BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2010/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 5 tháng 8 năm 2010 |
Căn cứ
Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống
ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế quản lý, tư vấn, dạy nghề
và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm Quản lý
sau cai nghiện và Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế quản lý, tư vấn, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm Quản lý sau cai nghiện và Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 9 năm 2010.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, hướng dẫn, bổ sung./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ
TRƯỞNG |
QUẢN
LÝ, TƯ VẤN, DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI
TRUNG TÂM QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN VÀ TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG
XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-BLĐTBXH ngày 5 tháng 8 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Quy chế này quy định việc quản lý, tư vấn, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy (sau đây gọi tắt là người sau cai nghiện) tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy hoặc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (sau đây gọi chung là Trung tâm).
Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, tư vấn, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại Trung tâm, bao gồm:
1. Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy, Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội được giao nhiệm vụ quản lý sau cai nghiện theo quy định tại Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy (sau đây gọi tắt là Nghị định số 94/2009/NĐ-CP);
2. Các cơ sở tham gia quản lý, tư vấn, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện;
3. Người sau cai nghiện, gia đình người sau cai nghiện;
4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Người sau cai nghiện không phải là đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
2. Công tác quản lý, tư vấn, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại Trung tâm phải đảm bảo tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sau cai nghiện, cũng như việc thực hiện trách nhiệm của người sau cai nghiện, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hỗ trợ người sau cai nghiện ổn định tâm lý, sức khỏe và trang bị các kiến thức, kỹ năng xã hội, nghề nghiệp để tái hoà nhập cộng đồng bền vững.
Trong phạm vi Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người đang ốm nặng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 và Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP là người được cơ sở y tế cấp huyện trở lên xác nhận đang ở trong tình trạng bệnh nặng đến mức không có khả năng lao động và sinh hoạt bình thường hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và theo chỉ định của bác sỹ phải điều trị trong một thời gian nhất định mới có thể bình phục trở lại.
2. Người lập công trong thời gian thực hiện quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP là người đạt được một trong những thành tích quy định dưới đây:
a) Được Giám đốc Trung tâm hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) trở lên nơi người đó lập công xác nhận hoặc khen thưởng bằng văn bản về một trong những thành tích sau: tố cáo hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; giúp cơ quan điều tra phát hiện, ngăn ngừa tội phạm; phát hiện, tố giác kịp thời các hành vi trốn khỏi Trung tâm, chống, phá Trung tâm; cứu được tính mạng của người khác; cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên;
b) Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động, sản xuất và được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận.
3. Người sau cai nghiện có tiến bộ rõ rệt trong thời gian thi hành quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP là người có thành tích nổi bật trong lao động, học tập, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của Trung tâm và có ít nhất hai phần ba số quý được xếp loại tốt, không có quý nào xếp loại trung bình và yếu theo chế độ đánh giá, xếp loại người sau cai nghiện quy định tại Điều 8 Quy chế này.
4. Người sau cai nghiện trong thời gian tạm đình chỉ thi hành quyết định quản lý sau cai nghiện để nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, lao động quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP là người được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận không tái sử dụng ma túy trong thời gian ít nhất là một năm kể từ khi được tạm đình chỉ thi hành quyết định quản lý sau cai, đồng thời đạt được một trong những thành tích quy định dưới đây:
a) Tích cực lao động, học tập, tham gia các hoạt động chung của địa phương, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có thành tích trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung Uỷ ban nhân dân cấp huyện) trở lên tặng giấy khen, bằng khen;
b) Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động, sản xuất và được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận.
QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM
Điều 5. Quyền của người sau cai nghiện
1. Được bố trí chỗ ở phù hợp, đảm bảo các tiện nghi cần thiết; nếu là nữ được ở trong khu vực dành riêng cho nữ của Trung tâm; được tiếp thân nhân tại khu vực dành riêng trong Trung tâm.
2. Được mang vào phòng ở các đồ dùng, vật dụng thiết yếu cho sinh hoạt cá nhân, học văn hóa, học nghề; được sử dụng trang thiết bị sinh hoạt, đồ dùng học tập, lao động và bảo hộ lao động của Trung tõm vào mục đích học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí theo quy định của Trung tâm.
3. Ngoài thời gian chữa bệnh, học tập, lao động, được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí và các sinh hoạt tập thể khác do Trung tâm tổ chức.
4. Được tư vấn, chăm sóc sức khỏe, điều trị nhằm ổn định tâm lý và phòng, chống tái nghiện; được học văn hóa, học nghề theo nguyện vọng, điều kiện sức khỏe, trình độ học vấn của bản thân và khả năng tổ chức của Trung tâm; được cấp văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, học nghề theo trình độ đạt được; được giải quyết việc làm.
5. Khi tham gia học nghề, lao động, sản xuất tại Trung tâm và ở các cơ sở dạy nghề, cơ sở giải quyết việc làm ngoài Trung tâm được đối xử bình đẳng như người học nghề, người lao động khác tại các cơ sở này.
6. Khi tham gia lao động, sản xuất tại các cơ sở giải quyết việc làm ngoài Trung tâm được ký kết hợp đồng lao động, được hưởng các chế độ, chính sách về tiền công, tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, nghỉ ốm và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành.
7. Được tham gia sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành; được đóng góp ý kiến, khiếu nại với Trung tâm và các đơn vị, cá nhân có thẩm quyền hoặc có liên quan về công tác quản lý, tư vấn, dạy văn hóa, dạy nghề và giải quyết việc làm tại Trung tâm trên tinh thần xây dựng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và của tập thể.
8. Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, trong học tập, rèn luyện, tham gia giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn của Trung tâm và của địa phương; được về nghỉ chịu tang bố, mẹ, ông, bà (cả bên vợ và bên chồng), vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột.
9. Được giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại Trung tâm; khi hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào Trung tâm được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào Trung tâm; được nhận lại tiền tiết kiệm từ các khoản thu nhập của bản thân do lao động, sản xuất trong thời gian thi hành quyết định quản lý sau cai tại Trung tâm (và lãi suất nếu có); trường hợp khó khăn được trợ cấp tiền ăn đường, tiền tàu xe để trở về nơi cư trú.
Điều 6. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người sau cai nghiện
1. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của Trung tâm, của cơ sở dạy nghề và cơ sở giải quyết việc làm; bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội.
2. Tích cực rèn luyện, học tập, thi đua lao động, tham gia các phong trào văn hóa, thể thao và các hoạt động xã hội của Trung tâm, hoàn thành định mức lao động được giao.
3. Tích cực tham gia công tác truyền thông phòng, chống lạm dụng ma túy và các tệ nạn xã hội khác; phản ánh, tố cáo với người có trách nhiệm để kịp thời ngăn chặn mọi biểu hiện và hành vi tiêu cực, nhất là các hành vi sử dụng, mua bán, tàng trữ ma túy tại Trung tâm.
4. Đóng học phí, lệ phí tuyển sinh theo quy định và các khoản kinh phí khác theo hợp đồng đào tạo.
Khi hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào Trung tâm phải trả lại những vật dụng, trang thiết bị sinh hoạt, học tập, lao động và bảo hộ lao động đã mượn, trường hợp làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường; thanh toán các khoản vay nợ cá nhân, tập thể tại Trung tâm (nếu có).
Điều 7. Những hành vi bị cấm trong Trung tâm
1. Chống đối, kích động, xúi giục, đánh nhau, gây rối, làm mất trật tự trong Trung tâm; trốn hoặc tổ chức trốn khỏi Trung tâm.
2. Đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức; lưu giữ, sử dụng và truyền bá sách, báo, văn hóa phẩm có nội dung phản động, đồi trụy.
3. Sửa chữa, làm thay đổi hình dạng, kích thước quần áo đồng phục; tẩy, xóa, chữa các hình, chữ đã in trên quần áo hoặc tự ý in, thêu, vẽ lên quần áo đồng phục.
4. Mang vào Trung tâm hoặc tàng trữ chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, ma tuý và các chất gây nghiện khác hoặc những vật sắc nhọn dễ gây thương tích cho bản thân và người khác; sử dụng ma túy và các chất gây nghiện tại Trung tâm; tự hủy hoại thân thể, xăm trổ, cài cắm dị vật trên thân thể mình và thân thể người khác.
5. Tự ý thành lập hội, nhóm dưới bất cứ hình thức nào để gây bè phái, chia rẽ mất đoàn kết giữa các học viên tại Trung tâm.
6. Dùng từ ngữ thiếu văn hóa trong giao tiếp tại Trung tâm; đe doạ, đánh đập, người sau cai nghiện tại Trung tâm.
7. Quan hệ tình dục giữa những người sau cai nghiện, giữa người sau cai nghiện với cán bộ quản lý tại Trung tâm.
Điều 8. Chế độ quản lý, đánh giá, xếp loại người sau cai nghiện
1. Người sau cai nghiện trong Trung tâm được quản lý theo các tổ, đội. Mỗi tổ không quá 20 người, mỗi đội không quá 5 tổ.
