CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: 163/TT-SHCN |
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 1994 |
Theo Nghị định số 201-HĐBT ngày 28 -12 -1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Điều lệ về mua bán quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và bí quyết kỹ thuật (gọi tắt là Điều lệ về mua bán li-xăng).
Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành thông tư này nhằm giải thích và hướng dẫn thi hành các điều khoản về việc phê duyệt và đăng ký Hợp đồng li-xăng được quy định trong Điều lệ nói trên.
I. QUY ĐỊNH CHUNG, ĐỐI TƯỢNG, CHỦ THỂ LI-XĂNG
Các thuật ngữ quy ước được sử dụng trong Điều lệ về mua bán li-xăng và trong Thông tư này được hiểu như sau:
- "Điều lệ" dùng để chỉ Điều lệ về mua bán li-xăng.
- "Li-xăng" dùng để chỉ việc tổ chức, cá nhân ("Bên giao") cho phép tổ chức, cá nhân khác ("Bên nhận") được sử dụng - trong phạm vi lãnh thổ nhất định ("lãnh thổ li-xăng") và trong thời hạn nhất định ("thời hạn li-xăng") - sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá ("đối tượng sở hữu công nghiệp") đang thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của bên giao.
- "Li-xăng độc quyền" dùng để chỉ li-xăng mà theo đó, trong lãnh thổ li-xăng và trong thời hạn li-xăng, Bên nhận được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
- "Li-xăng không độc quyền" dùng để chỉ li-xăng mà theo đó, trong lãnh thổ li-xăng và trong thời hạn li-xăng. Bên nhận không được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, nghĩa là Bên giao cũng có quyền sử dụng hoặc cho phép Bên thứ ba sư dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
- "Li-xăng phụ thuộc" hay "Li-xăng thứ cấp" dùng để chỉ li-xăng trong đó Bên giao li-xăng thứ cấp chính là bên nhận li-xăng độc quyền về chính đối tượng của li-xăng thứ cấp.
Li-xăng thứ cấp luôn luôn là li-xăng không độc quyền.
- Các thuật ngữ "sáng chế", "giải pháp hữu ích" "kiểu dáng công nghiệp", "nhãn hiệu hàng hoá" được hiểu theo Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được công bố ngày 11-02-1989 theo Lệnh số 13LCT-HĐNN8 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và theo các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh đó.
2.1. Điều lệ về mua bán li-xăng điều chỉnh các quan hệ về việc chuyển giao dưới mọi hình thức (mua bán, chuyển nhượng, trao đổi) quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá) đang được Nhà nước bảo hộ. Việc chuyển giao đó gọi là chuyển giao li-xăng.
Việc chuyển giao nói trên có thể kèm theo việc chuyển giao bí quyết kỹ thuật.
2.2. Điều lệ về mua bán li-xăng không điều chỉnh các quan hệ liên quan tới:
- Việc chuyển giao quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp;
- Việc chuyển giao thuần tuý các bí quyết kỹ thuật mà không có kèm theo chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
2.3. Mọi hợp đồng li-xăng ký kết giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài đều phải làm thủ tục phê duyệt theo quy định tại điểm 10 Thông tư này.
Mọi hợp đồng li-xăng đều phải làm thủ tục đăng ký theo quy định tại điểm 11 Thông tư này.
3.1. Theo Điều 2 Điều lệ, đối tượng li-xăng là quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá đang trong thời hạn bảo hộ, có hoặc không kèm theo bí quyết kỹ thuật (các thông tin, kiến thức, số liệu, tài liệu... bí mật).
3.2. Để đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên liên quan, đối tượng li-xăng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Phải thực sự thuộc về bên giao;
- Quyền sở hữu công nghiệp tương ứng phải được thừa nhận tại Việt Nam và Văn bằng bảo hộ tương ứng đang còn hiệu lực.
