BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2014/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2014 |
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông đường bộ như sau:
1. Thông tư này quy định về:
a) Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp, khai thác sử dụng xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ;
b) Điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển khi tham gia giao thông;
2. Thông tư này không quy định đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ được sản xuất, lắp ráp và khai thác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng, chứng nhận chất lượng và khai thác sử dụng xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ (sau đây gọi tắt là Xe) là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có hai trục, bốn bánh xe, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên cùng một xát xi (tương tự xe ô tô tải có tải trọng dưới 3.500 kg). Xe sử dụng động cơ xăng, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 15 kW, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 60 km/h và khối lượng bản thân không lớn hơn 550 kg.
2. Hệ thống là hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng và tín hiệu.
3. Linh kiện là các hệ thống, động cơ, khung, cụm chi tiết và các chi tiết được sử dụng để lắp ráp Xe.
4. Sản phẩm là Xe và linh kiện của Xe.
5. Sản phẩm cùng kiểu loại là các sản phẩm của cùng một chủ sở hữu công nghiệp, cùng nhãn hiệu, thiết kế và các thông số kỹ thuật, được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ.
6. Chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm là quá trình kiểm tra, thử nghiệm, xem xét, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của một kiểu loại sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
7. Mẫu thử nghiệm là mẫu điển hình do Cơ sở sản xuất tự lựa chọn hoặc mẫu do Cục Đăng kiểm Việt Nam lấy ngẫu nhiên để thực hiện việc thử nghiệm.
8. Cơ sở thử nghiệm là tổ chức có đủ điều kiện và được chỉ định để thực hiện việc thử nghiệm sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
9. Cơ sở sản xuất là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp Xe, linh kiện Xe có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy định.
10. Sản phẩm bị lỗi kỹ thuật là sản phẩm có lỗi trong quá trình thiết kế, sản xuất, lắp ráp có khả năng gây nguy hiểm đến an toàn tính mạng và tài sản của người sử dụng cũng như gây ảnh hưởng xấu đến an toàn và môi trường của cộng đồng.
11. Triệu hồi sản phẩm là việc Cơ sở sản xuất thu hồi các sản phẩm thuộc lô, kiểu loại sản phẩm bị lỗi kỹ thuật mà Cơ sở sản xuất đã cung cấp ra thị trường nhằm sửa chữa, thay thế phụ tùng hay thay thế bằng sản phẩm khác để ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra do các lỗi trong quá trình thiết kế, sản xuất, lắp ráp sản phẩm.
12. Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong khai thác sử dụng (sau đây gọi tắt là kiểm tra lưu hành) là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ để chứng nhận xe có đủ điều kiện tham gia giao thông trong phạm vi, tuyến đường hoạt động và thời gian hoạt động theo quy định riêng của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT, LẮP RÁP XE
1. Các hạng mục kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm chuyển mẫu thử nghiệm tới địa điểm thử nghiệm. Cơ sở thử nghiệm có trách nhiệm thử nghiệm mẫu theo đúng các quy trình tương ứng với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; lập báo cáo kết quả thử nghiệm theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về các kết quả thử nghiệm của mình. Trong trường hợp cần thiết, Cục Đăng kiểm Việt Nam trực tiếp giám sát việc thử nghiệm.
3. Số lượng mẫu thử nghiệm
a) Đối với Xe: số lượng mẫu thử là 01 mẫu.
b) Đối với linh kiện: số lượng mẫu thử theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Quản lý mẫu thử nghiệm
a) Sau khi thử nghiệm và lập báo cáo kết quả thử nghiệm, Cơ sở thử nghiệm trả mẫu và báo cáo kết quả thử nghiệm cho Cơ sở sản xuất.
b) Cơ sở sản xuất phải thực hiện lưu mẫu điển hình không ít hơn 01 năm, kể từ ngày Cơ sở sản xuất không tiếp tục sản xuất, lắp ráp các Xe cùng kiểu loại. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm quản lý mẫu điển hình sao cho không để ảnh hưởng của các yếu tố môi trường làm hư hỏng mẫu và có thể xuất trình khi có yêu cầu của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Điều 5. Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm
Hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm (sau đây gọi chung là hồ sơ đăng ký chứng nhận) bao gồm:
1. Hồ sơ đăng ký chứng nhận đối với linh kiện (trừ động cơ nguyên chiếc nhập khẩu):
a) Bản đăng ký thông số kỹ thuật kèm theo bản vẽ kỹ thuật thể hiện kích thước chính, vật liệu chế tạo và ảnh chụp sản phẩm; thuyết minh các ký hiệu, số đóng trên sản phẩm (nếu có);
b) Bản chính Báo cáo kết quả thử nghiệm của Cơ sở thử nghiệm;
c) Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm;
d) Bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp động cơ (đối với trường hợp sản phẩm là động cơ) theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận đối với Xe:
a) Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Báo cáo kết quả thử nghiệm Xe của Cơ sở thử nghiệm;
c) Bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp Xe theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng Xe;
đ) Hướng dẫn sử dụng Xe trong đó có các thông số kỹ thuật chính, cách thức sử dụng các thiết bị của Xe, hướng dẫn về an toàn cháy nổ và bảo vệ môi trường; Phiếu bảo hành Xe (ghi rõ điều kiện và địa chỉ các cơ sở bảo hành);
e) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đầu tư phù hợp đối với Cơ sở sản xuất lần đầu tiên sản xuất, lắp ráp Xe;
g) Bản cam kết của Cơ sở sản xuất về việc kiểu loại Xe đề nghị chứng nhận không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và Cơ sở sản xuất tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu có xảy ra xâm phạm.
