BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2010/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2010 |
Căn cứ Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định
số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số
điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ
quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ
chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát
triển;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định,
phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại như sau:
1. Thông tư này quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển ngành thương mại, bao gồm:
a) Quy hoạch phát triển ngành thương mại cả nước, quy hoạch phát triển thương mại vùng lãnh thổ (vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, trên tuyến hành lang/vành đai kinh tế); quy hoạch phát triển thương mại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
2. Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất gắn với hệ thống phân phối một sản phẩm, nhóm sản phẩm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch phát triển ngành thương mại do Bộ Công Thương và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
Trong Thông tư này, các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quy hoạch phát triển ngành thương mại là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, định hướng, giải pháp, cơ chế chính sách nhằm phát triển thương mại và phân bố ngành thương mại hợp lý trong thời kỳ nhất định trên phạm vi cả nước, các vùng lãnh thổ và các địa phương.
2. Quản lý công tác quy hoạch phát triển thương mại là toàn bộ các hoạt động bao gồm: lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển thương mại.
3. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy hoạch là điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những mục tiêu, nhiệm vụ hoặc những nội dung đã được phê duyệt nhưng trong quá trình thực hiện quy hoạch thấy không còn phù hợp với điều kiện thực tế.
4. Loại hình thương mại chủ yếu bao gồm các loại hình thương mại bán buôn và các loại hình thương mại bán lẻ.
5. Loại hình doanh nghiệp thương mại: Bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thuộc mọi thành phần kinh tế.
6. Hệ thống hạ tầng thương mại bao gồm: trung tâm thương mại, siêu thị; hệ thống chợ; hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu; hệ thống cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng, hệ thống tổng kho hàng hoá, kho ngoại quan, trung tâm lô-gi-stíc; trung tâm hội chợ, triển lãm; trung tâm thông tin, xúc tiến thương mại.
7. Mạng lưới phân phối hàng hoá là mạng lưới liên kết các cơ sở bán hàng của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà phân phối hoặc các đại lý bán hàng để cung ứng hàng hoá đến người tiêu dùng.
8. Cơ quan chủ trì là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Công Thương hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ lập quy hoạch, theo dõi thực hiện quy hoạch ngành.
Điều 4. Các loại quy hoạch phát triển ngành thương mại
Các loại quy hoạch phát triển ngành thương mại gồm có:
1. Quy hoạch phát triển ngành thương mại theo vùng lãnh thổ
a) Quy hoạch phát triển ngành thương mại cả nước;
b) Quy hoạch phát triển thương mại vùng lãnh thổ (vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm), tuyến hành lang/vành đai kinh tế;
c) Quy hoạch phát triển thương mại địa phương (các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương), sau đây gọi chung là quy hoạch thương mại tỉnh.
2. Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại, bao gồm:
a) Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị;
b) Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm hội chợ, triển lãm;
c) Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm thông tin, xúc tiến thương mại;
d) Quy hoạch phát triển hệ thống chợ;
đ) Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu;
e) Quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hoá lỏng;
g) Quy hoạch phát triển hệ thống kho hàng hoá, kho ngoại quan, trung tâm lô-gi-stíc.
Điều 5. Giai đoạn lập quy hoạch phát triển ngành thương mại
Tuỳ theo loại hình, quy mô mà giai đoạn quy hoạch phát triển thương mại được lập như sau:
1. Quy hoạch phát triển ngành thương mại cả nước lập cho giai đoạn 10 năm và có xét đến 10 năm tiếp theo.
2. Quy hoạch phát triển thương mại vùng lãnh thổ được lập cho giai đoạn 10 năm, có xét đến 5 - 10 năm tiếp theo.
3. Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh được lập cho 10 năm, có xét triển vọng 5 năm tiếp theo.
4. Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại được lập cho 10 năm có xét triển vọng 10 năm tiếp theo đối với quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại cả nước; 5 – 10 năm tiếp theo đối với quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại vùng lãnh thổ và 5 năm tiếp theo đối với quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại tỉnh.
Điều 6. Trách nhiệm lập quy hoạch
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm lập quy hoạch phát triển thương mại cả nước; vùng lãnh thổ; quy hoạch hệ thống hạ tầng thương mại cả nước; vùng lãnh thổ.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm lập quy hoạch phát triển thương mại tỉnh; quy hoạch hệ thống hạ tầng thương mại do tỉnh quản lý.
3. Trong quá trình lập quy hoạch, cơ quan chịu trách nhiệm lập quy hoạch có thể mời chuyên gia, thuê đơn vị tư vấn để thực hiện.
Điều 7. Lựa chọn đơn vị tư vấn
Việc lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch được thực hiện thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu theo các quy định của pháp luật. Đơn vị tư vấn tham gia đấu thầu hoặc được chỉ định thầu phải có tư cách pháp nhân về hoạt động quy hoạch, có năng lực và kinh nghiệm quy hoạch phù hợp với tính chất của dự án quy hoạch, có đủ nguồn lực tài chính. Người chịu trách nhiệm chính (Chủ nhiệm dự án) phải là người có chuyên môn sâu về lĩnh vực quy hoạch yêu cầu.
NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI
Điều 8. Nội dung quy hoạch phát triển ngành thương mại theo vùng lãnh thổ
1. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại cả nước
Bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Phần mở đầu: Sự cần thiết; Mục đích; Yêu cầu; Các căn cứ pháp lý;
b) Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước (hiện trạng và phương hướng phát triển);
c) Hiện trạng phát triển ngành thương mại của Việt Nam
- Quy mô và tốc độ phát triển ngành thương mại (ít nhất 5 năm trước thời điểm lập quy hoạch);
- Tình hình xuất - nhập khẩu;
- Tổ chức và cơ cấu thị trường (trong và ngoài nước);
- Tình hình phát triển các loại hình doanh nghiệp thương mại theo các thành phần kinh tế (nhà nước, tư nhân, nước ngoài) và theo cơ cấu ngành (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại);
- Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại;
- Trình độ công nghệ;
- Tình hình đầu tư phát triển (vốn thực hiện, cơ sở hạ tầng hình thành);
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển thương mại cả nước giai đoạn trước.
d) Phân tích, dự báo xu hướng phát triển thương mại
- Kinh tế thế giới và xu hướng phát triển thương mại thế giới và khu vực;
- Vị trí, vai trò của ngành thương mại trong nền kinh tế quốc dân;
- Xu hướng phát triển thương mại trong nước
+ Dự báo nguồn cung ứng và nhu cầu tiêu dùng 1 số hàng hoá chủ yếu; Xác định dung lượng thị trường hàng hoá;
+ Phương thức kinh doanh hàng hoá;
+ Khả năng phát triển hạ tầng thương mại.