Bí quyết kỹ thuật kèm theo phải thực sự thuộc về bên giao, thực sự cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu chuyển giao và phải đáp ứng yêu cầu đối với đối tượng này quy định trong pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Theo Điều 3 và Điều 8 Điều lệ, tổ chức hoặc cá nhân đứng tên Bên giao phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a. Nếu Bên giao là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân đầy đủ, nếu bên giao là cá nhân thì cá nhân đó không bị pháp luật hạn chế quyền dân sự ảnh hưởng đến quan hệ về li-xăng.
b. Bên giao phải có tên (họ tên) và địa chỉ (trụ sở hoặc nơi cư trú) đầy đủ;
c. Bên giao phải thực sự có quyền chuyển giao li-xăng, nghĩa là bên giao phải là tổ chức, cá nhân đứng tên chủ Văn bằng bảo hộ tương ứng hoặc là tổ chức, cá nhân đứng tên Bên nhận li-xăng độc quyền tương ứng.
d. Bên giao phải có năng lực giúp Bên nhận tiếp nhận thành công bí quyết kỹ thuật chuyển giao kèm theo (nếu có);
đ. Nếu Bên giao là một trong các đồng sở hữu chủ Văn bằng bảo hộ tương ứng (đối với li-xăng không thứ cấp) hoặc nếu Bên giao là một trong các tổ chức, cá nhân cùng đứng tên Bên nhận li-xăng độc quyền (đối với li-xăng thứ cấp) Bên giao phải được các đồng sở hữu chủ khác hoặc tổ chức, cá nhân đứng tên Bên nhận khác đồng ý cho chuyển giao li-xăng.
Bên nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại các mục a, b điểm 4.1 trên đây, trong đó từ "Bên giao" được thay bằng "Bên nhận".
Nếu quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là một trong các đối tượng được chuyển giao theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ (hay Hợp đồng khác) thì nội dung về sở hữu công nghiệp phải được chuẩn bị thành một Hợp đồng li-xăng độc lập hoặc một phần riêng biệt trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ (hay Hợp đồng khác). Trừ khi có quy định khác, các quy định sau đây áp dụng cho cả hai trường hợp nói trên.
6. Hợp đồng li-xăng cần có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Mở đầu
(Tên hoặc họ tên, địa chỉ đầy đủ của Bên giao và Bên nhận; lý do mà Bên giao có thể giao và Bên nhận có thể nhận đói tượng li-xăng. Nếu Bên giao là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp thì chỉ ra: tên, số ngày cấp Văn bằng bảo hộ tương ứng;
Nếu Bên giao không phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng là Bên nhận li-xăng độc quyền về đối tượng đó thì chỉ ra ngày ký, nơi ký Hợp đồng li-xăng độc quyền tương ứng, số Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng tại Cục sở hữu công nghiệp, ngày cấp giấy đó).
- Định nghĩa các thuật ngữ, khái niệm
(Đưa ra định nghĩa một cách rõ ràng, chặt chẽ, đơn nghĩa cho tất cả các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Hợp đồng li-xăng).
- Hình thức li-xăng
( li-xăng thuộc loại: độc quyền hay không độc quyền, có phải là li-xăng thứ cấp không).
- Đối tượng li-xăng
(nội dung, phạm vi quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ dẫn tài liệu mô tả đối tượng được đính kèm theo và được coi là bộ phận không thể tách rời của Hợp đồng li-xăng).
- Bảo đảm và trách nhiệm
(các cam kết và biện pháp bảo đảm của mỗi bên nhằm làm cho Hợp đồng được thực hiện một cách có kết quả, trong đó:
Bên giao phải bảo đảm rằng: mình thực sự nắm giữ đối tượng li-xăng và có quyền chuyển giao đối tượng đó các tài liệu mô tả, các thông tin cần thiết kèm theo để trao cho bên nhận đều là các tài liệu, thông tin trung thực, có giá trị và phù hợp nhất với mức độ hiệu quả mà Bên nhận mong muốn; việc chuyển giao đối tượng li-xăng không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của bất kỳ bên thứ ba nào, nếu có khiếu nại của Bên thứ ba về việc Bên nhận sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì Bên giao chịu trách nhiệm giải quyết, ngược lại nếu bên thứ ba xâm phạm gây ảnh hưởng đến Bên nhận thì Bên giao thi hành mọi biện pháp để chống lại sự xâm phạm đó.
Bên nhận phải đảm bảo rằng mình thực sự có nhu cầu sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và mục tiêu tiếp nhận không phải là để thủ tiêu đối tượng đó hoặc nhằm để xâm phạm quyền của bất kỳ Bên thứ ba nào.
