy định (xí nghiệp không được trích các quỹ xí nghiệp bằng ngoại tệ).
2. Phần lợi nhận xí nghiệp thu được do vay ngoại tệ của ngân hàng để sản xuất được hạch toán riêng và sau khi làm đầy đủ nhiệm vụ nộp thuế cho Nhà nước theo chế độ hiện hành và sau khi đã trả nợ và lãi vay ngân hàng bằng ngoại tệ, xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nặng, xây dựng, vận tải, khai thác gỗ, đánh cá biển, được trích 60% để trích lập các quỹ xí nghệp, xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm được trích lập các quỹ xí nghiệp.
Phần lợi nhuận để lại cho xí nghiệp được phân phối cho các quỹ theo tỷ lệ:
- 60% cho quỹ khen thưởng,
- 20% cho quỹ phúc lợi,
- 20% cho quỹ phát triển sản xuất.
Số lợi nhuận còn lại, xí nghiệp nộp vào ngân sách Nhà nước.
D. Trường hợp xí nghiệp có lợi nhuận sản xuất mặt hàng phụ bằng phế liệu phế phẩm, sau khi đã nộp thu quốc doanh theo quy định ở điểm C, mục I nói trên, xí nghiệp thuộc tất cả các ngành được trích 70% số lợi nhuận thực hiện của mặt hàng sản xuất phụ để bổ sung cho các quỹ theo tỷ lệ:
- 60% cho quỹ khen thưởng,
- 20% cho quỹ phúc lợi,
- 20% cho quỹ phát triển sản xuất.
Số lợi nhuận còn lại (30%) Xí nghiệp nộp vào ngân sách Nhà nước.
E. Trường hợp xí nghiệp vi phạm
chế độ, chính sách quản lý kinh tế,tài chính của Nhà nước kể dưới đây thì cứ mỗi
vi phạm thuộc phần kế hoạch nào (kế hoạch sản xuất bằng vật tư Nhà nước cung ứng,
bằng vật tư tự tìm kiếm; kế hoạch sản xuất phụ) sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm mà
giảm từ 2 đến 5% số tiền được trích cho mỗi quỹ thuộc phần kế hoạch tương ứng của
xí nghiệp.
- Làm thiệt hại đến tài sản vật tư tiền vốn;
- Để xảy ra tai nạn chết người do khuyết điểm về quản lý hoặc do thiếu trách nhiệm;
- Vi phạm hợp đòng kinh tế, các chế độ giao nộp sản phẩm, phân phối thu mua, giá cả của Nhà nước;
- Vi phạm các chế độ báo cáo kế toán, thống kê và kỷ luật thu nộp ngân sách.
III. MỨC KHỐNG CHẾ TƯƠNG ĐỐI CỦA QUỸ KHEN THƯỞNG VÀ PHÚC LỢI
Nếu quỹ khen thưởng và phúc lợi trong cả năm của xí nghiệp được trích từ các nguồn khác nhau (sản xuất chính, sản xuất phụ) cộng lại mà mỗi quỹ vượt 6 (sáu) tháng lương thực hiện bình quân trong năm của công nhân viên sản xuất kinh doanh của xí nghiệp thì số vượt 6 tháng lương (từ tháng thứ 7 trở đi) xí nghiệp được để lại 30%, nộp cấp trên 20% để lập quỹ dự trữ tài chính tập trung. Số còn lại (50%) nộp ngân sách Nhà nước.
Lợi nhuận nộp lên cơ quan chủ quản cấp trên để lập quỹ dự trữ tài chính của Bộ, sở, ty chủ quản hoặc liên hiệp các xí nghiệp. Nguyên tắc lập và sử dụng quỹ dự trữ tài chính Bộ Tài chính sẽ có quy định riêng.
Số để lại cho xí nghiệp được phân phối cho các quỹ theo tỷ lệ:
- 60% cho quỹ khen thưởng,
- 20% quỹ phúc lợi,
- 20% cho quỹ phát triển sản xuất.
Số tiền thưởng do xí nghiệp hoàn thành nhiệm vụ xuất khẩu theo chế độ riêng về thưởng khuyến khích xuất khẩu không phải tính vào mức khống chế tương đối và được trích bổ sung cho các quỹ xí nghiệp theo tỷ lệ:
- 60% cho quỹ khen thưởng,
- 20% quỹ phúc lợi,
- 20% cho quỹ phát triển sản xuất.
Nếu xí nghiệp không hoàn thành các phần kế hoạch sản xuất chính, kế hoạch sản xuất phụ, bị giảm trừ mức trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi quá nhiều không đạt mức bình quân đầu người cả hai quỹ cộng lại bằng 60 đồng thì sẽ được ngân sách trợ cấp cho đủ mức bình quân đó (60đ đầu người bổ sung vào quỹ khen thưởng hay quỹ phúc lợi bao nhiêu do giám đốc xí nghiệp quyết định).
Thông tư này chỉ áp dụng đối với các xí nghiệp sản xuất công nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương thuộc tất cả các ngành. Đối với các xí nghiệp xây dựng, vận tải, nông nghiệp, khai thác gỗ, đánh cá biển, các Bộ chủ quản bàn bạc thống nhất với Bộ Tài chính để vận dụng chế độ phân phối lợi nhuận và trích quỹ xí nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành mình. Thông tư này không áp dụng đối với các xí nghiệp phân phối lưu thông dịch vụ, văn hoá, y tế , giáo dục, các cơ quan hành chính sự nghiệp , và sẽ có quy định riêng.
Những quy định trước đây về chế độ thu quốc doanh, phân phối lợi nhuận và trích quỹ khen thưởng và phúc lợi trong các Thông tư số 3-TC/CNXD ngày 28-3-1978 và số 4-TT/TC ngày 18-3-1981 của Bộ Tài chính trái với các quy định trong Thông tư này đều bãi bỏ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 9 năm 1982 và được áp dụng vào việc phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ xí nghiệp năm 1982.
|
Trần Tiêu (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.