2. Hàng tuần, tháng, quý, Trung tâm tổ chức cho các tổ sinh hoạt để bình bầu, đánh giá kết quả phấn đấu học tập, lao động và rèn luyện của người sau cai nghiện theo bốn loại: tốt, khá, trung bình, yếu.
3. Người sau cai nghiện có thời gian được quản lý tại Trung tâm từ năm ngày trong tuần trở lên được bình xét và xếp loại theo tuần. Kết quả xếp loại theo tuần dựa trên thang điểm quy định tại Tiêu chí chấm điểm kết quả phấn đấu, rèn luyện hàng tuần của người sau cai nghiện (sau đây gọi tắt là Tiêu chí chấm điểm; Phụ lục số 01).
4. Thứ Bảy hàng tuần, cán bộ phụ trách tổ cho người sau cai nghiện trong tổ họp bình xét xếp loại. Căn cứ vào Tiêu chí chấm điểm, từng người sau cai nghiện tự xếp loại cho mình, các thành viên khác nhận xét và toàn thể người sau cai nghiện dự họp biểu quyết thông qua. Loại của người sau cai nghiện chỉ được xác định khi có ít nhất 2/3 số người sau cai nghiện dự họp đồng ý. Việc bình xét phải được lập thành biên bản có chữ ký của Tổ trưởng và cán bộ phụ trách.
5. Kết quả xếp loại được thông báo công khai trên loa truyền thanh và bảng tin của Trung tâm vào sáng Chủ nhật cùng tuần để toàn thể người sau cai nghiện và cán bộ Trung tâm biết, đóng góp ý kiến. Nếu không có ý kiến khiếu nại, chậm nhất Thứ Tư tuần kế tiếp Tổ trưởng phải gửi kết quả về phòng chuyên môn phụ trách công tác quản lý người sau cai nghiện để ghi Phiếu theo dõi đánh giá, xếp loại người sau cai nghiện (sau đây gọi tắt là Phiếu theo dõi đánh giá, xếp loại; Mẫu số 01) và lưu trữ quản lý.
6. Toàn thể cán bộ, công nhân viên, học viên của Trung tâm trong thời gian hai ngày kể từ khi thông báo kết quả xếp loại, có trách nhiệm phát hiện các trường hợp xếp loại không chính xác, báo cáo bằng văn bản với Giám đốc Trung tâm và cán bộ phụ trách tổ đó.
7. Khi nhận được ý kiến khiếu nại kết quả xếp loại người sau cai nghiện trong tổ, cán bộ phụ trách triệu tập họp tổ, phân tích, đánh giá và xếp loại lại các trường hợp có khiếu nại. Việc họp phải được lập biên bản và gửi về phòng phụ trách công tác quản lý người sau cai nghiện theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
8. Phiếu theo dõi, đánh giá, xếp loại được cán bộ tiếp nhận lập khi làm thủ tục tiếp nhận người sau cai nghiện. Định kỳ hàng tuần, tháng, quý cán bộ quản lý trực tiếp người sau cai nghiện căn cứ vào kết quả xếp loại người sau cai nghiện ghi trong biên bản họp tổ để ghi chép bổ sung thông tin vào phiếu.
9. Phiếu phân loại kết quả học tập, lao động và rèn luyện là một bộ phận trong hồ sơ người sau cai nghiện đang được quản lý tại Trung tâm và được lưu trữ, quản lý theo chế độ lưu trữ, quản lý hồ sơ tại phòng phụ trách công tác quản lý người sau cai nghiện.
10. Người sau cai nghiện có thời gian quản lý tại Trung tâm từ đủ ba tuần trở lên được xếp loại theo tháng. Kết quả xếp loại theo tháng dựa trên kết quả xếp loại các tuần trong tháng theo Tiêu chí xếp loại người sau cai nghiện theo tháng, quý (Phụ lục số 02).
11. Tuần thứ tư hàng tháng, cán bộ phụ trách Tổ cho người sau cai nghiện họp tổ bình xét xếp loại theo tháng. Các bước bình xét, xếp loại theo tháng tương tự như xếp loại theo tuần.
12. Người sau cai nghiện có thời gian được quản lý tại Trung tâm từ đủ hai tháng trở lên được xếp loại theo quý. Kết quả xếp loại theo quý dựa trên kết quả xếp loại tháng trong quý theo Tiêu chí xếp loại người sau cai nghiện theo tháng, quý.
13. Tuần thứ tư tháng thứ ba hàng quý, cán bộ phụ trách Tổ cho học viên họp Tổ bình xét xếp loại. Các bước bình xét, xếp loại theo quý tương tự như xếp loại theo tháng và tuần.
Điều 9. Chế độ sinh hoạt văn hóa, hoạt động thể dục thể thao
1. Hàng ngày, ngoài thời gian học tập và lao động Trung tâm tổ chức cho người sau cai nghiện tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi giải trí như: tập thể dục buổi sáng, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, nghe đài, xem vô tuyến truyền hình, đọc báo, sinh hoạt văn nghệ... Tùy theo điều kiện của Trung tâm, định kỳ hàng tháng, hàng quý tổ chức buổi giao lưu văn nghệ giữa các tổ, đội.
2. Triển khai thường xuyên các hoạt động truyền thông, giáo dục phòng, chống lạm dụng ma túy phù hợp với độ tuổi, giới tính của người sau cai nghiện thông qua các buổi sinh hoạt nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ.
3. Xây dựng tủ sách cho người sau cai nghiện với các đầu sách thuộc các lĩnh vực: lịch sử, khoa học thường thức, văn học, nghệ thuật..., đặc biệt sách báo, tài liệu về các chuyên đề: hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức công dân, các chính sách, pháp luật hiện hành. Bố trí phòng đọc sách thoáng, mát, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo điều kiện về ánh sáng cho người sau cai nghiện đọc sách, báo, tài liệu vào thời gian sinh hoạt cá nhân nếu có nhu cầu. Tùy theo điều kiện và quy mô, mỗi Trung tâm có thể xây dựng một hay nhiều Tủ sách và Phòng đọc sách.
4. Tổ chức cho người sau cai nghiện tham gia xây dựng tờ tin hàng tuần nhằm thông tin về tình hình hoạt động của Trung tâm và nêu gương các tổ, đội và các cá nhân người sau cai nghiện đã đạt thành tích tốt trong rèn luyện, học tập, lao động tại Trung tâm trong tuần để phát trên loa truyền thanh và dán tại bảng tin của Trung tâm.
5. Ngày hai buổi sáng, chiều tổ chức tiếp âm Chương trình thời sự của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam hoặc Đài phát thanh của địa phương để phát tại Trung tâm.
1. Người sau cai nghiện đang được quản lý tại Trung tâm, nếu có nguyện vọng và đáp ứng các điều kiện quy định trong điều lệ của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội (Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh...) và quy định của Trung tâm, được tham gia sinh hoạt tại các các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thành lập tại Trung tâm.
2. Trung tâm có trách nhiệm tạo điều kiện cho người sau cai nghiện được tham gia sinh hoạt tại các tổ chức chính trị-xã hội tại Trung tâm theo đúng điều lệ của tổ chức và quy định cụ thể của Trung tâm.
3. Người sau cai nghiện tham gia lao động sản xuất tại cơ sở giải quyết việc làm, nếu có nhu cầu và đáp ứng điều kiện của tổ chức nghề nghiệp và quy định của cơ sở giải quyết việc làm, của Trung tâm, được quyền tham gia sinh hoạt tại tổ chức nghề nghiệp phù hợp với chuyên môn công việc đang làm.
Điều 11. Chế độ thăm, gặp thân nhân
1. Người
sau cai nghiện, trừ trường hợp mới được tiếp nhận vào Trung tâm dưới 7 ngày
hoặc đang trong thời gian chờ Hội đồng xét kỷ luật hoặc đang bị thi hành kỷ luật
bằng hình thức giáo dục tại phòng kỷ luật, được phép thăm,
gặp , thân
nhân thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Người có mối quan hệ gia đình, họ hàng sau đây với người sau cai nghiện được phép thăm gặp người sau cai nghiện:
a) Ông, bà (kể cả bên ngoại và bên nội);
b) Cha, mẹ (kể cả cha mẹ nuôi, mẹ kế, bố dượng, bè mÑ vî, bè mÑ chång);
c) Vợ, chồng, con (kể cả con nuôi, con dâu, con rể);
d) Cậu, mợ, cô dì, chú, bác bên nội, bên ngoại; anh chị em ruột, anh chị em họ, cháu nội, cháu ngoại, cháu họ.
3. Người sau cai nghiện được gặp thân nhân 1 lần/tuần, mỗi lần không quá 2 giờ và tối đa không quá 3 người trong một lần gặp. Trường hợp được khen thưởng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 của Quy chế này được gặp thân nhân không quá 2 lần/tuần trong một tháng. Trường hợp có lý do đặc biệt được Giám đốc Trung tâm đồng ý thì được gặp thân nhân không quá 2 lần/tuần.