Hai Bên phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ để việc chuyển giao thành công.
Bên giao có thể yêu cầu Bên nhận thực hiện một số điều kiện, ví dụ để Bên giao kiểm tra chất lượng sản phẩm được sản xuất theo li-xăng, Bên nhận phải đưa các chỉ dẫn lên sản phẩm về việc sản phẩm đó được sản xuất theo li-xăng nhận của Bên giao...).
- Giá cả và phương thức thanh toán
(các hạng mục công việc và các đối tượng cần phải trả tiền cho Bên giao - kể cả dịch vụ hoặc phương tiện đi kèm - đơn giá từng hạng mục hoặc đối tượng, nếu không xác định được đơn giá thì nguyên tắc xác định giá; trình tự, thời hạn, phương thức, địa điểm... thanh toán).
- Thuế và lệ phí
(Bên nào có nghĩa vụ nộp các khoản thuế theo Điều 23 Điều lệ và lệ phí cần thiết, kể cả lệ phí thuê duyệt hoặc lệ phí đăng ký Hợp đồng li-xăng).
- Bảo mật
(các đối tượng được coi là bí mật; nguyên tắc tiếp xúc, tiếp nhận thông tin hoặc tài liệu; nguyên tắc bảo vệ bí mật; điều kiện công bố các thông tin liên quan...).
- Cải tiến và nâng cao
(nguyên tắc thông tin cho nhau về việc cải tiến hay nâng cao được bất kỳ Bên nào thực hiện; quyền lợi của các bên liên quan đến việc cải tiến, nâng cao đó...).
- Hiệu lực Hợp đồng
(phạm vi lãnh thổ hiệu lực - tức lãnh thổ li-xăng, thời hạn hiệu lực - tức thời hạn li-xăng, các yếu tố có thể dẫn tới thu hẹp, hạn chế, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực từng phần hoặc toàn bộ, điều kiện để coi Hợp đồng là vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ, phương thức giải quyết hậu quả).
- Khiếu nại và tranh chấp
(các hành vi hoặc yếu tố bị coi là vi phạm Hợp đồng; trách nhiệm của các Bên vi phạm Hợp đồng; luật áp dụng để giải quyết vi phạm, cơ quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại).
Hợp đồng li-xăng được kết thúc bằng chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của mỗi bên. Kèm theo chữ ký phải ghi đầy đủ họ tên, chức vụ của người ký và ngày ký. Chữ ký phải được xác nhận (bằng cách đóng dấu của tổ chức hoặc được công chứng, nếu nơi không có công chứng thì Uỷ ban nhân dân từ cấp xã, phường trở lên xác nhận).
III. PHÊ DUYỆT ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG LI-XĂNG
Riêng đối với các tổ chức Nhà nước hoặc tổ chức Nhà nước là một bên liên doanh, việc chuyển giao li-xăng với tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được Bộ (nếu là tổ chức thuộc Bộ) hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu tổ chức thuộc địa phương) chấp thuận. Để được xem xét chấp thuận, tổ chức nói trên phải báo cáo lý do, khả năng thực hiện, hiệu quả của việc chuyển giao li-xăng với Bộ, Tỉnh, Thành phố.
Cơ quan quản lý khoa học - công nghệ của Bộ, tỉnh, thành phố có trách nhiệm xem xét báo cáo nói trên và tư vấn cho Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc chấp thuận hay không chấp thuận cho phép tổ chức thuộc quyền được tiến hành chuyển giao li-xăng với Bên nước ngoài.
Ý kiến chấp thuận của Bộ, Tỉnh, Thành phố cần được làm bằng văn bản.
10.1. Hồ sơ xin phê duyệt gồm các tài liệu sau đây:
- Đơn xin phê duyệt Hợp đồng li-xăng (Phụ lục 1).
Đơn xin phê duyệt Hợp đồng li-xăng phải được làm bằng tiếng Việt, trong đó nêu rõ tên (họ tên) và địa chỉ đầy đủ của hai Bên, nội dung tóm tắt của Hợp đồng cần được phê duyệt.
Người đứng đơn xin phê duyệt phải là Bên Việt Nam và có thể là Bên giao hoặc Bên nhận.
