BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2017/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2017 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 21/2016/TT-BNNPTNT NGÀY 28/6/2016 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC CHÍNH VÀ TẬN DỤNG, TẬN THU LÂM SẢN
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản như sau:
1. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Sửa đổi tiêu đề của Điều 6 như sau:
“Điều 6. Khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng”
b) Điểm b Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Trước khi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ, chủ rừng lập bảng kê lâm sản khai thác gửi đến cấp thẩm quyền, cụ thể:
Chủ rừng là tổ chức, gửi đến Hạt Kiểm lâm sở tại hoặc Chi cục Kiểm lâm (nơi không có Hạt kiểm lâm).
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã”.
c) Bổ sung Khoản 3 Điều 6 như sau:
“3. Khai thác, tận thu gỗ rừng trồng là rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
a) Được khai thác, tận thu gỗ theo quy định tại Điểm a, b Khoản 3, Điều 21 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
b) Thời điểm khai thác, tận thu gỗ: sau khi các công trình, đề tài nghiên cứu, thực nghiệm khoa học đã kết thúc, được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu, đánh giá; nếu khai thác trắng phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng rừng kế tiếp.
c) Trước khi khai thác, tận thu gỗ chủ rừng lập bảng kê lâm sản khai thác gửi đến cấp thẩm quyền, cụ thể:
Đối với đơn vị trực thuộc Trung ương, gửi đến Tổng cục Lâm nghiệp;
Đối với đơn vị trực thuộc tỉnh, gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Chủ rừng tự tổ chức khai thác, tận thu theo quy định; đo đếm tính toán khối lượng gỗ khai thác, tận thu”.
2. Điểm b Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Trường hợp cần xác nhận nguồn gốc gỗ: Trước khi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ chủ rừng lập bảng kê lâm sản khai thác gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Khoản 4 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Phụ lục 1: Mẫu hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản áp dụng đối với: Điểm a, b Khoản 3 Điều 4; Điểm b, c Khoản 2 Điều 6.
b) Phụ lục 2: Bảng kê lâm sản khai thác áp dụng đối với Điểm a Khoản 2 Điều 5; Điểm b Khoản 1 và Điểm c Khoản 3 Điều 6; Điểm b Điều 7; Khoản 3 Điều 8; Khoản 2, 3 Điều 9; Điểm a, b Khoản 2 Điều 10; Khoản 1, Điểm b, c Khoản 2 và Điểm b, c Khoản 3 Điều 11.
c) Phụ lục 3: Giấy đề nghị cấp phép khai thác áp dụng đối với: Điểm b Khoản 3 Điều 4; Điểm c Khoản 2 Điều 6; Điểm b Khoản 2 Điều 10; Điểm c Khoản 2 và Điểm c Khoản 3 Điều 11.
d) Phụ lục 4: Mẫu báo cáo khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ áp dụng đối với Điều 19.
4. Bảng kê lâm sản quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 4; Điểm c Khoản 1 và Điểm đ Khoản 2 Điều 6; Khoản 3 Điều 8; Khoản 3 Điều 10; Khoản 4 Điều 11 được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BNN ngày 4/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.
5. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản (Phụ lục 2 kèm theo).
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 10 năm 2017.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục 2: Mẫu bảng kê lâm sản khai thác (Kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) được sửa đổi, bổ sung như sau:
“CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
----------------
BẢNG KÊ LÂM SẢN KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác .………………………………
- Diện tích khai thác: ………………..ha;
- Thời gian khai thác: Từ ……….đến………….
2. Nội dung
a) Đối với gỗ rừng tự nhiên:
TT |
Địa danh |
Loài cây |
Đường kính (cm) |
Chiều cao (m) |
Khối lượng (m3) |
||
Tiểu khu |
khoảnh |
lô |
|||||
|
TK: 150 |
K: 4 |
a b |
giổi dầu |
45 |
10 |
1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
b) Đối với gỗ rừng trồng:
TT |
Địa danh |
Loài cây |
Cấp đường kính (cm) |
Số cây |
Khối lượng (m3) |
|
Ghi rõ số lô, khoảnh, tiểu khu (hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất…vv). |
Keo
|
<15 15 đến <25 25 đến …. |
5 |
1,5 -
|
Tổng |
|
|
|
|
|
c) Đối với lâm sản khác ngoài gỗ:
TT |
Địa danh |
Loài lâm sản |
Khối lượng (m3, cây, tấn) |
|
Ghi rõ số lô, khoảnh, tiểu khu (hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất…vv ). |
Song mây |
1000 cây |
Tổng |
|
|
|
|
Chủ rừng /đơn vị khai thác” |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.