BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 157/2007/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2007 |
HƯỚNG DẪN VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày
29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ các văn bản luật, pháp lệnh về thuế hiện hành;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Nghị định số 37/2005/NĐ-CP
ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ quy định
về việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế như
sau:
1. Phạm vi áp dụng: Thông tư này hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp cưỡng chế và thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (gọi tắt là Nghị định số 98/2007/NĐ-CP) và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
2. Đối tượng áp dụng: là người nộp thuế, cơ quan thuế, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại Khoản 2, Điều 31 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ
1. Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP.
2. Người nộp thuế đã quá thời hạn tự giác chấp hành, quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định hành chính thuế mà không chấp hành quyết định hành chính thuế, không khắc phục hậu quả, nộp tiền thuế, tiền phạt vào Ngân sách Nhà nước hoặc có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn thì bị cưỡng chế thi hành trong các trường hợp sau đây:
a) Nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày hết thời hạn phải nộp theo quy định.
b) Nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã hết thời hạn gia hạn nộp vào Ngân sách nhà nước theo quy định.
c) Nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
Thời hạn tự giác chấp hành quyết định hành chính thuế hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thời hạn gia hạn nộp thuế quy định tại Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế và thời hạn hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế quy định tại Điều 26 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP.
III. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại Điều 33 Nghị định 98/2007/NĐ-CP chỉ được áp dụng khi các quyết định hành chính thuế đã quá thời hạn chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
2. Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đang trong quá trình thu thập thông tin để làm căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế hoặc trong thời gian tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế mà đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tự giác khắc phục hậu quả, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt bị cưỡng chế vào Ngân sách Nhà nước thì việc thực hiện các thủ tục cưỡng chế được chấm dứt.
3. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thực hiện theo thứ tự quy định tại Khoản 1, Điều 93 Luật Quản lý thuế. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo được thực hiện khi không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước đó nhưng chưa thu đủ tiền thuế, tiền phạt theo quyết định hành chính thuế.
4. Không tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong các trường hợp: ngày nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động và ngoài giờ hành chính (trừ trường hợp cần ngăn chặn đối tượng bị cưỡng chế có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành quyết định cưỡng chế); không tổ chức cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá trong thời gian mười lăm (15) ngày trước và sau Tết nguyên đán; các ngày truyền thống theo quy định của pháp luật mà đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thuộc diện được hưởng; ngày gia đình đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có việc hiếu, việc hỷ.
5. Khi khấu trừ tiền và kê biên tài sản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì chỉ được khấu trừ tiền và kê biên tài sản theo đúng quy định của pháp luật.
6. Việc ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và tổ chức cưỡng chế thi hành đối với quyết định hành chính thuế của cấp dưới thực hiện theo quy định tại Điều 36, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP.
7. Cách tính thời hạn để thực hiện các thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
7.1. Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày” thì tính liên tục theo ngày dương lịch, kể cả ngày nghỉ.
7.2. Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày làm việc” thì tính theo ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật: là các ngày theo dương lịch trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết (gọi chung là ngày nghỉ).
7.3. Trường hợp thời hạn được tính từ một ngày cụ thể thì ngày bắt đầu tính thời hạn là ngày tiếp theo của ngày cụ thể đó.
7.4. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn thực hiện thủ tục cưỡng chế trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
IV. THẨM QUYỀN BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ
1. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của cơ quan thuế các cấp được thực hiện như sau:
1.1. Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều 33 của Nghị định 98/2007/NĐ-CP:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do mình ban hành hoặc do cấp dưới ban hành.
b) Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết hành chính thuế đối với quyết định hành chính thuế do mình ban hành.
1.2. Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại Khoản 7, Điều 33, Nghị định 98/2007/NĐ-CP: Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp xét thấy cần thiết áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề của người nộp thuế theo quy định tại Khoản 1, Điều 102 Luật Quản lý thuế, thì phải lập hồ sơ, tài liệu và thông báo, chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thuộc phạm vi mình phụ trách.
Nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật khác liên quan.
VI. THỦ TỤC GIAO, NHẬN QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ
1. Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, công chức thuế có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế phải giao trực tiếp quyết định cưỡng chế cho đối tượng bị cưỡng chế biết trước khi tiến hành cưỡng chế là năm (05) ngày làm việc và phải có chữ ký xác nhận của đối tượng bị cưỡng chế hoặc người nhận thay. Trường hợp có khó khăn trong việc giao trực tiếp quyết định cưỡng chế cho đối tượng bị cưỡng chế thì quyết định cưỡng chế được chuyển cho đối tượng bị cưỡng chế bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện.
a) Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế vắng mặt thì quyết định cưỡng chế được giao cho Thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác hoặc người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ cùng sống trong một gia đình nhận thay. Người nhận thay phải cam kết chuyển quyết định cưỡng chế kịp thời, đúng thời gian quy định trực tiếp đến đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Việc giao, nhận quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải có ký xác nhận. Thời điểm xác định đối tượng bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế là thời điểm người nhận thay cam kết chuyển cho đối tượng bị cưỡng chế.
b) Trường hợp vì lý do khách quan mà người đã cam kết nhận thay quyết định cưỡng chế không chuyển được quyết định cưỡng chế cho đối tượng bị cưỡng chế thì phải báo cho cơ quan tổ chức cưỡng chế biết trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày ký nhận thay. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế không ký nhận quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì cơ quan tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế gửi thông báo quyết định cưỡng chế cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng bị cưỡng chế đóng trụ sở chính hoặc cư trú để thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết.
2. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải được gửi cho cơ quan thuế cấp trên quản lý trực tiếp. Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản thì phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng đóng trụ sở chính hoặc cư trú hoặc cơ quan đối tượng bị cưỡng chế làm việc trong thời hạn năm (05) ngày làm việc trước khi tiến hành cưỡng chế để phối hợp thực hiện.
3. Trường hợp có căn cứ cho rằng đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có dấu hiệu tẩu tán tiền trong tài khoản hoặc tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phải tổ chức thực hiện ngay quyết định cưỡng chế mà không cần phải thông qua các thủ tục giao, nhận quyết định cưỡng chế thuế theo hướng dẫn tại Mục này.
Căn cứ xác định đối tượng bị cưỡng chế có dấu hiệu tẩu tán tài sản gồm: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng, cho, bán tài sản có giá trị lớn, giải toả tẩu tán số dư tài khoản tiền gửi một cách bất thường không liên quan đến các giao dịch thông thường.
VII. TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ
1. Người ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế đó. Cơ quan tổ chức cưỡng chế có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan để bảo đảm an toàn, trật tự trong quá trình tổ chức cưỡng chế.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng bị cưỡng chế, có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan trên địa bàn mình phụ trách để phối hợp thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi có yêu cầu của người ban hành quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan tổ chức việc thi hành quyết định cưỡng chế.
3. Để bảo đảm trật tự, an toàn và được hỗ trợ trong quá trình cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, người ban hành quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan chủ trì tổ chức cưỡng chế có văn bản yêu cầu gửi đến cơ quan công an nhân dân quận, huyện nơi đối tượng bị cưỡng chế cư trú hoặc có tài sản bị cưỡng chế trước khi thực hiện cưỡng chế là năm (05) ngày làm việc. Khi nhận được văn bản yêu cầu, cơ quan công an có trách nhiệm phối với với cơ quan chủ trì cưỡng chế bố trí đủ lực lượng tham gia đảm bảo trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
4. Đối với cá nhân, tổ chức liên quan đến đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế khi có yêu cầu của người ban hành quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
VIII. THỜI HIỆU THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ
1. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực thi hành trong thời hạn một năm, kể từ ngày ban hành quyết định. Riêng đối với quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh, trì hoãn được chấm dứt.
3. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chấm dứt hiệu lực kể từ khi đối tượng bị cưỡng chế chấp hành xong quyết định xử lý hành chính; tiền thuế, tiền phạt của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đã được nộp đủ vào Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế mở tại Kho bạc Nhà nước.
B. CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ
I. CƯỠNG CHẾ BẰNG BIỆN PHÁP TRÍCH TIỀN TỪ TÀI KHOẢN
1. Đối tượng áp dụng
Biện pháp trích tiền từ tài khoản áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế là người nộp thuế và tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ tiền đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế không tự nguyện chấp hành nộp tiền thuế, tiền phạt theo quyết định hành chính thuế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác.
2. Xác minh thông tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế
2.1. Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có quyền thu thập, xác minh thông tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế, yêu cầu Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác cung cấp thông tin về tài khoản, như: Số hiệu về tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản và các thông tin có liên quan khác. Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế khi được Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác cung cấp.
2.2. Đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có nghĩa vụ cung cấp cho người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế về nơi mở tài khoản, số và ký hiệu tài khoản khi có yêu cầu.
2.3. Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác, nơi đối tượng bị cưỡng chế mở tài khoản có trách nhiệm cung cấp thông tin cho người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế biết số hiệu tài khoản, nội dung giao dịch của tài khoản, số dư tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế khi có yêu cầu.
3. Quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản
3.1. Quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản phải ghi rõ các nội dung sau: ngày, tháng, năm ban hành quyết định; căn cứ ban hành quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ban hành quyết định; số tiền phải trích từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế để thanh toán tiền nợ thuế, tiền phạt và chi phí cưỡng chế (nếu có); lý do cưỡng chế trích tiền từ tài khoản; họ tên, mã số thuế, số tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế trích tiền từ tài khoản; tên, địa chỉ Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác nơi đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản mở tài khoản; tên, địa chỉ, số tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế mở tại Kho bạc Nhà nước; phương thức chuyển tiền đến tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế mở tại kho bạc nhà nước; thời hạn thi hành và chữ ký của người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, dấu của cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế.
3.2. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có mở tài khoản tiền gửi tại nhiều Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác nhau thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế căn cứ vào số dư tài khoản để ban hành quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản đối với một tài khoản hoặc nhiều tài khoản để đảm bảo thu đủ tiền thuế, tiền phạt.
3.3. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác nơi đối tượng bị cưỡng chế có tài khoản tiền gửi bị cưỡng chế và cơ quan thuế cấp trên quản lý trực tiếp.
4. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác nơi đối tượng bị cưỡng chế mở tài khoản
4.1. Cung cấp các thông tin cần thiết bằng văn bản về số hiệu tài khoản, số dư tiền gửi của đối tượng bị cưỡng chế mở tại đơn vị mình trong thời hạn ba (03) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của thủ trưởng cơ quan thuế.
4.2. Ngay khi nhận được quyết định cưỡng chế trích tiền tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế do người có thẩm quyền ban hành, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm phong toả tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế; làm thủ tục trích chuyển số tiền của đối tượng bị cưỡng chế vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; thông báo cho cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết.
Trường hợp đối tượng bị cuỡng chế đã thực hiện nộp đủ tiền thuế, tiền phạt bằng hình thức khác thì cơ quan thuế phải thông báo cho Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác nơi đối tượng bị cưỡng chế mở tài khoản biết để dừng việc phong toả tài khoản và dừng việc cưỡng chế trích tiền từ tài khoản.
4.3. Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong trường hợp quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế mà tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế không còn tiền để trích nộp số tiền thuế, tiền phạt bị cưỡng chế vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế mở tại Kho bạc Nhà nước.
4.4. Bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 198/2007/NĐ-CP trong trường hợp tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế còn số dư mà Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trích chuyển vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế mở tại Kho bạc Nhà nước.
II. CƯỠNG CHẾ BẰNG BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ MỘT PHẦN TIỀN LƯƠNG HOẶC MỘT PHẦN THU NHẬP
1. Đối tượng áp dụng
Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với người nộp thuế là cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền phạt mà không tự giác chấp hành quyết định hành chính thuế thuộc đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP trong trường hợp không có tiền gửi tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác hoặc có tài khoản tiền gửi nhưng không có số dư trên tài khoản hoặc số dư không đủ nộp số tiền thuế, tiền phạt.
2. Xác minh thông tin về tiền lương và thu nhập
Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có trách nhiệm tổ chức xác minh về các khoản tiền lương, thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; tổ chức, cá nhân chi trả tiền lương, thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế.
Đối tượng bị cưỡng chế; tổ chức, cá nhân đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập và các tổ chức, cá nhân liên quan phải cung cấp các thông tin về thu nhập cho thủ trưởng cơ quan thuế trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày được nhận yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã cung cấp.
3. Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân
3.1. Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập phải ghi rõ ngày, tháng, năm ban hành quyết định; căn cứ ban hành quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ban hành quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân bị cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế; số tiền bị khấu trừ (theo số tiền ghi trên quyết định hành chính thuế và chi phí cưỡng chế tính đến hết thời hạn năm (05) ngày trước khi tiến hành cưỡng chế), lý do khấu trừ; tên, địa chỉ, số tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế mở tại Kho bạc Nhà nước, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ; thời gian thi hành và chữ ký của người ban hành quyết định, dấu của cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế.
3.2. Quyết định cưỡng chế được gửi đến cá nhân bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế và các cơ quan có liên quan trong thời hạn năm (05) ngày làm việc.
4. Mức khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập
4.1. Tổng số tiền lương, thu nhập làm căn cứ khấu trừ là toàn bộ các khoản tiền lương, các khoản có tính chất tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập hợp pháp khác phát sinh trong tháng.
4.2. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, các khoản có tính chất lương đối với cá nhân không thấp hơn mười phần trăm (10%) và không quá ba mươi phần trăm (30%) tổng số tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá năm mươi phần trăm (50%) tổng số thu nhập.
5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế
5.1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có trách nhiệm khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ nộp vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế mở tại Kho bạc Nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế, tiền phạt theo quyết định cưỡng chế, đồng thời thông báo cho người ban hành quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết.
5.2. Trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế, số tiền phạt theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của cá nhân bị cưỡng chế đã chấm dứt thì tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ban hành quyết định cưỡng chế biết trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động;
5.3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế cố tình không thực hiện việc khấu trừ tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế thì bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với tổ chức, cá nhân liên quan.
III. CƯỠNG CHẾ BẰNG BIỆN PHÁP KÊ BIÊN TÀI SẢN, BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN KÊ BIÊN
1. Đối tượng áp dụng: Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để bán đấu giá được áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP trong trường hợp không áp dụng được biện pháp trích tiền từ tài khoản hoặc khấu trừ một phần tiền lương và thu nhập; hoặc đã áp dụng nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế, tiền phạt:
1.1. Cá nhân, tổ chức không có tài khoản hoặc có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác nhưng không có tiền trong tài khoản hoặc số tiền trong tài khoản không đủ để thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
1.2. Cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế không có cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương, quản lý thu nhập cố định để áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập.