đ) Quy hoạch phát triển thương mại cả nước
- Quan điểm, mục tiêu (tổng quát, cụ thể), định hướng phát triển;
- Quy hoạch phát triển
+ Luận chứng các phương án quy hoạch, lựa chọn phương án tối ưu đảm bảo thực hiện mục tiêu quy hoạch;
+ Quy hoạch theo phương án chọn.
e) Danh mục một số chương trình, dự án thương mại ưu tiên đầu tư (5 năm đầu quy hoạch);
g) Nhu cầu vốn đầu tư quy hoạch (dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư);
h) Nhu cầu sử dụng đất phát triển hệ thống hạ tầng thương mại;
i) Thể hiện phương án quy hoạch phát triển trên bản đồ quy hoạch;
k) Đánh giá môi trường chiến lược;
l) Các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch;
m) Tổ chức thực hiện.
Nội dụng Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại cả nước được quy định chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo.
2. Quy hoạch phát triển thương mại vùng lãnh thổ
Bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Phần mở đầu: Sự cần thiết; Mục đích; Yêu cầu; Các căn cứ pháp lý;
b) Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ (hiện trạng và phương hướng phát triển);
c) Hiện trạng phát triển ngành thương mại vùng lãnh thổ
- Quy mô và tốc độ phát triển thương mại vùng lãnh thổ (ít nhất 5 năm trước thời điểm lập quy hoạch);
- Tình hình phát triển các doanh nghiệp thương mại theo các thành phần kinh tế (nhà nước, tư nhân, nước ngoài), vai trò của các thương nhân trên thị trường; cơ cấu ngành (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại);
- Tình hình lưu thông hàng hoá, xuất - nhập khẩu;
- Phát triển mạng lưới phân phối bán buôn/bán lẻ; phát triển hệ thống hạ tầng thương mại;
- Đánh giá tính liên kết vùng lãnh thổ;
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển thương mại giai đoạn trước.
d) Phân tích, dự báo xu hướng phát triển thương mại vùng lãnh thổ
- Xu hướng phát triển kinh tế và thương mại cả nước, trong vùng lãnh thổ;
- Vị trí, vai trò của ngành thương mại đối với kinh tế vùng lãnh thổ;
- Cung cầu và phương thức kinh doanh hàng hoá;
- Dung lượng thị trường một số hàng hoá chủ yếu;
- Phương thức kinh doanh hàng hoá;
- Khả năng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
đ) Quy hoạch phát triển thương mại vùng lãnh thổ
- Quan điểm, mục tiêu (tổng quát và cụ thể), định hướng phát triển;
- Quy hoạch phát triển
+ Luận chứng các phương án phát triển, lựa chọn phương án tối ưu đảm bảo thực hiện các mục tiêu quy hoạch;
+ Quy hoạch theo phương án chọn.
e) Danh mục một số chương trình, dự án đầu tư thương mại chủ yếu (5 năm đầu quy hoạch);
g) Nhu cầu vốn đầu tư quy hoạch (dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư);
h) Nhu cầu sử dụng đất phát triển hệ thống hạ tầng thương mại;
i) Thể hiện phương án quy hoạch phát triển trên bản đồ quy hoạch;
k) Các biện pháp bảo vệ môi trường;
l) Các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch;
m) Tổ chức thực hiện.
Nội dụng Quy hoạch phát triển thương mại vùng lãnh thổ được quy định chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo.
3. Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh
Bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Phần mở đầu: Sự cần thiết; Mục đích; Yêu cầu; Các căn cứ pháp lý;
b) Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (hiện trạng và phương hướng phát triển);
c) Hiện trạng phát triển thương mại của tỉnh
- Quy mô và tốc độ phát triển thương mại tỉnh (ít nhất 5 năm trước thời điểm lập quy hoạch);
- Tình hình xuất - nhập khẩu;
- Tổ chức và cơ cấu thị trường;
- Tình hình phát triển doanh nghiệp thương mại theo các thành phần kinh tế (nhà nước, tư nhân, nước ngoài) và theo cơ cấu ngành (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại);
- Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại;
- Trình độ công nghệ;
- Tình hình đầu tư phát triển (vốn thực hiện, cơ sở hạ tầng hình thành);
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển thương mại tỉnh giai đoạn trước.
d) Phân tích, dự báo xu hướng phát triển
- Xu hướng phát triển thương mại trong vùng lãnh thổ, trong tỉnh;
- Vị trí, vai trò của ngành thương mại đối với kinh tế tỉnh
+ Dự báo nguồn cung ứng và nhu cầu tiêu dùng 1 số hàng hoá chủ yếu, Xác định dung lượng thị trường hàng hoá (trong nước và xuất - nhập khẩu);
+ Phương thức kinh doanh hàng hoá;
+ Khả năng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
đ) Quy hoạch phát triển
- Quan điểm, mục tiêu (tổng quát và cụ thể), định hướng phát triển;
- Quy hoạch phát triển
+ Luận chứng các phương án phát triển, lựa chọn phương án tối ưu đảm bảo thực hiện các mục tiêu quy hoạch;
+ Quy hoạch theo phương án chọn.
e) Danh mục một số chương trình, dự án đầu tư thương mại chủ yếu (5 năm đầu quy hoạch);
g) Nhu cầu vốn đầu tư quy hoạch (dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư);
h) Nhu cầu sử dụng đất phát triển hạ tầng thương mại;
i) Thể hiện phương án quy hoạch phát triển trên bản đồ quy hoạch;
k) Các biện pháp bảo vệ môi trường;
l) Các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch;
m) Tổ chức thực hiện.
Nội dụng Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh được quy định chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo.
Điều 9. Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại
1. Đối với phạm vi cả nước: Lập quy hoạch riêng từng loại hình hạ tầng thương mại.
2. Đối với phạm vi vùng lãnh thổ và địa phương: Lập riêng từng quy hoạch cho mỗi nhóm loại hình hạ tầng thương mại sau đây:
a) Hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ;
b) Hệ thống trung tâm hội chợ - triển lãm, trung tâm thông tin – xúc tiến thương mại, tổng kho hàng hoá, kho ngoại quan, trung tâm lô-gi-stíc;
c) Hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu, hệ thống cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hoá lỏng.
