BỘ QUỐC PHÒNG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 142/2014/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014 |
Căn cứ Luật Ban hành hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng.
1. Thông tư này quy định công tác đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, kiểm định viên, kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng.
2. Thông tư không điều chỉnh
a) Máy, thiết bị và vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động của các cơ quan, đơn vị tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) và cá nhân hoạt động ở nước ngoài (thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định pháp luật của nước sở tại);
b) Đạn dược, vật liệu nổ quân sự (bao gồm cả dự trữ quốc gia), vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định riêng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan đến công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng.
1. Kiểm định viên: Là người thuộc một đơn vị hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động (sau đây gọi tắt là chứng chỉ kiểm định viên); trực tiếp thực hiện hoặc chỉ đạo, giám sát kỹ thuật viên về thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị và vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
2. Kỹ thuật viên kiểm định: Là người thuộc một đơn vị hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ kỹ thuật kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (sau đây gọi tắt là chứng chỉ kỹ thuật viên kiểm định); thực hiện một số công việc cụ thể trong quy trình kiểm định máy, thiết bị và vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động dưới sự chỉ đạo, giám sát của kiểm định viên.
3. Đối tượng kiểm định: Là máy, thiết bị và vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc phòng.
4. Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (gọi tắt là kiểm định): Là hoạt động theo quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng kiểm định.
5. Đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn lao động: Là đơn vị có đủ các điều kiện theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
Điều 4. Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong các trường hợp sau:
1. Lần đầu trước khi đưa vào sử dụng.
2. Định kỳ khi đến hạn kiểm định lại.
3. Sau khi lắp đặt lại.
4. Sau khi có cải tạo, sửa chữa làm thay đổi kết cấu, thông số kỹ thuật.
5. Khi có yêu cầu của đơn vị sử dụng hoặc theo yêu cầu của Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội.
Điều 5. Trách nhiệm thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn quân đội thuộc Tổng cục Kỹ thuật hoặc tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có đủ tư cách pháp nhân được Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội ủy quyền bằng văn bản thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc phòng.
2. Cơ sở Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trạm kiểm định chai chứa khí nén thuộc ngành kỹ thuật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một số đối tượng kiểm định thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc phòng khi được ủy quyền bằng văn bản của Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội.
Điều 6. Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Hồ sơ
Báo cáo nhu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của cơ quan, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định.
2. Trình tự, thủ tục kiểm định
a) Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng gửi báo cáo bằng văn bản nhu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các trường hợp quy định tại Điều 4 Thông tư này về Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ báo cáo bằng văn bản nhu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của các cơ quan, đơn vị, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội tổng hợp, xây kế hoạch kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của Bộ Quốc phòng;
c) Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu đề nghị kiểm định của cơ quan, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định, đơn vị kiểm định hợp đồng thông qua cục kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác an toàn, bảo hộ lao động của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để kiểm định;
d) Khi kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị kiểm định lập biên bản kiểm định theo mẫu quy định tại quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị; dán tem kiểm định hoặc thể hiện ký hiệu các thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định; cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định.
3. Dừng kiểm định, dừng hoạt động đối với đối tượng kiểm định
a) Dừng kiểm định trong trường hợp kiểm định mà phát hiện đối tượng kiểm định không đủ các yếu tố kỹ thuật an toàn hoặc có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động;
b) Dừng hoạt động trong các trường hợp sau:
- Đối tượng kiểm định hết hiệu lực ghi trên giấy chứng nhận kết quả kiểm định;
- Sau khi đã khắc phục mà đối tượng kiểm định vẫn không đạt yêu cầu.
Điều 7. Giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Tổng cục Kỹ thuật (Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội) thống nhất in, phát hành, quản lý phôi giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Phôi giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo Mẫu 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đơn vị trực tiếp kiểm định kỹ thuật an toàn lao động chịu trách nhiệm in nội dung chứng nhận kết quả kiểm định trên phôi giấy chứng nhận kết quả kiểm định do Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội phát hành, quản lý. Định kỳ (sáu) tháng và hằng năm, thực hiện kiểm kê, báo cáo việc sử dụng phôi giấy chứng nhận kết quả kiểm định; báo cáo theo Mẫu 3 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Tem kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, ký hiệu đóng hoặc dập trên đối tượng kiểm định
1. Tem kiểm định hoặc ký hiệu đóng hoặc dập trên đối tượng kiểm định do đơn vị kiểm định phát hành, quản lý và được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền; tem kiểm định theo Mẫu 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tem kiểm định phù hợp với kích thước của đối tượng kiểm định, đảm bảo các thông số ghi trên tem và nhận biết được bằng mắt thường.
3. Tem kiểm định được dán lên đối tượng kiểm định ở vị trí dễ thấy, dễ đọc; tem làm bằng vật liệu không dễ mờ, dễ bong.
4. Ký hiệu đóng hoặc dập trên đối tượng kiểm định khi đối tượng kiểm định không thể dán tem kiểm định.
Điều 9. Trường hợp đăng ký đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Đối tượng kiểm định sau khi kiểm định kỹ thuật an toàn lao động lần đầu đạt yêu cầu, trước khi đưa vào sử dụng phải thực hiện đăng ký với Cơ quan An toàn bảo hộ lao động quân đội và chỉ thực hiện một lần đối với mỗi đối tượng.
2. Đăng ký lại cho các đối tượng kiểm định
a) Thay đổi đơn vị quản lý;
b) Sau khi cải tạo, sửa chữa làm thay đổi kết cấu, thông số kỹ thuật của đối tượng kiểm định đã đăng ký.