Điều 6. Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại Cơ sở sản xuất
1. Để đảm bảo việc duy trì chất lượng các sản phẩm sản xuất hàng loạt, Cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ sản xuất, lắp ráp, kiểm tra chất lượng cho từng kiểu loại sản phẩm từ khâu kiểm soát chất lượng linh kiện đầu vào, kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn và xuất xưởng để đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn, môi trường và tính năng kỹ thuật của sản phẩm;
b) Có đủ các thiết bị kiểm tra cần thiết cho từng công đoạn sản xuất phù hợp với quy trình sản xuất, lắp ráp đã đề ra. Danh mục tối thiểu các thiết bị cần thiết để thực hiện việc kiểm tra chất lượng xuất xưởng Xe quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Các thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng này hàng năm phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra và xác nhận tình trạng hoạt động;
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại Cơ sở sản xuất (sau đây gọi tắt là đánh giá COP) theo các nội dung sau:
a) Quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng: kiểm tra linh kiện đầu vào, kiểm tra trên từng công đoạn, kiểm tra xuất xưởng;
b) Trang thiết bị kiểm tra chất lượng;
c) Nguồn nhân lực thực hiện việc kiểm tra chất lượng.
3. Các hình thức đánh giá COP:
a) Đánh giá COP lần đầu được thực hiện khi cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho kiểu loại sản phẩm.
b) Đánh giá COP hàng năm được thực hiện định kỳ hàng năm.
c) Đánh giá COP đột xuất được thực hiện khi Cơ sở sản xuất có dấu hiệu vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng hoặc khi có các khiếu nại về chất lượng sản phẩm.
4. Đối với các kiểu loại sản phẩm tương tự, không có sự thay đổi cơ bản về quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm thì có thể sử dụng kết quả đánh giá COP trước đó.
5. Đối với các linh kiện nhập khẩu thuộc đối tượng bắt buộc kiểm tra, nếu không tiến hành việc đánh giá COP thì giấy chứng nhận chất lượng chỉ có giá trị cho từng lô hàng nhập khẩu.
Điều 7. Cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại
Việc cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) được thực hiện theo trình tự và cách thức như sau:
1. Cơ sở sản xuất lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam;
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký chứng nhận. Nếu thành phần hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì ngay trong ngày làm việc, hướng dẫn Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thống nhất về thời gian và địa điểm thực hiện đánh giá COP;
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ thành phần hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký chứng nhận và thực hiện đánh giá COP theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này. Nếu chưa đạt yêu cầu thì thông báo để Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; Nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục VIla và Vllb ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu.
Điều 8. Kiểm tra trong quá trình sản xuất, lắp ráp
1. Cơ sở sản xuất chỉ được tiến hành sản xuất, lắp ráp các sản phẩm tiếp theo sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận và phải đảm bảo các sản phẩm này phù hợp với hồ sơ đăng ký chứng nhận, mẫu điển hình đã được thử nghiệm. Cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các sản phẩm xuất xưởng.
2. Từng sản phẩm sản xuất hàng loạt phải được Cơ sở sản xuất kiểm tra chất lượng xuất xưởng (sau đây gọi tắt là Kiểm tra xuất xưởng).
Cục Đăng kiểm Việt Nam có thể tiến hành kiểm tra đột xuất. Trường hợp kết quả kiểm tra đột xuất cho thấy Cơ sở sản xuất vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ thu hồi Giấy chứng nhận hoặc áp dụng hình thức giám sát Kiểm tra xuất xưởng.
3. Căn cứ vào Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại đã cấp và việc thực hiện Kiểm tra xuất xưởng, Cơ sở sản xuất sẽ được nhận phôi Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này cho từng lô Xe sản xuất, lắp ráp.
4. Căn cứ vào kết quả kiểm tra của từng Xe, Cơ sở sản xuất cấp Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng. Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phải do người có thẩm quyền (cấp trưởng, cấp phó hoặc cấp dưới trực tiếp được ủy quyền bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ sở sản xuất) ký tên và đóng dấu. Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng cấp cho Xe dùng để làm thủ tục đăng ký Xe.
5. Hồ sơ xuất xưởng
Cơ sở sản xuất có trách nhiệm lập và cấp cho từng Xe xuất xưởng các hồ sơ sau đây: Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; Hướng dẫn sử dụng; Phiếu bảo hành Xe.
Điều 9. Đánh giá hàng năm, đánh giá bổ sung Giấy chứng nhận
1. Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu của Cơ sở sản xuất, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá các Giấy chứng nhận đã cấp theo nội dung sau:
a) Đánh giá COP theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 của Thông tư này;
b) Lấy mẫu ngẫu nhiên trong số các sản phẩm cùng kiểu loại tại Cơ sở sản xuất, yêu cầu thử nghiệm mẫu theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm chuyển mẫu tới địa điểm thử nghiệm.
2. Cơ sở sản xuất phải tiến hành các thủ tục chứng nhận bổ sung khi các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến kiểu loại sản phẩm đã được chứng nhận thay đổi hoặc khi sản phẩm có các thay đổi ảnh hưởng tới sự phù hợp của kiểu loại sản phẩm đó so với quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Cơ sở sản xuất nộp bổ sung các tài liệu sau:
a) Các tài liệu liên quan tới sự thay đổi của sản phẩm;
b) Báo cáo kết quả thử nghiệm lại sản phẩm theo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới.
3. Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm sẽ không còn giá trị khi vi phạm một trong các quy định sau:
a) Sản phẩm không còn thỏa mãn các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành hoặc sản phẩm có sự thay đổi, không phù hợp với hồ sơ đăng ký chứng nhận, Giấy chứng nhận đã cấp mà Cơ sở sản xuất không thực hiện việc chứng nhận bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Cơ sở sản xuất vi phạm nghiêm trọng các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, cấp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng;
c) Cơ sở sản xuất không thực hiện việc triệu hồi đối với sản phẩm bị lỗi kỹ thuật theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Thông tư này.