3. Các quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại trong phạm vi cả nước, phạm vi vùng lãnh thổ, địa phương có những nội dung chính sau đây:
a) Phần mở đầu: Sự cần thiết; Mục đích, yêu cầu; Các căn cứ pháp lý;
b) Thực trạng phát triển thương mại (ít nhất 5 năm trước giai đoạn quy hoạch);
c) Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại (loại hình, quy mô, phân bố);
d) Thực trạng quản lý Nhà nước về hạ tầng thương mại;
đ) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại giai đoạn trước (nếu có);
e) Phân tích, dự báo xu hướng phát triển
- Định hướng và mục tiêu phát triển thương mại;
- Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá thông qua hệ thống hạ tầng thương mại;
- Thị phần của từng loại hình phân phối hàng hoá.
g) Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại
- Quan điểm, mục tiêu (tổng quát và cụ thể), định hướng phát triển;
- Quy hoạch phát triển
+ Luận chứng các phương án phát triển, lựa chọn phương án tối ưu đảm bảo thực hiện mục tiêu quy hoạch;
+ Quy hoạch theo phương án chọn.
h) Nhu cầu vốn đầu tư theo các thời kỳ (dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư);
i) Danh mục một số chương trình, dự án ưu tiên đầu tư (5 năm đầu quy hoạch);
k) Nhu cầu sử dụng đất phát triển hệ thống hạ tầng thương mại;
l) Thể hiện phương án quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại trên bản đồ quy hoạch;
m) Các biện pháp bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy;
n) Các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch;
o) Tổ chức thực hiện.
Nội dụng Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại được quy định chi tiết tại Phụ lục 4 kèm theo.
Điều 10. Lập danh mục và đăng ký kinh phí lập quy hoạch hàng năm
1. Đối với các quy hoạch do Bộ Công Thương quản lý: Hàng năm, căn cứ theo yêu cầu thực tế quản lý quy hoạch, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương và nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Công Thương lập kế hoạch xây dựng các quy hoạch phát triển ngành thương mại, quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, cả xây dựng mới và điều chỉnh cho năm tiếp theo, bao gồm các nội dung chính như tên quy hoạch, thời hạn thực hiện, kinh phí dự kiến, gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, cân đối ngân sách theo quy định hiện hành trình Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở kinh phí nhà nước giao, Bộ Công Thương cân đối lại nhiệm vụ lập quy hoạch, lựa chọn danh mục các quy hoạch cần xây dựng trong năm theo mức độ ưu tiên, giao nhiệm vụ cho cơ quan chủ trì tổ chức triển khai theo tiến độ đã đăng ký.
2. Đối với các quy hoạch do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý
Hàng năm, theo tiến độ xây dựng kế hoạch của tỉnh, Sở Công Thương lập kế hoạch xây dựng quy hoạch phát triển thương mại, quy hoạch hệ thống hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh cho năm tiếp theo (nội dung như mục nêu trên) gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để xem xét, cân đối ngân sách theo quy định hiện hành trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
Trên cơ sở kinh phí được bố trí, Sở Công Thương cân đối lại nhiệm vụ lập quy hoạch, lựa chọn danh mục các quy hoạch cần xây dựng trong năm theo mức độ ưu tiên, giao nhiệm vụ cho cơ quan chủ trì tổ chức triển khai theo tiến độ đã đăng ký.
Điều 11. Trình tự, thủ tục lập đề cương, dự toán
1. Trên cơ sở bố trí ngân sách và nhiệm vụ được giao, cơ quan chủ trì hoặc đơn vị tư vấn được lựa chọn theo Điều 7 Chương I của Thông tư này có trách nhiệm lập đề cương, dự toán theo quy định trình Bộ trưởng Bộ Công Thương (đối với quy hoạch do Bộ Công Thương quản lý) hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (đối với quy hoạch do tỉnh, thành phố quản lý) phê duyệt trong thời hạn 30 ngày làm việc sau khi được lựa chọn. Trong một số trường hợp đặc biệt, công tác lập đề cương, dự toán được gia hạn (tối đa không quá 30 ngày làm việc). Việc gia hạn do Bộ trưởng Bộ Công Thương (đối với quy hoạch do Bộ Công Thương quản lý) hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (đối với quy hoạch do tỉnh, thành phố quản lý) xem xét và quyết định. Đề cương và dự toán được duyệt là cơ sở để lập quy hoạch và thanh toán chi phí theo các quy định hiện hành.
Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung đề cương và dự toán, cơ quan chủ trì xem xét trình Bộ trưởng Bộ Công Thương hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Dự toán chi phí thực hiện công tác lập, thẩm định, công bố và điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 12. Lập báo cáo quy hoạch phát triển thương mại
Việc lập báo cáo quy hoạch phát triển thương mại phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Báo cáo quy hoạch phải được lập theo đúng đề cương được duyệt và thời hạn được giao.
2. Trong quá trình lập quy hoạch, cơ quan chủ trì/đơn vị tư vấn có trách nhiệm thực hiện đúng tiến độ các bước điều tra khảo sát, thu thập xử lý số liệu, tổng hợp báo cáo trung gian, tổ chức hội thảo, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan, hoàn chỉnh bản quy hoạch và trình duyệt theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 dưới đây.
Điều 13. Hồ sơ trình thẩm định
1. Đối với quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hồ sơ gồm:
a) Tờ trình phê duyệt quy hoạch của Bộ Công Thương, trong đó có nội dung giải trình tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan;
b) Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ;
c) Bản Báo cáo quy hoạch đã hoàn chỉnh (số lượng do cơ quan chủ trì yêu cầu);
d) Bản Báo cáo tóm tắt quy hoạch đã hoàn chỉnh (số lượng do cơ quan chủ trì yêu cầu);
đ) Hệ thống bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 tổng hợp về hiện trạng và quy hoạch phân bố hệ thống hạ tầng thương mại chủ yếu theo đề cương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
e) Văn bản góp ý của các Bộ, ngành, địa phương liên quan (bản sao).
Nội dung Tờ trình và Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch theo Phụ lục 5 của Thông tư này.
2. Đối với quy hoạch do Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt, hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt quy hoạch của đơn vị tư vấn;
b) Tờ trình của cơ quan chủ trì, trong đó có nội dung giải trình tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan;
c) Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
d) Bản Báo cáo quy hoạch đã hoàn chỉnh (số lượng do cơ quan chủ trì yêu cầu);
đ) Bản Báo cáo tóm tắt quy hoạch đã hoàn chỉnh (số lượng do cơ quan chủ trì yêu cầu);
e) Hệ thống bản đồ tỷ lệ 1/500.000 tổng hợp về hiện trạng và quy hoạch phân bố hệ thống hạ tầng thương mại chủ yếu theo đề cương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
g) Văn bản góp ý của các Bộ, ngành, địa phương liên quan.
