BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2022/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2022 |
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông và việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: môn học và khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo ngành, nghề đào tạo; tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Quy định này áp dụng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo trình độ trung cấp (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông là những nội dung cơ bản của một số môn học cấp trung học phổ thông trong chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với ngành, nghề đào tạo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Khối lượng kiến thức của môn học quy định trong Thông tư này là những nội dung cơ bản được lựa chọn trong chương trình môn học cấp trung học phổ thông trong chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với ngành, nghề đào tạo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Điều 3. Mục giảng dạy khối lượng kiến thức văn học phổ thông
1. Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được giảng dạy cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học trình độ trung cấp, học sinh tốt nghiệp trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhằm giúp học sinh phát triển tốt nhất năng lực nghề nghiệp và những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động phù hợp với ngành, nghề đào tạo.
2. Sau khi học sinh đã học và thi đạt yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông để theo học trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Yêu cầu và điều kiện tổ chức giảng dạy
1. Việc tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm thực hiện đầy đủ yêu cầu về khối lượng kiến thức của môn học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và thi kết thúc môn học.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có đủ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với khối lượng kiến thức của các môn học để tổ chức giảng dạy các môn học theo ngành, nghề đào tạo.
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VĂN HÓA TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC GIẢNG DẠY
Điều 5. Môn học và khối lượng kiến thức của môn học
1. Môn học
a) Các môn học bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Lịch sử.
b) Các môn học lựa chọn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí.
2. Khối lượng kiến thức của môn học
a) Thời lượng giảng dạy của các môn học như sau:
- Toán, Ngữ văn: 252 tiết/môn học.
- Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử: 168 tiết/môn học.
b) Khối lượng kiến thức của môn học tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Môn học theo ngành, nghề đào tạo
1. Mỗi ngành, nghề đào tạo phải học các môn học bắt buộc và ít nhất 01 môn học lựa chọn quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định lựa chọn các môn học bảo đảm phù hợp với ngành, nghề đào tạo.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có đủ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo để tổ chức giảng dạy các môn học, phù hợp với khối lượng kiến thức của các môn học được tổ chức giảng dạy.
Điều 8. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phù hợp với khối lượng kiến thức của các môn học được tổ chức giảng dạy.
TỔ CHỨC GIẢNG DẠY, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
1. Việc giảng dạy các môn học được tổ chức theo lớp học đối với từng môn học, mỗi lớp học có không quá 45 người học.
2. Mỗi môn học được giảng dạy trong 03 (ba) kì. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định việc phân chia các kì và xây dựng kế hoạch giảng dạy bảo đảm thực hiện đầy đủ khối lượng kiến thức, yêu cầu cần đạt và thời lượng giảng dạy của môn học.
3. Hoạt động giảng dạy thông qua một số hình thức chủ yếu: học lí thuyết, làm bài tập, thực hành, thí nghiệm, dự án học tập, trải nghiệm, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng.
4. Thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của người học; chú trọng rèn luyện cho người học phương pháp tự học, tự nghiên cứu theo yêu cầu dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.
1. Hình thức đánh giá
Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
2. Đánh giá thường xuyên
a) Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi-đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
b) Đối với một môn học, số điểm đánh giá thường xuyên (viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi kì như sau:
- Môn học có thời lượng giảng dạy từ 168 tiết: 01 ĐĐGtx.
- Môn học có thời lượng giảng dạy 252 tiết: 02 ĐĐGtx.
3. Đánh giá định kì
a) Đánh giá định kì được thực hiện thông qua bài kiểm tra đánh giá bằng điểm số.
- Thời gian làm bài kiểm tra đối với môn học 168 tiết từ 45 phút đến 60 phút; đối với môn học 252 tiết từ 60 phút đến 90 phút.
- Đề kiểm tra bảo đảm độ tin cậy, có đáp án, tiêu chí chấm, thang điểm chi tiết, đáp ứng yêu cầu cần đạt của nội dung kiểm tra, đánh giá.
b) Trong mỗi kì, mỗi môn học có 01 (một) điểm đánh giá định kì (viết tắt là ĐĐGđk).
4. Học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng kì.
5. Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại khoản 4 Điều này thì nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.
