BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 128/1999/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 1999 |
Căn cứ Nghị định số 34/CP
ngày 1/6/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh phòng chống nhiễm vi
rút gây ra hội chứng mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Căn cứ Quyết định số 531/TTg ngày 08/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản
lý các chương trình quốc gia.
Căn cứ Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg ngày 14/1/1998 của Chính phủ về quản lý
các chương trình mục tiêu quốc gia.
Sau khi thống nhất vơi Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS
(Công văn số 780/UB ngày 11 tháng 10 năm 1999), Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội
dung chi và mức chi của Chương trình Quốc gia phòng chống HIV/AIDS như sau:
- Chi mua sắm trang thiết bị, thuốc, hoá chất, sinh phẩm phục vụ cho công tác chuyên môn.
- Chi cho công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, chi in ấn, ấn phẩm truyền thông, tài liệu và các biểu mẫu phục vụ cho Chương trình. Hỗ trợ cho phát thanh, truyền hình, báo chí, chiến dịch truyền thông phòng chống AIDS ở Trung ương và địa phương.
- Chi đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo khoa học nghiên cứu tác nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ phòng chống AIDS.
- Chi vốn đối ứng tiếp nhận vốn vay và viện trợ của các dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt (nếu có): Chi phí tiếp nhận, phân phối, vận chuyển thuốc, hoá chất, trang thiết bị, tiền thuê nhà, lương hợp đồng cán bộ dự án.
- Chi tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện mục tiêu chương trình theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Chi hỗ trợ cho cán bộ làm công tác giám sát dịch tễ, điều tra ổ dịch, tổ chức can thiệp phòng chống lây lan trong nhân dân, mức chi như thù lao của cán bộ y tế phòng chống dịch là 10.000 đồng/ ngày/cán bộ.
- 5.000 đồng/ mẫu cho giám sát trọng điểm và giám sát phát hiện.
- Chi hỗ trợ tiền thuốc cho bệnh nhân HIV/AIDS là người nghèo và các y, bác sỹ trực tiếp chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS không may bị lây nhiễm, đang điều trị tại các cơ sở y tế Nhà nước 100.000 đồng/bệnh nhân/năm.
- Chi hỗ trợ cho hoạt động quản lý, chăm sóc và tư vấn người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng với các mức như sau:
+ Chi hỗ trợ cho cán bộ làm công tác tổ chức sinh hoạt xã hội, học tập trao đổi thông tin tư vấn cho các đối tượng nhiễm HIV/AIDS. Mức chi: 50.000 đồng/bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS/ năm.
+ Cung cấp một số dụng cụ phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS cho người nhiễm HIV/AIDS như bao cao su, bơm kim tiêm. Mức chi: 20.000 đồng/người/năm.
+ Chi hỗ trợ khám sức khoẻ, cấp thuốc thông thường điều trị nhiễm trùng cơ hội 6 tháng một lần. Mức chi: 30.000 đồng/bệnh nhân AIDS/lần khám.
+ Chi thăm viếng khi bệnh nhân AIDS bị chết. Mức chi 50.000 đồng/bệnh nhân AIDS bị chết
+ Chi hỗ trợ các cơ sở y tế làm công tác vệ sinh phòng dịch khi người bệnh nhiễm HIV/AIDS bị chết. Mức chi 100.000 đồng/bệnh nhân AIDS bị chết.
- Hỗ trợ một phần tiền ăn cho đối tượng nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động tại trung tâm 05-06 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi họ hết thời hạn hưởng trợ cấp của chương trình 05, 06 (6 tháng). Mức hỗ trợ bằng 50% mức trợ cấp tiền ăn hiện hành đối với người nghiện ma tuý, mại dâm: Mức chi 42.000 đồng/ người/ tháng trong thời gian không quá 6 tháng.
- Chi các hoạt động tuyền truyền giáo dục cho người nhiễm HIV/AIDS tại các trung tâm 05, 06, các trại giam, trường giáo dưỡng (được hỗ trợ bằng tài liệu truyền thông trị giá tương đương với 5.000 đồng/bệnh nhân/tháng).