Điều 10. Trách nhiệm, thủ tục đăng ký các đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Trách nhiệm
a) Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký đối với các đối tượng kiểm định trong Bộ Quốc phòng. Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu 6 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cục Kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý an toàn, bảo hộ lao động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và đơn vị sử dụng các đối tượng kiểm định phải lập sổ đăng ký, theo dõi quản lý các đối tượng kiểm định thuộc phạm vi quản lý. Mã hiệu đăng ký đối với từng đơn vị theo Phụ lục I, sổ theo dõi quản lý đăng ký các đối tượng kiểm định theo Mẫu 4 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục
a) Hồ sơ, gồm:
- Tờ khai đăng ký đối tượng kiểm định theo quy định tại Mẫu 5 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
- Lý lịch đối tượng kiểm định;
- Phiếu kết quả kiểm định.
b) Trình tự, thủ tục:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận kết quả kiểm định, cơ quan, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định hoặc cơ quan được ủy quyền phải chuyển hồ sơ đăng ký đối tượng kiểm định đến Cơ quan An toàn bảo hộ lao động quân đội;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội thẩm định, cấp giấy chứng nhận đăng ký và chuyển đủ hồ sơ đăng ký cho đơn vị, cá nhân sử dụng đối tượng kiểm định.
3. Dừng đăng ký
Các đối tượng kiểm định bị hư hỏng không có khả năng sửa chữa hoặc không có nhu cầu sử dụng đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh xử lý đơn vị quản lý sử dụng đối tượng kiểm định phải báo cáo bằng văn bản về Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội để dừng việc kiểm định và đăng ký.
CẤP CHỨNG NHẬN, CHỨNG CHỈ VỀ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
Điều 11. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Điều kiện cấp mới
a) Đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoặc có đăng ký hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Cơ sở vật chất, kỹ thuật:
- Có đủ thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định các đối tượng thuộc phạm vi kiểm định theo yêu cầu tại quy trình kiểm định; thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật trong thời hạn sử dụng; Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định theo từng nhóm đối tượng kiểm định tối thiểu phải đáp ứng theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
- Có thiết bị để nhập, lưu trữ kết quả kiểm định;
- Có đủ các quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định.
c) Hệ thống tổ chức, quản lý hoạt động kiểm định:
- Đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi kiểm định, đơn vị kiểm định phải có ít nhất 02 kiểm định viên thuộc biên chế chính thức hoặc người lao động ký kết hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên với đơn vị;
- Đơn vị kiểm định phải có người chỉ huy phụ trách chung về kỹ thuật. Trong trường hợp có các phòng, ban được phân chia theo phạm vi hoạt động khác nhau thì mỗi phòng, ban phải có một người phụ trách chung về kỹ thuật. Người phụ trách chung về kỹ thuật phải là kiểm định viên, có tối thiểu 05 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến đối tượng thuộc phạm vi kiểm định (thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng, vận hành hay bảo trì) hoặc đã trực tiếp làm công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tối thiểu đủ 03 năm (không bao gồm thời gian thử việc và làm kỹ thuật viên kiểm định);
- Đơn vị kiểm định phải có quy trình, quy chế giám sát chất lượng đối với hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, đáp ứng các yêu cầu: Đảm bảo hoạt động kiểm định trong phạm vi theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được cấp; tiến hành kiểm định theo đúng quy trình và thực hiện báo cáo kết quả kiểm định theo quy định; phòng ngừa việc giả mạo hồ sơ, tài liệu khi thực hiện kiểm định; ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động kiểm định; đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động kiểm định;
- Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, đơn vị kiểm định phải thiết lập, duy trì hệ thống quản lý chất lượng công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo TCVN ISO 9001:2008 hoặc TCVN ISO/IEC 17020:2001.
2. Điều kiện cấp lại, cấp bổ sung
a) Cấp lại khi hết thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Bị mất, hỏng;
c) Sửa đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
1. Cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo Mẫu 7 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập đơn vị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của đơn vị với đầy đủ thông tin theo theo Mẫu 8 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Danh mục tài liệu kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình kiểm định tương ứng với các đối tượng kiểm định đăng ký theo Mẫu 9 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Tài liệu về kiểm định viên:
- Danh sách phân công kiểm định theo Mẫu 10 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ kiểm định viên, thẻ kiểm định viên (nếu có) đang còn hiệu lực hoặc bản phô tô có chứng thực các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định phù hợp và đang còn hiệu lực;
- Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này (đối với kiểm định viên chưa được cấp chứng chỉ).
e) Tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm của người phụ trách kỹ thuật nêu tại Điểm c Khoản 1 Điều 11 Thông tư này (bao gồm cả bản sao có chứng thực các chứng chỉ, bằng cấp có liên quan, số năm công tác do các tổ chức có liên quan xác nhận);
g) Quy trình hoặc quy chế giám sát chất lượng hoạt động kiểm định của đơn vị;
h) Bản sao có chứng thực chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý chất lượng, năng lực của đơn vị (nếu có);
i) Mẫu tem kiểm định, ký hiệu đóng hoặc dập trên đối tượng kiểm định quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Cấp lại, cấp bổ sung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
a) Cấp lại khi hết thời hạn quy định trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định kỹ thuật an toàn:
Trước khi hết hạn ghi trong giấy chứng nhận 90 ngày, đơn vị kiểm định có nhu cầu tiếp tục hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gửi hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận về cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp lại theo Mẫu 11 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao (bản gốc khi thay đổi lĩnh vực kiểm định) giấy chứng nhận đã được cấp;
- Báo cáo tình hình hoạt động kiểm định của đơn vị trong thời gian được cấp giấy chứng nhận theo Mẫu 12 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tài liệu về kiểm định viên (quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này);
- Tài liệu quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này, khi có thay đổi lĩnh vực kiểm định.
b) Cấp lại do giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định kỹ thuật an toàn bị mất, rách, nát, hồ sơ gồm:
- Công văn đề nghị cấp lại theo Mẫu 11 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản gốc giấy chứng nhận đã được cấp trong trường hợp bị rách, nát.
c) Cấp lại khi thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định kỹ thuật an toàn, hồ sơ gồm:
- Các nội dung quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
- Tài liệu chứng minh yêu cầu thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận.