4. Người sau cai nghiện có vợ hoặc chồng và có thời gian ở Trung tâm từ 3 tháng trở lên, đồng thời có 2 trong 3 tháng liên tiếp trước đó xếp loại khá trở lên, không có tháng nào xếp loại yếu theo chế độ đánh giá, xếp loại người sau cai nghiện quy định tại Điều 8 Quy chế này thì được Giám đốc Trung tâm xem xét cho phép thăm, gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng do Trung tâm bố trí, mỗi tháng một lần, mỗi lần không quá 48 giờ, tùy vào điều kiện cụ thể của từng Trung tâm.
5. Định kỳ từ 2 đến 5 ngày trong một tuần, Trung tâm tổ chức cho những người có đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này được gặp thân nhân của mình. Việc tổ chức cho người có đủ điều kiện quy định tại Khoản 4 Điều này thăm, gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng được tổ chức vào ngày Thứ Bẩy và Chủ nhật hàng tuần.
6. Thân nhân được mang vào Trung tâm cho người sau cai nghiện các đồ dùng, vật dụng, gồm: chăn màn, quần áo và các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu khác để sử dụng tại Trung tâm; đồ ăn, đồ uống không có chất cồn, hợp vệ sinh thực phẩm để sử dụng tại phòng thăm gặp; tiền đồng, thuốc bổ và thuốc chữa bệnh phải gửi lưu ký. Không được mang chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, các chất gây nghiện bất hợp pháp và các vật, chất khác bị cấm lưu hành, sử dụng trong Trung tâm.
7. Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập Tổ thăm gặp. Thành viên Tổ thăm gặp gồm cán bộ thuộc các phòng nghiệp vụ của Trung tâm. Tổ thăm gặp có trách nhiệm điều hành hoạt động thăm gặp, giải đáp những thắc mắc của người sau cai nghiện và gia đình, đình chỉ thăm gặp trong trường hợp vi phạm chế độ thăm gặp và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về công tác này.
8. Trung tâm phát hành Sổ thăm gặp dành cho thân nhân người sau cai nghiện (sau đây gọi tắt là Sổ thăm gặp; Mẫu số 02). Khi tiếp nhận người sau cai nghiện vào quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn người sau cai nghiện và thân nhân người sau cai nghiện (nếu đi cùng) về chế độ thăm gặp thân nhân quy định tại Điều này; cấp và hướng dẫn thân nhân người sau cai nghiện ghi Sổ thăm gặp. Trường hợp người sau cai nghiện không có thân nhân đi cùng thì cấp Sổ thăm gặp cho người sau cai nghiện để họ tự ghi chép và gửi về cho gia đình.
9. Người đến thăm người sau cai nghiện đang được quản lý tại trung tâm phải xuất trình Sổ thăm gặp và một trong các giấy tờ tùy thân như: chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe… để đối chiếu với Sổ thăm gặp.
Trường hợp mất Sổ thăm gặp, chưa đăng ký tên trong Sổ thăm gặp hoặc không có giấy tờ tuỳ thân phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú.
Trường hợp thăm gặp tại phòng dành riêng, ngoài các giấy tờ trên, vợ hoặc chồng của người sau cai nghiện phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn để chứng minh là vợ hoặc chồng hợp pháp của người sau cai nghiện và đơn xin thăm gặp được Giám đốc Trung tâm phê duyệt. Trường hợp mất giấy đăng ký kết hôn thì phải có chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
10. Việc thăm, gặp được tổ chức ở khu vực riêng trong Trung tâm, dưới sự giám sát của cán bộ Tổ thăm gặp. Cán bộ thăm gặp phải mặc đồng phục, đeo thẻ cán bộ, có thái độ niềm nở, tôn trọng thân nhân người sau cai nghiện, tạo mọi điều kiện để buổi thăm gặp diễn ra thuận lợi, theo đúng quy định của Trung tâm. Nghiêm cấm các hành vi sách nhiễu, cản trở hoặc gây khó khăn cho việc thăm gặp; nghiêm cấm cán bộ thăm gặp nhận tiền, quà của người sau cai nghiện và thân nhân dưới bất kỳ hình thức nào.
11. Người sau cai nghiện và thân nhân phải tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ thăm gặp, giữ gìn trật tự, vệ sinh chung, không tự tiện ra khỏi khu vực dành cho thăm gặp.
12. Cán bộ và người sau cai nghiện khác trong Trung tâm nếu không có trách nhiệm trong hoạt động thăm gặp không được đến khu vực thăm gặp, không tiếp xúc với thân nhân người sau cai nghiện trong thời gian thăm gặp.
13. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thăm gặp, kiểm tra điều kiện được thăm gặp của người sau cai nghiện, ghi chép các thông tin vào Sổ thăm gặp dành cho thân nhân người sau cai nghiện và Sổ giám sát hoạt động thăm gặp dành cho Trung tâm (sau đây gọi tắt là Sổ giám sát thăm gặp; Mẫu số 03), hướng dẫn các thủ tục thăm gặp cho thân nhân người sau cai nghiện, đồng thời thông báo để người sau cai nghiện chuẩn bị gặp thân nhân. Trường hợp không đủ điều kiện thăm gặp theo quy định cán bộ tiếp nhận phải giải thích rõ cho người sau cai nghiện và gia đình biết.
14. Thân nhân người sau cai nghiện có trách nhiệm kê khai số lượng tiền, vật dụng mang cho người sau cai nghiện vào phiếu kê khai. Cán bộ phụ trách phòng thăm gặp kiểm tra, đối chiếu lần lượt, kỹ lưỡng từng đồ vật về nhãn mác, bao gói, mầu sắc, mùi, vị không để các đồ vật, chất cấm lưu hành, sử dụng trong Trung tâm được mang vào Trung tâm. Tư trang của thân nhân người sau cai nghiện và những đồ vật không được phép mang vào Trung tâm phải gửi tại ngăn tủ có khoá và lấy lại khi kết thúc hoạt động thăm gặp.
15. Căn cứ vào số lượng ghi tại phiếu kê khai của thân nhân người sau cai nghiện, cán bộ phụ trách thăm gặp nhận tiền, ghi vào sổ lưu ký và viết phiếu thu. Sổ lưu ký phải có chữ ký của người thu tiền và người nộp tiền. Phiếu thu phải viết 03 liên, giao cho thân nhân người sau cai nghiện 01 liên, lưu tại phòng Hành chính 01 liên, bàn giao tiền và giao 01 liên cho phụ trách bếp ăn hoặc căng tin của Trung tâm.
16. Cán bộ y tế kiểm tra thuốc; nếu thuốc còn hạn dùng, bao gói nguyên vẹn, nhãn mác rõ ràng và không trong danh mục thuốc cấm lưu hành tại Trung tâm thì nhận thuốc và viết giấy biên nhận. Giấy biên nhận phải viết đầy đủ tên, số lượng, hàm lượng thuốc, có chữ ký của thân nhân người sau cai nghiện và cán bộ y tế nhận thuốc. Giấy biên nhận phải viết thành 02 liên, 01 liên giao cho thân nhân người sau cai nghiện, 01 liên giao cho cán bộ quản lý tủ thuốc của Y tế Trung tâm.
17. Việc bàn giao tiền, thuốc cho người phụ trách bếp ăn, căng tin hoặc cán bộ quản lý Tủ thuốc phải được thực hiện ngay trong ngày để kịp bảo quản, sử dụng. Thuốc do gia đình học viên gửi lưu ký phải được mở sổ và quản lý riêng.
18. Người sau cai nghiện phải có thái độ tôn trọng, đúng mực với thân nhân. Nghiêm cấm các hành vi đe doạ, mặc cả và các hành vi thiếu văn hoá đối với thân nhân; nghiêm cấm nói sai sự thật, cất dấu những đồ vật không được phép sử dụng trong Trung tâm.
19. Cán bộ phụ trách buổi thăm gặp có trách nhiệm giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của gia đình người sau cai nghiện. Những vấn đề phức tạp, không rõ hoặc không thuộc thẩm quyền thì báo cáo Tổ trưởng tổ thăm gặp hoặc Giám đốc Trung tâm để giải quyết.
20. Trường hợp cán bộ Trung tâm cần gặp gia đình học viên hoặc gia đình học viên muốn gặp cán bộ Trung tâm để tìm hiểu, tư vấn (hoặc được tư vấn) về chuyên môn, nghiệp vụ phải đăng ký và được sự đồng ý của Tổ trưởng Tổ thăm gặp. Khi trao đổi phải có sự chứng kiến của cán bộ phụ trách thăm gặp.
21. Trường hợp nghi vấn người sau cai nghiện cất giấu ma tuý hoặc các đồ vật, chất cấm sử dụng tại Trung tâm thì cán bộ phụ trách thăm gặp thông báo cho thân nhân người sau cai nghiện và phối hợp với cán bộ bảo vệ tiến hành kiểm tra tư trang người sau cai nghiện trước khi đưa trở lại khu ở, học tập, lao động; thông báo kết quả kiểm tra cho thân nhân người sau cai nghiện và Tổ trưởng Tổ thăm gặp.