Các giấy chứng nhận không còn giá trị được thông báo cho Cơ sở sản xuất bằng văn bản và công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC SỬ DỤNG XE
Điều 10. Hồ sơ kiểm tra lưu hành
Khi kiểm tra lưu hành, chủ xe cần có các giấy tờ sau:
1. Bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau để xuất trình:
a) Bản sao Giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang giữ Bản chính giấy đăng ký xe đó.
b) Bản sao Giấy đăng ký xe có xác nhận của cơ quan cho thuê tài chính đang giữ Bản chính giấy đăng ký xe đó.
2. Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực để xuất trình.
3. Bản sao chụp Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (đối với trường hợp kiểm tra lưu hành lần đầu của các Xe có đăng ký lần đầu sau ngày thông tư này có hiệu lực).
4. Giấy chứng nhận lưu hành của lần kiểm tra trước (đối với trường hợp kiểm tra lưu hành các lần tiếp theo).
Điều 11. Đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm tra lưu hành
1. Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ được đăng ký và cấp biển số tại địa phương nào thì thực hiện kiểm tra lưu hành tại Đơn vị đăng kiểm ở địa phương đó.
2. Dữ liệu kiểm tra lưu hành được lưu trữ tại Đơn vị đăng kiểm và trên Cơ sở dữ liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Điều 12. Trình tự, cách thức thực hiện khi kiểm tra lưu hành
1. Chủ xe hoặc người đưa xe đến kiểm tra lưu hành (sau đây gọi tắt là chủ xe) đưa Xe và các giấy tờ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này đến Đơn vị đăng kiểm để kiểm tra lưu hành.
2. Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại; nếu đầy đủ, hợp lệ thì thu phí, chụp ảnh phương tiện và tiến hành kiểm tra các hạng mục theo phương pháp kiểm tra được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp kiểm tra lần đầu, Đơn vị đăng kiểm kiểm tra và lập Biên bản kiểm tra lần đầu xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Xe kiểm tra đạt tiêu chuẩn, Đơn vị đăng kiểm thu lệ phí, trả hóa đơn thu lệ phí và cấp Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Xe có kết quả không đạt, Đơn vị đăng kiểm thông báo hạng mục kiểm tra không đạt của xe cho chủ xe biết để sửa chữa, khắc phục để kiểm tra lại, đồng thời thông báo xe không đạt lên mạng kiểm định.
Điều 13. Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành
1. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận lưu hành:
a) Trường hợp kiểm tra lần đầu: 12 tháng đối với Xe mới, chưa qua sử dụng đến 02 năm, kể từ năm sản xuất; 06 tháng đối với Xe mới, chưa qua sử dụng trên 02 năm, kể từ năm sản xuất.
b) Các lần kiểm tra tiếp theo: 06 tháng.
c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận lưu hành không vượt quá ngày hết hạn của Giấy đăng ký Xe (nếu có) hoặc ngày xe hết niên hạn sử dụng.
2. Phôi Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành. Nội dung Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành được in từ chương trình phần mềm do Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý, công bố. Giấy chứng nhận, Tem lưu hành phải có cùng một seri và có nội dung phù hợp với thông số kỹ thuật của Xe do Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố.
a) Giấy chứng nhận lưu hành được giao cho chủ xe để mang theo khi lưu hành trên đường, Tem lưu hành được dán tại góc trên bên phải, mặt trong kính chắn gió phía trước Xe.
b) Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành bị mất, hư hỏng, rách nát thì chủ xe phải đưa Xe đi kiểm tra lưu hành để cấp lại.
3. Khi phát hiện hồ sơ do chủ xe cung cấp bị làm giả hoặc sửa chữa, tẩy xóa; Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành đã cấp không phù hợp với xe đã kiểm tra, các Đơn vị đăng kiểm phải thông báo cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành đã cấp (nếu còn hiệu lực).
4. Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành hết hiệu lực khi:
a) Xe đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành và Tem lưu hành mới;
b) Đã có khai báo mất của chủ Xe;
c) Đã có thông báo thu hồi của các Đơn vị đăng kiểm;
d) Xe bị tai nạn đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
Điều 14. Báo cáo và lưu trữ hồ sơ
2. Báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Lưu trữ
a) Hồ sơ xe, hồ sơ kiểm tra lưu hành và các giấy tờ liên quan được lưu trữ tại các Đơn vị đăng kiểm.
b) Hồ sơ kiểm tra lưu hành, phiếu ghi nhận kết quả của các lần kiểm tra lưu hành: Lưu trữ trong thời hạn 03 năm kể từ ngày kiểm tra lưu hành. Hồ sơ xe được hủy sau 03 năm, kể từ ngày Xe hết niên hạn sử dụng.
c) Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn các Đơn vị đăng kiểm về việc lưu trữ hồ sơ Xe và hồ sơ kiểm tra lưu hành.
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KHI THAM GIA GIAO THÔNG
Điều 15. Điều kiện đối với người điều khiển Xe
Người điều khiển xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ phải có Giấy phép lái xe từ hạng B2 trở lên và phải tuân thủ theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
1. Xe phải đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại Thông tư này khi tham gia giao thông.
2. Niên hạn sử dụng đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ áp dụng theo khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về niên hạn sử dụng đối với các loại xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người.
Điều 17. Chấp hành quy định khi tham gia giao thông
1. Việc chấp hành quy tắc giao thông đường bộ, mức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định của Chính phủ và áp dụng theo loại phương tiện tương tự xe ô tô tải có tải trọng dưới 3.500 kg.
