BỘ
LAO ĐỘNG-BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ ******** |
Số: 14-TT/LB |
Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 1960 |
Trong khi chờ đợi nghiên cứu một chính sách toàn diện đối với cán bộ, công nhân, nhân viên công tác ở miền núi và hải đảo xa xôi, được sự đồng ý của Thường vụ Hội đồng Chính phủ, Liên bộ Nội vụ - Lao động – Tài chính ra thông tư này nhằm bổ sung thông tư số 43-TT/LB Liên bộ Nội vụ - Tài chính ngày 30/11/1957. Việc bổ sung này dựa trên các nguyên tắc sau đây:
- Giải quyết một số chế độ cụ thể rất cần thiết hiện này mà không trở ngại đến việc cải tiến chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội năm 1960.
- Chú trọng hoàn cảnh công tác vùng rẻo cao, hải đảo xã xôi, phân biệt giữa vùng rẻo cao và vùng thấp, giữa hải đảo xa xôi và hải đảo gần.
1. Phụ cấp đi đường.
Do hoàn cảnh đặc biệt của miền núi, phụ cấp đi đường không căn cứ vào cây số hoặc ăn cơm ngoài cơ quan để tính như vùng xuôi mà tính theo chặng đường đi cụ thể như sau:
- Nâng phụ cấp từ 1đ20 lên 1đ60 cho cán bộ, công nhân, nhân viên đi công tác trên chặng đường mất một ngày ở vùng rẻo cao, một buổi được tính nửa suất, không kể có ăn cơm trong hay ngoài cơ quan. Trường hợp đặc biệt khẩn cấp phải đi công tác ban đêm từ 2 giờ đến 3 giờ được tính phụ cấp một buổi, trên 3 giờ được tính phụ cấp một ngày. Đi công tác từ xã này sang xã khác cũng được tính công tác phí theo chặng đường và thời gian quy định như trên, những ngày lưu trú ở xã công tác không được tính.
- Nâng phụ cấp từ 0đ40 lên 0đ80 một ngày cho cán bộ, công nhân, nhân viên có nhiệm vụ đi công tác lưu động thường xuyên trên đường ở vùng rẻo cao, và 0đ40 một ngày trên đường ở vùng thấp; đi một buổi được tính nửa suất, không kể có ăn cơm trong hay ngoài cơ quan. Những ngày lưu lại công tác ở một nơi thì không có phụ cấp.
2. Chế độ bồi dưỡng khi ốm đau.
Nâng mức bồi dưỡng từ 0đ40 lên 0đ80 một ngày cho cán bộ, công nhân, nhân viên công tác ở vùng rẻo cao và hải đảo xa xôi, và từ 0đ30 lên 0đ50 cho vùng thấp khi ốm đau nằm ở cơ quan, xí nghiệp, công, nông, lâm trường… hoặc nhà đồng bào, có giấy chứng nhận của cơ quan, xí nghiệp, công, nông, lâm trường hoặc Ủy ban hành chính xã.
3. Phương tiện công tác.
Đối với cán bộ, công nhân, nhân viên ở vùng rẻo cao, hải đảo xa xôi thường xuyên phải đi công tác được cấp một người: 1 áo bông, 1 áo mưa hoặc 2m50 ni lông, 2m50 vải bạt Nam định, 1 bi đông đựng nước. Thời hạn 3 năm được xét cấp một lần; trong thời gian ấy nếu thay đổi công tác về vùng thấp hoặc đồng bằng thì cơ quan thu hồi lại để cấp cho người khác.
Còn những cán bộ, công nhân, nhân viên tuy công tác ở vùng rẻo cao, hải đảo xa xôi nhưng không phải đi xa như làm việc tại văn phòng, cửa hàng, xí nghiệp, công, nông, lâm trường, trạm thuế,… thì không áp dụng việc cấp phát này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THI HÀNH
Thông tư này áp dụng cho cán bộ, công nhân, nhân viên ở các cơ quan chính quyền, đoàn thể, doanh, xí nghiệp, công, nông, lâm trường ở miền núi. Nhưng mỗi ngành, mỗi địa phương phải căn cứ vào đặc điểm của ngành mình, địa phương mình mà quy định cụ thể việc áp dụng, không phải địa phương nào, ngành nào cũng áp dụng đầy đủ tất cả các chế độ được bổ sung trong thông tư này.
Đối với các đoàn công tác đã có chế độ phụ cấp lưu động như đoàn khảo sát, thăm dò địa chất… nếu áp dụng thông tư này thì các Bộ chủ quản cần trao đổi thống nhất với Bộ Lao động trước khi hướng dẫn thi hành.
Việc phân loại vùng rẻo cao và vùng thấp vẫn giữ như Ủy ban hành chính địa phương đã phân định trong việc áp dụng thông tư số 43-TT/LB ngày 30/11/1957. Riêng các hải đảo xa xôi thì Liên bộ quy định 3 đảo: Bạch long vỹ, Long châu, Cô tô được áp dụng điểm 2 và điểm 3 của thông tư này.
Thông tư này bắt đầu thi hành từ ngày ban hành, không đặt vấn đề truy lĩnh.
KT.
BỘ TRƯỞNG |
BỘ
TRƯỞNG |
K.
T. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.