Điều 12. Chế độ khám, chữa bệnh và nghỉ ốm
1. Người sau cai nghiện nếu ốm được khám, chữa bệnh tại bộ phận Y tế của Trung tâm, được nghỉ ốm theo chỉ định của cán bộ y tế của Trung tâm. Trường hợp mắc bệnh quá khả năng điều trị của Trung tâm thì được chuyển tới cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước hoặc đưa về gia đình để chăm sóc, điều trị theo chỉ định của cơ sở y tế cấp huyện trở lên. Thủ tục đưa người sau cai nghiện bị ốm nặng về gia đình chăm sóc, chữa trị được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Quy chế này.
2. Trung tâm có trách nhiệm quản lý người sau cai nghiện trong quá trình chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh.
3. Việc chi trả chi phí khám, chữa bệnh cho người sau cai nghiện đang quản lý tại Trung tâm được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 32 Nghị định 94/2009/NĐ-CP, Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế.
4. Thuốc chữa bệnh cho người sau cai nghiện sử dụng trong thời gian đang được quản lý tại Trung tâm phải được được gửi lưu ký, bảo quản tại bộ phận y tế của Trung tâm và sử dụng theo kê đơn, hướng dẫn của cán bộ y tế.
Điều 13. Chế độ nghỉ chịu tang
1. Gia đình người sau cai nghiện làm đơn đề nghị được đón người sau cai nghiện về chịu tang, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời cam kết đón người sau cai nghiện về nhà và đưa trở lại Trung tâm đúng thời gian quy định; cam kết quản lý, giám sát không để người sau cai nghiện sử dụng ma túy trái phép trong thời gian về chịu tang và chịu mọi chi phí đón, đưa người sau cai nghiện về chịu tang và chi phí xét nghiệm tìm chất ma túy khi trở lại Trung tâm (Mẫu số 04).
2. Giám đốc Trung tâm quyết định cho phép người sau cai nghiện được nghỉ chịu tang. Quyết định phải bằng văn bản, nêu rõ thời gian người sau cai nghiện được nghỉ chịu tang và trách nhiệm của gia đình trong đón, đưa và quản lý người sau cai nghiện trong thời gian về chịu tang (Mẫu số 05). Quyết định được lưu trong hồ sơ của người sau cai nghiện.
3. Người sau cai nghiện làm cam kết không sử dụng ma túy trong thời gian về chịu tang và trở lại Trung tâm đúng thời gian quy định (Mẫu số 06); đồng thời phải xuất trình Quyết định của Giám đốc Trung tâm cho phép về nghỉ chịu tang với Ủy ban nhân dân và Công an cấp xã nơi người đó cư trú trong thời gian về chịu tang.
4. Trung tâm lập biên bản bàn giao người sau cai nghiện về chịu tang cho gia đình.
Điều 14. Chế độ khen thưởng, kỷ luật
1. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật
a) Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật để xem xét, quyết định hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với người sau cai nghiện tại Trung tâm.
b) Thành phần của Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật bao gồm lãnh đạo Trung tâm và trưởng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trong Trung tâm. Giám đốc Trung tâm là Chủ tịch hội đồng, Trưởng phòng chuyên môn phụ trách công tác quản lý người sau cai nghiện là Thư ký hội đồng.
c) Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật làm việc theo chế độ tập thể, xem xét và biểu quyết từng trường hợp cụ thể, kết luận theo đa số. Trường hợp số phiếu biểu quyết bằng nhau thì ý kiến của Chủ tịch hội đồng là ý kiến quyết định. Thành viên hội đồng có quyền bảo lưu ý kiến của mình và phải được ghi vào biên bản.
d) Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất, Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật căn cứ hồ sơ đề nghị khen thưởng hoặc kỷ luật, họp xét khen thưởng, kỷ luật đối với người sau cai nghiện theo các hình thức và điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
e) Hồ sơ đề nghị khen thưởng, kỷ luật học viên do cán bộ phụ trách tổ lập. Trong tuần đầu tiên của quý tiếp theo đối với trường hợp khen thưởng định kỳ, hoặc chậm nhất là hai ngày sau khi họp tổ đề nghị xét khen thưởng, kỷ luật đột xuất, cán bộ phụ trách tổ phải gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng, kỷ luật lên Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật của Trung tâm (qua Thư ký hội đồng).
f) Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng hoặc kỷ luật, Chủ tịch hội đồng phải triệu tập họp Hội đồng xét khen thưởng, kỷ luật. Kết quả xét kỷ luật, khen thưởng được thông báo trên loa truyền thanh và bảng tin của Trung tâm. Trong thời hạn ba ngày, nếu không có khiếu nại, Giám đốc Trung tâm ký Quyết định khen thưởng, kỷ luật. Trường hợp có khiếu nại bằng văn bản, Chủ tịch hội đồng phải triệu tập cuộc họp để xem xét về nội dung khiếu nại đó.
2. Chế độ khen thưởng
a) Người sau cai nghiện nếu thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của Trung tâm, có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, thì được Giám đốc Trung tâm khen thưởng bằng một trong các hình thức sau:
- Biểu dương; khen thưởng bằng tiền hoặc hiện vật từ Quỹ thi đua khen thưởng của Trung tâm (nếu có);
- Tăng số lần được thăm gặp thân nhân: được gặp nhân thân tối đa 2 lần/tuần trong một tháng;
- Thưởng phép về thăm gia đình hoặc về giải quyết việc riêng của gia đình thời gian tối đa không quá 3 ngày, không tính thời gian đi đường.
- Đề nghị giảm hoặc miễn thời gian chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm.
b) Điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng định kỳ đối với người sau cai nghiện:
- Đối với hình thức khen thưởng biểu dương: các tháng trong quý được xếp loại tốt.
- Đối với hình thức khen thưởng tăng số lần thăm gặp gia đình: quý xét khen thưởng được xếp loại tốt.
- Đối với hình thức thưởng phép về thăm gia đình hoặc giải quyết việc riêng gia đình: có 2 quý liên tiếp được xếp loại tốt.
- Đối với hình thức khen thưởng đề nghị giảm hoặc miễn thời gian chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm: thực hiện theo các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 24 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 15 Quy chế này.
c) Điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng đột xuất đối với người sau cai nghiện: Người sau cai nghiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được xem xét khen thưởng đột xuất bằng một trong bốn hình thức khen thưởng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này:
- Tích cực, quên mình trong phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn để bảo vệ tính mạng của người khác và tài sản của Trung tâm;
- Cung cấp thông tin chính xác, nhờ đó cơ quan chức năng phát hiện bắt giữ tội phạm trong và ngoài Trung tâm.
- Cung cấp thông tin chính xác, nhờ đó Trung tâm ngăn chặn được các hành vi bạo động, phá hoại, trốn tập thể.
d) Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất, cán bộ phụ trách tổ cho sinh hoạt tổ để bình bầu, đề nghị xét khen thưởng đối với người sau cai nghiện trong tổ có thành tích trên cơ sở kết quả đánh giá, xếp loại định kỳ hàng tháng, quý hoặc thành tích đột xuất của người sau cai nghiện và các điều kiện xét khen thưởng quy định tại Điều này. Việc bình bầu được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín, kết quả được ghi vào biên bản có chữ ký của Tổ trưởng và xác nhận của cán bộ phụ trách tổ.
Căn cứ vào kết quả bình bầu, cán bộ phụ trách tổ lập hồ sơ gửi lên Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật của Trung tâm đề nghị xem xét khen thưởng.
e) Hồ sơ đề nghị khen thưởng định kỳ đối với người sau cai nghiện bao gồm:
- Phiếu theo dõi đánh giá, xếp loại của người được đề nghị khen thưởng;
- Báo cáo thành tích học tập, lao động, rèn luyện của người sau cai nghiện;
- Biên bản họp tổ đề nghị khen thưởng.
f) Hồ sơ đề nghị khen thưởng đột xuất đối với người sau cai nghiện gồm:
- Báo cáo thành tích của người sau cai nghiện có xác nhận của cán bộ phụ trách trực tiếp;
- Biên bản họp tổ đề nghị khen thưởng có tối thiểu 2/3 số người dự họp đồng ý đề nghị khen thưởng.
g) Căn cứ vào kết quả bình bầu của tổ và ý kiến nhận xét của cán bộ quản lý, Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật xem xét và đề xuất hình thức khen thưởng.
h) Giám đốc Trung tâm quyết định hình thức khen thưởng căn cứ vào thành tích của người sau cai nghiện, kết quả bình bầu của tổ, đội và đề xuất của Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật. Quyết định khen thưởng phải bằng văn bản (Mẫu số 07) và lưu vào hồ sơ của người sau cai nghiện.
i) Trường hợp người sau cai nghiện được thưởng phép về thăm gia đình hoặc giải quyết việc riêng của gia đình thì gia đình người sau cai nghiện phải làm cam kết đón người sau cai nghiện về nhà và đưa trở lại Trung tâm đúng thời gian quy định, quản lý, giám sát không để người sau cai nghiện sử dụng ma túy trái phép trong thời gian về thăm gia đình và chịu mọi chi phí đón, đưa người sau cai nghiện về thăm gia đình (Mẫu số 04); người sau cai nghiện phải làm cam kết không sử dụng ma túy trong thời gian về thăm, giải quyết việc riêng của gia đình và trở lại Trung tâm đúng thời gian quy định (Mẫu số 06); đồng thời, phải xuất trình Quyết định của Giám đốc Trung tâm cho phép về thăm gia đình với Ủy ban nhân dân cấp xã và Công an cấp xã nơi người đó cư trú trong thời gian về thăm gia đình; Trung tâm phải lập biên bản bàn giao người sau cai nghiện về thăm gia đình.
