BỘ
TƯ PHÁP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2010/TT-BTP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2010 |
QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP
ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về
việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ
và nhân dân;
Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên pháp luật như sau:
Điều 1. Báo cáo viên pháp luật
Báo cáo viên pháp luật là những người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Thông tư này ra quyết định công nhận để thực hiện nhiệm vụ phổ biến pháp luật.
Báo cáo viên pháp luật gồm:
1. Báo cáo viên pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương (sau đây gọi là Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương).
2. Báo cáo viên pháp luật của các cơ quan Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh).
3. Báo cáo viên pháp luật của các cơ quan Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Báo cáo viên pháp luật cấp huyện).
Điều 2. Tiêu chuẩn của Báo cáo viên pháp luật
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật.
3. Được cơ quan, tổ chức nơi công tác giới thiệu.
4. Có trình độ Cử nhân luật đối với Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương và cấp tỉnh; có trình độ trung cấp luật trở lên đối với Báo cáo viên pháp luật cấp huyện.
Trường hợp cá nhân không có bằng đại học Luật, nhưng có bằng đại học khác thì cần có thời gian công tác từ 05 năm trở lên đối với Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương và từ 03 năm trở lên đối với Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và am hiểu pháp luật về lĩnh vực cần phổ biến.
Điều 3. Yêu cầu hoạt động phổ biến pháp luật của Báo cáo viên pháp luật
Hoạt động phổ biến pháp luật của Báo cáo viên pháp luật phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
1. Tuân thủ pháp luật;
2. Nội dung phổ biến pháp luật phải chính xác;
3. Dễ hiểu và có sức thuyết phục.
Điều 4. Phạm vi hoạt động của Báo cáo viên pháp luật
Báo cáo viên pháp luật trực tiếp phổ biến pháp luật tại cơ quan, tổ chức nơi mình công tác và tham gia phổ biến pháp luật cho các đối tượng khác khi có yêu cầu.
Điều 5. Thẻ Báo cáo viên pháp luật
1. Thẻ Báo cáo viên pháp luật xác định tư cách pháp lý của Báo cáo viên khi thực thi nhiệm vụ phổ biến pháp luật.
2. Mẫu Thẻ Báo cáo viên pháp luật do Bộ Tư pháp thống nhất phát hành.
Điều 6. Thẩm quyền công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định công nhận và cấp Thẻ cho Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định công nhận và cấp Thẻ cho Báo cáo viên pháp luật cùng cấp.
Điều 7. Thủ tục, hồ sơ công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật
1. Thủ tục công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật:
a) Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp lựa chọn công chức của đơn vị mình có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư này, lập danh sách và gửi Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật để trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật.
b) Tổ chức pháp chế của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, tổ chức thực hiện công tác phổ biến pháp luật của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương chủ trì, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức thuộc cơ quan mình lựa chọn cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư này, lập danh sách trình Lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương xem xét, có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật.
c) Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn các cơ quan Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cùng cấp lựa chọn, lập danh sách cán bộ, công chức thuộc cơ quan, đơn vị mình có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư này báo cáo Lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, có văn bản gửi về cơ quan Tư pháp cùng cấp, để cơ quan Tư pháp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quyết định công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận Báo cáo viên pháp luật, bao gồm:
a) Công văn đề nghị của các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Danh sách trích ngang cá nhân được đề nghị công nhận Báo cáo viên pháp luật;
c) 02 ảnh màu chân dung (khổ 3 x 4).
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của Thông tư này Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ra quyết định công nhận và cấp Thẻ Báo cáo viên pháp luật.
Điều 8. Đổi và cấp lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật
Trong trường hợp Thẻ Báo cáo viên pháp luật bị rách, hỏng do quá trình sử dụng hoặc bị mất thì người được cấp Thẻ được đổi hoặc cấp lại Thẻ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người được cấp Thẻ, công văn đề nghị của cơ quan quản lý trực tiếp Báo cáo viên pháp luật, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp, cơ quan Tư pháp cấp tỉnh, cấp huyện xem xét và trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đổi hoặc cấp lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật.
Điều 9. Thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật
1. Thẻ Báo cáo viên pháp luật bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Người được cấp Thẻ vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Bị tước quyền sử dụng Thẻ báo cáo viên pháp luật không thời hạn hoặc có thời hạn từ hai lần trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 60/2009/NĐ - CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp;
c) Vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều 11 Thông tư này.
2. Thẩm quyền thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật
a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật cấp Trung ương theo đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương và Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ra quyết định thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật theo đề nghị của cơ quan Tư pháp cùng cấp.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ra quyết định thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật theo thẩm quyền được quy định tại Thông tư này.
Điều 10. Quyền của Báo cáo viên pháp luật
1. Được cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật cần thiết phục vụ cho hoạt động phổ biến pháp luật.
2. Được tham dự các khoá bồi dưỡng để nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được sử dụng Thẻ Báo cáo viên pháp luật để thực hiện các hoạt động phổ biến pháp luật.
4. Được hưởng thù lao từ hoạt động phổ biến pháp luật theo quy định hoặc theo thoả thuận.
5. Các quyền lợi khác trong trường hợp pháp luật có quy định.
Điều 11. Nghĩa vụ của Báo cáo viên pháp luật
1. Phát ngôn đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; truyền đạt đúng nội dung văn bản quy phạm pháp luật; không tiết lộ bí mật nhà nước trong quá trình phổ biến pháp luật.
2. Không lợi dụng danh nghĩa Báo cáo viên để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao, nhằm mục đích vụ lợi hoặc lợi dụng hoạt động phổ biến pháp luật để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Thực hiện có chất lượng các hoạt động phổ biến pháp luật; bảo đảm kế hoạch phổ biến pháp luật đã đề ra.
4. Học tập chuyên môn, trau dồi kỹ năng, tìm hiểu thực tiễn và thu thập thông tin để nâng cao nghiệp vụ phổ biến pháp luật.
5. Định kỳ 6 tháng, Báo cáo viên pháp luật có trách nhiệm báo cáo với cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp, cơ quan Tư pháp cùng cấp về tình hình hoạt động phổ biến pháp luật của mình.
6. Có nghĩa vụ trả lại Thẻ Báo cáo viên pháp luật trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này.
Cơ quan Tư pháp, Tổ chức pháp chế, các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, thực hiện công tác phổ biến pháp luật của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp các cấp có nhiệm vụ:
1. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, tổ chức hữu quan tham mưu giúp lãnh đạo cấp mình và Uỷ ban nhân dân các cấp xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên pháp luật;
2. Chủ trì xây dựng kế hoạch công tác, dự trù kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, biên soạn tài liệu của đội ngũ Báo cáo viên pháp luật;
3. Quản lý hoạt động phổ biến pháp luật của Báo cáo viên pháp luật;
4. Hướng dẫn, định kỳ bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho Báo cáo viên pháp luật;
5. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho Báo cáo viên pháp luật;
6. Trao đổi, thống nhất ý kiến với các cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý Báo cáo viên pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Báo cáo viên pháp luật thực hiện nhiệm vụ phổ biến pháp luật;
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành sơ kết, tổng kết và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với hoạt động phổ biến pháp luật của Báo cáo viên pháp luật;
8. Công bố công khai danh sách Báo cáo viên pháp luật trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
Quyết định số 210/1999/QĐ – BTP ngày 09 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế Báo cáo viên pháp luật hết hiệu lực từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; Lãnh đạo Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.