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
a) Cơ quan, đơn vị có nhu cầu cấp mới, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gửi 01 bộ hồ sơ về Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội và chịu các chi phí liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định của Bộ Tài chính;
b) Trong thời hạn 35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội có trách nhiệm thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo Mẫu 13 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội phải có văn bản thông báo lý do cho cơ quan, đơn vị đề nghị biết;
c) Thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là 03 năm; đối với giấy chứng nhận được cấp lại do bị mất, hỏng, là thời gian còn lại của giấy chứng nhận đã được cấp.
Điều 13. Điều kiện cấp chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
1. Điều kiện cấp mới
a) Có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với lĩnh vực, phạm vi kiểm định; thuộc biên chế đơn vị kiểm định hoặc có hợp đồng lao động với đơn vị kiểm định từ 12 tháng trở lên và được đơn vị kiểm định đề nghị;
b) Có ít nhất 02 năm công tác làm kỹ thuật viên kiểm định hoặc làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên (bao gồm: Thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng, vận hành, bảo trì);
c) Có giấy chứng nhận hoàn thành các lớp huấn luyện, bồi dưỡng định kỳ nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do Tổng cục Kỹ thuật tổ chức hoặc cơ quan chức năng của Nhà nước có thẩm quyền, phù hợp với phạm vi đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên; trừ những người có một trong các điều kiện sau:
- Có thời gian thực hiện công tác kiểm định liên tục trên 10 năm tính đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực;
- Đã được cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định phù hợp với phạm vi đề nghị cấp chứng chỉ và còn thời hạn tính đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực.
2. Điều kiện cấp lại
a) Chứng chỉ kiểm định viên hết hạn sử dụng;
b) Bổ sung phạm vi kiểm định trong chứng chỉ kiểm định viên;
c) Chứng chỉ kiểm định viên bị mất hoặc rách, nát;
d) Chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 Thông tư này.
Điều 14. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
1. Cấp mới chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động, hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên của đơn vị theo Mẫu 14 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học của người được đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên;
c) Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên theo Mẫu 15 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bản sao có chứng thực hợp đồng lao động đang còn hiệu lực hoặc quyết định tuyển dụng của người được đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên;
đ) Bản sao giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hoặc các tài liệu chứng minh thời gian công tác theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
e) Hai (02) ảnh màu 3cm x 4cm của người được đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên chụp trong thời gian 06 tháng kể từ ngày đề nghị.
2. Cấp lại chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
a) Cấp lại khi hết thời hạn quy định trong chứng chỉ kiểm định viên:
Trước khi hết hạn ghi trong chứng chỉ 90 ngày, đơn vị kiểm định có nhu cầu sử dụng kiểm định phải lập hồ sơ đề nghị, hồ sơ gồm:
- Công văn đề nghị cấp lại theo Mẫu 14 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản gốc chứng chỉ kiểm định viên hết hạn; bản sao giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp bồi dưỡng định kỳ nghiệp vụ kiểm định được thực hiện trong thời hạn của chứng chỉ kiểm định viên;
- Hai (02) ảnh màu 3cm x 4cm của người được đề nghị cấp lại chụp trong thời gian 06 tháng kể từ ngày đề nghị.
b) Cấp lại khi bổ sung phạm vi kiểm định trong chứng chỉ kiểm định viên hồ sơ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
c) Cấp lại do chứng chỉ kiểm định viên bị rách, nát, hồ sơ gồm:
- Các nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này (thay bản gốc chứng chỉ kiểm định viên bằng bản sao);
- Bản giải trình lý do đề nghị cấp lại của kiểm định viên.
d) Cấp lại khi bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên, hồ sơ gồm:
- Các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này (thay nội dung Điểm đ như sau: Bản sao giấy chứng nhận đã hoàn thành huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được cấp sau thời điểm quyết định thu hồi chứng chỉ kiểm định viên có hiệu lực);
- Báo cáo việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị khắc phục sai phạm của cơ quan có liên quan.
3. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động:
a) Đơn vị kiểm định có nhu cầu cấp mới, cấp lại (trước khi hết thời hạn 03 tháng) chứng chỉ kiểm định viên cho các cá nhân thuộc đơn vị gửi hồ sơ về Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội;
b) Trong thời hạn 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội thẩm định, cấp chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động; đối với hồ sơ gửi cùng với hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của đơn vị, chứng chỉ kiểm định viên sẽ được cấp cùng với giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định; chứng chỉ kiểm định viên theo Mẫu 16 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Thời hạn của chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động là 03 năm; đối với giấy chứng nhận được cấp lại do bị mất, hỏng, là thời gian còn lại của giấy chứng nhận đã được cấp.
Điều 15. Quản lý, sử dụng chứng chỉ, thẻ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
1. Đơn vị kiểm định có trách nhiệm quản lý chứng chỉ, thẻ kiểm định viên của các đối tượng thuộc quyền. Khi kiểm định viên không tiếp tục làm việc đơn vị kiểm định có trách nhiệm báo cáo và nộp chứng chỉ kiểm định viên về Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội.
2. Trên cơ sở chứng chỉ kiểm định viên và phạm vi hoạt động trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, đơn vị kiểm định cấp thẻ kiểm định viên cho người có chứng chỉ kiểm định viên thuộc đơn vị. Thẻ kiểm định viên theo Mẫu 17 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kiểm định viên có trách nhiệm xuất trình thẻ kiểm định viên theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và đơn vị, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định; chỉ được tiến hành công tác kiểm định kỹ thuật an toàn các đối tượng kiểm định trong phạm vi kiểm định được ghi trên thẻ kiểm định viên.
