BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 201/2000/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2000 |
Thi hành Hiệp định vận tải đường bộ đã được Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ký tại Hà Nội ngày 24/2/1996 và các Điều khoản trong Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông-Bưu điện-Xây dựng Lào ký tại Viêng chăn ngày 1/5/1996, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điểm chính như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH THƯ:
Các Điều khoản của Nghị định thư nhằm quản lý phương tiện vận tải đường bộ (sau đây gọi là phương tiện) của Lào và Việt Nam qua lại giữa hai nước, có tham gia kinh doanh vận tải hay không tham gia kinh doanh vận tải, kể cả ôtô của các tổ chức, cơ quan Nhà nước đi công tác, bao gồm:
1. Phương tiện vận chuyển hàng hoá, hành khách của Việt Nam sang Lào và của Lào sang Việt Nam.
2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh của Lào.
3. Phương tiện của Việt Nam hoặc Lào phục vụ việc thi công công trình có thời hạn tại Lào hoặc Việt Nam rồi trở về nước.
4. Phương tiện đi công tác, đi việc riêng.
II. NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH THƯ:
1. Phương tiện chỉ được phép qua lại 08 cặp cửa khẩu đã được hai Bên qui định. Các cửa khẩu về phía Việt Nam bao gồm:
Số thứ tự |
Tên cửa khẩu |
Đường đến của khẩu |
01 |
Tây Trang |
Đường số 42 |
02 |
Pa Háng |
Đường số 6 |
03 |
Na Mèo |
Đường số 217 |
04 |
Keo Nưa |
Đường số 8 |
05 |
Nậm Cắn |
Đường số 7 |
06 |
Cha Lo |
Đường số 12 |
07 |
Lao Bảo |
Đường số 9 |
08 |
Bờ Y |
Đường số 40 |
2. Việc vận chuyển hàng hoá và vận chuyển hành khách kể cả hành khách du lịch giữa hai nước được thực hiện bằng phương tiện theo hình thức đi thẳng từ nơi gửi hàng tới nơi nhận hàng (đối với vận chuyển hàng hoá), từ nơi hành khách đi tới nơi hành khách đến (đối với vận chuyển hành khách).
3. Phương tiện và người điều khiển phương tiện khi hoạt động trên đường phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau đây để xuất trình cho nhà chức trách khi cần thiết :
- Giấy chứng nhận đăng ký sở hữu phương tiện;
- Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (được xuất trình cùng với Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường);
- Giấy phép lái xe (Bằng lái xe);
- Giấy chứng nhận đã mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
- Giấy phép liên vận Việt-Lào (Theo qui đinh tại Nghị định thư đã ký giữa hai nước);
- Giấy chứng nhận đã nộp phí giao thông cho nước đến.
4. Phương tiện qua lại giữa hai nước phải là xe ôtô tay lái thuận, có kích thước, tải trọng phù hợp với qui định của mỗi nước. Phương tiện chở hàng nguy hiểm hoặc có kích thước, trọng tải vượt quá qui định của Bên ký kết kia thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bên đó cấp giấy phép chở hàng nguy hiểm hoặc Giấy phép lưu hành đặc biệt.
5. Phương tiện của Việt Nam và Lào không phải thay đổi biển số của nước mình khi hoạt động trên lãnh thổ của nước kia.
Lái xe thực hiện vận tải quốc tế Việt-Lào phải có Giấy phép lái xe (Bằng lái xe) quốc gia hay quốc tế phù hợp với loại xe sử dụng và không phải đổi Giấy phép lái xe (Bằng lái xe) khi hoạt động trên lãnh thổ của nước kia.
6. Các doanh nghiệp vận tải ôtô được tham gia kinh doanh vận tải quốc tế Việt-Lào khi có đủ các điều kiện sau:
- Có Quyết định thành lập doanh nghiệp theo qui định của pháp luật Việt Nam (Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp,) và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ cần có Giấy phép đầu tư.
- Có văn bản xin tham gia vận tải quốc tế Việt-Lào (qui định này không áp dụng đối với Doanh nghiệp Nhà nước).
Các doanh nghiệp vận tải của Quân đội, Công an làm kinh tế khi xin tham gia vận tải quốc tế Việt-Lào cũng áp dụng theo qui định này.
Qui định này không áp dụng đối với phương tiện công vụ của các tổ chức, cơ quan nhà nước.
7. Thủ tục, hồ sơ xin cấp phép vận tải quốc tế Việt-Lào bao gồm:
7.1 Đơn xin cấp Giấy phép liên vận Việt-Lào (mẫu số 1).
7.2 Tờ khai xin cấp Giấy phép liên vận Việt -Lào của mỗi phương tiện (mẫu số 2).
7.3 Giấy chứng nhận đăng ký sở hữu phương tiện (bản photo có công chứng hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu).
7.4. Đối với các đơn vị kinh doanh vận tải phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Hợp đồng vận tải, Hợp đồng liên doanh, Hợp đồng xây dựng thi công hoặc các Hợp đồng khác... (bản photo có công chứng hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu).
7.5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản photo có công chứng hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu).
8. Phương tiện qua lại giữa hai nước được phép hoạt động trong phạm vi, thời hạn qua các cặp cửa khẩu đã ghi trong Giấy phép liên vận Việt-Lào. Nếu quá thời hạn được phía Bên kia xét cho gia hạn một lần để về nước, nhưng thời gian gia hạn phụ thuộc vào chặng đường còn lại của phương tiện.
III. CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT-LÀO:
1. Giấy phép liên vận Việt-Lào (sau đây gọi tắt là Giấy phép) chỉ gồm một loại cấp cho phương tiện vận tải đường bộ tham gia vận tải quốc tế Việt Nam - Lào. Thời hạn của Giấy phép là 01 năm.
2. Bộ Giao thông vận tải uỷ quyền:
2.1 Cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép cho các đơn vị , Công ty vận tải trực thuộc Cục và các đơn vị, Công ty trực thuộc Bộ Giao thông vận tải có Trụ sở giao dịch đóng trên địa bàn Hà Nội.
2.2 Các Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính cấp Giấy phép cho các đơn vị vận tải có Trụ sở giao dịch đóng tại địa bàn (Trừ các đơn vị, công ty đã nêu tại điểm 2.1 ở trên).
Cục Đường bộ Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính được cấp Giấy phép cho phương tiện qua lại các cửa khẩu đã được qui định trong toàn quốc.
Thời hạn giải quyết việc cấp Giấy phép không quá 48 giờ tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Lệ phí cấp Giấy phép:
Cơ quan cấp Giấy phép được thu và sử dụng lệ phí theo qui định của Bộ Tài chính.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho các Thông tư Thông tư số 257/1998/TT-BGTVT ngày 18/8/1998; Thông tư số 400/1998/TT-BGTVT ngày 10/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phổ biến kịp thời và triển khai thực hiện Thông tư này.
3. Chậm nhất ngày 05 của tháng sau Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập báo cáo số Giấy phép đã cấp trong tháng trước và gửi về Cục Đường bộ Việt Nam để theo dõi tổng hợp và báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
4. Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra và theo dõi thực hiện Thông tư này.
|
Lã Ngọc Khuê (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.