Nội dung Tờ trình và Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch theo Phụ lục 5 của Thông tư này.
3. Đối với quy hoạch thương mại do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt của đơn vị tư vấn;
b) Tờ trình phê duyệt quy hoạch của Sở Công Thương, trong đó có nội dung thẩm định và giải trình tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan;
c) Dự thảo Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh;
d) Ý kiến bằng văn bản của Bộ Công Thương;
đ) Bản Báo cáo quy hoạch đã hoàn chỉnh (số lượng do Sở Công Thương yêu cầu);
e) Bản Báo cáo tóm tắt quy hoạch đã hoàn chỉnh (số lượng do Sở Công Thương yêu cầu);
g) Hệ thống bản đồ tỷ lệ 1/250.000 tổng hợp về hiện trạng và quy hoạch phân bố hạ tầng thương mại chủ yếu theo đề cương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
h) Văn bản góp ý của các ban, ngành địa phương có liên quan.
Nội dung Tờ trình và Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch theo Phụ lục 5 của Thông tư này.
Điều 14. Thủ tục thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại
1. Việc thẩm định các báo cáo quy hoạch do Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch thực hiện. Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch thương mại được thành lập theo quy định tại Nghị định số 04/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 01 năm 2008 có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định tại Nghị định này.
2. Đối với quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ:
a) Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được quy định tại Khoản 1 Điều 13 - Hồ sơ trình thẩm định, Bộ Công Thương chủ trì thành lập Hội đồng thẩm định để tiến hành thẩm định báo cáo quy hoạch. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có thể thuê tư vấn thẩm định, tư vấn phản biện để phục vụ công tác thẩm định;
b) Căn cứ ý kiến của Hội đồng thẩm định, cơ quan chủ trì/đơn vị tư vấn có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện bản báo cáo quy hoạch để trình Bộ Công Thương. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày trình lại bản báo cáo quy hoạch đã được hoàn chỉnh, Bộ Công Thương hoàn tất báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
3. Đối với quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Công Thương:
a) Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được quy định tại Khoản 2 Điều 13 - Hồ sơ trình thẩm định, cơ quan chủ trì quy hoạch trình Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định để tiến hành thẩm định báo cáo quy hoạch. Trong trường hợp cần thiết Bộ Công Thương có thể thuê tư vấn thẩm định, tư vấn phản biện để phục vụ công tác thẩm định;
b) Căn cứ ý kiến của Hội đồng thẩm định, cơ quan chủ trì/đơn vị tư vấn có trách nhiệm hoàn thiện bản báo cáo quy hoạch trình Bộ Công Thương. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi trình lại bản báo cáo quy hoạch được hoàn chỉnh, cơ quan chủ trì hoàn thành báo cáo thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
4. Đối với quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh
a) Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ được quy định tại Khoản 3 Điều 13 - Hồ sơ trình thẩm định, Sở Công Thương chủ trì tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo quy hoạch. Trong trường hợp cần thiết có thể thuê tư vấn thẩm định, tư vấn phản biện để phục vụ công tác thẩm định;
b) Căn cứ ý kiến của Hội đồng thẩm định, cơ quan chủ trì/đơn vị tư vấn bổ sung, hoàn thiện bản báo cáo. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi trình lại báo cáo quy hoạch được hoàn chỉnh, Sở Công Thương hoàn thành báo cáo thẩm định trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
Điều 15. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy hoạch
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển thương mại thuộc thẩm quyền phê duyệt.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển thương mại thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sau khi có thoả thuận của Bộ Công Thương.
3. Các dự án thương mại nhóm A theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng công trình không có trong quy hoạch được duyệt, chỉ được tíên hành thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép theo đề nghị của Bộ Công Thương.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung dự án vào quy hoạch, Bộ Công Thương xem xét và báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương trả lời cơ quan có yêu cầu bổ sung quy hoạch được biết.
QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI
Điều 16. Phân cấp quản lý quy hoạch
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước các quy hoạch phát triển thương mại cả nước, vùng lãnh thổ; quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại trong phạm vi cả nước, vùng lãnh thổ và các quy hoạch theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý thực hiện quy hoạch phát triển thương mại, quy hoạch hệ thống hạ tầng thương mại địa phương do tỉnh phê duyệt, phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch phát triển thương mại khác trên địa bàn tỉnh.
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm công bố các quy hoạch phát triển ngành thương mại thuộc thẩm quyền phê duyệt và được uỷ quyền phê duyệt trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định phê duyệt được ký ban hành.
2. Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm công bố quy hoạch phát triển thương mại địa phương trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định phê duyệt được ký ban hành.
3. Tài liệu công bố là văn bản Quyết định phê duyệt quy hoạch và bản Báo cáo quy hoạch chính thức trên Website của Bộ Công Thương, Website hoặc công báo địa phương của tỉnh có quy hoạch được duyệt.
4. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm lưu trữ bản Báo cáo quy hoạch đã được phê duyệt cùng các tài liệu có liên quan khác.
Điều 18. Chế độ báo cáo, kiểm tra thực hiện quy hoạch
1. Các Vụ quản lý ngành, lĩnh vực thuộc Bộ Công Thương chịu trách nhiệm kiểm tra, báo cáo về tình hình xây dựng quy hoạch trong năm kế hoạch và tình hình thực hiện các quy hoạch phát triển thương mại đã được phê duyệt gửi Vụ Kế hoạch tổng hợp báo cáo Bộ trưởng trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
2. Sở Công Thương chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương về tình hình xây dựng quy hoạch trong năm kế hoạch và tình hình thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.
3. Chế độ kiểm tra thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hàng năm tuân thủ theo quy định hiện hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc hoặc cần trao đổi, đề nghị các ngành, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương liên hệ trực tiếp với Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 06 năm 2010./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
NỘI DUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI
CẢ NƯỚC
(Kèm theo Thông tư số 17 /2010/TT-BCT ngày 5 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương)
PHẦN MỞ ĐẦU
Nêu các cơ sở pháp lý, sự cần thiết của quy hoạch, mục tiêu, đối tượng và phạm vi quy hoạch.
Phần 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CẢ NƯỚC
Chương I: Hiện trạng về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
1. Diện tích, vị trí địa lý, tài nguyên, tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực.
2. Hiện trạng kinh tế - xã hội: tăng trưởng GDP và cơ cấu GDP, tình hình thu chi ngân sách, dân số và phân bố dân cư, lao động - việc làm, thu nhập, mức sống; phát triển đô thị, giao thông; sản xuất và cung ứng hàng hoá, dịch vụ.