1.3. Không áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng hình thức kê biên tài sản đối với đối tượng bị cưỡng chế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh (có xác nhận của tổ chức y tế cấp huyện được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật).
2. Những tài sản sau đây không được kê biên
2.1. Đối với đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là cá nhân:
a) Nhà ở duy nhất của cá nhân bị cưỡng chế và gia đình. Trường hợp cá nhân bị cưỡng chế có nhiều nhà ở thì phải xác minh rõ kê biên ngôi nhà có giá trị đủ để thanh toán tiền thuế nợ, tiền phạt và chi phí cưỡng chế.
b) Thuốc chữa bệnh cần dùng cho nhu cầu phòng, chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và gia đình họ;
c) Công cụ lao động thông thường cần thiết được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của cá nhân bị cưỡng chế và gia đình.
Các công cụ lao động có giá trị như xe máy, ô tô, tàu, thuyền, máy cày, máy xay xát và các công cụ có giá trị khác của đối tượng bị cưỡng chế vẫn thực hiện kê biên, bán đấu giá để thi hành quyết định cưỡng chế và trích lại một khoản tiền để đối tượng bị cưỡng chế có thể thay thế bằng một công cụ lao động khác có giá trị thấp hơn;
d) Quần áo, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho người bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và gia đình theo mức tối thiểu ở từng địa phương như nồi, xoong, bát đĩa, giường, tủ, bàn ghế và các vật dụng thông thường khác có giá trị không lớn. Những đồ dùng sinh hoạt hay tư trang như ti vi, tủ lạnh, máy điều hoà, máy giặt, máy vi tính, đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý (trừ nhẫn cưới) thì vẫn kê biên để bảo đảm thi hành quyết định hành chính thuế;
e) Đồ dùng thờ cúng, di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.
2.2. Đối với đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là cơ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
a) Thuốc men chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ các tài sản kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ ăn giữa ca cho người lao động;
b) Nhà trẻ, trường học và các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản kinh doanh của doanh nghiệp;
c) Trang thiết bị phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động; phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường;
d) Cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng;
e) Nguyên - vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm là các hoá chất độc hại nguy hiểm hoặc tài sản không được phép lưu hành;
g) Số nguyên - vật liệu bán thành phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất khép kín.
2.3. Đối với đối tượng bị cưỡng chế là cơ quan nhà nước, tổ chức hoạt động bằng nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước cấp thì không kê biên các tài sản do Ngân sách Nhà nước trực tiếp cấp mà yêu cầu tổ chức đó có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ tài chính để thực hiện quyết định cưỡng chế.
Trường hợp tổ chức có nguồn thu từ các hoạt động có thu hợp pháp khác thì kê biên các tài sản có nguồn gốc từ nguồn thu đó để thực hiện quyết định cưỡng chế, trừ các tài sản, hàng hoá sau đây:
a) Thuốc men chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ việc ăn giữa ca cho cán bộ, công chức;
b) Nhà trẻ, trường học các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản lưu thông kinh doanh của cơ quan, tổ chức;
c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động; phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường;
d) Trụ sở làm việc.
3. Xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế
3.1. Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế kê biên tài sản, bán đấu giá có trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành của đối tượng bị cưỡng chế. Chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan phải tạo điều kiện, cung cấp các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật cho cơ quan thực hiện cưỡng chế trong việc xác minh điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế.
Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế cần xác minh số tiền cưỡng chế có khả năng thu được bằng việc trực tiếp xem xét tài sản, kiểm tra hệ thống sổ sách quản lý vốn, tài sản... và thông qua các cơ quan khác như: cơ quan quản lý vốn, tài sản hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký tài sản, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cá nhân, tổ chức liên quan khác để xác minh điều kiện tài sản của các cơ quan, tổ chức này.
3.2. Việc xác minh phải lập biên bản ghi rõ trách nhiệm của người cung cấp thông tin. Trong trường hợp cán bộ thuộc tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế giúp người ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện xác minh điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế thì người ban hành quyết định cưỡng chế phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả xác minh đó.
Việc xác minh phải thể hiện được trạng thái của tài sản, điều kiện kinh tế của đối tượng bị cưỡng chế có xác nhận của Uỷ ban nhân dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản cần căn cứ vào hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu, sử dụng tài sản; thông qua chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng hoặc người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán. Các thông tin xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản có thể thông báo rộng rãi để người có quyền, nghĩa vụ liên quan được biết và bảo vệ lợi ích của họ.
Đối với tài sản đã được cầm cố, thế chấp hợp pháp không thuộc diện được kê biên theo hướng dẫn tại Mục III, Phần B Thông tư này thì cơ quan tiến hành kê biên phải thông báo cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của đối tượng bị cưỡng chế và yêu cầu họ thông báo để cơ quan tiến hành kê biên kê biên tài sản khi người cầm cố, thế chấp thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng cầm cố, thế chấp.
4. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên phải ghi rõ ngày tháng năm ban hành quyết định; căn cứ quyết định; họ, tên chức vụ (cấp bậc), đơn vị người ban hành quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân tổ chức bị kê biên tài sản; số tiền thuế, tiền phạt mà đối tượng bị kê biên phải nộp vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế mở tại Kho bạc Nhà nước; địa điểm kê biên tài sản; chữ ký của người ban hành quyết định, dấu của cơ quan ban hành quyết định kê biên tài sản.
Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị kê biên tài sản, Uỷ ban nhân dân cấp xã (phường) nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khi tiến hành cưỡng chế kê biên là năm (05) ngày làm việc, trừ trường hợp cơ quan ban hành quyết định có căn cứ xác định việc gửi trước quyết định sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên.
5. Thủ tục thực hiện biện pháp kê biên tài sản
5.1. Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày và trong giờ làm việc hành chính áp dụng tại địa phương kê biên tài sản, trừ trường hợp phát hiện đối tượng bị cưỡng chế có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành quyết định cưỡng chế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền tổ chức ngay việc kê biên tài sản để ngăn chặn các hành vi trên của đối tượng bị cưỡng chế.
5.2. Người ban hành quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên.
5.3. Trước khi ban hành quyết định kê biên tài sản, người ban hành quyết định cưỡng chế yêu cầu cơ quan đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản cung cấp thông tin về quyền sở hữu, sử dụng tài sản của đối tượng bị cưỡng chế; yêu cầu cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cung cấp thông tin về tài sản dự định kê biên có đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của đối tượng bị cưỡng chế đối với người có quyền hay không hoặc tài sản do đối tượng bị cưỡng chế quản lý, sử dụng có phải là tài sản thuê mua tài chính hay không. Trong thời hạn năm ngày (05) làm việc, các cơ quan nói trên phải trả lời bằng văn bản cho người ban hành quyết định cưỡng chế về những nội dung yêu cầu đó. Trường hợp xác định số tiền thu được từ hoạt động cưỡng chế không đủ bù đắp chi phí cưỡng chế thì báo cáo cơ quan thuế cấp trên để tạm hoãn ban hành quyết định cưỡng chế (trừ trường hợp được miễn, giảm phí thi hành quyết định cưỡng chế nêu tại khoản 4.1, Mục VI, Phần B Thông tư này).
5.4. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện hợp pháp của tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.
Khi tiến hành kê biên phải thực hiện niêm phong tài sản và lập biên bản niêm phong theo đúng mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
5.5. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không ảnh hưởng đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế.
Nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không đề nghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước.
