BỘ TÀI CHÍNH ******* |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******* |
Số: 14-TC/CNB |
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 1979 |
Căn cứ vào thông báo số 28-TB ngày 27-4-1979 của Thường vụ Hội đồng Chính phủ và thông tư số 11-LĐ/TT ngày 28-8-1979 của Bộ Lao động về bữa ăn giữa ca của công nhân viên các xí nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh, Bộ Tài chính hướng dẫn về nguồn vốn sử dụng và kế toán chi cho bữa ăn giữa ca như sau.
I. VỀ NGUỒN VỐN ĐỀ CHI CHO BỮA ĂN GIỮA CA
1. Đối với các xí nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho phép (Thủ tướng Chính phủ cho phép các xí nghiệp mới tiếp quản ở miền Nam theo thông tư số 01-TTg ngày 17-8-1976; Hội đồng Chính phủ cho phép các xí nghiệp nặng nhọc ở miền Bắc theo quyết định số 37-CP ngày 09-02-1978, Bộ Lao động cho phép các xí nghiệp có đủ điều kiện ăn giữa ca theo thông tư số 11-LĐ/TT ngày 28-8-1979) thì các khoản chi cho bữa ăn giữa ca được bảo đảm bằng các nguồn vốn sau đây:
- Số tiền 0,50đ chi cho một suất ăn được tính vào giá thành sản phẩm và kế toán vào khoản mục phụ cấp ngoài lương của công nhân, viên chức.
- Số tiền chi về quản lý phục vụ cho bữa ăn giữa ca sẽ do người ăn góp bằng 5% tiền ăn, và được ngân sách Nhà nước trợ cấp 3đ cho một suất ăn gồm 60 bữa/1 tháng (bao gồm cả 2 bữa ăn chính, ăn giữa ca và bồi dưỡng ca đêm). Nếu thiếu thì xí nghiệp dùng quỹ phúc lợi để thanh toán bằng cách bù lỗ về nhà ăn.
2. Đối với xí nghiệp tự tổ chức ăn giữa ca mà không thuộc diện được cơ quan có thẩm quyền cho phép nói trên, thì xí nghiệp phải tự tạo ra nguồn vốn để chi, không được tính vào giá thành. Xí nghiệp có thể dùng làm nguồn vốn để chi cho bữa ăn giữa ca bằng một phần lãi để lại cho 3 quỹ xí nghiệp của sản phẩm phụ ngoài kế hoạch Nhà nước và của lãi đăng ký kế hoạch Nhà nước cao. Trường hợp này xí nghiệp phải cân đối giữa nguồn vốn tự có với nhu cầu chi.
Trường hợp số thực chi cho bữa ăn giữa ca ít hơn số lãi được trích để lại cho 3 quỹ xí nghiệp từ lãi sản xuất phụ ngoài kế hoạch và lãi đăng ký kế hoạch Nhà nước cao, thì xí nghiệp phân bổ số lãi còn lại vào các quỹ của xí nghiệp theo tỷ lệ quy định của chế độ hiện hành.
II. VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ BỮA ĂN GIỮA CA
1. Đối với xí nghiệp được phép tính chi phí về bữa ăn giữa ca vào giá thành sản phẩm.
a) Khi tính phụ cấp bữa ăn giữa ca vào giá thành, ghi:
Nợ các tài khoản có liên quan (20, 23, 24, 25, 26).
Có tài khoản 69 – thanh toán với công nhân viên.(Điều khoản phụ cấp ngoài lương)
b) Khi chi thực tế:
Nợ tài khoản 69 – thanh toán với công nhân viên.
Có tài khoản liên quan (TK.50, TK.51…).
2. Đối với xí nghiệp chi bữa ăn giữa ca bằng một phần lãi để lại cho ba quỹ xí nghiệp của lãi sản phẩm phụ sản xuất ngoài kế hoạch Nhà nước và của lãi đăng ký kế hoạch cao.
a) Khi tính khoản phụ cấp ăn giữa ca, ghi:
Nợ tài khoản 80 - vốn trích (80.5).
Có tài khoản 69 – thanh toán với công nhân viên.
b) Khi chi thực tế:
Nợ tài khoản 69.
Có các tài khoản liên quan (TK.50, TK.51).
c) Cuối năm quyết toán:
Nếu số chi về bữa ăn giữa ca bằng hoặc nhỏ hơn lãi để lại cho xí nghiệp thì hạch toán:
Nợ tài khoản 99 – lãi lỗ.
Có tài khoản 80 – vốn trích (80.5).
Nếu số chi về bữa ăn giữa ca lớn hơn số lãi được trích thì chuyển đúng số được trích vào tài khoản 99 (lãi về sản phẩm phụ và lãi đăng ký cao).
Số chênh lệch chi quá phải bù bằng quỹ phúc lợi của xí nghiệp và kế toán ghi:
Nợ tài khoản 87 của quỹ xí nghiệp (TK 87.3).
Có tài khoản 80 vốn trích (TK 80.5).
Trong quá trình thực hiện, đề nghị các Bộ, các ngành, các địa phương thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc thi hành thống nhất và nếu cần, thì bàn bạc với Bộ Tài chính giải quyết các vấn đề tài chính kế toán mới phát sinh.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.