3. Vị trí kinh tế - xã hội của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.
Chương II: Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
1. Kịch bản phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn quy hoạch: tăng trưởng GDP, cơ cấu GDP, dân số và phân bố dân cư, thu nhập, mức sống; phát triển đô thị, giao thông; định hướng phát triển sản xuất và cung ứng hàng hoá một số ngành liên quan (công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản).
2. Triển vọng hợp tác kinh tế khu vực và các nước trên thế giới của Việt Nam.
3. Lộ trình mở cửa thương mại, dịch vụ trong thời kỳ quy hoạch.
Phần 2
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC
Chương III: Hiện trạng phát triển ngành thương mại của Việt Nam
1. Quy mô và tốc độ phát triển ngành thương mại (ít nhất 5 năm trước thời điểm lập quy hoạch):
GDP ngành thương mại; lao động và năng suất lao động; lưu chuyển hàng hoá bán buôn, bán lẻ.
2. Tình hình xuất - nhập khẩu hàng hoá.
3. Tổ chức và cơ cấu thị trường (trong nước, ngoài nước).
4. Tình hình phát triển của các loại hình doanh nghiệp thương mại theo các thành phần kinh tế (nhà nước, tư nhân, nước ngoài) và theo cơ cấu ngành thương mại (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại).
5. Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
6. Trình độ công nghệ.
7. Tình hình đầu tư phát triển (vốn thực hiện, cơ sở hạ tầng hình thành).
8. Những đánh giá chủ yếu và bài học kinh nghiệm.
Chương IV: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển thương mại cả nước giai đoạn trước (nếu có)
1. So sánh các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế.
2. Tổng kết những thành công và hạn chế của quy hoạch.
3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế.
4. Bài học kinh nghiệm.
Phần 3
PHÂN TÍCH, DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
Chương V: Phân tích, dự báo các yếu tố trong và ngoài nước tác động đến ngành thương mại Việt Nam trong thời kỳ quy hoạch
1. Kinh tế thế giới và xu hướng phát triển thương mại thế giới và khu vực
a) Dự báo về cung cầu hàng hoá, tình hình cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới;
b) Khả năng thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam.
2. Vị trí, vai trò của ngành thương mại trong nền kinh tế quốc dân.
3. Xu hướng phát triển thương mại trong nước.
4. Phương thức kinh doanh hàng hoá.
5. Khả năng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
Chương VI: Phân tích, dự báo nhu cầu thị trường
1. Các phương pháp dự báo.
2. Dự báo nguồn cung ứng và nhu cầu tiêu dùng một số hàng hoá chủ yếu (trong nước và xuất khẩu), đối với thị trường ngoài nước cần phân theo khu vực.
3. Dung lượng thị trường một số hàng hoá chủ yếu (trong nước và xuất - nhập khẩu).
4. Dự báo về khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm, hàng hoá chủ lực của Việt Nam.
5. Dự báo sức mua và các yếu tố tác động tới sức mua hàng hóa (tiền tệ, tỷ giá, lãi suất).
Phần 4
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1. Quan điểm phát triển.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu chung: Căn cứ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
b) Mục tiêu cụ thể: Nêu những mục tiêu định lượng được và những mục tiêu định tính phục vụ cho mục tiêu chung (cơ cấu GDP thương mại, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn, bán lẻ; xuất - nhập khẩu; phát triển hệ thống hạ tầng thương mại; hoạt động xúc tiến thương mại; phát triển thị trường).
3. Định hướng phát triển
Các định hướng phát triển trong giai đoạn quy hoạch phải phù hợp với quan điểm phát triển và nhằm hướng tới các mục tiêu đã đề ra.
Chương VII: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại cả nước
1. Luận chứng các phương án quy hoạch phát triển
Căn cứ mục tiêu và phương hướng quy hoạch đề xuất các phương án phát triển, phân tích so sánh ưu điểm, nhược điểm của từng phương án và lựa chọn phương án tối ưu đảm bảo thực hiện mục tiêu quy hoạch.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại cả nước (theo phương án chọn)
a) Định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực (là thế mạnh của Việt Nam);
b) Xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế;
c) Phát triển thị trường trong nước, ngoài nước;
d) Cơ cấu ngành (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại);
đ) Phát triển các loại hình dịch vụ phụ trợ cho phân phối hàng hoá;
e) Phát triển xuất - nhập khẩu;
g) Phát triển các doanh nghiệp thương mại theo các thành phần kinh tế (doanh nghiệp thương mại nhà nước, doanh nghiệp thương mại tư nhân, doanh nghiệp thương mại nước ngoài);
h) Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại (trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống chợ, hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu, hệ thống cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hoá lỏng, hệ thống tổng kho hàng hoá, kho ngoại quan, trung tâm lô-gi-stíc, trung tâm hội trợ - triển lãm, trung tâm thông tin - xúc tiến thương mại);
k) Phân bố không gian quy hoạch hệ thống hạ tầng thương mại;
l) Thể hiện phân bố không gian quy hoạch trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/1.000.000, bản đồ tổng hợp về hiện trạng và quy hoạch phân bố hệ thống hạ tầng thương mại chủ yếu, quy định cụ thể theo đề cương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Nhu cầu vốn đầu tư quy hoạch (dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư).
5. Xây dựng danh mục một số chương trình, dự án thương mại ưu tiên đầu tư (5 năm đầu quy hoạch).
6. Nhu cầu sử dụng đất phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
Chương VIII: Đánh giá môi trường chiến lược
1. Đánh giá khái quát hiện trạng môi trường.
2. Dự báo tác động ảnh hưởng.
3. Định hướng các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ môi trường.
4. Phương hướng nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường.
Phần 5
CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Các giải pháp chủ yếu.
2. Các cơ chế chính sách.
3. Tổ chức thực hiện.
NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÙNG LÃNH THỔ
(Kèm theo Thông tư số 17 /2010/TT-BCT ngày 5 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương)
PHẦN MỞ ĐẦU
Nêu các cơ sở pháp lý, sự cần thiết của quy hoạch, mục tiêu, đối tượng và phạm vi quy hoạch.
Phần 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG LÃNH THỔ
Chương I: Hiện trạng về phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ
1. Diện tích, vị trí địa lý, tài nguyên, tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực.
2. Hiện trạng kinh tế - xã hội: tăng trưởng GDP và cơ cấu GDP, tình hình thu chi ngân sách, dân số và phân bố dân cư, lao động - việc làm, thu nhập và mức sống; phát triển đô thị, giao thông; sản xuất và cung ứng hàng hoá, dịch vụ.
