BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
VIỆT NAM DÂN CHỦ
CỘNG HÒA |
Số: 18-PC |
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1965 |
Để đảm bảo giao thông vận tải được an toàn và liên tục trong những vùng có máy bay địch hoạt động, phá hoại, căn cứ vào luật lệ giao thông vận tải đường sông hiện hành và trong khi chờ đợi Liên bộ giao thông vận tải, Quốc phòng và Công an ban hành thông tư chung, Bộ giao thông vận tải tạm thời quy định một số biện pháp phòng không và bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sông như sau:
Điều 2: Đèn tín hiệu cho các phương tiện lai áp mạn hoặc lai nối đuôi quy định như sau:
a) Nếu lai áp mạn, phương tiện lai không phải có đủ đèn như khi đi một mình, chỉ cần một đèn trắng ở mũi, một đèn trắng ở lái; mạn phía ngoài phương tiện bị lai áp mạn để một đèn;
b) Nếu lai nối đuôi, tầu lai không phải có đèn ở sau lái, chỉ cần có một đèn sau lái của phương tiện bị lai cuối cùng.
Trên các cửa sông giáp biển và những đoạn có chướng ngại nguy hiểm nếu cần phải tổ chức người chỉ dẫn hoặc dẫn dắt phương tiện qua lại cả ngày và đêm.
Ngày và đêm nếu cột tín hiệu không có tín hiệu tức là có báo động.
a) Âm hiệu báo động đối với phương tiện cơ giới thì kéo một tiếng còi ngắn; một tiếng còi dài, ngắt quãng, liên tục một phút nếu phương tiện đó có còi. Trường hợp không có còi thì phát âm hiệu báo động như phương tiện thô sơ;
b) Âm hiệu báo động của phương tiện thô sơ bằng tù và, trống, kẻng gõ hai tiếng một, liên hồi.
Người phụ trách phương tiện tùy theo tình hình thực tế mà tiếp tục hành trình hay cho đỗ lại, ẩn núp để có gắng tránh bị địch bắn phá và hạn chế sự thiệt hại đến mức độ thấp nhất. Nếu nơi nào có lệnh của công an hoặc người gác phòng không thì phải nghiêm chỉnh chấp hành.
II. TRANG BỊ AN TOÀN VÀ CẤP CỨU
Mỗi bến, cảng phải có đầy đủ dụng cụ cứu thương, cứu đắm, chữa cháy. Ở những bến, cảng lớn phải có một suồng máy chuẩn bị sẵn sàng cho việc cấp cứu.
Đối với tầu, ca – nô chở khách, khi hành khách xuống phương tiện phải phát ngay cho mỗi hành khách một phao và hướng dẫn cách sử dụng khi cần thiết.
a) Ghi rõ tên, nơi đăng ký của phương tiện, ngày, giờ, địa điểm xẩy ra tai nạn để đổi cho nhau;
b) Điện báo về cơ quan quản lý mình biết;
c) Ghi nhật ký rành mạch rõ ràng;
d) Làm báo cáo cụ thể, rõ ràng cho cảng nơi phương tiện đến.
Trường hợp người phụ trách phương tiện bị nạn thì người có chức vụ cao nhất còn lại của phương tiện có trách nhiệm thay thế và làm những thủ tục trên.
Địa điểm đặt trạm báo động phòng không do ban đảm bảo giao thông vận tại và cảng, bến địa phương ấn định.
Những cán bộ, nhân viên khác nếu sơ tán khỏi tầu thì phải ở nơi thuận tiện nhất và phải báo cho thuyền trưởng biết để sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có lệnh của thuyền trưởng.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.