2. Phạm vi, tuyến đường hoạt động và thời gian hoạt động đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương, đảm bảo nguyên tắc không cho phép loại phương tiện này tham gia giao thông trên các tuyến đường cao tốc, các tuyến đường bộ được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp I và cấp II.
Điều 18. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam là Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này; chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ về kiểm tra chất lượng trong sản xuất, lắp ráp, kiểm tra lưu hành và kiểm tra thực hiện Thông tư này.
2. Thống nhất phát hành, quản lý và hướng dẫn sử dụng các Giấy chứng nhận; phôi Phiếu kiểm tra chất lượng, Giấy chứng nhận lưu hành và Tem lưu hành.
3. Thông báo danh sách các Cơ sở thử nghiệm thực hiện việc thử nghiệm phục vụ cho công tác chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên trang thông tin điện tử Cục Đăng kiểm Việt Nam.
4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra theo định kỳ hoặc đột xuất đối với việc thực hiện đảm bảo chất lượng của Cơ sở sản xuất, kiểm tra lưu hành của các Đơn vị đăng kiểm.
5. Báo cáo kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các loại xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ theo quy định.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Báo cáo, xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thời gian, phạm vi, tuyến đường hoạt động đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ phù hợp tình hình thực tế của địa phương.
2. Kiểm tra và xử lý sai phạm của các cá nhân, Đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở trong việc thực hiện công tác kiểm tra lưu hành xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ. Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra hoạt động kiểm định lưu hành xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ của các Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới tại địa phương.
Điều 20. Trách nhiệm của Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới
1. Thực hiện việc kiểm tra lưu hành và cấp Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành cho xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ theo quy định. Người đứng đầu Đơn vị đăng kiểm và đăng kiểm viên trực tiếp thực hiện kiểm tra lưu hành phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.
2. Công khai trình tự, thủ tục, nội dung, quy trình, tiêu chuẩn, quy định, phí, lệ phí và thời gian làm việc.
3. Thực hiện chế độ lưu trữ, báo cáo theo quy định. Truyền số liệu kiểm tra hàng ngày, bảo quản mật khẩu và cập nhật số liệu cảnh báo từ mạng dữ liệu Cục Đăng kiểm Việt Nam.
5. Chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra lưu hành của cơ quan chức năng.
Điều 21. Trách nhiệm của Cơ sở sản xuất
1. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ tài liệu đã cung cấp cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.
2. Hợp tác đầy đủ với Cục Đăng kiểm Việt Nam trong quá trình thanh tra, kiểm tra về chất lượng sản phẩm.
3. Thực hiện việc triệu hồi sản phẩm theo quy định tại Điều 22 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi phát hiện sản phẩm bị lỗi kỹ thuật.
4. Cơ sở sản xuất phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo việc duy trì chất lượng các sản phẩm sản xuất hàng loạt.
5. Chịu trách nhiệm trước phát luật nếu vi phạm quy định về quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ.
Điều 22. Trách nhiệm của chủ xe
Ngoài việc thực hiện các nội dung trong Thông tư này, chủ xe còn có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:
1. Không được làm giả, tự bóc, dán, tẩy xóa, sửa đổi các nội dung của Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành.
2. Cung cấp chính xác các thông tin cần thiết có liên quan tới nội dung kiểm tra lưu hành, nội dung quản lý hành chính, thông số kỹ thuật của Xe, kể cả việc cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan cho các Đơn vị đăng kiểm.
3. Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của xe giữa hai kỳ kiểm tra lưu hành.
4. Nộp lại Giấy chứng nhận lưu hành và Tem lưu hành khi có thông báo thu hồi của Đơn vị đăng kiểm.
Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cơ sở thử nghiệm và Đơn vị đăng kiểm được thu các khoản phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 và bãi bỏ các văn bản sau đây:
a) Quyết định số 3917/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tạm thời về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với loại xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thí điểm sản xuất, lắp ráp trong nước;
b) Quyết định số 614/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 3 năm 2010 và Quyết định số 3667/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 3917/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tạm thời về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với loại xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thí điểm sản xuất, lắp ráp trong nước.
2. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, người điều khiển xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ khi tham gia giao thông phải có Giấy phép lái xe phù hợp theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
3. Các Giấy chứng nhận phù hợp, Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng còn hiệu lực đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị đến hết thời hạn sử dụng.
4. Trong trường hợp các văn bản, tài liệu tham chiếu trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung, chuyển đổi thì áp dụng theo văn bản mới.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng thuộc Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
QUY
ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT, LẮP
RÁP XE CHỞ HÀNG BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải)
1. Yêu cầu chung
1.1. Xe và các bộ phận trên Xe phải phù hợp với việc tham gia giao thông bên phải theo quy định, với tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất và của Thông tư này.
1.2. Các mối ghép ren sau khi lắp ráp phải chắc chắn. Lực xiết các mối ghép ren của các chi tiết quan trọng phải theo quy định của nhà sản xuất Xe.
1.3. Không có hiện tượng rò rỉ dung dịch làm mát, nhiên liệu, dầu bôi trơn ở các mối ghép của hệ thống, tổng thành lắp trên xe như: động cơ, ly hợp, hộp số, truyền động, thùng nhiên liệu, bộ chế hòa khí, ống dẫn nhiên liệu.
1.4. Thân xe không được có gờ sắc cạnh hoặc phần lồi ra gây nguy hiểm cho người cùng tham gia giao thông.
2. Kích thước cơ bản
2.1. Kích thước lớn nhất của Xe xác định theo TCVN 6528 “Phương tiện giao thông đường bộ - Kích thước phương tiện có động cơ và phương tiện được kéo - Thuật ngữ và định nghĩa” không vượt quá giới hạn sau: Chiều dài 3,5 m, chiều rộng 1,5 m, chiều cao 2,0 m.