Chữ ký của người đứng đơn xin phê duyệt phải được xác nhận theo nguyên tắc như đối với Hợp đồng li-xăng (đoạn cuối cùng điểm 6 thông tư này);
- Bản gốc Hợp đồng li-xăng; trong trường hợp Hợp đồng li-xăng được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch Hợp đồng li-xăng ra tiếng Việt, bản dịch phải được Công chứng hoặc cả hai Bên ký kết Hợp đồng xác nhận dịch đúng nguyên bản;
- Văn bản ý kiến chấp thuận của Bộ, Tỉnh, Thành phố quản lý Bên Việt Nam là tổ chức Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 10 Điều lệ và đã được cụ thể hoá tại đoạn thứ 2 điểm 9 trên đây;
- Bản sao văn bằng bảo hộ tương ứng nếu Bên giao là chủ Văn bằng đó, hoặc
- Bản sao Hợp đồng li-xăng độc quyền tương ứng và Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng đó nếu Hợp đồng xin phê duyệt là Hợp đồng li-xăng thứ cấp;
- Chứng từ nộp lệ phí phê duyệt Hợp đồng li-xăng.
10.2. Hồ sơ xin phê duyệt Hợp đồng li-xăng được nộp cho Cục Sở hữu công nghiệp - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
10.3. Thời hạn nộp hồ sơ xin phê duyệt là 30 ngày sau khi ký kết Hợp đồng.
10.4. Cục Sở hữu công nghiệp có trách nhiệm xem xét hoặc nếu Hợp đồng xin phê duyệt có chứa nội dung công nghệ thì phối hợp với Vụ Phát triển công nghệ xem xét hồ sơ xin phê duyệt Hợp đồng li-xăng theo các quy định của Điều lệ và Thông tư này.
Trong trường hợp Hợp đồng li-xăng không vi phạm các quy định về Bên giao, Bên nhận, không có các điều khoản gây thiệt hại cho các Bên ký kết, hoặc cho Bên thứ ba cũng như không vi phạm các quy định khác, Cục Sở hữu công nghiệp trình Bộ trưởng xem xét và ra Quyết định phê duyệt Hợp đồng như quy định tại khoản 1 Điều 13 Điều lệ.
Trong trường hợp Hồ sơ xin phê duyệt có thiếu sót đó có thể sửa chữa, Cục Sở hữu công nghiệp đề nghị người xin phê duyệt sửa chữa thiếu sót đó trong một thời hạn phù hợp.
Nếu xảy ra một trong các tình huống sau đây, Cục Sở hữu công nghiệp sẽ đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường từ chối phê duyệt Hợp đồng li-xăng:
(I) Người xin phê duyệt không sửa chữa thiếu sót của Hồ sơ như quy định tại đoạn trên đây;
(II) Người xin phê duyệt không phải là Bên giao hoặc Bên nhận và không phải là đại diện sở hữu công nghiệp do Bên giao hoặc Bên nhận uỷ quyền;
(III) Bên giao không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm 4.1;
(IV) Bên nhận không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm 4.2;
(V) Đối tượng li-xăng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm 3 trên đây;
(VI) Hợp đồng li-xăng không có điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán hoặc và không có điều khoản về thuế theo Điều 23 Điều lệ;
(VII) Hợp đồng li-xăng về nhãn hiệu hàng hoá không có điều khoản về việc Bên giao kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ mang nhãn hiệu được sử dụng theo li-xăng do Bên nhận sản xuất;
(VIII) Hợp đồng li-xăng có điều khoản hạn chế bất hợp lý như nêu tại điểm 7 Thông tư này;
(IX) Hợp đồng li-xăng có điều khoản gây thiệt hại cho bất kỳ bên nào, kể cả bên thứ ba;
(X) Hợp đồng li-xăng có điều khoản vi phạm pháp luật của Việt Nam;
(XI) Hợp đồng li-xăng không có chữ ký hoặc chữ ký không được xác nhận theo quy định tại đoạn cuối cùng điểm 6 Thông tư này;
(XII) Người ký Hợp đồng li-xăng không đúng thẩm quyền;
(XIII) Có mục tiêu lừa đảo trong việc ký kết Hợp đồng li-xăng;
(XIV) Hồ sơ xin phê duyệt nộp muộn hơn 30 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng li-xăng mà không có lý do chính đáng.