- Hàng năm, Bộ Tài chính phối hợp với Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và các Bộ, ngành liên quan phân bổ cụ thể cho các hoạt động theo mức chi nêu trên để thực hiện thống nhất trong toàn Quốc, trong phạm vi Ngân sách Nhà nước được Quốc hội phê duyệt.
3/ Công tác quản lý tài chính:
a/ Công tác lập dự toán và phân bổ kinh phí:
Việc lập dự toán, cấp phát và quản lý kinh phí chương trình được thực hiện theo Thông tư số 06 TT/LBKH-TC ngày 29/4/1997 của Liên Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình quốc gia, Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 8/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán NSNN và các văn bản quản lý Chương trình mục tiêu hiện hành của Nhà nước.
Hàng năm, căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; Thông tư hướng dẫn và giao số kiểm tra về dự toán chi Ngân sách Nhà nước của Bộ Tài chính, Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS phân bổ số kiểm tra cho các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và Đầu tư xem xét, cân đối, tổng hợp trình UBTVQH, Chính phủ phê duyệt và Bộ Tài chính thông báo nhiệm vụ chi cho các Bộ, ngành, địa phương.
- Sau khi nhận được thông báo dự toán ngân sách của chương trình, các Bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ và giao dự toán chi cho đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí của chương trình, chi tiết theo nội dung gửi Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS - Bộ Tài chính và Bộ kế hoạch - đầu tư.
- Các đơn vị được phân bổ kinh phí của chương trình lập dự toán chi tiết theo nội dung và mục lục Ngân sách Nhà nước gửi Bộ Tài chính, cơ quan chủ quản Chương trình.
b/ Cấp phát kinh phí chương trình phòng chống AIDS:
- Đối với kinh phí do Trung ương thực hiện: Căn cứ vào dự toán năm được giao và văn bản phê duyệt dự toán theo mục lục Ngân sách, các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí của chương trình lập dự toán chi hàng quý theo mục lục ngân sách Nhà nước gửi cơ quan chủ quản cấp trên, kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Cơ quan chủ quản cấp trên tổng hợp gửi Bộ Tài chính để cấp trực tiếp bằng hạn mức cho các Bộ, ngành Trung ương thực hiện.
- Đối với kinh phí do địa phương thực hiện: trên cơ sở dự toán năm được giao, từ năm 2000, Bộ Tài chính sẽ cấp cho các địa phương theo quy định tài chính hiện hành của Chính phủ.
- Đối với một số trường hợp đặc biệt phải tập trung mua vật tư, trang thiết bị đặc chủng cho công tác phòng chống AIDS thì do Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS thực hiện việc mua sắm và cung cấp hiện vật phải mở số sách theo dõi (số lượng, giá trị) tình hình sử dụng theo qui chế quản lý tài sản, vật tư hiện hành của Nhà nước.
4/ Công tác kiểm tra và quyết toán kinh phí:
Các đơn vị có sử dụng kinh phí của chương trình phải mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán các nguồn kinh phí của chương trình theo đúng chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 999/TC-QĐ-CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước.
- Đối với báo cáo quyết toán năm của các đơn vị thuộc địa phương được cấp kinh phí, sau khi có biên bản thẩm tra, xét duyệt của Sở Tài chính - Vật giá địa phương, cơ quan thường trực phòng chống AIDS tổng hợp và gửi Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS để tổng hợp gửi Bộ Tài chính.
- Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo quyết toán chung phần kinh phí của chương trình do Bộ, ngành Trung ương thực hiện.
- Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành kiểm tra thường xuyên, đột xuất tình hình sử dụng kinh phí Chương trình quốc gia phòng chống AIDS tại các Bộ ngành và địa phương.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 21-TC/HCSN ngày 9/4/1996 và số 78-TC/HCSN ngày 16/12/1996. Những quy định trước đây khác với nội dung quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.
|
Nguyễn Thị Kim Ngân (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.