5.6. Trong trường hợp kê biên tài sản là nhà ở hoặc đồ vật đang bị khoá hay đóng gói thì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế yêu cầu đối tượng bị cưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý tài sản đó mở khóa, mở gói; nếu đối tượng bị cưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý tài sản không mở hoặc cố tình vắng mặt thì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế lập biên bản (có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến) mở khoá hay mở gói để kiểm tra, liệt kê cụ thể các tài sản và kê biên theo quy định của pháp luật.
5.7. Đối với trường hợp tài sản kê biên thuộc diện đăng ký quyền sở hữu, sử dụng thì khi ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế phải thông báo ngay cho các cơ quan sau đây biết việc kê biên tài sản:
a) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tài sản gắn liền với đất trong trường hợp kê biên quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Cơ quan đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, trong trường hợp tài sản kê biên là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
c) Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, sử dụng khác theo quy định của pháp luật.
5.8. Kể từ thời điểm nhận được thông báo về việc kê biên tài sản, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản không thực hiện việc đăng ký chuyển dịch tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày giải toả kê biên tài sản hay hoàn tất việc bán hoặc giao tài sản kê biên để cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải thông báo cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm nêu tại khoản 5.7, Mục này.
5.9. Khi thực hiện kê biên tài sản thì tuỳ từng trường hợp cụ thể để tiến hành kê biên như sau:
a) Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế.
b) Chỉ kê biên quyền sử dụng đất, nhà ở, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế nếu sau khi kê biên hết các tài sản khác mà vẫn không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế.
c) Chỉ được kê biên tài sản của đối tượng bị cưỡng chế đủ để đảm bảo thi hành quyết định cưỡng chế và thanh toán các chi phí thi hành cưỡng chế. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế chỉ có một tài sản duy nhất có giá trị lớn hơn nghĩa vụ thi hành quyết định cưỡng chế mà không thể phân chia được hoặc việc phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì cơ quan tiến hành kê biên vẫn có quyền kê biên tài sản đó để đảm bảo thi hành quyết định cưỡng chế.
d) Trong trường hợp đối tượng bị cưỡng chế vừa có bất động sản là tài sản riêng, vừa có phần động sản là tài sản chung với người khác mà phần tài sản trong khối tài sản chung đủ để thi hành quyết định cưỡng chế thì người ban hành quyết định cưỡng chế phải giải thích để đối tượng bị cưỡng chế đề nghị kê biên tài sản nào trước đảm bảo thi hành quyết định cưỡng chế.
Ví dụ 1: Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có tài sản riêng là căn nhà để ở duy nhất và có tài sản chung là chiếc ô tô, mà giá trị chiếc ô tô đó đủ để thi hành quyết định cưỡng chế thì cơ quan cưỡng chế kê biên chiếc ô tô để thi hành cưỡng chế.
Ví dụ 2: Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có tài sản chung là chiếc xe ô tô với người khác mà chiếc ô tô đó là phương tiện kiếm sống chủ yếu của gia đình, nhưng đồng thời đối tượng bị cưỡng chế lại có một bất động sản như nhà ở hoặc quyền sử dụng đất (không phải là nơi ở duy nhất) thì mặc dù giá trị tài sản là xe ôtô đủ để thi hành quyết định cưỡng chế, người ban hành quyết định cưỡng chế vẫn có quyền kê biên tài sản là bất động sản (nhà ở, quyền sử dụng đất) của đối tượng bị cưỡng chế.
e) Trong trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đề nghị kê biên phần tài sản chung là động sản nằm trong khối tài sản chung với người khác thì người ban hành quyết định cưỡng chế tiến hành kê biên tài sản đó, nhưng phải đảm bảo quyền ưu tiên mua tài sản của người đồng sở hữu tài sản.
g) Nếu đối tượng bị cưỡng chế không có tài sản nào khác thì cơ quan tiến hành kê biên có quyền kê biên cả tài sản của người đó đang cầm cố, thế chấp, nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo. Cơ quan tiến hành kê biên có trách nhiệm thông báo cho người nhận cầm cố, thế chấp biết về việc kê biên.
h) Khi kê biên tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ tình trạng của tài sản, lời cam kết của chủ sở hữu tài sản và các bên liên quan cưỡng chế đều ký xác nhận.
5.10. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kê biên tài sản, đối tượng bị cưỡng chế không nộp đủ tiền thuế nợ, tiền phạt thì cơ quan thuế được quyền bán đấu giá tài sản kê biên để thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, chi phí cưỡng chế.
6. Biên bản kê biên tài sản
6.1. Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; họ tên, chức vụ người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị cưỡng chế có tài sản bị kê biên, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế); mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên, giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản (đối với loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng).
6.2. Người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị cưỡng chế có tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế) ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
6.3. Biên bản kê biên được lập thành hai (02) bản, cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế giữ một (01) bản, một (01) bản được giao cho cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế có tài sản bị kê biên ngay sau khi hoàn thành việc lập biên bản kê biên tài sản.
7. Giao bảo quản tài sản kê biên
7.1. Người chủ trì thực hiện kê biên lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:
a) Giao cho người bị cưỡng chế, thân nhân của người bị cưỡng chế hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản.
b) Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản đó thuộc sở hữu chung.
c) Nếu người bị cưỡng chế, người đang sử dụng, quản lý tài sản, người thân thích của người bị cưỡng chế không nhận bảo quản hoặc xét thấy có dấu hiệu tẩu tán, huỷ hoại tài sản, cản trở việc thi hành quyết định cưỡng chế thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, tài sản kê biên được giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản.
d) Người chủ trì thực hiện kê biên tài sản phải thực hiện lưu giữ, bảo quản hồ sơ, giấy từ về quyền sở hữu, sử dụng tài sản đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện cưỡng chế.
7.2. Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì tạm giao cho kho bạc nhà nước quản lý theo phương thức túi niêm phong; đối với các tài sản như vũ khí, chất nổ, chất phóng xạ, trang bị phương tiện kỹ thuật quân sự và vật liệu nổ công nghiệp khác, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm thì tạm giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý.
7.3. Khi giao bảo quản tài sản kê biên, người chủ trì thực hiện kê biên phải lập biên bản ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao bảo quản; họ và tên người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản; quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản.
Người chủ trì thực hiện kê biên, người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Biên bản được giao cho người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến và người chủ trì thực hiện kê biên mỗi người giữ một (01) bản.
7.4. Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp lý để bảo quản tài sản, trừ những người nêu tại điểm 7.1.a, điểm 7.1.b, Mục này.
7.5. Người được giao bảo quản tài sản gây hư hỏng, đánh tráo, làm mất hay hủy hoại tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý pháp luật về thuế quy định tại Nghị định số 98/2007/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
8. Định giá tài sản kê biên
8.1. Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại nhà của cá nhân hoặc trụ sở của tổ chức bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên (trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá).
8.2. Khi kê biên tài sản, người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế phải tạm tính trị giá các tài sản định kê biên để kê biên tương ứng phần giá trị đủ thanh toán số tiền thuế nợ, tiền phạt ghi trong quyết định cưỡng chế và các chi phí cưỡng chế. Người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế căn cứ vào giá thị trường, đồng thời có thể tham khảo ý kiến của cơ quan chức năng và các bên đương sự để tạm tính giá trị tài sản kê biên.
Sau khi kê biên, nếu bên đương sự thoả thuận được giá trị tài sản đã kê biên thì người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế lập biên bản ghi rõ thoả thuận đó, có chữ ký của các đương sự.
