BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2020/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2020 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 08/2017/TT-BLĐTBXH NGÀY 10 THÁNG 3 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUY ĐỊNH CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 1 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Thông tư này áp dụng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đang giảng dạy trong trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp); cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Thông tư này không áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhà giáo giảng dạy tại các trường cao đẳng, trường trung cấp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an.”
“Điều 4. Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ
Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.”
“Điều 5. Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học
Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.”
4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 17 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
“a) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
“a) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ trung cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 2 hoặc chứng nhận bậc thợ 4/7, 3/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc tương đương;”
“Điều 18. Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ
Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.”
“Điều 19. Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học
Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.”
7. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 32 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
“a) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
“a) Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương;”
c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
“a) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ cao đẳng sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc chứng nhận bậc thợ 5/7, 4/6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đăng nghề hoặc tương đương;”
“Điều 33. Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ
Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.”
“Điều 34. Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học
Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.”
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 47 như sau:
“Điều 47. Căn cứ đánh giá, xếp loại nhà giáo
1. Đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp: Có 03 tiêu chí, 14 tiêu chuẩn, 35 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng Điều 4, Điều 5; các khoản của Điều 3 và các khoản của các điều từ Điều 6 đến Điều 16 của Thông tư này.
2. Đối với nhà giáo dạy lý thuyết, thực hành trình độ trung cấp, cao đẳng: Có 03 tiêu chí, 15 tiêu chuẩn, 41 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng Điều 18, Điều 19, Điều 33, Điều 34; các điểm của các khoản 1, 2 Điều 17; các điểm của các khoản 1, 2 Điều 32; các khoản của các điều từ Điều 20 đến Điều 31; các khoản của các điều từ Điều 35 đến Điều 46 của Thông tư này.
3. Đối với nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng: Có 03 tiêu chí, 15 tiêu chuẩn, 43 chỉ số. Các chỉ số thể hiện bằng Điều 18, Điều 19, Điều 33, Điều 34; các điểm của khoản 3 Điều 17; các điểm của khoản 3 Điều 32; các khoản của các điều từ Điều 20 đến Điều 31; các khoản của các điều từ Điều 35 đến Điều 46 của Thông tư này.”
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 48 như sau:
“3. Tổng số điểm đánh giá tối đa của nhà giáo là tổng số điểm đánh giá tối đa của các tiêu chuẩn đối với từng nhà giáo. Tổng sổ điểm đánh giá tối đa đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp là 70 điểm; nhà giáo dạy lý thuyết hoặc thực hành trình độ trung cấp, cao đẳng là 82 điểm; nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng là 86 điểm.”
12. Bổ sung khoản 3 Điều 51 như sau:
“3. Hướng dẫn các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, căn cứ tình hình thực tế, thực hiện công tác chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo các quy định tại Thông tư này.”
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 54 như sau:
“1. Thực hiện việc đánh giá, xếp loại nhà giáo hằng năm vào cuối năm học theo các quy định tại Thông tư này, đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo trong điều kiện cụ thể của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thông qua các minh chứng phù hợp với tiêu chí, tiêu chuẩn được quy định tại Chương II của Thông tư này.
2. Xác nhận chuyên môn đào tạo của nhà giáo theo yêu cầu vị trí việc làm, phù hợp với ngành, nghề được phân công giảng dạy và năng lực sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo.”
"Điều 55. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với những ngành, nghề đã ban hành đề thi, kiểm tra, đánh giá để cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì nhà giáo phải hoàn thiện để đáp ứng tiêu chuẩn về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề quy định tại Thông tư này trong thời gian 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
2. Đối với những ngành, nghề có đề thi, kiểm tra, đánh giá để cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được ban hành từ ngày Thông tư này có hiệu lực thì nhà giáo phải hoàn thiện để đáp ứng tiêu chuẩn về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề quy định tại Thông tư này trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ban hành đề thi, kiểm tra, đánh giá để cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp."
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2021.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.