3. Chế độ kỷ luật
a) Người sau cai nghiện nếu vi phạm một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 7 của Quy chế này thì sẽ bị xử lý kỷ luật.
b) Cán bộ Trung tâm, người chịu trách nhiệm quản lý người sau cai nghiện tại thời điểm phát hiện các hành vi vi phạm có trách nhiệm lập biên bản hành vi vi phạm, gửi cho cán bộ phụ trách tổ. Trong thời hạn ba ngày kể từ khi nhận được biên bản vi phạm, cán bộ phụ trách tổ yêu cầu học viên vi phạm viết bản tự kiểm điểm và họp tổ xét kỷ luật học viên. Việc họp tổ được lập biên bản có chữ ký của Tổ trưởng và cán bộ phụ trách tổ.
Căn cứ vào kết quả họp tổ, cán bộ phụ trách tổ lập hồ sơ gửi lên Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật của Trung tâm đề nghị xem xét kỷ luật.
c) Hồ sơ đề nghị kỷ luật người sau cai nghiện gồm:
- Phiếu theo dõi đánh giá, xếp loại của người bị đề nghị kỷ luật;
- Biên bản vi phạm có chữ ký của người lập biên bản và người vi phạm hoặc người làm chứng;
- Bản tự kiểm điểm của người vi phạm;
- Biên bản họp tổ về việc xét kỷ luật đối với người vi phạm.
d) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị kỷ luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm quy chế của Trung tâm của người sau cai nghiện, Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật xem xét và đề xuất một trong các hình thức kỷ luật sau:
- Khiển trách: được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm lần đầu ở mức độ nhẹ hoặc do lỗi vô ý;
- Cảnh cáo: được áp dụng đối với người vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nặng hoặc vi phạm nhiều lần, tái phạm;
- Giáo dục tại phòng kỷ luật: được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm nội quy của Trung tâm ở mức độ nghiêm trọng như xâm hại sức khỏe của người khác; gây rối làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại Trung tâm; chống lại người thi hành công vụ; vi phạm có tổ chức; trốn hoặc tổ chức trốn khỏi Trung tâm nhưng chưa tới mức chuyển sang cơ sở giáo dục. Thời gian giáo dục tại phòng kỷ luật tối đa là bảy ngày một lần. Trong thời gian chấp hành kỷ luật tại phòng kỷ luật người sau cai nghiện phải ở trong phòng 24/24 giờ mỗi ngày để tự kiểm điểm hành vi vi phạm kỷ luật của mình. Trước khi ra khỏi phòng kỷ luật người sau cai nghiện phải làm cam kết không tái vi phạm kỷ luật Trung tâm.
e) Ngoài các hình thức kỷ luật nêu tại Điểm d Khoản này, tùy theo tính chất, mức độ hành vi vi phạm của người sau cai nghiện, Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật có thể đề xuất các hình thức kỷ luật bổ sung như: buộc công khai xin lỗi, hạn chế số lần thăm gặp thân nhân, lao động công ích tại trung tâm.
f) Giám đốc Trung tâm quyết định áp dụng các hình thức kỷ luật căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm của người sau cai nghiện và đề xuất của Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật. Quyết định kỷ luật phải bằng văn bản (Mẫu số 08) và lưu vào hồ sơ của người sau cai nghiện.
g) Người sau cai nghiện có các hành vi vi phạm pháp luật khác, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, thì bị một trong các hình thức xử lý sau:
- Xử phạt hành chính: được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Việc xử phạt phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Chuyển sang cơ sở chữa bệnh: người đang thực hiện quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm mà bị bắt quả tang sử dụng trái phép chất ma túy hoặc xét nghiệm tìm chất ma tuý trong cơ thể có kết quả dương tính thì sẽ được chuyển sang cơ sở chữa bệnh để quản lý, chữa trị theo quy định tại Khoản 4, Điều 31 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục đưa người đang được quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm sang cơ sở chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.
- Chuyển sang cơ sở giáo dục: người đang thực hiện quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm mà có các hành vi vi phạm pháp luật quy định tại các điểm từ a - l, Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 125/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ về quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, có tính chất thường xuyên (có từ hai lần vi phạm trở lên trong 12 tháng) nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ chuyển sang cơ sở giáo dục để quản lý, giáo dục theo quy định tại Khoản 4 Điều 31 Nghị định 94/2009/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục đưa người đang thi hành quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm sang quản lý, giáo dục tại cơ sở giáo dục được thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự: được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi ban hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm xem xét, quyết định việc người sau cai nghiện được giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian quản lý sau cai nghiện còn lại tại Trung tâm trên cơ sở các điều kiện giảm hoặc miễn quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quy chế này.
2. Ba tháng một lần, Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị và tổ chức Hội đồng xét giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại Trung tâm đối với người sau cai nghiện, trong đó:
a) Xét đề nghị giảm thời gian đối với người sau cai nghiện có tiến bộ rõ rệt trong thời gian thi hành quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm. Thời gian giảm tối đa không quá 4 tháng. Mỗi đối tượng được xét giảm không quá một lần trong thời gian chấp hành quyết định tại Trung tâm.
b) Xét miễn chấp hành phần thời gian còn lại đối với người sau cai nghiện lập công trong thời gian thực hiện quyết định quản lý sau cai tại Trung tâm.
3. Thành phần Hội đồng gồm: Giám đốc Trung tâm là Chủ tịch Hội đồng và các thành viên là Trưởng các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm.
4. Căn cứ vào nội quy, quy chế của Trung tâm, kết quả nhận xét, đánh giá hàng tháng tại các tổ, đội và thành tích của người đang chấp hành quyết định, Hội đồng xem xét, biểu quyết từng trường hợp cụ thể, kết luận theo đa số. Trường hợp số phiếu biểu quyết bằng nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định.
5. Giám đốc Trung tâm, căn cứ vào biên bản họp của Hội đồng, làm hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại Trung tâm.
6. Hồ sơ đề nghị xét giảm hoặc miễn chấp hành thời gian quản lý sau cai nghiện còn lại tại Trung tâm gồm:
a) Đơn đề nghị của người đang thi hành quyết định quản lý sau cai nghiện;
b) Văn bản đề nghị của Giám đốc Trung tâm;
c) Biên bản họp Hội đồng;
d) Danh sách những người được xét giảm hoặc miễn;
e) Các tài liệu khác có liên quan.
7. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Giám đốc Trung tâm, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thẩm tra, làm văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại Trung tâm cho người được đề nghị. Quyết định phải ghi rõ, đúng, đầy đủ các nội dung quy định (Mẫu số 09).
8. Quyết định giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại Trung tâm được gửi cho Trung tâm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, người được giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại Trung tâm, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và và gia đình người đó.
9. Trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại Trung tâm, nếu người được đề nghị có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của Trung tâm thì Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng và làm văn bản gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa người đó ra khỏi danh sách xét giảm hoặc miễn. Trường hợp đã có quyết định giảm, miễn nhưng chưa thi hành thì đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy quyết định.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi ban hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm xem xét, quyết định trường hợp người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trung tâm bị ốm nặng hoặc trường hợp phụ nữ có thai được tạm đình chỉ chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm trên cơ sở các điều kiện tạm đình chỉ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quy chế này.
2. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ, ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm được thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quy chế này.
a) Giám đốc Trung tâm lập hồ sơ đề nghị việc tạm đình chỉ thi hành Quyết định quản lý sau cai tại Trung tâm gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa vào Trung tâm để xem xét, quyết định.
b) Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm gồm:
- Đơn đề nghị của người đang thi hành quyết định quản lý sau cai nghiện;
- Giấy chứng nhận của cơ sở y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên xác nhận người đó đang mang thai hoặc đang bị ốm nặng;
- Văn bản đề nghị tạm đình chỉ chấp hành quyết định của Giám đốc Trung tâm.
c) Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Giám đốc Trung tâm, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện phải thẩm tra, làm văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành phần thời gian quản lý sau cai còn lại tại Trung tâm cho người được đề nghị. Quyết định phải ghi rõ, đúng, đầy đủ các nội dung quy định (Mẫu số 10).
d) Quyết định được gửi cho Trung tâm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, người được tạm đình chỉ chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm, gia đình người đó và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để theo dõi, quản lý, giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng.