8.3 Tài sản đã kê biên được định giá theo sự thoả thuận giữa người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế với đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên thoả thuận về giá không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày tài sản được kê biên.
Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới 500.000 đồng hoặc tài sản thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không thoả thuận được với nhau về giá thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm định giá.
8.4. Trường hợp tài sản kê biên có giá trị từ 500.000 đồng trở lên thuộc loại khó định giá hoặc các bên không thoả thuận được về giá thì trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ban hành quyết định cưỡng chế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá để định giá tài sản kê biên.
8.5. Việc định giá tài sản phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành định giá, thành phần những người tham gia định giá, tên và trị giá tài sản đã được định giá, chữ ký của các thành viên tham gia định giá và của chủ tài sản.
9. Thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá tài sản kê biên
9.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với những trường hợp việc cưỡng chế hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã.
9.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với những trường hợp việc cưỡng chế hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh.
9.3. Việc thành lập Hội đồng định giá ở các cơ quan Trung ương do Bộ trưởng Bộ chủ quản quyết định, sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan.
9.4. Cơ quan trực tiếp tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế lập văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng định giá tài sản kê biên trong thời hạn hai (02) ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác minh thông tin về tài sản.
10. Hội đồng định giá và nhiệm vụ của Hội đồng định giá
10.1. Thành phần Hội đồng định giá: Người ban hành quyết định cưỡng chế là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên. Người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế có quyền thuê hoặc trưng cầu giám định về giá trị của tài sản. Khi có yêu cầu của người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế, cơ quan chuyên môn có trách nhiệm cử người có chuyên môn tham gia việc định giá.
Đại diện cơ quan chuyên môn trong hội đồng định giá là người có chuyên môn, kỹ thuật thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý về mặt chuyên môn - nghiệp vụ đối với tài sản định giá. Nếu tài sản định giá là nhà ở thì phải có đại diện của cơ quan quản lý nhà đất và cơ quan quản lý xây dựng tham gia Hội đồng định giá.
Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá phải tiến hành việc định giá. Cá nhân bị kê biên hoặc đại diện tổ chức có tài sản bị kê biên được tham gia ý kiến vào việc định giá, nhưng quyền quyết định giá thuộc Hội đồng định giá.
Hội đồng định giá tài sản căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm định giá và ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức giám định tài sản để xác định giá tài sản. Hội đồng định giá quyết định về giá của tài sản theo đa số; trong trường hợp các bên có ý kiến ngang nhau về giá tài sản thì bên nào có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là căn cứ xác định giá khởi điểm để bán tài sản. Các thành viên Hội đồng định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình, kiến nghị thủ trưởng cơ quan thuế xem xét lại việc định giá. Đối với tài sản mà Nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do Nhà nước quy định.
10.2. Nhiệm vụ của Hội đồng định giá:
a) Nghiên cứu, đề xuất việc tổ chức và nội dung cuộc họp Hội đồng định giá.
b) Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc định giá.
c) Tiến hành định giá tài sản.
d) Lập biên bản định giá.
11. Cơ quan thực hiện cưỡng chế có quyền tổ chức định giá lại tài sản trong các trường hợp sau đây
11.1. Có căn cứ xác định vi phạm thủ tục định giá.
11.2. Có biến động lớn về giá.
11.3. Quá thời hạn sáu tháng, kể từ ngày định giá mà tài sản chưa bán được.
12. Định giá lại tài sản
Khi nhận thấy cần phải định giá lại tài sản, cơ quan tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế lập văn bản thông báo cho Hội đồng định giá tài sản về việc tổ chức định giá lại tài sản để cùng phối hợp thực hiện hoặc trưng cầu cơ quan định giá được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện định giá lại tài sản. Việc định giá tài sản theo quy định tại điểm 11.1, điểm 11.2, Mục III, Phần B Thông tư này được thực hiện như sau:
12.1. Việc định giá tài sản bị coi là vi phạm thủ tục nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng định giá không đúng thành phần theo quy định.
b) Đối tượng bị cưỡng chế không được thông báo hợp lệ để tham gia vào việc định giá tài sản.
c) Áp dụng không đúng các quy định về giá tài sản trong trường hợp tài sản do nhà nước thống nhất quản lý về giá.
d) Có sai sót nghiêm trọng trong việc phân loại, xác định phần trăm giá trị của tài sản.
e) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
12.2. Tài sản kê biên được xem là có biến động lớn về giá trong các trường hợp sau đây:
a) Giá tài sản biến động từ hai mươi phần trăm (20%) trở lên đối với tài sản có giá trị dưới một trăm triệu đồng.
b) Giá tài sản biến động từ mười phần trăm (10%) trở lên đối với tài sản có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng.
c) Giá tài sản biến động từ năm phần trăm (5%) trở lên đối với tài sản có giá trị từ một tỷ đồng trở lên.
12.3. Đối tượng bị cưỡng chế có quyền đề nghị cơ quan thuế xem xét lại giá khi có biến động về giá trước khi có thông báo công khai đối với tài sản được bán đấu giá. Cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường, giá do cơ quan quản lý giá cung cấp đề xác định có biến động về giá hay không và quyết định việc tổ chức định giá lại.
13. Chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá
13.1. Đối với tài sản bị kê biên để bán đấu giá, căn cứ vào giá trị tài sản được xác định theo quy định tại Điều 55 của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP, trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày ban hành quyết định kê biên, người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với các tổ chức có chức năng bán đấu giá để tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản đã kê biên có giá trị đã xác định dưới 20.000.000 đồng thì người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với cơ quan tài chính cấp huyện để tổ chức bán đấu giá.
b) Đối với tài sản đã kê biên có giá trị đã xác định từ 20.000.000 đồng trở lên thì người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi có tài sản để tổ chức bán đấu giá.
13.2. Việc xác định giá khởi điểm để bán đấu giá các tài sản được hướng dẫn tại Thông tư số 34/2005/TT-BTC ngày 12/05/2005 và Thông tư số 13/2007/TT-BTC ngày 06/03/2007của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản Nhà nước để bán đấu giá.
13.3. Việc chuyển giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao; người bàn giao, người nhận; chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng tài sản. Hồ sơ bàn giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá bao gồm: quyết định cưỡng chế kê biên; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có); văn bản định giá tài sản và biên bản bàn giao tài sản đó.
13.4. Trong trường hợp tài sản kê biên là hàng hoá cồng kềnh hoặc có số lượng lớn mà Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh hoặc cơ quan tài chính cấp huyện không có nơi cất giữ tài sản thì sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển giao có thể ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tài sản đó. Chi phí cho việc thực hiện hợp đồng bảo quản được thanh toán từ số tiền bán đấu giá tài sản thu được sau khi bán đấu giá.
13.5. Khi tài sản kê biên đã được chuyển giao cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá thì thủ tục bán đấu giá tài sản đó được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản.
13.6. Đối với tài sản thuộc sở hữu chung, khi bán đấu giá thì ưu tiên bán trước cho người đồng sở hữu.
13.7. Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền ghi trong quyết định xử phạt và chi phí cho việc cưỡng chế thì trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày bán đấu giá, cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế kê biên bán đấu giá tài sản làm thủ tục trả lại phần chênh lệch cho đối tượng bị cưỡng chế.
14. Chuyển giao quyền sở hữu tài sản
14.1. Người mua tài sản kê biên được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đó.
14.2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua theo quy định của pháp luật.