3. Khối lượng
3.1. Khối lượng Xe không tải không lớn hơn 550 kg. Khối lượng Xe không tải (khối lượng bản thân) là khối lượng của xe ở trạng thái sẵn sàng hoạt động và bao gồm các trang bị sau:
a) Các trang bị phụ do nhà sản xuất cung cấp cần thiết cho hoạt động bình thường của xe (túi dụng cụ, giá đỡ, tấm chắn gió, thiết bị bảo vệ);
b) Các bộ phận bổ sung hoặc các trang bị tùy chọn do nhà sản xuất cung cấp để lắp kèm theo Xe;
c) Có đủ các chất lỏng (dầu bôi trơn, dung dịch làm mát...) đảm bảo cho Xe hoạt động bình thường;
d) Lượng nhiên liệu trong thùng ít nhất bằng 90% dung tích thùng nhiên liệu theo quy định của nhà sản xuất.
3.2. Khối lượng toàn bộ lớn nhất của Xe (bao gồm khối lượng xe không tải, khối lượng người trên xe và hàng hóa) không lớn hơn 1000 kg.
Khối lượng tính toán cho một người được xác định theo quy định của nhà sản xuất nhưng không nhỏ hơn 65 kg.
3.3. Tỷ lệ khối lượng phân bố lên trục dẫn hướng không nhỏ hơn 20% khối lượng Xe. Tỷ lệ khối lượng phân bố được xác định ở hai trạng thái như sau:
a) Trạng thái không tải: Khối lượng Xe không tải và người điều khiển có khối lượng 75 kg.
b) Trạng thái đầy tải: Xe có khối lượng toàn bộ lớn nhất theo khoản 3.2 của phụ lục này.
4. Góc ổn định ngang tĩnh của Xe ở trạng thái không tải không nhỏ hơn 30o.
5. Vận tốc lớn nhất
Vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 60 km/h và được xác định theo TCVN 6011 “Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo vận tốc lớn nhất của mô tô”.
6. Động cơ, hệ thống truyền lực
6.1. Công suất hữu ích, mô men xoắn lớn nhất và suất tiêu thụ nhiên liệu của động cơ phải đáp ứng yêu cầu được quy định trong QCVN 37:2010/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ xe mô tô, xe gắn máy”.
6.2. Trong điều kiện đầy tải và đường khô, khi chuyển động theo chiều tiến, xe phải vượt được dốc có độ dốc 20%. Khi thử vượt dốc, động cơ và hệ thống truyền lực phải hoạt động bình thường.
7. Ống xả
7.1. Ống xả sử dụng lắp trên xe là loại ống xả phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong QCVN 29:2010/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ống xả xe mô tô, xe gắn máy”.
7.2. Miệng thoát khí thải của ống xả không được hướng về phía trước và không được hướng về phía bên phải.
7.3. Ống xả không được đặt ở vị trí có thể gây cháy xe hoặc hàng hóa trên xe và gây cản trở hoạt động của hệ thống khác.
8. Bánh xe
8.1. Vành bánh xe sử dụng lắp trên xe là loại vành phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong QCVN 44:2012/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh xe mô tô, xe gắn máy làm bằng vật liệu thép” hoặc QCVN 46:2012/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh hợp kim xe mô tô, xe gắn máy”.
8.2. Lốp xe sử dụng lắp trên xe là loại lốp phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong QCVN 36:2010/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lốp hơi xe mô tô, xe gắn máy”.
8.3. Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng không lớn hơn 5 mm/m.
9. Hệ thống phanh
9.1. Yêu cầu về kết cấu
9.1.1. Xe phải được trang bị hệ thống phanh chính và phanh đỗ xe.
9.1.2. Hệ thống phanh chính và phanh đỗ xe phải dẫn động độc lập với nhau. Dẫn động của hệ thống phanh chính phải là loại từ 2 dòng trở lên và tác động lên tất cả các bánh xe.
9.1.3. Hệ thống phanh chính phải có kết cấu và lắp đặt bảo đảm cho người lái điều khiển được phanh khi ngồi trên ghế lái mà không rời hai tay khỏi vô lăng lái.
9.1.4. Khi tác động vào cơ cấu điều khiển, hệ thống phanh phải hoạt động. Cơ cấu phanh không được có hiện tượng kẹt, phải tự trở về vị trí ban đầu khi thôi tác động vào cơ cấu điều khiển và phải có kết cấu sao cho các yếu tố như: rung động, quay vòng không ảnh hưởng tới khả năng phanh.
9.1.5. Hệ thống phanh phải có kết cấu sao cho không gây cản trở hệ thống lái khi vận hành.
9.1.6. Phải có cơ cấu điều chỉnh tự động hoặc điều chỉnh bằng tay khe hở má phanh.
9.1.7. Hệ thống phanh chính dẫn động thủy lực phải được thiết kế sao cho có thể kiểm tra mức dầu thủy lực dễ dàng.
9.1.8. Dầu phanh trong hệ thống phanh không được rò rỉ. Các ống dẫn dầu phải được định vị chắc chắn và không được rạn nứt.
9.1.9. Đối với Xe trang bị cơ cấu chống hãm cứng bánh xe thì phải có bộ phận báo hiệu cho người lái biết khi cơ cấu này có sự cố.
9.1.10. Khi sử dụng, hệ thống phanh đỗ phải có khả năng duy trì được hoạt động mà không cần có lực tác động liên tục của người lái.
9.1.11. Đối với Xe được trang bị hệ thống phanh khẩn cấp thì phải đảm bảo sao cho người lái có thể tác động lên cơ cấu phanh này ở trạng thái có ít nhất một tay điều khiển lái.