3. Vị trí kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ trong tổng thể của cả nước.
Chương II: Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ
1. Kịch bản phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn quy hoạch: tăng trưởng GDP, cơ cấu GDP, dân số và phân bố dân cư, lao động - việc làm, thu nhập và mức sống; phát triển đô thị, giao thông; định hướng phát triển sản xuất và cung ứng hàng hoá một số ngành liên quan (công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản).
2. Triển vọng hợp tác kinh tế giữa các tỉnh trong vùng lãnh thổ và giữa vùng lãnh thổ với các vùng lãnh thổ khác.
Phần 2
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÙNG LÃNH THỔ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC
Chương III: Hiện trạng phát triển thương mại vùng lãnh thổ
1. Quy mô và tốc độ phát triển.
2. Tình hình phát triển các doanh nghiệp thương mại theo các thành phần kinh tế (doanh nghiệp thương mại nhà nước, doanh nghiệp thương mại tư nhân, doanh nghiệp thương mại nước ngoài), vai trò của các thương nhân trên thị trường; cơ cấu ngành thương mại (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại).
3. Tình hình lưu thông hàng hoá; xuất - nhập khẩu.
4. Phát triển mạng lưới phân phối bán buôn/bán lẻ; phát triển hệ thống hạ tầng thương mại vùng lãnh thổ.
5. Đánh giá tính liên kết trong vùng lãnh thổ.
Chương IV: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển thương mại vùng lãnh thổ giai đoạn trước (nếu có)
1. So sánh các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế.
2. Tổng kết những thành công và hạn chế của quy hoạch.
3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế.
4. Bài học kinh nghiệm.
Phần 3
PHÂN TÍCH, DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÙNG LÃNH THỔ
Chương V: Phân tích, dự báo các yếu tố trong và ngoài nước tác động đến phát triển thương mại vùng lãnh thổ trong thời kỳ quy hoạch
1. Kinh tế và thương mại trong nước; trong vùng lãnh thổ.
2. Vị trí, vai trò của ngành thương mại đối với kinh tế vùng lãnh thổ.
3. Phương thức kinh doanh hàng hoá.
4. Khả năng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại vùng lãnh thổ.
Chương VI: Phân tích, dự báo nhu cầu thị trường
1. Các phương pháp dự báo.
2. Dự báo nguồn cung ứng và nhu cầu tiêu dùng một số hàng hoá chủ yếu (trong vùng lãnh thổ và xuất khẩu), đối với thị trường ngoài nước cần phân theo khu vực.
3. Dung lượng thị trường một số hàng hoá chủ yếu (trong nước và xuất - nhập khẩu).
4. Dự báo về khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm, hàng hoá chủ lực của vùng lãnh thổ.
5. Dự báo sức mua hàng hoá và các yếu tố tác động tới sức mua hàng hoá (tiền tệ, tỷ giá, lãi suất).
Phần 4
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÙNG LÃNH THỔ
1. Quan điểm phát triển.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu chung: Căn cứ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ, yêu cầu tiêu dùng trong vùng lãnh thổ và xuất khẩu;
b) Mục tiêu cụ thể: Nêu những mục tiêu định lượng được và những mục tiêu định tính phục vụ cho mục tiêu chung (cơ cấu GDP thương mại, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn, bán lẻ; xuất - nhập khẩu; phát triển loại hình hạ tầng thương mại; xúc tiến thương mại; phát triển thị trường…).
3. Định hướng phát triển (tốc độ, mặt hàng, mô hình kinh doanh…)
Các định hướng phát triển trong giai đoạn quy hoạch phải phù hợp với quan điểm phát triển và nhằm hướng tới các mục tiêu đã đề ra.
Chương VII: Quy hoạch phát triển thương mại vùng lãnh thổ
1. Luận chứng các phương án phát triển
Căn cứ mục tiêu và phương hướng quy hoạch đề xuất các phương án phát triển, phân tích so sánh ưu, nhược điểm của từng phương án và lựa chọn phương án tối ưu đảm bảo thực hiện các mục tiêu quy hoạch.
2. Quy hoạch phát triển thương mại vùng lãnh thổ (theo phương án đã chọn)
a) Định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, xây dựng, phát triển thương hiệu mạnh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường;
b) Phát triển thị trường trong nước, ngoài nước; cơ cấu ngành thương mại (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại);
c) Phát triển các dịch vụ phụ trợ cho phân phối hàng hoá;
d) Phát triển xuất - nhập khẩu;
đ) Phát triển các doanh nghiệp thương mại theo các thành phần kinh tế (doanh nghiệp thương mại nhà nước, doanh nghiệp thương mại tư nhân, doanh nghiệp thương mại nước ngoài);
e) Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại vùng (trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống chợ, hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu, hệ thống cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hoá lỏng, hệ thống tổng kho hàng hoá, kho ngoại quan, trung tâm lô-gi-stíc, trung tâm hội trợ - triển lãm, trung tâm thông tin - xúc tiến thương mại);
g) Phân bố không gian quy hoạch hệ thống hạ tầng thương mại;
h) Thể hiện phân bố không gian quy hoạch trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500.000, bản đồ tổng hợp về hiện trạng và quy hoạch phân bố hệ thống hạ tầng thương mại chủ yếu, quy định cụ thể theo đề cương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Xây dựng danh mục một số chương trình, dự án thương mại ưu tiên đầu tư (5 năm đầu quy hoạch).
4. Nhu cầu vốn đầu tư quy hoạch (dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư).
5. Nhu cầu sử dụng đất phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
Chương VIII: Các biện pháp bảo vệ môi trường
1. Đánh giá khái quát hiện trạng môi trường.
2. Dự báo tác động ảnh hưởng.
3. Định hướng các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ môi trường.
4. Phương hướng nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường.
Phần 5
CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÙNG LÃNH THỔ
1. Các giải pháp chủ yếu.
2. Các cơ chế chính sách.
3. Tổ chức thực hiện.
NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH
(Kèm theo Thông tư số 17 /2010/TT-BCT ngày 5 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương)
PHẦN MỞ ĐẦU
Nêu các cơ sở pháp lý, sự cần thiết của quy hoạch, mục tiêu, đối tượng và phạm vi quy hoạch.
Phần 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Chương I: Hiện trạng về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
1. Diện tích, vị trí địa lý, tài nguyên, tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực.
2. Hiện trạng kinh tế - xã hội của địa phương: tăng trưởng GDP và cơ cấu GDP, tình hình thu chi ngân sách, dân số, lao động - việc làm, thu nhập, mức sống; phát triển đô thị, giao thông; sản xuất và cung ứng hàng hoá, dịch vụ.