14.3. Hồ sơ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng gồm có:
a) Bản sao quyết định cưỡng chế hành chính bằng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá.
b) Biên bản bán đấu giá tài sản.
c) Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản (nếu có).
15. Số tiền thu được do bán đấu giá tài sản kê biên của đối tượng bị cưỡng chế được xử lý theo thứ tự như sau:
15.1. Chi trả khoản chi phí cưỡng chế, chi phí bán đấu giá tài sản kê biên tài sản thu được do cá nhân, tổ chức khác đang nắm giữ.
15.2. Nộp số tiền tương ứng số tiền thuế, tiền phạt ghi tại quyết định cưỡng chế vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế mở tại Kho bạc Nhà nước.
15.3. Hoàn trả lại cho đối tượng bị cưỡng chế (nếu thừa).
1. Phạm vi áp dụng biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ
Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác (sau đây gọi là bên thứ ba) đang giữ được áp dụng các thủ tục tương ứng đối với từng trường hợp cụ thể nêu tại Thông tư này khi có đủ các điều kiện sau đây:
1.1. Cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại Mục I, Mục II, Mục III, Phần B Thông tư này hoặc đã áp dụng các biện pháp trên nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt.
1.2. Cơ quan thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế.
2. Việc xác minh thông tin về: tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ để ban hành quyết định cưỡng chế được thực hiện tương tự theo hướng dẫn tại điểm 2, Mục I, điểm 2, Mục II và điểm 3, Mục III, Phần B Thông tư này.
3. Cá nhân, tổ chức đang giữ tài sản của đối tượng bị cưỡng chế
Cá nhân, tổ chức đang giữ tiền, tài sản, hàng hoá, giấy tờ, chứng chỉ có giá của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
3.1. Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được đối tượng bị cưỡng chế uỷ quyền giữ hộ tiền tài sản hàng hoá giấy tờ chứng chỉ có giá hoặc cơ quan thuế có đủ căn cứ chứng minh số tiền, tài sản, hàng hoá, giấy tờ, chứng chỉ có giá mà cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đó đang giữ là thuộc sở hữu của đối tượng bị cưỡng chế .
3.2. Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đang có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế.
4. Nguyên tắc thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba
4.1. Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thì có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ, tiền phạt thay cho đối tượng bị cưỡng chế;
4.2. Trường hợp tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ là đối tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tài sản khác từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật;
4.3. Số tiền bên thứ ba nộp vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế mở tại Kho bạc Nhà nước thay cho đối tượng bị cưỡng chế được xác định là số tiền đã thanh toán cho đối tượng bị cưỡng chế.
Căn cứ vào chứng từ thu tiền, tài sản của bên thứ ba, cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế và các cơ quan liên quan được biết.
4.4. Đối với cơ sở kinh doanh không còn tồn tại, mất tích, chấm dứt hoạt động nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước thì việc hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5. Trách nhiệm của bên thứ ba đang có khoản nợ, đang giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế
5.1. Cung cấp cho cơ quan thuế thông tin về khoản nợ hoặc khoản tiền, tài sản khác đang giữ của đối tượng thuộc diện bị cưỡng chế, trong đó nêu rõ số lượng tiền, thời hạn thanh toán nợ, loại tài sản, số lượng tài sản, tình trạng tài sản;
5.2. Khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan thuế thì không được chuyển trả tiền, tài sản khác cho đối tượng bị cưỡng chế cho đến khi đối tượng bị cưỡng chế đã thực hiện nộp đủ tiền thuế và các khoản phải nộp khác vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan thuế mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc đã chuyển giao tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp khác vào Ngân sách Nhà nước.
5.3. Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì phải có văn bản giải trình với cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
5.4. Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế không thực hiện nộp thay số tiền thuế bị cưỡng chế trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan thuế thì bị coi là nợ tiền thuế của Nhà nước và bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 33, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP.
1. Trình tự áp dụng cưỡng chế
1.1. Các biện pháp thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề chỉ được thực hiện khi cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi; khấu trừ một phần tiền lương, một phần thu nhập; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; thu tiền tài sản của đối tượng cưỡng chế do tổ chức cá nhân khác nắm giữ hoặc đã áp dụng các biện pháp trên nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt.
1.2. Khi thực hiện biện pháp thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề , cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế phải thông báo liên tiếp 03 lần trên báo, đài phát thanh hoặc đài truyền hình Trung ương hoặc của tỉnh, thành phố nơi có đối tượng bị cưỡng chế đang cư trú hoặc có trụ sở kinh doanh.
2. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn
Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp là người có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn. Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế này, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết trong thời hạn ba (03) ngày làm việc trước khi thu hồi mã số thuế và ban hành quyết định thu hồi mã số thuế, quyết định đình chỉ sử dụng hoá đơn trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày giao thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế.
3. Cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề đối với người nộp thuế thì cơ quan thuế phải gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày xác định đối tượng thuộc diện bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề hoặc thông báo cho cơ quan thuế về việc không thu hồi, trong đó nêu rõ lý do về việc không thu hồi.
1. Nội dung chi phí thi hành quyết định cưỡng chế:
Chi phí cho các hoạt động cưỡng chế bao gồm:
1.1. Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế.
1.2. Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản.
1.3. Chi phí bảo vệ cưỡng chế: Chi cho những người trực tiếp tham gia bảo vệ (người ban hành quyết định cưỡng chế, cảnh sát bảo vệ, nhân viên y tế, cán bộ thi hành quyết định cưỡng chế, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội,…), chi phí mua nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, thiết bị y tế cần thiết phục vụ thi hành quyết định cưỡng chế.
1.4. Chi phí phòng cháy, nổ (nếu có): Thuê xe cứu hoả, thuê thiết bị phòng cháy chữa cháy, thuê rà, phá bom, mìn và các phương tiện, thiết bị phòng cháy, nổ cần thiết khác.
1.5. Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên.
1.6. Chi phí định giá tài sản, bán đấu giá tài sản: tiền thù lao cho các thành viên của hội đồng định giá, chi giám định tài sản (nếu có), tiền thuê địa điểm, phương tiện để tổ chức bán đấu giá, niêm yết, chi phí tổ chức định giá lại tài sản; chi đăng tin thông báo bán đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản; tiền thuê chuyên chở đồ vật, tài sản cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế thuế;
1.7. Chi cho các thành viên của Hội đồng định giá họp định giá và định giá lại giá tài sản; chi cho những cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
1.8. Chi phí thực tế khác phục vụ cho việc thi hành quyết định cưỡng chế (nếu có).
2. Mức chi
2.1. Các chi phí: thuê giữ hoặc bảo quản tài sản; giám định tài sản; tiền thuê địa điểm, phương tiện để tổ chức bán đấu giá; chi đăng tin thông báo bán đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng; tiền thuê chuyên chở đồ vật, tài sản cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế… được thực hiện căn cứ theo hợp đồng, hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ theo quy định.
2.2. Các chi phí khác: mức chi được thực hiện theo quy định chung của Nhà nước.
Trường hợp Nhà nước chưa quy định thì Thủ trưởng tổ chức thực hiện cưỡng chế quyết định mức chi thực tế kèm theo hoá đơn, chứng từ hợp pháp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Nguồn kinh phí bảo đảm cho chi phí thi hành quyết định cưỡng chế
Chi phí cho việc thực hiện cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế chịu và được lập dự toán đồng thời với việc ban hành quyết định cưỡng chế và được quyết toán khi kết thúc vụ việc cưỡng chế. Trường hợp chi phí cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế phải chịu nhưng cơ quan thuế chưa thu được, cơ quan thuế được phép tạm ứng từ nguồn kinh phí hoạt động của ngành thuế và được hoàn trả ngay sau khi thu được tiền của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế hành chính. Mức tạm ứng không quá ba mươi (30) triệu đồng. Đối với những vụ việc có mức chi phí cưỡng chế lớn, số tiền được phép tạm ứng sử dụng không đủ thì cơ quan thuế báo cáo cơ quan cấp trên để xem xét giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.