Trước khi trình Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị từ chối phê duyệt Hợp đồng li-xăng, Cục Sở hữu công nghiệp thông báo cho người xin phê duyệt kết quả xem xét Hồ sơn xin phê duyệt trong đó nêu rõ lý do dự định từ chối phê duyệt và ấn định một thời hạn phù hợp để người xin phê duyệt có ý kiến. Nếu sau thời hạn ấn định mà người xin phê duyệt không có ý kiến hoặc ý kiến không xác đáng, Cục Sở hữu công nghiệp chính thức đề nghị từ chối phê duyệt.
11.1. Hồ sơ xin đăng ký Hợp đồng li-xăng gồm có các tài liệu sau đây:
- Đơn xin đăng ký Hợp đồng li-xăng (làm theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này). Người đứng đơn xin đăng ký có thể là Bên giao hoặc Bên nhận. Nếu người đứng đơn xin đăng ký là tổ chức, cá nhân nước ngoài không có trụ sở hoặc không thường trú tại Việt Nam thì việc nộp hồ sơ đăng ký phải được thực hiện thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp;
- Bản gốc Hợp đồng li-xăng, kèm theo các Phụ lục (nếu có); nếu Hợp đồng li-xăng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo Bản dịch Hợp đồng đó ra tiếng Việt, Bản dịch phải được Công chứng hoặc cả hai bên ký kết Hợp đồng xác nhận dịch đúng nguyên bản;
- Quyết định phê duyệt Hợp đồng li-xăng của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (đối với Hợp đồng li-xăng mà một Bên trong hai Bên ký kết là Bên nước ngoài, Bên còn lại là Bên Việt Nam);
- Bản sao Văn bằng bảo hộ tương ứng nếu Bên giao là chủ Văn bằng đó, nếu Hợp đồng xin đăng ký là Hợp đồng li-xăng thứ cấp thì kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng li-xăng độc quyền tương ứng;
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký (lệ phí ghi nhận việc chuyển giao quyền được bảo hộ);
- Giấy uỷ quyền đại diện nếu đơn nộp thông qua đại diện sở hữu công nghiệp.
11.2. Trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày nhận đủ hồ sơ cần thiết và hợp lệ. Cục Sở hữu công nghiệp phải xem xét Hồ sơ đăng ký theo quy định sau:
a. Nếu hồ sơ hợp lệ và không có lý do để từ chối chấp nhận đăng ký (như nêu tại mục c sau đây), Cục Sở hữu công nghiệp ghi nhận vào Sổ đăng ký Hợp đồng li-xăng, cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng li-xăng và trao các Hợp đồng đã được đóng dấu đăng ký cho các Bên sau khi đã lưu một bản tại Cục, làm thủ tục công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp về việc đăng ký đó.
b. Nếu hồ sơ đăng ký Hợp đồng li-xăng còn thiếu sót và cần bổ sung, sửa đổi. Cục Sở hữu công nghiệp yêu cầu người nộp đơn đăng ký trong một thời hạn phù hợp tiến hành bổ sung, sửa đổi và thời hạn xem xét được kéo dài tương ứng với thời hạn dành cho việc sửa đổi đó.