3. Vị trí kinh tế - xã hội của tỉnh trong tổng thể của vùng lãnh thổ.
Chương II: Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
1. Kịch bản phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn quy hoạch: tăng trưởng GDP, cơ cấu GDP, dân số và phân bố dân cư; lao động, việc làm; thu nhập, mức sống; phát triển đô thị, giao thông; định hướng phát triển sản xuất và cung ứng hành hoá một số ngành liên quan (công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản…).
2. Triển vọng hợp tác kinh tế của tỉnh với các tỉnh lân cận.
Phần 2
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC
Chương III: Hiện trạng phát triển thương mại của tỉnh
1. Vị trí, vai trò, quy mô và tốc độ phát triển ngành thương mại tỉnh (ít nhất 5 năm trước giai đoạn quy hoạch): GDP ngành thương mại; lao động và năng suất lao động; tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ.
2. Tình hình xuất - nhập khẩu hàng hoá.
3. Tổ chức và cơ cấu thị trường (bán buôn, bán lẻ).
4. Tình hình phát triển các loại hình doanh nghiệp thương mại theo các thành phần kinh tế (doanh nghiệp thương mại nhà nước, doanh nghiệp thương mại tư nhân, doanh nghiệp thương mại nước ngoài) và cơ cấu ngành thương mại (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại).
5. Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại tỉnh.
6. Trình độ công nghệ.
7. Tình hình đầu tư phát triển (vốn thực hiện, cơ sở hạ tầng hình thành).
8. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển thương mại tỉnh.
Chương IV: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển thương mại của tỉnh giai đoạn trước (nếu có)
1. So sánh các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế.
2. Đánh giá những thành công và hạn chế của quy hoạch.
3. Nguyên nhân của những thành công và và hạn chế.
4. Bài học kinh nghiệm.
Phần 3
PHÂN TÍCH, DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
Chương V: Phân tích, dự báo các yếu tố trong và ngoài nước ảnh hưởng đến phát triển thương mại tỉnh trong thời kỳ quy hoạch
1. Kinh tế và thương mại trong vùng lãnh thổ, trong tỉnh.
2. Vị trí, vai trò của ngành thương mại đối với kinh tế tỉnh.
3. Phương thức kinh doanh hàng hoá trong tỉnh.
4. Khả năng phát triển hạ tầng thương mại tỉnh.
Chương VI: Phân tích, dự báo nhu cầu thị trường
1. Các phương pháp dự báo
2. Dự báo nguồn cung ứng và nhu cầu tiêu dùng một số hàng hoá chủ yếu (trong tỉnh và xuất khẩu), đối với thị trường ngoài nước cần phân theo khu vực.
3. Dung lượng thị trường một số hàng hoá chủ yếu (trong tỉnh và xuất - nhập khẩu).
4. Dự báo về khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm, hàng hoá chủ lực của tỉnh.
5. Dự báo sức mua hàng hoá và các yếu tố tác động tới sức mua hàng hoá (tiền tệ, tỷ giá, lãi suất).
Phần 4
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm phát triển.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu chung: Căn cứ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu của tỉnh;
b) Mục tiêu cụ thể: Nêu những mục tiêu định lượng được và những mục tiêu định tính phục vụ cho mục tiêu chung (cơ cấu GDP thương mại, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn, bán lẻ; xuất - nhập khẩu; phát triển hệ thống hạ tầng thương mại; xúc tiến thương mại; phát triển thị trường).
3. Định hướng phát triển (tốc độ, mặt hàng, mô hình kinh doanh…)
Các định hướng phát triển trong giai đoạn quy hoạch phải phù hợp với quan điểm phát triển và nhằm tới các mục tiêu đã đề ra.
Chương VII: Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh
1. Luận chứng các phương án phát triển
Căn cứ vào các mục tiêu và phương hướng quy hoạch đề xuất các phương án phát triển, phân tích so sánh ưu điểm, nhược điểm của từng phương án và lựa chọn phương án tối ưu đảm bảo thực hiện các mục tiêu quy hoạch.
2. Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh (theo phương án chọn)
a) Định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, xây dựng, phát triển thương hiệu mạnh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường;
b) Phát triển thị trường trong nước, ngoài nước, cơ cấu ngành (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại);
c) Phát triển các dịch vụ phụ trợ cho phân phối hàng hoá;
d) Phát triển xuất - nhập khẩu;
đ) Phát triển các doanh nghiệp thương mại theo các thành phần kinh tế (doanh nghiệp thương mại nhà nước, doanh nghiệp thương mại tư nhân, doanh nghiệp thương mại nước ngoài);
e) Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại của tỉnh (trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống chợ, hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu, hệ thống cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hoá lỏng, hệ thống tổng kho hàng hoá, kho ngoại quan, trung tâm lô-gi-stíc, trung tâm hội trợ - triển lãm, trung tâm thông tin - xúc tiến thương mại);
g) Phân bố không gian quy hoạch hệ thống hạ tầng thương mại;
h) Thể hiện phân bố không gian quy hoạch trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/250.000, bản đồ tổng hợp về hiện trạng và quy hoạch phân bố hệ thống hạ tầng thương mại chủ yếu, quy định cụ thể theo đề cương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Xây dựng một số chương trình, dự án thương mại ưu tiên đầu tư (5 năm đầu quy hoạch).
4. Nhu cầu vốn đầu tư quy hoạch (dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư).
5. Nhu cầu sử dụng đất phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
Chương VIII: Các biện pháp bảo vệ môi trường
1. Đánh giá khái quát hiện trạng môi trường.
2. Dự báo tác động ảnh hưởng.
3. Định hướng các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ môi trường.
4. Phương hướng nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường.
Phần 5
CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
1. Các giải pháp chủ yếu.
2. Các cơ chế chính sách.
3. Tổ chức thực hiện.
NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI
(Kèm theo Thông tư số 17 /2010/TT-BCT ngày 5 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương)
PHẦN MỞ ĐẦU
Nêu các cơ sở pháp lý, sự cần thiết của quy hoạch, mục tiêu đối tượng và phạm vi quy hoạch.
Phần 1
TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
Chương I: Hiện trạng phát triển thương mại (ít nhất 5 năm trước giai đoạn quy hoạch)
1. Quy mô và tốc độ phát triển thương mại.
2. Tình hình phát triển các doanh nghiệp thương mại (nhà nước, tư nhân, nước ngoài), vai trò của các thương nhân trên thị trường.
3. Tình hình lưu thông hàng hoá bán buôn, bán lẻ; xuất - nhập khẩu.
4. Phát triển mạng lưới phân phối bán buôn/bán lẻ; phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
Phần 2
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC
Chương II: Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại (loại hình, quy mô, phân bố)
1. Các yếu tố tác động đến thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại (tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính sách của Nhà nước).
2. Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
3. Thực trạng phát triển kinh doanh trong hệ thống hạ tầng thương mại
a) Số lượng doanh nghiệp thương mại (doanh nghiệp thương mại nhà nước, doanh nghiệp thương mại tư nhân, doanh nghiệp thương mại nước ngoài);
b) Lượng hàng hoá lưu thông;
c) Phương thức kinh doanh (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại).
4. Thực trạng quản lý Nhà nước về hệ thống hạ tầng thương mại.
Chương IV: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại giai đoạn trước (nếu có)
1. So sánh các chỉ tiêu.
2. Đánh giá những thành công và hạn chế của quy hoạch.
3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế.
4. Bài học kinh nghiệm.
Phần 3
PHÂN TÍCH, DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Chương V: Phân tích, dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị trong thời kỳ quy hoạch
1. Định hướng và mục tiêu phát triển thương mại.
2. Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản).
3. Quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư tập trung; giao thông.
Chương VI: Phân tích, dự báo các chỉ tiêu phát triển hệ thống hạ tầng thương mai
1.Các phương pháp dự báo.
2. Dự báo dân số, sức mua hàng hoá và các yếu tố tác động tới sức mua hàng hoá (tiền tệ, tỷ giá, lãi suất).
3. Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá qua hạ tầng thương mại (thu nhập, cơ cấu tiêu dùng).
4. Thị phần của từng trong tổng hệ thống phân phối hàng hoá.
Phần 4
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI
1. Quan điểm phát triển.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu chung: Căn cứ yêu cầu phát thương mại, yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tại chỗ (khách nước ngoài du lịch VN) thông qua hệ thống hạ tầng thương mại;
b) Mục tiêu cụ thể
- Nêu những mục tiêu định lượng và những mục tiêu định tính phục vụ mục tiêu chung;
- Về năng lực cung ứng hàng hoá vào hệ thống hạ tầng thương mại;
- Về nhu cầu tiêu dùng hàng hoá qua hệ thống hạ tầng thương mại.
3. Định hướng phát triển (tốc độ, mặt hàng, mô hình kinh doanh)
Các định hướng phát triển trong giai đoạn quy hoạch phải phù hợp với quan điểm phát triển và nhằm tới các mục tiêu đã đề ra.
Chương VII: Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại
1. Tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật để phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
2. Luận chứng các phương án phát triển
Căn cứ mục tiêu và phương hướng quy hoạch đề xuất các phương án phát triển, phân tích so sánh ưu điểm, nhược điểm của từng phương án và lựa chọn phương án tối ưu đảm bảo thực hiện mục tiêu quy hoạch.
3. Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại (theo phương án chọn)
a) Định hướng phát triển năng lực sản xuất sản phẩm chủ yếu, hàng hoá cung ứng cho hệ thống hạ tầng thương mại;
b) Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại (số lượng công trình: tổng số, xây mới, di dời, cải tạo);
c) Phương thức kinh doanh trong hệ thống hạ tầng thương mại (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại);
d) Các giao dịch, các dịch vụ hỗ trợ, mô hình tổ chức, quản lý hệ thống hạ tầng thương mại;
đ) Phân bố không gian quy hoạch;
e) Hệ thống bản đồ tổng hợp hiện trạng và quy hoạch phân bố hệ thống hạ tầng thương mại chủ yếu, quy định cụ thể theo đề cương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bản đồ tỷ lệ bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 đối với quy hoạch hệ thống hạ tầng cả nước, bản đồ tỷ lệ 1/500.000 đối với quy hoạch hệ thống hạ tầng vùng lãnh thổ, bản đồ tỷ lệ 1/250.000 đối với quy hoạch hệ thống hạ tầng địa phương.
4. Xây dựng danh mục các chương trình, danh mục dự án hạ tầng thương mại ưu tiên đầu tư (5 năm đầu quy hoạch).
5. Nhu cầu vốn đầu tư cho 5 năm đầu quy hoạch (dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư).
6. Nhu cầu sử dụng đất phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.
Chương VIII: Đánh giá môi trường chiến lược
1. Đánh giá khái quát hiện trạng môi trường.
2. Dự báo tác động ảnh hưởng.
3. Định hướng các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ môi trường.
4. Phương hướng nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường.
PHẦN 5
CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI
1. Các giải pháp chủ yếu
2. Các cơ chế chính sách
3. Tổ chức thực hiện.
NỘI DUNG TỜ TRÌNH VÀ DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
(Kèm theo Thông tư số 17 /2010/TT-BCT ngày 5 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương)
1. Nội dung tờ trình
a) Giải trình ý kiến góy ý của các Bộ, Ban ngành (đối với quy hoạch do Bộ Công Thương quản lý) hoặc Sở, Ban, ngành (đối với quy hoạch do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý);
b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định và giải trình tiếp thu báo cáo thẩm định của đơn vị lập quy hoạch;
c) Sự cần thiết xây dựng quy hoạch phát triển ngành; vùng lãnh thổ; tỉnh;
d) Hiện trạng phát triển thương mại ngành; vùng lãnh thổ; tỉnh;
đ) Dự báo nguồn cung ứng và nhu cầu tiêu dùng;
e) Quy hoạch phát triển ngành; vùng lãnh thổ; tỉnh
- Quan điểm phát triển;
- Mục tiêu phát triển;
- Định hướng phát triển;
- Luận chứng và lựa chọn phương án phát triển ngành; vùng lãnh thổ; tỉnh;
- Quy hoạch phát triển thương mại ngành; vùng lãnh thổ; tỉnh theo phương án chọn;
- Các chương trình, dự án thương mại ưu tiên đầu tư.
g) Nhu cầu vốn đầu tư (dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư);
h) Nhu cầu đất phát triển hệ thống hạ tầng thương mại;
k) Các giải pháp và cơ chế chính sách chủ yếu.
2. Nội dung dự thảo Quyết định
a) Quan điểm phát triển;
b) Mục tiêu phát triển;
c) Quy hoạch phát triển;
d) Các chương trình, dự án thương mại ưu tiên đầu tư;
đ) Nhu cầu vốn đầu tư (dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư);
e) Nhu cầu đất phát triển hệ thống hạ tầng thương mại;
g) Các giải pháp và cơ chế chính sách chủ yếu;
h) Tổ chức thực hiện.
Phụ lục: Danh mục các chương trình, dự án thương mại chủ yếu ưu tiên đầu tư.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.