6. Điểm trung bình môn học
Điểm trung bình môn học (viết tắt là ĐTBmh) là trung bình cộng được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân của điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kì được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, như sau:
ĐTBmh = |
TĐĐGtx + 2 xTĐĐGđk |
Số ĐĐGtx + 6 |
TĐĐGtx: tổng điểm đánh giá thường xuyên
TĐĐGđk: tổng điểm đánh giá định kì
7. Điểm đánh giá của mỗi môn học được ghi trong Sổ theo dõi và đánh giá học sinh theo lớp học quy định tại Điều 13 Thông tư này.
8. Trường hợp học sinh có ĐTBmh của môn học nào không đạt từ 5,0 điểm thì được kiểm tra, đánh giá lại môn học đó. Kết quả đánh giá lại của môn học nào được sử dụng thay thế cho ĐTBmh của môn học đó.
9. Trường hợp học sinh không đủ điều kiện dự thi kết thúc môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này này phải học lại môn học đó. Việc tổ chức cho học sinh học lại môn học do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định.
1. Học sinh có ĐTBmh đạt từ 5,0 điểm trở lên và nghỉ học không quá 20% thời lượng giảng dạy của môn học thì được dự thi kết thúc môn học đó.
2. Hình thức thi kết thúc môn học:
- Bài thi trên giấy hoặc trên máy tính theo hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận hoặc kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận.
- Thời gian làm bài thi từ 60 phút đến 120 phút.
3. Đề thi bảo đảm độ tin cậy, có đáp án, tiêu chí chấm, thang điểm chi tiết, đáp ứng yêu cầu cần đạt của môn học theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
4. Quy trình làm đề thi, tổ chức thi, làm phách, chấm thi do cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện, bảo đảm tính khoa học, khách quan, minh bạch, đánh giá đúng kết quả học tập của người học.
5. Mỗi năm tổ chức 01 (một) lần thi chính thức và 01 (một) lần thi lại; thời điểm tổ chức thi lại do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định và phải bảo đảm cách lần thi chính thức ít nhất 21 ngày.
6. Học sinh chưa dự thi kết thúc môn học vì lý do bất khả kháng hoặc dự thi kết thúc môn học nhưng không đạt 05 (năm) điểm trở lên thì được thi lại môn học đó.
7. Điểm thi kết thúc môn học được ghi trong Sổ theo dõi và đánh giá học sinh theo lớp học quy định tại Điều 13 Thông tư này.
Điều 12. Cấp Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông
1. Học sinh có điểm thi kết thúc môn học của tất cả các môn học theo ngành, nghề đào tạo đạt từ 05 (năm) điểm trở lên được cấp Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo ngành, nghề đó.
2. Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức giảng dạy cấp. Mẫu Giấy chứng nhận quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
Điều 13. Hồ sơ quản lý hoạt động giảng dạy
1. Hồ sơ quản lý hoạt động giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông của cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:
a) Kế hoạch giảng dạy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Sổ theo dõi và đánh giá người học theo lớp học (theo mẫu tại Phụ lục III của Thông tư này);
c) Sổ ghi đầu bài;
d) Sổ quản lý cấp phát Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
2. Hồ sơ giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa của giáo viên gồm:
a) Kế hoạch giảng dạy của giáo viên;
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án);
c) Sổ theo dõi và đánh giá người học của giáo viên (theo mẫu tại Phụ lục IV của Thông tư này).
3. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.
4. Việc bảo quản hồ sơ quản lý hoạt động giảng dạy được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan hướng dẫn cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định tại Thông tư này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm của các Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, thi kết thúc môn học và cấp Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định tại Thông tư này.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch giảng dạy các môn học theo 03 (ba) kì; quyết định thời điểm tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá định kì cho mỗi kì và thời điểm thi kết thúc môn học phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cấp Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho người học.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy và quản lý việc giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, thi kết thúc môn học và cấp Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Thông tư này.
3. Tổ chức Hội đồng thi kết thúc môn học (thi chính thức và thi lại) bảo đảm việc ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi theo quy định tại Thông tư này.
4. Hằng năm, thực hiện chế độ báo cáo theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về tình hình triển khai, tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 12 năm 2022.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; thủ trưởng các cơ quan có liên quan; người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp có giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông; tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.