3. Chậm nhất trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày về đến nơi cư trú, người được tạm đình chỉ chấp hành biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm phải trình báo Ủy ban nhân dân cấp xã và Công an cấp xã nơi người đó cư trú. Trường hợp ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà không thể tự đến trình diện được thì thân nhân của người đó phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Công an cấp xã.
4. Khi hết thời hạn tạm đình chỉ thi hành quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm thì người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm phải tự giác đến Trung tâm để tiếp tục thực hiện quyết định. Trường hợp người sau cai nghiện không tự giác tiếp tục chấp hành quyết định thì Giám đốc Trung tâm làm văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp huyện nơi người đó cư trú phối hợp áp dụng những biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để buộc người đó trở lại Trung tâm chấp hành quyết định.
5. Trường hợp khi hết thời hạn tạm đình chỉ thi hành quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm nếu vẫn còn ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên, thì được gia hạn quyết định tạm đình chỉ. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ, ra quyết định gia hạn tạm đình chỉ thi hành quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP và Khoản 2 Điều này.
6. Trường hợp người sau cai nghiện đang được tạm đình chỉ chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm bị chết thì gia đình phải làm thủ tục đăng ký khai tử với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú theo quy định của pháp luật hiện hành và gửi bản sao Giấy chứng tử có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã cho Trung tâm. Giám đốc Trung tâm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định đưa người đó vào Trung tâm biết để xoá tên khỏi danh sách người đang được quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm.
Điều 17. Mục đích của tư vấn cho người sau cai nghiện
Tư vấn nhằm giúp người sau cai nghiện ổn định về tâm lý và dự phòng tái nghiện trên cơ sở giúp họ hiểu được những khó khăn của bản thân trong phòng ngừa tái nghiện và nâng cao năng lực bản thân để tự giải quyết những khó khăn đó thông qua quá trình trao đổi tương tác mang tính hợp tác và tôn trọng lẫn nhau giữa tư vấn viên và người sau cai nghiện, sử dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật tâm lý khác nhau.
Điều 18. Nguyên tắc và liệu pháp tư vấn
1. Tư vấn cho người sau cai nghiện ma túy phải được tiến hành dựa trên các nguyên tắc: tự nguyện, bảo mật và tôn trọng thông tin riêng của người sau cai nghiện, thấu cảm, không phán xét, không kỳ thị, không phân biệt đối xử, tư vấn dựa trên thực tế, nhằm nâng cao năng lực và khuyến khích người sau cai nghiện thay đổi hành vi để đạt được những kết quả mong muốn.
2. Công tác tư vấn được thực hiện thông qua các buổi tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm, tư vấn gia đình; sử dụng các liệu pháp đã có bằng chứng khoa học về hiệu quả điều trị nghiện và dự phòng tái nghiện: liệu pháp nhận thức - hành vi, liệu pháp phỏng vấn tạo động lực, liệu pháp tập trung vào giải pháp, phương pháp 12 bước, nhóm tự giúp đỡ, nhóm tự lực, tư vấn can thiệp khủng hoảng, tư vấn về các giá trị cuộc sống, liệu pháp nghệ thuật, liệu pháp gia đình...
Điều 19. Tổ chức hoạt động tư vấn
1. Việc thực hiện tư vấn phải do bộ phận chuyên trách về tư vấn trong Trung tâm thực hiện. Tư vấn viên phải là người được đào tạo về các kỹ năng, kỹ thuật tư vấn điều trị nghiện ma túy và phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp tư vấn.
2. Công tác tư vấn cho người sau cai nghiện phải được thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện từ phía người sau cai nghiện và cân đối trong các hoạt động chung của Trung tâm, đảm bảo mỗi người sau cai nghiện được tham gia các hoạt động tư vấn nhóm ít nhất 2 lần/tuần, mỗi lần không quá 60 phút, mỗi nhóm tư vấn không quá 20 người.
3. Tùy theo điều kiện cụ thể của đơn vị và trên cơ sở tự nguyện tham gia của gia đình người sau cai nghiện, Trung tâm có thể triển khai các hoạt động tư vấn nhóm cho gia đình người sau cai nghiện, mỗi tuần không quá một buổi, mỗi buổi không quá 60 phút.
4. Trung tâm phải bố trí phòng tư vấn cá nhân, mở cửa ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, có thời gian biểu hoạt động cụ thể, sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn trực tiếp khi người sau cai nghiện có nhu cầu. Phòng tư vấn có tủ đựng hồ sơ tư vấn, có khóa để đảm bảo tính bảo mật. Khuyến khích việc tư vấn trong thời gian sinh hoạt cá nhân của người sau cai nghiện.
5. Dịch vụ tư vấn cho người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Trường hợp người sau cai gặp các vấn đề tâm lý phức tạp, vượt quá khả năng của cán bộ Trung tâm thì Trung tâm được phép mời cán bộ tư vấn chuyên nghiệp và phù hợp.
6. Người sau cai nghiện khi có nhu cầu tư vấn cá nhân cần thông báo cho cán bộ quản lý trực tiếp để được xếp lịch tư vấn. Tùy vào tính chất nhu cầu tư vấn của người sau cai nghiện, cán bộ quản lý trực tiếp và cán bộ tư vấn quyết định thời điểm thích hợp thực hiện tư vấn cá nhân cho người sau cai nghiện. Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm bố trí cho người sau cai nghiện được nghỉ học văn hóa, học nghề, lao động, sản xuất hay các sinh hoạt tập thể khác của Trung tâm để được tư vấn cá nhân.
Điều 20. Giám sát hỗ trợ chuyên môn tư vấn
1. Trung tâm phải thực hiện giám sát hỗ trợ chuyên môn cho tư vấn viên thông qua các đánh giá định kỳ và chuyên sâu về công việc của tư vấn viên một cách hệ thống và có kế hoạch nhằm giúp tư vấn viên cập nhật kiến thức và phát triển kỹ năng tư vấn.
2. Giám sát viên phải là cán bộ tư vấn có kinh nghiệm, được bồi dưỡng nghiệp vụ về giám sát hỗ trợ chuyên môn và không nên là người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp tư vấn viên được giám sát.
3. Trường hợp giám sát viên đồng thời là cán bộ phụ trách của tư vấn viên được giám sát thì khi thực hiện giám sát chuyên môn cần có sự phân định rõ ranh giới giữa quản lý hành chính và hỗ trợ chuyên môn cho nhân viên.
4. Với những Trung tâm không đủ nhân lực để phân công một giám sát viên chuyên môn thì có thể thực hiện giám sát nhóm, theo đó các tư vấn viên trong Trung tâm thực hiện giám sát, hỗ trợ chuyên môn chéo cho nhau. Ngoài ra, tùy theo điều kiện và nhu cầu, Trung tâm có thể tổ chức thuê giám sát viên độc lập từ bên ngoài.
5. Hàng
năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch, bố trí nhân lực và dự toán kinh phí cho hoạt
động giám sát hỗ trợ chuyên môn tư vấn, báo cáo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
và các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Điều 21. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho tư vấn viên
1. Trung tâm phải chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho tư vấn viên, có trách nhiệm tạo điều kiện để tư vấn viên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.
2. Hàng
năm Trung tâm thực hiện việc khảo sát, đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch và dự
toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư vấn, báo cáo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
phê duyệt.
3. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội thẩm định,
phê duyệt kế hoạch và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư vấn của Trung tâm
và đưa vào kế hoạch chung của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư vấn cho người sau cai nghiện chung của địa
phương báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Phòng, chống tệ nạn
xã hội) để phối hợp hướng dẫn, chỉ đạo, hỗ trợ về kinh phí và chuyên môn.
Điều 22. Dạy văn hóa cho người sau cai nghiện
Việc dạy văn hóa cho người sau cai nghiện được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGD&ĐT-BYT ngày 18/01/2006 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế hướng dẫn công tác dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi nhân cách cho người nghiện ma túy, người mại dâm và người sau cai nghiện ma túy.
Điều 23. Loại hình và trình độ nghề đào tạo
1. Trung tâm được đăng ký và tổ chức dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng; được liên kết với các cơ sở dạy nghề để dạy nghề chính quy ở các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và dạy nghề thường xuyên ở 3 cấp trình độ trên và dưới 3 tháng theo các quy định của Luật Dạy nghề để đáp ứng nhu cầu của người sau cai nghiện và thị trường lao động.
2. Trung tâm căn cứ vào nhu cầu học nghề của người sau cai nghiện và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của thị trường lao động để xây dựng kế hoạch dạy nghề cho người sau cai nghiện đang được quản lý tại Trung tâm; điều chỉnh quy mô, nghề đào tạo phù hợp sự phát triển của Trung tâm và nhu cầu học nghề của người sau cai nghiện.