Điều 16. Đình chỉ hoạt động kiểm định, thu hồi chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
1. Đơn vị kiểm định bị đình chỉ hoạt động kiểm định từ 01 đến 03 tháng trong các trường hợp sau:
a) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động kiểm định theo giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, cụ thể:
- Không có đủ các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định hoặc có nhưng không có chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định;
- Không đảm bảo điều kiện có ít nhất 02 kiểm định viên thuộc biên chế chính thức của tổ chức kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi kiểm định;
- Không có người chỉ huy phụ trách chung về kỹ thuật hoặc người chỉ huy phụ trách chung về kỹ thuật không đủ điều kiện quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
b) Liên tục trong 03 quý không báo cáo cơ quan quản lý về tình hình hoạt động kiểm định của đơn vị theo quy định tại Khoản 8 Điều 24 Thông tư này.
2. Đơn vị kiểm định bị đình chỉ hoạt động từ 01 đến 06 tháng trong các trường hợp sau:
a) Thực hiện hoạt động kiểm định ngoài phạm vi ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; không thực hiện đúng quy trình kiểm định; không thực hiện báo cáo cơ quan quản lý về tình hình hoạt động kiểm định của đơn vị theo quy định tại Khoản 8 Điều 24 Thông tư này;
b) Cung cấp kết quả kiểm định sai; cung cấp kết quả kiểm định mà không thực hiện kiểm định;
c) Giả mạo hồ sơ, tài liệu khi thực hiện kiểm định; gian lận trong hoạt động kiểm định; không đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động kiểm định (kiểm định các đối tượng do chính đơn vị trực tiếp sử dụng, kinh doanh);
d) Sau 01 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động lần đầu, đơn vị kiểm định không thiết lập hệ thống quản lý chất lượng công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phù hợp với TCVN ISO 9001:2008 hoặc TCVN ISO/IEC 17020:2001.
3. Tùy từng trường hợp cụ thể, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội ra quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động kiểm định thuộc phạm vi kiểm định ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được cấp, đồng thời yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng.
4. Thu hồi chứng chỉ kiểm định viên trong các trường hợp:
a) Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
b) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ kiểm định viên;
c) Cho mượn, cho thuê hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ kiểm định viên;
d) Thực hiện kiểm định cho đơn vị kiểm định khác với đơn vị đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên (trừ trường hợp các đơn vị có thỏa thuận hợp tác trong đó ghi rõ trách nhiệm của các bên và các kiểm định viên có liên quan);
đ) Kiểm định ngoài nội dung ghi trên thẻ kiểm định viên;
e) Tự ý thực hiện kiểm định không đúng quy trình kiểm định;
g) Kiểm định viên bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên chỉ được xem xét cấp lại sau thời hạn ít nhất 06 tháng, kể từ ngày bị thu hồi.
5. Khi kiểm định viên vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội ra quyết định thu hồi chứng chỉ kiểm định viên.
6. Ngoài việc bị đình chỉ hoạt động kiểm định, thu hồi chứng chỉ kiểm định viên, tùy theo mức độ vi phạm, đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và cá nhân có liên quan còn bị kỷ luật theo quy định của quân đội, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CÁN BỘ, KIỂM ĐỊNH VIÊN, KỸ THUẬT VIÊN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
Điều 17. Chỉ huy phụ trách kỹ thuật, trưởng phòng, ban đơn vị kiểm định
1. Trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Biết thông dụng một ngoại ngữ ở trình độ B trong hoạt động chuyên môn;
c) Sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị, phần mềm tin học ứng dụng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn;
d) Có tối thiểu 05 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
đ) Có chứng chỉ giảng viên huấn luyện an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Tổng cục Kỹ thuật cấp.
2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Chủ trì tổ chức, triển khai có hiệu quả nội dung hoạt động nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Chủ trì hoặc tham gia các đề tài khoa học về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Có năng lực hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
d) Có năng lực tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan liên quan trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
đ) Có năng lực tổng hợp, khái quát nội dung hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của lĩnh vực kiểm định; đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
e) Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác kỹ thuật an toàn lao động; các nội dung, phương pháp kiểm tra và tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu trong quá trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Điều 18. Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động
1. Trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc quân nhân chuyên nghiệp, tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Biết thông dụng một ngoại ngữ ở trình độ B trong hoạt động chuyên môn;
c) Sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị, phần mềm tin học ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn;
d) Có thời gian ở ngạch kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động và tương đương từ 09 năm trở lên;
đ) Có đề án hoặc công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được Hội đồng khoa học cấp ngành nghiệm thu và đưa vào ứng dụng;
e) Có chứng chỉ khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Tổng cục Kỹ thuật cấp.
2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Chủ trì tổ chức, triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Có năng lực tổ chức, phối hợp hiệu quả với các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Có năng lực tổng hợp, khái quát nội dung hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của lĩnh vực kiểm định để có những đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
d) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
đ) Chủ trì hoặc tham gia các đề tài khoa học thuộc chuyên ngành về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
3. Nhiệm vụ
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo thẩm quyền được giao;
b) Tổ chức và trực tiếp thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả kiểm định;
c) Thu thập dữ liệu, tổng hợp phân tích và dự báo tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn trong phạm vi được phân công. Đánh giá tình hình hoạt động thực tiễn, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn để ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động do các đối tượng kiểm định gây ra;
d) Chủ trì tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn thuộc lĩnh vực được giao; đề xuất, bổ sung những vấn đề cần sửa đổi trong quy trình kiểm định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn;
đ) Thực hiện nhiệm vụ giám định nguyên nhân sự cố, tai nạn lao động do các đối tượng kiểm định gây ra khi có yêu cầu;
e) Chủ trì hoặc tham gia các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học về kiểm định kỹ thuật an toàn thuộc lĩnh vực được phân công;
g) Tham gia xây dựng, biên soạn, góp ý các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền; xây dựng các phương án biện pháp kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi có yêu cầu;
h) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn nội dung, chương trình, giáo trình để huấn luyện cho người quản lý về các nguyên tắc quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành, quy trình vận hành và quy định xử lý, biện pháp phòng ngừa sự cố kỹ thuật cho các đối tượng kiểm định theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành;
i) Tham gia biên soạn giáo trình và huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn cho kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động khi được phân công.