4. Miễn, giảm chi phí thi hành cưỡng chế
4.1. Cá nhân bị cưỡng chế có thể được xét miễn giảm phí thi hành cưỡng chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có khó khăn về kinh tế: Cá nhân thuộc diện có khó khăn về kinh tế là những cá nhân có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để họ sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn. Mức thu nhập tổi thiểu được xác định áp dụng theo hướng dẫn tại khoản 4.1, Mục này là mức thu nhập xác định theo mức lương tối thiểu đối với công chức Nhà nước.
Quyết định xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế sẽ bị huỷ bỏ trong trường hợp phát hiện đối tượng bị cưỡng chế có hành vi tẩu tán, cất giấu tiền, tài sản để trốn tránh việc xác minh điều kiện cụ thể để thi hành cưỡng chế.
b) Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng;
c) Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.
4.2. Thủ tục để được miễn, giảm chi phí cưỡng chế:
Để được xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế, cá nhân phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc. Ngoài ra, thủ tục gồm có:
a) Đối với đối tượng bị cưỡng chế có khó khăn về kinh tế do gặp thiên tai, hoả hoạn phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc.
b) Đối với đối tượng bị cưỡng chế là gia đình chính sách, có công với cách mạng thì phải có thêm thủ tục, hồ sơ theo hướng dẫn của pháp luật hiện hành về việc công nhận và giải quyết quyền lợi đối với liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.
c) Đối với đối tượng bị cưỡng chế thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài thì phải được hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận theo quy định của Bộ Y tế.
Đơn và hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế được nộp cho cơ quan thuế nơi ban hành quyết định cưỡng chế.
4.3. Mức miễn, giảm chi phí thi hành cưỡng chế:
a) Cá nhân bị cưỡng chế đã chấp hành được một phần phí cưỡng chế nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, thì được xét giảm số tiền phí cưỡng chế còn lại.
b) Các cá nhân nêu tại khoản 4.1, Mục này trừ các cá nhân bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn được xét giảm năm mươi phần trăm (50%) số tiền phí cưỡng chế phải nộp.
4.4. Thủ trưởng cơ quan thuế nơi ban hành quyết định cưỡng chế nhận đơn, xem xét, quyết định việc miễn, giảm chi phí cưỡng chế. Người có lỗi trong việc vi phạm thủ tục về định giá tài sản, quyết định việc cho miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành cưỡng chế sai quy định dẫn đến việc Ngân sách Nhà nước phải chịu chi phí cưỡng chế có trách nhiệm bồi hoàn khoản tiền đó cho Ngân sách Nhà nước.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các quy định khác về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật xử lý vi phạm hành chính không hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật khác có liên quan.
3. Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục về các mẫu biên bản làm việc, biên bản bàn giao hồ sơ, tài sản bị kê biên, biên bản chứng nhận, biên bản cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Trong quá trình triền khai thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Tổng cục Thuế căn cứ nội dung hướng dẫn tại Thông tư này để bổ sung các mẫu biểu, đảm bảo thực hiện thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Tuỳ theo trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế cụ thể mà có thể sử dụng các mẫu biểu phù hợp; trong mỗi mẫu biểu có thể bổ sung thêm dòng vào các chỉ tiêu đảm bảo phản ánh đủ các nội dung khi thực hiện thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC MỘT SỐ MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG TRONG CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ
( Kèm theo Thông tư số: 157 /2007/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2007 của
Bộ Tài chính)
1. Mẫu số 01: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
2. Mẫu số 02: Biên bản cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
3. Mẫu số 03: Biên bản niêm phong, mở niêm phong tài sản bị kê biên.
4. Mẫu số 04: Biên bản bàn giao hồ sơ, tài sản bị kê biên.
5. Mẫu số 05: Biên bản làm việc.
6. Mẫu số 06: Biên bản chứng nhận.
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1 |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-... |
………, ngày …. tháng …. năm …. |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ
(THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ)
Căn cứ Chương XI Luật Quản lý
thuế năm 2006;
Căn cứ Điều …..Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định
về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
thuế;
Để đảm bảo thi hành Quyết định hành chính thuế .......................
ngày......... tháng ........ năm ............. của………………………………………………………..
Tôi, ............................................................... ;Chức vụ ....................................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế: ............................................................ để thi hành Quyết định hành chính thuế số ..............ngày ........... tháng .......... năm ............... của ............................................................
Đối với: Ông (bà)/tổ chức bị cưỡng chế: ...........................................................................
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):
............................................................................................................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................................
Mã số thuế:.........................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ....................................
...........................................................................................................................................
Cấp ngày ............................ tại .........................................................................................
Số tiền/tài sản bị cưỡng chế:.............................................................................................
được chuyển giao tại ................................... địa chỉ..........................................................
Thời gian cưỡng chế:.........................................................................................................
Địa điểm cưỡng chế: .........................................................................................................
...........................................................................................................................................
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ............................................................. phải nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ………….............đến ngày......................
Quyết định có..................... trang không tách rời, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
Quyết định này được giao cho ông (bà)/tổ chức ..............................................................
...............................................................................................................................................để thực hiện.
Quyết định này được gửi cho:
1. .....................................................để .............................................................................
2. .................................................... để .............................................................................
Nơi nhận: |
NGƯỜI
RA QUYẾT ĐỊNH |
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1 |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………, ngày …. tháng …. năm …. |
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUẾ
Hôm nay, hồi ......... ...giờ ....... ngày ........ tháng ........... năm ..........................................
Tại …………………………………………………….............................................................
Thực hiện Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế số: .................................. ngày ................. tháng ....... năm ............. của .....................................................
Chúng tôi gồm:
1. ................................................. Chức vụ: ............................... đơn vị ..........................
2. ................................................. Chức vụ: …………………...... đơn vị...........................
3. ................................................. Chức vụ: ............................... đơn vị ..........................
4....................................................Chứcvụ:..………………...........đơnvị ..........................
…………………………......................................................................................................
Với sự chứng kiến của:
- Ông (bà/đại diện tổ chức):...................................................... .......................................
Quốc tịch: .........................................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Nghề nghiệp: ...................................................................................................................
Giấy CMND hoặc hộ chiếu số:...................... Ngày cấp................. Nơi cấp ……………..
Đã tiến hành cưỡng chế để thi hành quyết định hành chính thuế đối với: Ông (bà)/ tổ chức ..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Địa chỉ:.....………..............................................................................................................
Nghề nghiệp: …....…........................................................................................................
Giấy CMND (hoặc hộ chiếu) số: ..................... Ngày cấp ....................... Nơi cấp ...……
Biện pháp cưỡng chế:......................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
- Kết quả cưỡng chế như sau (ghi rõ tình trạng của từng loại tài sản):
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
- Sơ bộ ước tính giá trị tài sản là (ghi từng loại tài sản và tổng giá trị ước tính): ..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Việc cưỡng chế kết thúc vào lúc .... giờ ......... ngày .................. tháng ................. năm ..........................................................................................................................................