9.2. Hiệu quả phanh khi kiểm tra trên đường
9.2.1. Hệ thống phanh chính
Hiệu quả phanh trên đường được đánh giá phải thỏa mãn ít nhất một trong hai chỉ tiêu quãng đường phanh hoặc gia tốc phanh trung bình.
9.2.1.1. Điều kiện thử
a) Thử trên mặt đường phủ nhựa hoặc đường bê tông bằng phẳng và khô, hệ số bám j không nhỏ hơn 0,6.
b) Thử ở vận tốc bằng 90% vận tốc lớn nhất của Xe.
9.2.1.2. Hiệu quả phanh phải theo yêu cầu trong Bảng 1.
Bảng 1: Yêu cầu về hiệu quả phanh
Hệ thống phanh tác động lên tất cả các bánh Xe |
Quãng đường phanh, S (m) |
Gia tốc phanh trung bình (m/s2) |
Trạng thái đầy tải và không tải |
S £ 0,1V + V2/130 |
³ 5 |
9.2.2. Hệ thống phanh đỗ của Xe phải có khả năng giữ xe ở trạng thái không tải trên dốc lên hoặc xuống có độ dốc ít nhất là 20%.
9.3. Hiệu quả phanh khi kiểm tra trên băng thử
9.3.1. Hiệu quả phanh chính khi thử trên băng thử
9.3.1.1. Tổng lực phanh của hệ thống phanh chính khi phanh không được nhỏ hơn 50% trọng lượng của Xe khi vào kiểm tra.
9.3.1.2. Sai lệch lực phanh giữa bánh xe bên trái và bánh xe bên phải trên một trục không được lớn hơn 20%.
Sai lệch lực phanh trên một trục (giữa bánh bên phải và bên trái) được tính như sau: Sai lệch lực phanh
Trong đó PL, PN là lực phanh của hai bánh xe trên cùng một trục và PL > PN.
9.3.2. Tổng lực phanh của hệ thống phanh đỗ của Xe không nhỏ hơn 16% trọng lượng Xe khi kiểm tra.
10. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
10.1. Xe phải trang bị các loại đèn chiếu sáng và tín hiệu sau đây: đèn chiếu sáng phía trước gồm có đèn chiếu xa (đèn pha) và đèn chiếu gần (đèn cốt), đèn báo rẽ, đèn vị trí, đèn phanh, đèn lùi, đèn soi biển số sau.
10.2. Đèn chiếu sáng phía trước sử dụng trên xe phải có đặc tính quang học thỏa mãn QCVN 35:2010/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ”.
10.3. Các đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu phải được lắp đặt chắc chắn, bảo đảm duy trì các tính năng hoạt động của chúng khi Xe vận hành.
10.4. Các đèn sau đây phải được lắp thành cặp: đèn chiếu sáng phía trước, đèn báo rẽ, đèn vị trí, đèn phanh. Các đèn tạo thành cặp phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
a) Được lắp vào xe đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe;
b) Cùng màu;
c) Có cùng tính năng hoạt động.
10.5. Vị trí lắp đặt các loại đèn được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Vị trí lắp đặt các loại đèn (Đơn vị kích thước: mm)
TT |
Tên đèn |
Chiều cao tính từ mặt đỗ Xe |
Khoảng cách từ mép ngoài của đèn đến mép ngoài của Xe |
|
tới mép dưới của đèn |
tới mép trên của đèn |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1 |
Đèn chiếu gần |
³ 500 |
£ 1200 |
£ 200 |
2 |
Đèn báo rẽ |
³ 350 |
£ 1500 |
£ 200 |
3 |
Đèn vị trí |
³ 350 |
£ 1500 |
£ 200 |
4 |
Đèn phanh |
³ 350 |
£ 1500 |
- |
5 |
Đèn lùi |
³ 250 |
£ 1200 |
- |
10.6. Đèn phải phù hợp với yêu cầu quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Màu, số lượng tối thiểu, cường độ sáng và chỉ tiêu kiểm tra bằng quan sát của các loại đèn
TT |
Tên đèn |
Màu |
Số lượng tối thiểu |
Cường độ sáng hoặc chỉ tiêu kiểm tra bằng quan sát |
||
Cường độ sáng (cd) |
Chỉ tiêu kiểm tra bằng quan sát |
|||||
1. |
Đèn chiếu sáng phía trước |
Đèn chiếu xa |
Trắng hoặc vàng nhạt |
2 |
³ 10000 |
Khi kiểm tra bằng thiết bị: Theo phương thẳng đứng, chùm sáng không được hướng lên trên. Theo phương ngang, chùm sáng của đèn bên trái không được lệch phải quá 2%, không được lệch trái quá 1%; Chùm sáng của đèn bên phải không được lệch phải hoặc trái quá 2%. |
Đèn chiếu gần |
- |
Chiều dài dải sáng không nhỏ hơn 50 m và phải đảm bảo quan sát được chướng ngại vật ở khoảng cách 40 m. |
||||
2. |
Đèn báo rẽ trước |
Vàng |
2 |
50 ¸ 860 |
Trong điều kiện ánh sáng ban ngày phải bảo đảm nhận biết được tín hiệu ở khoảng cách 20 m |
|
3. |
Đèn báo rẽ sau |
Vàng |
2 |
50 ¸ 860 |
||
4. |
Đèn phanh |
Đỏ |
2 |
20 ¸ 100 |
||
5. |
Đèn lùi |
Trắng |
1(1) |
80 ¸ 600 |
||
6. |
Đèn vị trí trước (2) |
Trắng hoặc vàng nhạt |
2 |
4 ¸ 60 |
Trong điều kiện ánh sáng ban ngày phải bảo đảm nhận biết được tín hiệu ở khoảng cách 10 m |
|
7. |
Đèn vị trí sau (đèn hậu) |
Đỏ |
2 |
4 ¸ 12 |
||
8. |
Đèn soi biển số sau |
Trắng |
1 |
4 ¸ 60 |
||
Chú thích: (1) Nhưng không quá 2 đèn. (2) Đèn vị trí trước có thể được sử dụng kết hợp với các đèn khác. |
10.7. Các yêu cầu khác
a) Không được lắp đèn màu đỏ và các tấm phản quang ở phía trước xe. Không được lắp đèn có ánh sáng trắng hướng về phía sau (ngoại trừ đèn lùi) .