c. Cục Sở hữu công nghiệp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng li-xăng nếu xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
(I) Người nộp Hồ sơ xin đăng ký Hợp đồng li-xăng không phải là Bên ký kết Hợp đồng đó và không phải đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền của Bên ký kết Hợp đồng;
(II) Hồ sơ còn thiếu tài liệu cần thiết nhưng người nộp đơn đăng ký không bổ sung theo yêu cầu của Cục Sở hữu công nghiệp;
(III) Hợp đồng li-xăng không được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt (nếu một trong hai Bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài, Bên còn lại là tổ chức, cá nhân Việt Nam);
(IV) Đối tượng li-xăng không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu tại điểm 3.2 Thông tư này;
(V) Bên giao không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu tại Điểm 4.1 Thông tư này;
(VI) Bên nhận không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu tại Điểm 4.2 Thông tư này;
(VII) Hợp đồng li-xăng bao gồm một trong các điều khoản hạn chế bất hợp lý như nêu tại điểm 7 Thông tư này;
(VIII) Hợp đồng li-xăng không có điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán hoặc/ và không có các điều khoản về thuế theo Điều 23 Điều lệ;
(IX) Hợp đồng li-xăng về nhãn hiệu hàng hoá không có điều khoản về việc Bên giao kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ mang nhãn hiệu được sử dụng theo li-xăng do Bên nhận sản xuất;
(X) Hợp đồng li-xăng không có chữ ký hoặc chữ ký không được xác nhận theo quy định tại đoạn cuối cùng của điểm 6 Thông tư này;
(XI) Người ký Hợp đồng li-xăng không đúng thẩm quyền;
(XII) Có mục tiêu lừa đảo trong việc ký kết Hợp đồng li-xăng.
d. Trước khi chính thức từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng li-xăng, Cục Sở hữu công nghiệp thông báo kết quả xem xét hồ sơ đăng ký, dự định từ chối, lý do từ chối và ấn định một thời hạn phù hợp để người đăng ký có ý kiến. Sau thời hạn ấn định đó mà người đăng ký không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng. Cục Sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng li-xăng trong đó có nêu rõ lý do.
e. Cục Sở hữu công nghiệp không được từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng li-xăng cho Hợp đồng li-xăng đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt. Nếu phát hiện yếu tố để khẳng định rằng Hợp đồng li-xăng không nên được phê duyệt, Cục Sở hữu công nghiệp đề nghị Bộ trưởng xem xét lại quyết định phê duyệt. Sau 15 ngày tính từ ngày thông báo nếu không có ý kiến khác của Bộ trưởng thì Cục Sở hữu công nghiệp tiếp tục làm thủ tục đăng ký Hợp đồng li-xăng.
13. Nếu không đồng ý với lý do từ chối phê duyệt Hợp đồng li-xăng, trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày ra thông báo Quyết định từ chối phê duyệt, Người xin phê duyệt có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Văn bản khiếu nại phải làm bằng tiếng Việt, trong đó phải nêu rõ lý do khiếu nại.
Việc khiếu nại này được giải quyết theo trình tự như khiếu nại kết quả giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ nêu tại đoạn cuối cùng Điểm 71 cũng như đoạn thứ hai Điểm 72 Thông tư số 1134/SC ngày 17-10-1991 của Uỷ ban khoa học Nhà nước.
1. Nếu không đồng ý với lý do từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng li-xăng, trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày ra thông báo từ chối, người nộp đơn xin đăng ký Hợp đồng có quyền khiếu nại với Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp. Ý kiến khiếu nại phải được làm thành văn bản bằng tiếng Việt, trong đó phải nêu rõ lý do khiếu nại. Người khiếu nại phải nộp lệ phí khiếu nại như trường hợp khiếu nại về việc cấp, sửa đổi duy trì hiệu lực văn bằng, bảo hộ đã quy định trong Thông tư số 1134-CS ngày 17-10-1991 của Uỷ ban Khoa học Nhà nước cũng như trong phần III Thông tư số 99-TC-KHCNMT ngày 2-12-1993 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Khoản lệ phí này sẽ được hoàn trả cho người khiếu nại nếu kết quả giải quyết chứng tỏ rằng người khiếu nại đúng.
15. Trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ khiếu nại, Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp phải giải quyết và thông báo kết quả cho người khiếu nại. Nếu người khiếu nại đúng, Cục Sở hữu công nghiệp hoàn trả lệ phí cho người khiếu nại.
16. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp, trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày thông báo kết quả, người khiếu nại nói trên có quyền khiếu nại bằng văn bản về kết quả đó với Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Thời hạn giải quyết tại Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là 1 tháng tính từ ngày Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận đầy đủ hồ sơ khiếu nại.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là quyết định cuối cùng về vấn đề này.
17. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
Đặng Hữu (Đã ký) |
MẪU ĐƠN XIN PHÊ DUYỆT HỢP ĐỒNG LI-XĂNG
(Kèm theo Thông tư số 163/TT-SHCN ngày 15-4-1994 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành các quy định về việc phê duyệt và đăng ký Hợp đồng li-xăng)
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN PHÊ DUYỆT HỢP ĐỒNG LI-XĂNG
Ngày.... tháng .... năm ....