Điều 24. Hướng nghiệp cho người sau cai nghiện.
Trung tâm có trách nhiệm:
1. Cung cấp cho người sau cai nghiện thông tin về thị trường lao động tại địa phương nói riêng và xã hội nói chung, về khả năng tổ chức và phối hợp tổ chức dạy nghề của Trung tâm, năng lực dạy nghề của các cơ sở liên kết dạy nghề với Trung tâm và các chế độ, chính sách học nghề có liên quan. Nếu có điều kiện, tổ chức cho người sau cai nghiện thăm quan cơ sở dạy nghề liên kết với Trung tâm, các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có khả năng tạo việc làm cho người sau cai nghiện sau khi học nghề.
2. Tư vấn cho người sau cai nghiện lựa chọn nghề học phù hợp với khả năng của bản thân, nhu cầu của thị trường lao động và khả năng tổ chức của Trung tâm.
Việc tuyển sinh học nghề tại các lớp dạy nghề do Trung tâm tổ chức hoặc liên kết tổ chức phải thực hiện đúng theo Quy chế tuyển sinh học nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Điều 26. Chương trình và giáo trình, tài liệu, học liệu dạy nghề
1. Trung tâm tổ chức biên soạn, thẩm định và ban hành giáo trình, tài liệu, học liệu dạy nghề hoặc sử dụng giáo trình, tài liệu, học liệu dạy nghề của các cơ sở dạy nghề khác đã được ban hành theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm phải thường xuyên đánh giá, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, công nghệ mới trong chương trình, giáo trình, tài liệu, học liệu dạy nghề cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ trong thực tế sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ngày càng phát triển.
Điều 27. Kiểm tra và đánh giá kết quả học nghề
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học nghề của người sau cai nghiện được thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp ban hành kèm theo Quyết đinh số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy.
Điều 28. Cấp và quản lý chứng chỉ sơ cấp nghề
Trung tâm thực hiện cấp Chứng chỉ sơ cấp nghề, Chứng chỉ dạy nghề thường xuyên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và chịu trách nhiệm in ấn, quản lý, cấp phát vào sổ lưu và gửi báo cáo việc cấp chứng chỉ về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội địa phương.
Điều 29. Quan hệ giữa Trung tâm với cơ sở dạy nghề
Trung tâm chủ động liên hệ với các cơ sở dạy nghề để triển khai thực hiện công tác dạy nghề cho người sau cai nghiện, bao gồm:
1. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch dạy nghề cho người sau cai nghiện để đáp ứng nhu cầu học nghề của người sau cai nghiện và nhu cầu của thị trường lao động trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp tác về dạy nghề.
2. Mời đại diện, chuyên gia, giảng viên, giáo viên của cơ sở dạy nghề tham gia vào việc xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu, học liệu dạy nghề do Trung tâm xây dựng, thẩm định và ban hành.
3. Mời giảng viên, giáo viên của các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập và đánh giá kết quả học tập, tốt nghiệp cho người học nghề.
4. Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp để gắn học tập với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
5. Liên kết với các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp để tổ chức các khóa học, lớp học nghề trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc dạy nghề thường xuyên tại Trung tâm hoặc ở ngoài Trung tâm. Việc liên kết dạy nghề thực hiện theo quy định của pháp luật.
6. Hợp tác trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ.
Điều 30. Quan hệ giữa Trung tâm với gia đình người sau cai nghiện học nghề
1. Hàng năm Trung tâm có trách nhiệm thông báo công khai kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển sinh học nghề và các chính sách, chế độ đối với người sau cai nghiện học nghề.
2. Trung tâm chủ động phối hợp với gia đình người sau cai nghiện để làm tốt công tác giáo dục, hướng nghiệp đối với người sau cai nghiện học nghề nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy nghề.
Trung tâm có trách nhiệm tổ chức đưa, đón người sau cai nghiện đến cơ sở dạy nghề và trở lại Trung tâm khi kết thúc buổi học nghề; phối hợp với các cơ sở dạy nghề quản lý người sau cai nghiện trong thời gian học nghề, đảm bảo không có tình trạng sử dụng ma túy trong thời gian học nghề bên ngoài Trung tâm; kiểm tra tư trang, đồ dùng của người sau cai nghiện trước khi trở lại Trung tâm; đảm bảo không có thẩm lậu ma túy và các chất gây nghiện khác vào Trung tâm.
Điều 32. Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy nghề
1. Hàng năm Trung tâm tổ chức khảo sát, đánh giá, dự báo nhu cầu học nghề của người sau cai nghiện tại Trung tâm, khả năng đáp ứng của Trung tâm và của cơ sở liên kết dạy nghề về điều kiện cơ sở vật chất, cán bộ, giáo viên, chương trình, tài liệu, học liệu để xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thường xuyên, kinh phí đề nghị hỗ trợ để tổ chức dạy nghề, bổ sung cơ sở vật chất, biên soạn chương trình, tài liệu, học liệu dạy nghề; dự toán kinh phí thường xuyên, kinh phí đề nghị hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, phê duyệt kế hoạch và kinh phí dạy nghề hàng năm cho người sau cai nghiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề của Trung tâm và đưa vào kế hoạch chung của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kế hoạch dạy nghề cho người sau cai nghiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề cho người sau cai nghiện chung của địa phương báo cáo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (qua Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội và Tổng cục Dạy nghề) để phối hợp hướng dẫn, chỉ đạo, hỗ trợ về kinh phí và chuyên môn để tổ chức công tác dạy nghề cho người sau cai nghiện và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Trung tâm.
Điều 33. Các phương thức giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện
Người sau cai nghiện đang được quản lý tại Trung tâm, tùy vào điều kiện sức khỏe, tay nghề chuyên môn của bản thân và khả năng của Trung tâm được sắp xếp, giải quyết việc làm theo một trong các phương thức được quy định tại Khoản 1 Điều 38 Nghị định 94/2009/NĐ-CP .
Điều 34. Quyền lợi của cơ sở giải quyết việc làm
1. Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ưu tiên trong việc giao đất thực hiện sản xuất, kinh doanh.
2. Được cấp vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh khi có dự án đổi mới, bổ sung trang thiết bị, mở rộng phát triển sản xuất thu hút thêm người sau cai nghiện vào làm việc, tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu. Mức hỗ trợ theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở dự án sản xuất, kinh doanh và số lượng người sau cai nghiện làm việc tại cơ sở.
3. Được ưu tiên vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm. Mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay và thủ tục vay vốn thực hiện theo quy định tại Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý và điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây gọi tắt là Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg) và Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 09/12/2005 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg .
4. Được xét hỗ trợ một phần kinh phí dạy nghề, nâng cao tay nghề cho người sau cai nghiện; được giúp đỡ đầu tư kỹ thuật, cải tiến đổi mới công nghệ; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Được quản lý và sử dụng các tài sản của Nhà nước gồm cả các nguồn vốn do Nhà nước đầu tư, nguồn vốn do tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước hỗ trợ theo đúng nội dung, mục đích quy định tại Quy chế này.
Điều 35. Trách nhiệm của các cơ sở giải quyết việc làm
Các cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP , Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 39/2003/NĐ-CP), Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 39/2003/NĐ-CP , Thông tư số 39/2009/TT-BLĐTBXH ngày 18/11/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Điều 12 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP và các nhiệm vụ quy định tại Quy chế này, cụ thể:
1. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện; các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh.
2. Khi có nhu cầu tuyển dụng lao động là người sau cai nghiện phải thông báo công khai, chính xác, đầy đủ về số lượng, yêu cầu về trình độ chuyên môn, khả năng thu nhập, điều kiện làm việc của từng vị trí công việc cần tuyển.
3. Sau khi tuyển dụng người lao động là người sau cai nghiện phải thực hiện các quy định về sử dụng lao động như ký kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với người lao động; lập sổ lao động, thực hiện trợ cấp mất việc làm và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết, các cam kết với người lao động.
4. Theo dõi tình trạng việc làm của người sau cai nghiện trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động; định kỳ hàng quý báo cáo tình hình biến động lao động là người sau cai nghiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội vào ngày 15 tháng đầu tiên của quý sau.
5. Nếu bố trí cho người sau cai nghiện ở bên ngoài Trung tâm để thuận tiện cho việc tham gia lao động sản xuất thì phải đảm bảo cho người sau cai nghiện có chỗ ở vệ sinh, an toàn, theo quy định của pháp luật hiện hành; phối hợp với Trung tâm đăng ký tạm trú cho người sau cai nghiện tại nơi ở bên ngoài Trung tâm.
6. Phối hợp với Trung tâm, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nơi trú đóng ngăn ngừa không để ma túy thẩm lậu vào nơi làm việc và nơi ở của người sau cai nghiện.
1. Chủ động liên hệ với các tổ chức xúc tiến, giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hợp tác xã thuộc mọi thành phần kinh tế để tìm việc làm cho người sau cai nghiện.