b) Đối với đèn chiếu sáng phía trước:
+ Khi bật công tắc đèn chiếu gần thì tất cả các đèn chiếu xa phải tắt;
+ Phải có báo hiệu làm việc khi sử dụng đèn chiếu xa.
c) Đèn lùi phải bật sáng khi cần số ở vị trí số lùi và công tắc khởi động động cơ đang ở vị trí mà động cơ có thể hoạt động được. Đèn lùi phải tắt khi một trong hai điều kiện trên không thỏa mãn.
d) Đèn soi biển số phải sáng khi bật đèn chiếu sáng phía trước, không thể tắt và bật được bằng công tắc riêng.
đ) Đối với đèn phanh:
+ Đèn phanh phải bật sáng khi người lái tác động vào hệ thống phanh chính;
+ Trong trường hợp dùng kết hợp với đèn hậu, đèn phanh phải có cường độ sáng rõ hơn so với đèn hậu.
e) Đối với đèn báo rẽ:
+ Tất cả các đèn báo rẽ ở cùng một bên của Xe và khi phải nhấp nháy cùng pha khi làm việc. Tần số nhấp nháy từ 60 ¸ 120 lần/phút;
+ Thời gian từ khi bật công tắc đến khi đèn phát tín hiệu báo rẽ không quá 5 giây.
10.8. Tấm phản quang phía sau
10.8.1. Xe phải được trang bị tấm phản quang ở phía sau.
10.8.2. Hình dạng mặt phản quang không được là hình tam giác.
10.8.3. Ánh sáng phản chiếu của tấm phản quang phải được nhìn thấy rõ ràng vào ban đêm từ khoảng cách 100 m phía sau xe khi được chiếu sáng bằng ánh sáng đèn pha của xe khác.
10.8.4. Màu tấm phản quang là màu đỏ.
11. Cơ cấu điều khiển
11.1. Báo hiệu làm việc và chỉ báo khi lắp đặt trên xe phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 6957 “Phương tiện giao thông đường bộ - cơ cấu điều khiển hoạt động của mô tô, xe máy hai bánh - Yêu cầu trong phê duyệt kiểu” hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
11.2. Cơ cấu điều khiển
Báo hiệu làm việc và chỉ báo, đồng hồ và cơ cấu điều khiển liệt kê dưới đây (nếu có) phải được lắp đặt trong phạm vi giới hạn bởi hai mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe cách đường tâm trục lái 500 mm về hai phía và đảm bảo cho người lái có thể nhận biết, điều khiển chúng một cách dễ dàng:
- Công tắc khởi động, tắt động cơ.
- Các cơ cấu điều khiển hệ thống phanh, hệ thống truyền lực và bàn đạp ga.
- Công tắc đèn chiếu sáng phía trước, còi, đèn báo rẽ, gạt nước.
- Đồng hồ tốc độ, đèn báo hiệu tình trạng làm việc của các đèn báo rẽ, đèn chiếu xa, hệ thống nhiên liệu, dung dịch làm mát động cơ, dầu bôi trơn, hệ thống phanh và hệ thống nạp ắc quy.
12. Hệ thống lái
12.1. Đảm bảo cho xe chuyển hướng chính xác, điều khiển nhẹ nhàng, an toàn ở mọi vận tốc và tải trọng trong phạm vi tính năng kỹ thuật cho phép của xe.
12.2. Khi hoạt động các cơ cấu chuyển động của hệ thống lái không được va chạm với bất kỳ bộ phận nào của xe như khung, vỏ.
12.3. Khi quay vô lăng lái về bên phải và bên trái thì không được có sự khác biệt đáng kể về lực tác động lên vành tay lái.
12.4. Độ rơ góc vô lăng lái không lớn hơn 10o.
13. Gương chiếu hậu
13.1. Xe phải có hai gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái.
13.2. Gương chiếu hậu phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong QCVN 28:2010/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy” (trừ các yêu cầu về lắp đặt gương chiếu hậu trên xe).
13.3. Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn, có thể điều chỉnh dễ dàng.
13.4. Gương lắp ngoài bên trái xe phải đảm bảo cho người lái nhìn thấy được phần đường nằm ngang, phẳng rộng ít nhất 2,5 m, kể từ điểm ngoài cùng của mặt bên trái xe trở ra phía giữa đường và cách mắt người lái về phía sau Xe 10 m.
13.5. Gương lắp ngoài bên phải xe phải đảm bảo cho người lái nhìn thấy được phần đường nằm ngang, phang rộng ít nhất 4 m kể từ mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc của xe và đi qua điểm ngoài cùng ở bên phải xe và cách điểm quan sát của người lái về phía sau Xe 20 m.
14. Còi
14.1. Xe phải có ít nhất một còi. Còi phải có âm thanh liên tục với âm lượng ổn định.
14.2. Âm lượng còi (khi đo ở khoảng cách 2 m tính từ đầu Xe, chiều cao đặt micro là 1,2 m) không nhỏ hơn 65 dB(A), không lớn hơn 115 dB(A).
15. Đồng hồ đo vận tốc
15.1. Xe phải có đồng hồ đo vận tốc.
15.2. Đơn vị đo vận tốc trên đồng hồ là km/h.
