BỘ
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15-TBXH |
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 1983 |
Thi hành điểm i trong điều 3 của quyết định số 199-HĐBT ngày 15-12-1982 của Hội đồng bộ trưởng(1), Bộ Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện như sau.
1. Quy định trong điểm i nói trên thi hành cho công nhân đang làm việc ở mỏ than hầm lò về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động (bao gồm cả mất sức lao động do tai nạn lao động, do bệnh nghề nghiệp) từ ngày 1 tháng 12 năm 1982 trở đi, cụ thể là:
a) Công nhân khai thác than lò chợ (tên cũ là thợ chống, cuốc), công nhân đào lò chuẩn bị và đào lò xây dựng cơ bản.
b) Công nhân bắn mìn, công nhân vận tải thủ công trong hầm lò.
Quản đốc, đốc công, ca trưởng, đội trưởng, lò trưởng, công nhân cấp cứu mỏ làm việc ở các công trường, phân xưởng khai thác và xây dựng than hầm lò.
c) Công nhân cơ điện và các loại công nhân khác làm việc trong hầm lò.
2. Những người trước khi về hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động đã chuyển sang công việc ngoài hầm lò không thuộc đối tượng thi hành quyết định trên.
II TÍNH TRỢ CẤP HƯU TRÍ, MẤT SỨC LAO ĐỘNG
1. Những người thuộc đối tượng nói trên về hưu hoặc nghỉ việc mất sức lao động được tính tiền trợ cấp hàng tháng trên cơ sở lương chính mới cộng với phụ cấp khai thác than, phục cấp thâm niên nghề và phụ cấp khu vực (nếu có). Dưới đây nói rõ thêm:
a) Phụ cấp khai thác than được tính bằng 40% lương chính mới theo quyết định số 250-CT ngày 11-11-1981 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.
b) Phụ cấp thâm niên nghề tính như sau:
- Những người đã làm việc liên tục trong hầm lò từ trên 3 năm (36 tháng 1 ngày) đến 6 năm, mức phụ cấp thâm niên hàng tháng bằng 5% lương chính mới.
- Từ trên 6 năm đến 9 năm, mức phục cấp bằng 8%.
- Từ trên 9 năm đến 12 năm, mức phụ cấp bằng 11%.
- Từ trên 12 năm đến 15 năm, mức phụ cấp bằng 15%.
- Từ trên 15 năm: công nhân nhóm I (nói tại điểm a, mục I ở thông tư này) mỗi năm tăng thêm 2%, nhiều nhất không quá 25% lương chính mới; công nhân nhóm II và III (nói tại điểm b và c, mục I ở thông tư này) mỗi năm tăng thêm 1%, nhiều nhất không quá 25% lương chính mới.
Phụ cấp thâm niên nghề chỉ tính trên những năm trực tiếp làm việc trong hầm lò; nếu trước đây có cả thời gian làm việc ngoài hầm lò và trong hầm lò thì được cộng những thời gian làm việc trong hầm lò để tính phụ cấp thâm niên, còn thời gian làm việc ngoài hầm lò thì không tính thâm niên.
2. Khoản phục cấp khu vực và các khoản tiền trợ cấp một lần, trợ cấp lần đầu khi về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động vẫn tính như quy định hiện hành.
1. Quyết định số 199-HĐBT thi hành kể từ ngày 1 tháng 12 năm 1982. Những người làm việc ở mỏ than hầm lò đã nghỉ việc từ ngày 1-12-1982 trở đi và thuộc diện trên, nếu chưa được tính trợ cấp theo quy định này thì đơn vị quản lý người đó trước khi về nghỉ việc có trách nhiệm ra quyết định điều chỉnh trợ cấp và gửi cho Sở thương binh và xã hội nơi đương sự cư trú để điều chỉnh vào sổ trợ cấp, bìa lĩnh tiền. Những người này được truy lĩnh số tiền trợ cấp chênh lệch hàng tháng kể từ ngày về nghỉ (kể cả tiền chênh lệch khoản trợ cấp một lần và lần đầu) do Sở thương binh và xã hội nơi đương sự đang cư trú chi trả.
2. Từ nay, trong hồ sơ và bản quyết định về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động của công nhân mỏ than hầm lò phải ghi rõ các khoản phục cấp khai thác than, thâm niên nghề theo quy định ở thông tư này để bảo đảm đúng chế độ cho công nhân.
|
Trần Hiếu (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.