Kính gửi: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
(Bộ phận phê duyệt Hợp đồng li-xăng)
1. Người nộp đơn xin phê duyệt:
(Tên, họ tên - quốc tịch - địa chỉ đầy đủ - số điện thoại, Telex, Fax)
Đại diện sở hữu công nghiệp:
Xin phê duyệt Hợp đồng li-xăng sau đây.
2. Nội dung tóm tắt của Hợp đồng li-xăng:
- Bên giao li-xăng:
(Tên, họ tên - quốc tịch - địa chỉ đầy đủ - số điện thoại, Telex, Fax)
- Bên nhận li-xăng:
(Tên, họ tên - quốc tịch - địa chỉ đầy đủ - số điện thoại, Telex, Fax)
- Đối tượng li-xăng:
- Dạng li-xăng: (độc quyền, không độc quyền, thứ cấp)
- Thời hạn hiệu lực năm tính từ ngày
- Lãnh thổ li-xăng:
- Giá li-xăng: Phương thức thanh toán:
- Người ký: Bên giao (Họ tên, chức vụ)
Bên nhận (Họ tên, chức vụ)
- Ngày ký: Nơi ký:
3. Tài liệu kèm theo:
- Bản gốc Hợp đồng li-xăng, gồm ..... bản x .... trang, với.... Phụ lục;
- Bản dịch Hợp đồng ra tiếng Việt, gồm ..... bản x.... trang;
- Ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý Ngành, địa phương cho Bên .... được chuyển giao li-xăng với nước ngoài;
- Bản sao văn bằng bảo hộ tương ứng;
- Bản sao Hợp đồng li-xăng độc quyền và Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng li-xăng độc quyền làm căn cứ cấp li-xăng thứ cấp này;
- Chứng từ nộp lệ phí phê duyệt;
- Giấy uỷ quyền đại diện cho Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.
Người nộp đơn ký tên
Đóng dấu xác nhận
MẪU ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG LI-XĂNG
(Kèm theo Thông tư số 163/TT-SHCN ngày 15-4-1994
của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành các
quy định về việc phê duyệt và đăng ký Hợp đồng li-xăng)
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG LI-XĂNG
Ngày ... tháng ... năm...
Kính gửi: Cục Sở hữu công nghiệp
96 - 98 Nguyễn Trãi, Đống Đa, Hà Nội
1. Người nộp đơn xin đăng ký Hợp đồng li-xăng:
(Tên, họ tên - quốc tịch - địa chỉ đầy đủ - số điện thoại, Telex, Fax)
Đại diện sở hữu công nghiệp:
Xin đăng ký Hợp đồng li-xăng sau đây.
2. Nội dung tóm tắt của Hợp đồng li-xăng:
- Bên giao li-xăng:
(Tên, họ tên - quốc tịch - địa chỉ đầy đủ - số điện thoại, Telex, Fax)
- Bên nhận li-xăng:
(Tên, họ tên - quốc tịch - địa chỉ đầy đủ - số điện thoại, Telex, Fax)
- Đối tượng li-xăng:
- Dạng li-xăng (độc quyền, không độc quyền, thứ cấp)
- Thời hạn hiệu lực: năm tính từ ngày
- Lãnh thổ li-xăng:
- Giá li-xăng: .... Phương thức thanh toán:
- Người ký: Bên giao (Họ tên, chức vụ)
Bên nhận (Họ tên, chức vụ)
- Ngày ký: Nơi ký:
3. Tài liệu kèm theo:
- Bản gốc Hợp đồng li-xăng gồm .... bản x .... trang với Phụ lục;
- Bản dịch Hợp đồng li-xăng ra tiếng Việt, gồm .... x .... trang;
- Quyết định phê duyệt của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nếu cần);
- Bản sao Văn bằng bảo hộ tương ứng;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng li-xăng độc quyền làm căn cứ cấp li-xăng thứ cấp này;
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký;
- Giấy uỷ quyền đại diện cho Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.
Người nộp đơn ký tên
Đóng dấu xác nhận
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.