15.3. Sai số cho phép của đồng hồ đo vận tốc phải nằm trong giới hạn từ âm (-) 10% đến dương (+) 15% khi đo ở vận tốc 35 km/h. Đối với Xe có vận tốc lớn nhất nhỏ hơn 35 km/h, sai số của đồng hồ đo vận tốc được xác định ở vận tốc lớn nhất.
16. Chỗ ngồi
16.1. Xe không được quá hai chỗ ngồi.
16.2. Chỗ ngồi phải được trang bị đai an toàn loại ít nhất có hai điểm.
16.3. Chiều rộng đệm ngồi không nhỏ hơn 400 mm, chiều sâu đệm ngồi không nhỏ hơn 350 mm tính cho một người.
17. Hệ thống nhiên liệu
17.1. Hệ thống nhiên liệu phải được thiết kế, chế tạo và lắp đặt sao cho các rung động của khung, động cơ và bộ phận chuyển động không ảnh hưởng tới tính năng làm việc của hệ thống nhiên liệu.
17.2. Ống dẫn nhiên liệu phải được lắp đặt chắc chắn.
17.3. Thùng nhiên liệu sử dụng lắp trên Xe là loại thùng phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong QCVN 27:2010/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thùng nhiên liệu xe mô tô, xe gắn máy”.
18. Khung
18.1. Khung Xe phải chế tạo phù hợp với tài liệu kỹ thuật.
18.2. Khung Xe phải được sơn phủ bằng loại sơn có tác dụng chống gỉ.
19. Ca bin
19.1. Kính chắn gió của Xe phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong QCVN 32:2011/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kính an toàn của xe ô tô kính cửa sổ nếu có phải là kính an toàn độ bền cao.
19.2. Xe phải được trang bị hệ thống gạt nước để đảm bảo tầm nhìn của người lái qua kính chắn gió phía trước và phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
- Phải có hai tần số gạt trở lên;
- Một tần số gạt có giá trị không nhỏ hơn 45 lần/phút;
- Một tần số gạt có giá trị nằm trong khoảng 10 đến 55 lần/phút;
- Chênh lệch giữa tần số gạt cao nhất với một trong những tần số gạt thấp hơn phải không nhỏ hơn 15 lần/phút.
20. Thùng chở hàng
Thùng chở hàng của Xe phải chế tạo phù hợp với tài liệu kỹ thuật và lắp đặt chắc chắn.
21. Hệ thống điện
21.1. Dây dẫn điện phải được bọc cách điện và lắp đặt chắc chắn.
21.2. Các giắc nối, công tắc phải bảo đảm an toàn.
21.3. Ắc quy phải được lắp đặt cố định chắc chắn.
21.4. Ắc quy lắp trên Xe sử dụng để khởi động động cơ là loại ắc quy phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong QCVN 47:2012/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy chì dùng trên xe mô tô, xe gắn máy”.
22. Yêu cầu về bảo vệ môi trường
22.1. Khí thải của Xe phải đáp ứng các yêu cầu áp dụng cho xe mô tô ba bánh quy định trong QCVN 04:2009/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới”.
22.2. Khi kiểm tra khí thải động cơ ở chế độ không tải theo phương pháp thử nhanh (phương pháp thử được quy định tại tiêu chuẩn TCVN 6438 “Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải”) thì khí thải của Xe phải thỏa mãn yêu cầu sau:
- Cacbonmonoxit CO (% thể tích): £ 4,5;
- Hydrocabon HC (ppm thể tích): £ 1200 đối với động cơ 4 kỳ: £ 7800 đối với động cơ 2 kỳ.
22.3. Mức ồn tối đa cho phép của Xe khi đỗ được thử theo TCVN 6435 “Âm học - Đo tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi đỗ - Phương pháp điều tra “ không vượt quá 99 dB(A).
22.4. Mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của Xe không lớn hơn mức do nhà sản xuất công bố. Việc đo mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của Xe được thực hiện theo phương pháp đo mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình trong một chu trình mô phỏng quy ước hoặc phương pháp đo mức tiêu thụ nhiên liệu ở vận tốc không đổi trong TCVN 6440 “Mô tô - Phương pháp đo tiêu thụ nhiên liệu”.
CÁC
HẠNG MỤC BẮT BUỘC PHẢI KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN ĐỐI VỚI XE CHỞ HÀNG BỐN
BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ VÀ LINH KIỆN
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải)
TT |
Đối tượng kiểm tra |
Cơ sở kỹ thuật áp dụng |
1 |
Xe |
Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; |
2 |
Thùng nhiên liệu |
QCVN 27:2010/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thùng nhiên liệu xe mô tô, xe gắn máy |
3 |
Gương chiếu hậu |
QCVN 28:2010/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy |
4 |
Ống xả |
QCVN 29:2010/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ống xả xe mô tô, xe gắn máy |
5 |
Đèn chiếu sáng phía trước |
QCVN 35:2010/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ |
6 |
Lốp |
QCVN 36:2010/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lốp hơi xe mô tô, xe gắn máy |
7 |
Động cơ |
QCVN 37:2010/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ xe mô tô, xe gắn máy |
8 |
Kính chắn gió |
QCVN 32:2011/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kính an toàn của xe ô tô |
9 |
Ắc quy |
QCVN 42:2012/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy chì dùng trên xe mô tô, xe gắn máy |
10 |
Vành bánh xe |
QCVN 43:2012/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh hợp kim xe mô tô, xe gắn máy QCVN 44:2012/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh xe mô tô, xe gắn máy làm bằng vật liệu thép |
(1): không áp dụng khoản 2.2.1 đối với Thùng nhiên liệu phi kim loại nhập khẩu.
(2): không áp dụng khoản 2.2.1.4 đối với Ắc quy chì nhập khẩu.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.