2. Hỗ trợ người sau cai nghiện chuẩn bị hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động.
3. Khi người sau cai nghiện được cơ sở giải quyết việc làm tuyển dụng, Trung tâm có trách nhiệm yêu cầu chủ cơ sở thực hiện các quyền lợi của người lao động là người sau cai nghiện theo đúng quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện các quyền đó.
4. Phối hợp với cơ sở giải quyết việc làm bên ngoài Trung tâm trong việc quản lý người sau cai nghiện tham gia lao động, sản xuất tại cơ sở, chống sử dụng ma túy trái phép và thẩm lậu ma túy vào cơ sở, Trung tâm.
5. Việc quản lý người sau cai nghiện tham gia lao động sản xuất tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bên ngoài Trung tâm được thực hiện tương tự như quy định về quản lý người sau cai nghiện được bố trí học nghề bên ngoài Trung tâm được quy định tại Điều 31 của Quy chế này.
Điều 37. Chế độ tiền công, tiền lương, tiền thưởng và các phúc lợi khác của người sau cai nghiện
1. Người sau cai nghiện tham gia lao động, sản xuất tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ngoài Trung tâm được ký kết hợp đồng lao động, được hưởng các chế độ tiền công, tiền lương, tiền thưởng và các phúc lợi khác theo quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo không có sự phân biệt đối xử về tiền lương, tiền công và các phúc lợi giữa người lao động là người sau cai nghiện và những lao động bình thường khác.
2. Người sau cai nghiện tham gia lao động, sản xuất có thu tại Trung tâm được Trung tâm chi trả tiền công lao động, tiền thưởng (nếu có) sau khi cân đối các nguồn thu chi theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Theo thỏa thuận bằng văn bản giữa Trung tâm, người sau cai nghiện và cơ sở giải quyết việc làm, thu nhập từ các khoản tiền công, tiền lương, tiền thưởng do lao động, sản xuất của người sau cai nghiện, sau khi trừ các khoản chi phí, đóng góp tại Trung tâm theo quy định của pháp luật, được gửi vào một tài khoản tiết kiệm dành riêng cho người sau cai nghiện do Trung tâm quản lý hoặc chuyển cho gia đình họ nếu bản thân người đó đề nghị.
4. Người sau cai nghiện được sử dụng tiền trong tài khoản tiết kiệm của mình để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân thông qua phiếu mua hàng tại căng-tin của trung tâm.
5. Khi người sau cai nghiện hết thời hạn quản lý tại Trung tâm, Trung tâm có trách nhiệm thanh toán, chuyển trả toàn bộ tiền gửi và lãi suất (nếu có) của người sau cai nghiện do Trung tâm quản lý cho họ.
Điều 38. Trách nhiệm của Trung tâm
Trung tâm căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai công tác quản lý, tư vấn, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện đang được quản lý tại Trung tâm; xây dựng nội quy quản lý người sau cai nghiện phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, quy định của pháp luật và Quy chế này; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương để quản lý, tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 39. Trách nhiệm của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Quy chế này và báo cáo về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (qua Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội).
Điều 40. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát Ủy ban nhân dân cấp dưới và các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương thực hiện các quy định có liên quan tại Quy chế này.
Điều 41. Trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề, Cục Việc làm và Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội
1. Tổng cục Dạy nghề, Cục Việc làm căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội quản lý, hướng dẫn công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại Trung tâm; tổng hợp kế hoạch dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện vào kế hoạch dạy nghề, giải quyết việc làm hàng năm của Bộ; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho cán bộ các Trung tâm.
2. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý, tư vấn, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại Trung tâm; chủ trì, phối hợp với Tổng cục Dạy nghề, Cục Việc làm và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm, cơ sở dạy nghề, cơ sở giải quyết việc làm và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện Quy chế này và báo cáo Bộ./.
(Ban hành kèm theoThông tư số 21/2010/TT-BLĐTBXH ngày 5/8/2010 của Bộ Lao động - TBXH)
TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM KẾT QUẢ PHẤN ĐẤU, RÈN LUYỆN HÀNG TUẦN CỦA NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN
TT |
Nội dung |
Thang điểm |
Ghi chú |
I |
CHẤP HÀNH NỘI QUY, QUY CHẾ CỦA TRUNG TÂM |
|
|
1 |
Chấp hành đầy đủ nội quy, quy chế của Trung tâm và các quy định khác của pháp luật |
30 |
|
2 |
Đấu tranh, ngăn chặn, hành vi vi phạm nội quy, quy chế học viên |
20 |
|
3 |
Tôn trọng, giúp đỡ, động viên mọi người cùng tiến bộ |
10 |
|
4 |
Tích cực thamg gia các phong trào văn hoá, thể thao, xây dựng Trung tâm thanh lịch, xanh sạch đẹp. |
10 |
|
5 |
Vi phạm quy định về thời gian học tập, lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi…. |
-5 |
|
6 |
Mất trật tự trong giờ học, giờ nghỉ |
-5 |
|
7 |
Gây rối làm mất trật tự |
-10 |
|
8 |
Trốn trung tâm |
-10 |
|
9 |
Sử dụng các đồ vật, chất …cấm sử dụng trong Trung tâm |
-10 |
|
10 |
Xăm trổ, tự huỷ hoại thân thể |
-10 |
|
11 |
Nói năng, đi đứng, đầu tóc…thiếu lành mạnh |
-5 |
|
II |
HỌC TẬP, LAO ĐỘNG SẢN XUẤT |
20 |
|
1 |
Chăm chỉ, mẫn cán |
10 |
|
2 |
Đạt điểm trung bình hoặc đạt định mức lao động |
10 |
|
3 |
Đạt điểm khá trở lên và vượt mức lao động |
+10 |
|
4 |
Lười biếng |
-10 |
|
5 |
Điểm học tập dưới trung bình hoặc lao động không đạt chỉ tiêu |
-10 |
|
Xếp loại:
- Loại tốt: Tổng số từ trên 80 điểm.
- Loại khá: Tổng số từ 65 điểm đến 80 điểm.
- Loại Trung bình: Tổng số từ 50 điểm đến 65 điểm.
- Loại yếu: Dưới 50 điểm.
(Ban hành kèm theoThông tư số 21/2010/TT-BLĐTBXH ngày 5/8/2010 của Bộ Lao động - TBXH)
TIÊU CHÍ XẾP LOẠI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN THEO THÁNG, QUÝ
1. Xếp loại theo THÁNG:
Loại tốt: Ít nhất 3 tuần được xếp loại tốt, đồng thời không có tuần nào xếp loại trung bình hoặc yếu
Loại khá: Ít nhất 3 tuần được xếp loại khá trở lên, đồng thời không có tuần nào xếp loại yếu
Loại Trung bình: Ít nhất 3 tuần được xếp loại trung bình trở lên
Loại yếu: Ít nhất 2 tuần xếp loại yếu.
2. Xếp loại theo QUÝ:
Loại tốt: Ít nhất 2 tháng được xếp loại tốt, đồng thời không có tháng nào xếp loại trung bình hoặc yếu
Loại khá: Ít nhất 2 tháng được xếp loại khá trở lên, đồng thời không có tháng nào xếp loại yếu.
Loại Trung bình: Ít nhất 2 tháng được xếp loại trung bình trở lên
Loại yếu: Ít nhất 2 tháng xếp loại yếu.
MẪU SỐ: 01
(Ban hành kèm theoThông tư số 21/2010/TT-BLĐTBXH ngày 5/8/2010 của Bộ Lao động - TBXH)
Sở LĐTBXH tỉnh/thành phố…………............…
Trung tâm……………...............................……..
PHIẾU THEO DÕI ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN
Họ và tên người sau cai nghiện: …….............................................…………………
Ngày vào Trung tâm:………………………........……...............................................
TT |
Xếp loại theo tuần |
Xếp loại |
Xếp loại quý |
Hình thức khen thưởng và kỷ luật |
||||||
Tuần 1 |
Tuần 2 |
Tuần 3 |
Tuần 4 |
Tháng |
Xếp loại |
Quý |
Loại |
Quý |
Hình thức |
|
1 |
|
|
|
|
1 |
|
I |
|
I |
|
2 |
|
|
|
|
2 |
|
||||
3 |
|
|
|
|
3 |
|
||||
4 |
|
|
|
|
4 |
|
II |
|
II |
|
5 |
|
|
|
|
5 |
|
||||
6 |
|
|
|
|
6 |
|
||||
7 |
|
|
|
|
7 |
|
III |
|
III |
|
8 |
|
|
|
|
8 |
|
||||
9 |
|
|
|
|
9 |
|
||||
10 |
|
|
|
|
10 |
|
IV |
|
IV |
|
11 |
|
|
|
|
11 |
|
||||
12 |
|
|
|
|
12 |
|
|
…………..ngày … tháng…. năm…… Cán bộ theo dõi (ký, ghi rõ họ, tên) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.