Quá trình cưỡng chế ông, (bà)/tổ chức:...................................................đã tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Biên bản được lập thành ...... bản, mỗi bản gồm ................ trang không tách rời; có nội dung và có giá trị như nhau.
Đã giao cho .....................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản.
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ........................................................................................
…………..........................................................................................................................
........................................................................................................................................
NGƯỜI
BỊ CƯỠNG CHẾ |
ĐẠI
DIỆN CƠ QUAN CƯỠNG CHẾ |
NGƯỜI
LẬP BIÊN BẢN |
ĐẠI
DIỆN CƠ QUAN PHỐI HỢP |
NGƯỜI
CHỨNG KIẾN |
|
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1 |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………, ngày …. tháng …. năm …. |
NIÊM PHONG, MỞ NIÊM PHONG TÀI SẢN BỊ KÊ BIÊN
Hôm nay, hồi ......... ...giờ ....... ngày ........ tháng ........... năm ........................................
Tại ……………………….........………………………………………....................................
a) Chúng tôi gồm:
1. ................................................. Chức vụ: ....................................................................
2. ................................................. Chức vụ: ....................................................................
b) Ông (bà), tổ chức bị cưỡng chế: .................................................................................
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ..................................................................................
..........................................................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Mã số thuế:.......................................................................................................................
c) Với sự chứng kiến của:
- Ông (bà) ........................................................................................................................
Quốc tịch: ........................................................................................................................
Địa chỉ: ............................................................................................................................
Nghề nghiệp: ...................................................................................................................
Giấy CMND hoặc hộ chiếu số: ........................ ngày cấp ..................... nơi cấp.............
Số tài sản bị kê biên niêm phong (mở niêm phong) gồm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Số tài sản bị kê biên trên đã giao cho ông (bà)/tổ chức: ............................ thuộc đơn vị ......................... chịu trách nhiệm coi giữ và bảo quản.
Biên bản kết thúc vào hồi ....... giờ ......... ngày ........... tháng .......... năm ......................
Biên bản được lập thành ........ bản; mỗi bản gồm ........... trang; có nội dung và có giá trị như nhau. Đã giao cho ........................................................................ 01 bản. Ngoài ra, biên bản này được gửi cho ..................................................... và một bản lưu hồ sơ.
Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng nhất trí ký vào biên bản.
Ý kiến bổ sung khác (nếu có):...........................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
NGƯỜI
BỊ CƯỠNG CHẾ |
NGƯỜI
NIÊM PHONG |
NGƯỜI
COI GIỮ,BẢO QUẢN |
NGƯỜI
CHỨNG KIẾN |
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1 |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………, ngày …. tháng …. năm …. |
BÀN GIAO HỒ SƠ, TÀI SẢN BỊ KÊ BIÊN
Hôm nay, hồi ......... ...giờ ....... ngày ........ tháng ........... năm .......................................
Tại………………………………………………………………….........................................
Chúng tôi gồm:
1. ................................................. Chức vụ: ..................................................................
2. ................................................. Chức vụ: ..................................................................
Đại diện bên giao.
Đã tiến hành giao hồ sơ, tài sản bị kê biên;
của3.................................................................................................................................
cho .................................................................................................................................
1. ................................................. Chức vụ: ..................................................................
2. ................................................. Chức vụ: …………....................................................
Đại diện bên nhận.
HỒ SƠ GỒM :
Số thứ tự |
Tên bút lục hồ sơ |
Số trang |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
TÀI SẢN BỊ KÊ BIÊN5
Số thứ tự |
Tài sản bị kê biên |
Trọng lượng, số lượng |
Ghi chú6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi lập biên bản bàn giao hồ sơ, tài sản bị kê biên ghi trên để chờ xử lý theo quy định............................................................................................................................................................
Các tài sản bị kê biên đã được kiểm tra lại, nhận đầy đủ và niêm phong, giao cho ông (bà) ....................................................................................…..... là người chịu trách nhiệm coi giữ, bảo quản.
Biên bản kết thúc vào hồi ............. giờ .............. ngày ........... tháng ........... năm ....................
Biên bản được lập thành .............. bản; mỗi bản gồm ............. trang; có nội dung và có giá trị như nhau. Đã giao cho ............................................. 01 bản và một bản lưu hồ sơ.
Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản.
Ý kiến bổ sung khác (nếu có):........................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
ĐẠI
DIỆN BÊN NHẬN |
ĐẠI
DIỆN BÊN GIAO |
NGƯỜI
CHỊU TRÁCH NHIỆM COI GIỮ |
|
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1 |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………, ngày …. tháng …. năm …. |
Hôm nay, hồi ......... ...giờ ....... ngày ........ tháng ........... năm .......................................
Tại ……………………………………………………….....................……………................
Chúng tôi gồm:
1. ................................................. Chức vụ: ...................................................................
2. ................................................. Chức vụ: ……………….............................................
Đã làm việc với:
a) Ông (bà) ..................................................... Năm sinh ……….................…...............
Quốc tịch: …………….....................................................................................................
Địa chỉ: …………….........................................................................................................
Nghề nghiệp: ……………...............................................................................................
Giấy CMND hoặc hộ chiếu số: ....................... ngày cấp .................... nơi cấp ............
b) Ông (bà) ............................................. Năm sinh ………….......................................
Quốc tịch: ……………....................................................................................................
Địa chỉ: ……………........................................................................................................
Nghề nghiệp: ……………..............................................................................................
Giấy CMND hoặc hộ chiếu số: .................... ngày cấp ................. nơi cấp .................
Về việc …………….......................................................................................................
.....................................……………...............................................................................
Nội dung làm việc:
.....................................……………...............................................................................
.......................…………….............................................................................................
Biên bản kết thúc vào hồi ............. giờ ................ ngày …... tháng ............ năm ........
Biên bản được lập thành ........... bản; mỗi bản gồm ............. trang không tách rời, có nội dung và có giá trị như nhau.
Đã giao cho ......................................................................................................01 bản
Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản.
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)3:.....................................................................................
.....................................……………...............................................................................
......................................................................................................................................
NGƯỜI
THAM GIA LÀM VIỆC |
NGƯỜI
LẬP BIÊN BẢN |
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1 |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-CN |
………, ngày …. tháng …. năm …. |
Hôm nay, hồi ...............giờ ............. ngày ................ tháng ........... năm .....................
Tại ……………………………….…………………………………..……............................
Chúng tôi gồm:
1. ................................................. Chức vụ: ............................... đơn vị .....................
2. ................................................. Chức vụ: ……………..…....... đơn vị .....................
Với sự chứng kiến của:
a) Ông (bà) ……................................................... Năm sinh ......................................
Quốc tịch: ……….........................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................
Nghề nghiệp: ...............................................................................................................
Giấy CMND hoặc hộ chiếu số: ...................ngày cấp .................. nơi cấp .................
b) Ông (bà) …….................................................. Năm sinh .......................................
Quốc tịch: ………….....................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Nghề nghiệp: .............................................................................................................
Giấy CMND hoặc hộ chiếu số: ................. ngày cấp ....................... nơi cấp ...........
Chứng nhận rằng3
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Biên bản kết thúc vào hồi ........... giờ ......... ngày .......... tháng ......... năm ..............
Biên bản được lập thành ........... bản; mỗi bản gồm ............. trang; có nội dung như nhau.
Đã giao cho ........................................................................................... 01 bản.
Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản.
Ý kiến bổ sung khác (nếu có) :...................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
NGƯỜI
CHỨNG KIẾN |
NGƯỜI
LẬP BIÊN BẢN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.