Điều 19. Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
1. Trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc quân nhân chuyên nghiệp, tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Biết thông dụng một ngoại ngữ ở trình độ A trong hoạt động chuyên môn;
c) Sử dụng thành thạo máy vi tính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn;
d) Có chứng chỉ khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Tổng cục Kỹ thuật cấp.
2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Có khả năng độc lập thực hiện thành thạo nghiệp vụ về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong phạm vi được phân công phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
b) Có khả năng nắm bắt và áp dụng các phương pháp, công nghệ tiên tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
c) Có khả năng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
d) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
đ) Có khả năng nhận biết các nguy cơ xảy ra sự cố và thiết lập biện pháp phòng ngừa trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm định;
e) Có khả năng sử dụng thành thạo những trang bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
3. Nhiệm vụ
a) Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch kiểm định cho đối tượng kiểm định cụ thể, đúng lĩnh vực được giao;
b) Trực tiếp thực hiện việc kiểm định, tư vấn kỹ thuật an toàn cho các cơ quan, đơn vị sản xuất, sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong phạm vi được giao. Chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả kiểm định;
c) Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn được phân công;
d) Tham gia xây dựng, biên soạn, góp ý các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền; xây dựng các phương án biện pháp kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi có yêu cầu;
đ) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn nội dung, chương trình, giáo trình để huấn luyện cho người quản lý về các nguyên tắc quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành quy trình vận hành và quy định xử lý, biện pháp phòng ngừa sự cố kỹ thuật cho các đối tượng kiểm định theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành;
e) Tham gia biên soạn giáo trình và huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn cho kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động khi được phân công.
Điều 20. Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Là quân nhân chuyên nghiệp, tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Sử dụng thành thạo máy vi tính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn;
c) Có chứng chỉ khóa huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Tổng cục Kỹ thuật cấp.
2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Có khả năng độc lập, chủ động, sử dụng thành thạo những trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác kiểm định kỹ thuật an toàn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
b) Nắm vững nguyên lý, cấu tạo của hệ thống thiết bị sử dụng để kiểm định; quy trình kiểm định và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn liên quan đến đối tượng kiểm định được phân công; các quy định về an toàn trong sử dụng điện cơ khí, thiết bị áp lực và các quy định về phòng, chống cháy nổ;
c) Có khả năng làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được phân công.
3. Nhiệm vụ
a) Thực hiện kiểm định các loại chai chứa khí theo một quy trình cụ thể trên một dây chuyền kiểm định hoàn chỉnh, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật đề ra,
b) Tuân thủ một số bước của quy trình kiểm định để phát hiện các lỗi kỹ thuật đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong quá trình kiểm định;
c) Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng kiểm định;
d) Phát hiện kịp thời các hư hỏng của phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm định, đề xuất biện pháp khắc phục để bảo đảm chất lượng kiểm định;
đ) Chịu trách nhiệm về kết luận của mình tại các bước kiểm định cụ thể được phân công.
Điều 21. Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và đăng ký quản lý các đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng.
2. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ; cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; cấp mới, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên; in, phát hành, quản lý phôi giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng.
3. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các đối tượng kiểm định; xây dựng, thống nhất quản lý và hướng dẫn sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; phát hành, quản lý giấy chứng nhận đăng ký trong Bộ Quốc phòng.
4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, công tác quản lý, sử dụng các đối tượng kiểm định trong Bộ Quốc phòng theo các quy định, quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
5. Đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, thu hồi chứng chỉ kiểm định viên theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
6. Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và các chuyên ngành kỹ thuật trong Bộ Quốc phòng xây dựng, ban hành hệ thống quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định; xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động cho các đơn vị kiểm định thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
7. Định kỳ hằng năm, thông báo tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng; báo cáo với Thủ trưởng Bộ Quốc phòng khi có yêu cầu.
Điều 22. Trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và đăng ký quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong Bộ Quốc phòng.
2. Thanh tra, kiểm tra việc kiểm định, quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong Bộ Quốc phòng theo các quy định, quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
3. Định kỳ hằng năm, thông báo tình hình kiểm định, cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong Bộ Quốc phòng; báo cáo với Bộ Quốc phòng (qua Tổng cục Kỹ thuật).
1. Giúp Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý. Phối hợp với cơ quan chức năng Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định thực hiện Thông tư này.
2. Tiếp nhận hồ sơ khai báo, đề nghị đăng ký, kiểm định của các cơ quan đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định; tổng hợp tờ khai đăng ký các đối tượng kiểm định gửi về Tổng cục Kỹ thuật. Tờ khai đăng ký theo Mẫu 5 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Ghi sổ theo dõi đăng ký các đối tượng kiểm định thuộc phạm vi quản lý.
4. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quản lý, khai thác, sử dụng đối tượng kiểm định tuân thủ theo đúng quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn lao động của Nhà nước và của Bộ Quốc phòng,
5. Hằng năm, theo kỳ kế hoạch, xây dựng nhu cầu kiểm định trong Kế hoạch công tác kỹ thuật hoặc Kế hoạch sản xuất, kinh doanh, báo cáo đề nghị về cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị kiểm định quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
Chủ động phối hợp, hiệp đồng với đơn vị kiểm định và cơ quan, đơn vị sử dụng thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đối tượng kiểm định theo kế hoạch; cử cán bộ kỹ thuật tham gia chứng kiến, giám sát quá trình kiểm định các đối tượng thuộc phạm vi đầu mối quản lý.
Định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo tình hình kiểm định các đối tượng kiểm định trong phạm vi quản lý về Bộ Quốc phòng (thông qua Tổng cục Kỹ thuật); báo cáo theo Mẫu 20 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định làm công tác chuẩn bị, bảo đảm đủ điều kiện để kiểm định; khắc phục các hiện tượng không bảo đảm an toàn trong quá trình kiểm định.
7. Kinh phí thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và đăng ký các đối tượng kiểm định
a) Đối với các đơn vị dự toán, sử dụng từ ngân sách quốc phòng thường xuyên;
b) Đối với các đơn vị hạch toán, kinh doanh được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông và được coi là chi phí hợp lý.
Điều 24. Trách nhiệm của đơn vị kiểm định
1. Thực hiện kiểm định theo phạm vi, đối tượng được quy định trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Phải tiến hành kiểm định theo đúng quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do Bộ Quốc phòng ban hành. Trường hợp một số đối tượng chưa có quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do Bộ Quốc phòng ban hành, đơn vị kiểm định căn cứ các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kiểm định quốc tế, của các nước đã được Việt Nam thừa nhận để thực hiện kiểm định.
2. Thực hiện các nội dung quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 Thông tư này; không được từ chối kiểm định mà không có lý do chính đáng. Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu kiểm định phải thông báo bằng văn bản với đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định (nêu rõ lý do, hướng giải quyết) và kịp thời báo cáo với Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội để xử lý.
3. Chỉ được sử dụng kiểm định viên thuộc đơn vị và kiểm định viên thuộc đơn vị kiểm định khác đã có thỏa thuận hợp tác bằng văn bản với đơn vị để thực hiện kiểm định. Cử kiểm định viên tham dự các lớp bồi dưỡng định kỳ nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
4. Chỉ được phép kiểm định lần đầu đối với các đối tượng kiểm định nhập khẩu sau khi đã hoàn thành các thủ tục hải quan; đối với các đối tượng kiểm định sản xuất trong nước sau khi đã được chứng nhận hợp quy và đã được đăng ký hợp quy.
5. Dán tem kiểm định hoặc thể hiện thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
6. Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho cơ quan, đơn vị sử dụng đối với đối tượng kiểm định đạt yêu cầu, thời gian cấp trong 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản kiểm định. Không cấp giấy chứng nhận khi đối tượng kiểm định không đạt yêu cầu, thông báo bằng văn bản kết quả kiểm định đến đơn vị, cá nhân sử dụng đối tượng kiểm định và cơ quan quản lý cấp trên.
7. Báo cáo định kỳ hằng quý (trước ngày 05 tháng đầu của quý tiếp theo), 06 tháng (trước ngày 05 tháng 7), hằng năm (trước ngày 10 tháng 01 của năm liền kề sau năm báo cáo) và nhiều năm tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với Tổng cục Kỹ thuật (qua Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội); báo cáo theo Mẫu 12 và Mẫu 19 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Báo cáo Tổng cục Kỹ thuật (trong 15 ngày kể từ ngày có sự thay đổi) những thay đổi có ảnh hưởng tới hoạt động kiểm định ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đã được cấp (qua Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội).
9. Nộp Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động khi hết hạn, các chứng chỉ kiểm định viên khi hết hạn hoặc bị thu hồi. Không được kiểm định các đối tượng kiểm định trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong thời gian bị đình chỉ; không cho phép kiểm định viên tham gia thực hiện kiểm định trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên.
10. Đăng ký logo, mẫu các loại tem kiểm định và ký hiệu đóng hoặc dập trên đối tượng kiểm định với Tổng cục Kỹ thuật. Thực hiện việc thu, chi, quản lý sử dụng kinh phí kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo đúng quy định của Bộ Quốc phòng.
11. Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, bồi thường thiệt hại do hoạt động kiểm định gây ra theo quy định của pháp luật; phải thu hồi kết quả kiểm định đã cấp khi phát hiện sai phạm.
Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định
1. Hợp đồng với đơn vị kiểm định quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này để thực hiện kiểm định; đối với các cơ quan, đơn vị hạch toán kinh doanh, dự toán có thu phải nộp phí kiểm định cho đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Lưu trữ lý lịch và các biên bản, giấy chứng nhận kết quả kiểm định của các đối tượng kiểm định. Trong trường hợp điều chuyển, chuyển nhượng (hoặc cho thuê lại) các đối tượng kiểm định, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định phải bàn giao đầy đủ các tài liệu này đi kèm các đối tượng kiểm định.
3. Tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị kiểm định thực hiện việc kiểm định chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kỹ thuật liên quan đến đối tượng kiểm định để cung cấp cho kiểm định viên và cử người đại diện chứng kiến quá trình kiểm định.
4. Thực hiện các kiến nghị của đơn vị kiểm định về việc bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng các đối tượng kiểm định; không được tiếp tục sử dụng các đối tượng kiểm định có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc quá thời hạn kiểm định.
5. Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, điều chuyển các đối tượng kiểm định từ đơn vị này đến đơn vị khác để sử dụng hoặc sau khi cải tạo sửa chữa làm thay đổi kết cấu, thông số kỹ thuật, đơn vị sử dụng phải gửi phiếu khai báo sử dụng đối tượng kiểm định và bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm định, giấy chứng nhận đăng ký về Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội để thực hiện đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký mới. Phiếu khai báo theo Mẫu 18 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Hằng năm, lập kế hoạch kiểm định đối với các đối tượng kiểm định; báo cáo tình hình kiểm định với cơ quan quản lý cấp trên. Báo cáo ngay cho Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội việc đơn vị kiểm định từ chối tiến hành kiểm định mà không có lý do chính đáng.
7. Quản lý, sử dụng đối tượng kiểm định theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định của Bộ Quốc phòng về an toàn lao động.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 12 năm 2014 và thay thế Thông tư số 93/2012/TT-BQP ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thực hiện đăng ký và kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Quân đội.
Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ
TRƯỞNG |
MÃ
HIỆU ĐƠN VỊ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BQP ngày 22/10/2014 của Bộ
Quốc phòng)
TT |
Tên đơn vị |
Mã đăng ký |
TT |
Tên đơn vị |
Mã đăng ký |
1 |
Quân khu 1 |
01 |
31 |
Binh đoàn 12 |
31 |
2 |
Quân khu 2 |
02 |
32 |
Tổng cục CNQP |
32 |
3 |
Quân khu 3 |
03 |
33 |
Cục TC-ĐL-CL |
33 |
4 |
Quân khu 4 |
04 |
34 |
Học viện KTQS |
34 |
5 |
Quân khu 5 |
05 |
35 |
Tổng cục 2 |
35 |
6 |
Quân khu 7 |
06 |
36 |
Cục Đối ngoại BQP |
36 |
7 |
Quân khu 9 |
07 |
37 |
Học viện Hậu cần |
37 |
8 |
BTL Thủ Đô Hà Nội |
08 |
38 |
Viện KHCNQS |
38 |
9 |
Quân đoàn 1 |
09 |
39 |
Học viện Lục quân |
39 |
10 |
Quân đoàn 2 |
10 |
40 |
TT Nhiệt đới Việt - Nga |
40 |
11 |
Quân đoàn 3 |
11 |
41 |
Học viện Chính trị |
41 |
12 |
Quân đoàn 4 |
12 |
42 |
Viện 175 |
42 |
13 |
Binh chủng Công binh |
13 |
43 |
Viện TWQĐ108 |
43 |
14 |
Binh chủng Tăng - TG |
14 |
44 |
Viện YH cổ truyền QĐ |
44 |
15 |
Binh chủng Thông tin liên lạc |
15 |
45 |
BTL Bảo vệ Lăng CTHCM |
45 |
16 |
Binh chủng Đặc công |
16 |
46 |
Binh đoàn 15 |
46 |
17 |
Binh chủng Hóa học |
17 |
47 |
Trường SQLQ2 |
47 |
18 |
Binh chủng Pháo binh |
18 |
48 |
Trường SQLQ1 |
48 |
19 |
Quân chủng Hải quân |
19 |
49 |
Học viện Quân y |
49 |
20 |
Quân chủng PK - KQ |
20 |
50 |
Tổng Cty Đông Bắc |
50 |
21 |
BTL Cảnh sát biển |
21 |
51 |
Binh đoàn 18 |
51 |
22 |
BTL Bộ đội Biên phòng |
22 |
52 |
Binh đoàn 16 |
52 |
23 |
Tổng cục Kỹ thuật |
23 |
53 |
Tập đoàn VTQĐ |
53 |
24 |
Cục Quân y |
24 |
54 |
Tổng Cty 36 |
54 |
25 |
Tổng cục Chính trị |
25 |
55 |
Tổng Cty Thái Sơn |
55 |
26 |
Bộ Tổng Tham mưu |
26 |
56 |
Tổng Cty 319 |
56 |
27 |
Học viện Quốc phòng |
27 |
57 |
Tổng Cty ĐTPTN&ĐT |
57 |
28 |
Tổng cục Hậu cần |
28 |
58 |
Tổng Cty Xăng dầu QĐ |
58 |
29 |
Trường SQCT |
29 |
59 |
Cty Lũng lô |
59 |
30 |
Binh đoàn 11 |
30 |
|
|
|
Ghi chú: Quy định viết tắt các nhóm đối tượng khi đăng ký:
Thiết bị áp lực: AL; Thiết bị nâng: MT; Thang máy: TM; Đường ống dẫn khí: ĐÔ
DANH
MỤC THIẾT BỊ KIỂM ĐỊNH
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BQP ngày 22/10/2014 của
Bộ Quốc phòng)
STT |
Nhóm đối tượng kiểm định |
Trang thiết bị tối thiểu |
1 |
Nhóm đối tượng kiểm định là nồi hơi và các thiết bị áp lực (trừ chai chứa khí hóa lỏng) |
1. Bơm thử thủy lực. 2. Áp kế mẫu, áp kế kiểm tra các loại. 3. Thiết bị kiểm tra chiều dày kim loại bằng phương pháp siêu âm. 4. Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy. 5. Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp nội soi. 6. Dụng cụ, phương tiện kiểm tra kích thước hình học. 7. Thiết bị đo điện trở cách điện. 8. Thiết bị đo điện trở tiếp địa, 9. Thiết bị đo nhiệt độ. 10. Thiết bị đo độ ồn. 11. Thiết bị đo cường độ ánh sáng. 12. Thiết bị kiểm tra phát hiện rò rỉ khí. 13. Thiết bị đo điện vạn năng. 14. Ampe kìm. 15. Kìm kẹp chì. |
2 |
Nhóm đối tượng kiểm định là thiết bị nâng, thang máy, thang cuốn |
1. Máy trắc địa (kinh vĩ và thủy bình). 2. Tốc độ kế (máy đo tốc độ). 3. Thiết bị đo khoảng cách. 4. Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học. 5. Lực kế hoặc cân treo. 6. Thiết bị đo nhiệt độ. 7. Thiết bị đo cường độ ánh sáng. 8. Thiết bị đo điện trở cách điện. 9. Thiết bị đo điện trở tiếp địa. 10. Thiết bị đo điện vạn năng. 11. Ampe kìm. |
3 |
Thiết bị của trạm kiểm định chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng |
1. Thiết bị kiểm tra chiều dày kim loại bằng phương pháp không phá hủy. 2. Thiết bị xử lý khí dư trong chai. 3. Thiết bị tháo lắp van chai. 4. Thiết bị thử thủy lực chai. 5. Thiết bị thử kín chai. 6. Thiết bị thử giãn nở thể tích. 7. Thiết bị làm sạch bên trong chai. 8. Thiết bị kiểm tra bên trong bằng phương pháp nội soi. 9. Thiết bị hút chân không. 10. Thiết bị thử giãn nở thể tích chai. 11. Cân (điện tử) khối lượng. |
4 |
Nhóm đối tượng kiểm định thiết bị đường ống phòng cháy, chữa cháy |
1. Thiết bị đo lưu lượng. 2. Thiết bị đo áp suất. 3. Thiết bị đo độ dài. 4. Thiết bị đo đường kính. 5. Thiết bị đo điện trở tiếp đất. 6. Thiết bị đo điện trở cách điện. 7. Bàn tạo áp suất. 8. Bơm thủy lực. 9. Thiết bị sấy. 10. Hộp bảo vệ hoặc thanh chắn để bảo vệ. 11. Cân. 12. Đèn chiếu sáng chuyên dụng. 13. Bộ dụng cụ cơ khí. 14. Lăng, vòi chữa cháy, đường ống phụ... |
5 |
Nhóm đối tượng đặc thù quân sự |
1. Các thiết bị dùng cho nhóm đối tượng kiểm định là nồi hơi và các thiết bị áp lực (trừ chai chứa khí hóa lỏng). 2. Các thiết bị dùng cho nhóm đối tượng kiểm định là thiết bị nâng, thang máy, thang cuốn. 3. Các thiết bị dùng cho nhóm đối tượng kiểm định thiết bị, đường ống phòng cháy, chữa cháy. 4. Các thiết bị đặc thù chuyên dụng khác. |
CÁC
LOẠI MẪU
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 142/2014/TT-BQP ngày 22/10/2014 của
Bộ Quốc phòng)
Mẫu 1. Giấy chứng nhận kết quả kiểm định.
Mẫu 2. Tem kiểm định.
Mẫu 3. Báo cáo kiểm kê sử dụng phôi giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Mẫu 4. Sổ đăng ký máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Mẫu 5. Tờ khai đăng ký máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Mẫu 6. Giấy chứng nhận đăng ký.
Mẫu 7. Đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Mẫu 8. Danh mục phương tiện phục vụ công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Mẫu 9. Danh mục tài liệu phục vụ hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Mẫu 10. Danh sách phân công kiểm định viên.
Mẫu 11. Đề nghị cấp lại (sửa đổi, bổ sung) giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Mẫu 12. Báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Mẫu 13. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Mẫu 14. Công văn đề nghị cấp (cấp lại) chứng chỉ kiểm định viên.
Mẫu 15. Sơ yếu lý lịch kiểm định viên.
Mẫu 16. Chứng chỉ kiểm định viên.
Mẫu 17. Thẻ kiểm định viên.
Mẫu 18. Phiếu khai báo sử dụng đối tượng kiểm định.
Mẫu 19. Báo cáo định kỳ tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Mẫu 20. Báo cáo thực lực và tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Mẫu 1. Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
(MẶT TRƯỚC)
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GIẤY CHỨNG NHẬN
No: (Số seri)………….
|
(MẶT SAU)
TÊN ĐƠN VỊ KIỂM ĐỊNH Địa chỉ:……….. Điện thoại:…… Số đăng ký chứng nhận:...(1)... I. ĐƠN VỊ SỬ DỤNG Tên đơn vị:.......................................................................... Địa chỉ:................................................................................ II. ĐỐI TƯỢNG KIỂM ĐỊNH Tên đối tượng kiểm định:...................................................... Mã hiệu:……………; Số chế tạo:........................................... Nhà sản xuất/nước sản xuất:…………… Năm chế tạo:........... Đặc tính, thông số kỹ thuật:.................................................. ........................................................................................... ........................................................................................... Địa điểm lắp đặt:.................................................................. Đã được kiểm định……… (lần đầu, định kỳ, bất thường) đạt yêu cầu theo biên bản kiểm định số ngày... tháng... năm……. Tem kiểm định số:................................................................ Giấy chứng nhận kết quả kiểm định có hiệu lực đến ngày: ……….. (*)
|
(Giấy chứng nhận có kích thước khổ A5)
(1) Số đăng ký chứng nhận của Đơn vị kiểm định do Cơ quan quản lý công tác an toàn lao động thuộc Bộ Quốc phòng cấp.
Lưu ý: Có nền lôgô của đơn vị kiểm định
Chú thích: 1. Ngày kiểm định: Ghi ngày, tháng, năm kiểm định (ví dụ: Ngày 01 tháng 5 năm 2014) 2. Có hiệu lực đến ngày: Ghi ngày, tháng, năm hết hiệu lực của tem kiểm định (ví dụ: Ngày 01 tháng 5 năm 2016). 3. Số seri: Là các số tự nhiên kế tiếp nhau để quản lý và theo dõi, số màu đỏ. |
4. Nền tem màu vàng, viền màu xanh, có chi tiết, hoa văn (do đơn vị kiểm định tự chọn). 5. Màu chữ: “Tên đơn vị kiểm định” màu đỏ; các chữ còn lại: Màu đen 6. Kích thước của tem: - B = 5/6 A - C = 1/5 B |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.