THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 125-TTG-TN |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1964 |
VỀ VIỆC THI HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ SÁT SINH
Căn cứ đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Quyết nghị số 37-NQ-TVQH ngày 20 tháng 11 năm 1964 về việc sửa đổi chính sách thuế sát sinh.
Mục đích việc sửa đổi chính sách thuế sát sinh lần này như sau:
- Khuyến khích phát triển chăn nuôi,
- Hướng dẫn người chăn nuôi tiêu dùng thịt hợp lý và tập trung súc vật bán cho Nhà nước,
- Chiếu cố phong tục tập quán của đồng bào miền núi,
- Đảm bảo thu thuế sát sinh đầy đủ cho Nhà nước;
- Đề cao tính tích cực của các cấp chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo chăn nuôi và thu mua súc vật cho Nhà nước.
Nội dung các điểm sửa đổi về chính sách thuế sát sinh lần này như sau:
1. Thuế sát sinh thu theo đầu súc vật giết thịt, chứ không thu theo trọng lượng:
- Trâu, bò : 18 đồng một con,
- Lợn : 6 đồng một con,
- Dê : 3 đồng một con.
Đối với việc kinh doanh thịt của thương nghiệp quốc doanh thì không áp dụng chế độ thu thuế mà sẽ áp dụng chế độ thu quốc doanh. Tạm thời, trong khi chờ đợi thu quốc doanh thì vẫn thu thuế theo trọng lượng như hiện nay.
2. Về việc giảm, miễn thuế sát sinh thì phân biệt:
- Nếu bán súc vật cho Nhà nước, người chăn nuôi được miễn thuế đối với một phần số thịt được dành lại để ăn: ở đồng bằng là 15% và miền núi là 20% trọng lượng con vật.
- Nếu giết súc vật để ăn thì, ở đồng bằng, người chăn nuôi được giảm 10% và ở miền núi là 15% số thuế sát sinh.
- Giết súc vật trong các đám ma, đám cưới ở miền núi, người chăn nuôi được giảm thuế từ 30% trở lên đến miễn hẳn; Bộ Tài chính bàn với Ủy ban Dân tộc quy định mức giảm miễn thuế cho thích hợp với phong tục từng vùng của đồng bào miền núi.
Chỉ những người chăn nuôi con vật từ bốn tháng trở lên mới được hưởng các điều khoản giảm, miễn thuế như trên.
- Xã được thu khoảng 15% thuế sát sinh đối với số súc vật thu mua cho Nhà nước;
- Tỉnh chăn nuôi được thu khoảng 55% thuế sát sinh đối với số súc vật điều ra ngoài địa phương;
- Tỉnh giết thịt chỉ được thu khoảng 30% thuế sát sinh đối với số súc vật điều ở các địa phương khác về, chứ không được hưởng toàn bộ số thuế sát sinh như hiện nay.
Đối với số súc vật chăn nuôi ở địa phương và giết thịt ở địa phương, việc phân phối số thu về thuế sát sinh giữa tỉnh và xã vẫn như hiện nay (tỉnh 85%, xã 15%).
Trong việc lãnh đạo thi hành, Thủ tướng Chính phủ nhắc Ủy ban hành chính các cấp chú ý làm tốt việc giải thích chính sách, không nên xem nhẹ việc này.
Cần làm cho người chăn nuôi hiểu đúng mục đích việc sửa đổi chính sách thuế sát sinh, nhất trí về sự cần thiết phải quy định chặt chẽ việc giảm miễn thuế.
Cần làm cho cán bộ thu thuế, thu mua nhận rõ yêu cầu của chính sách để khắc phục mọi khó khăn về nghiệp vụ kế toán do việc sửa đổi chính sách thuế sát sinh lần này sinh ra.
Bộ Tài chính bàn với Bộ Nội thương quy định biện pháp giảm miễn thuế cho người chăn nuôi bán súc vật cho Nhà nước và biện pháp phân phối số thu về thuế sát sinh thích hợp căn cứ vào mấy nguyên tắc sau đây:
- Sòng phẳng với người chăn nuôi bán súc vật cho Nhà nước, sòng phẳng với ngân sách xã và tỉnh chăn nuôi súc vật;
- Tránh mọi sơ hở có thể sinh ra tệ tham ô, đơn giản sổ sách kế toán.
Cần tích cực chuẩn bị chu đáo mọi mặt để thi hành các điểm sửa đổi về chính sách thuế sát sinh trước Tết âm lịch năm nay.
Tất cả các quy định trước đây trái với Quyết nghị số 37-NQ-TVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội và thông tư này đều bãi bỏ.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nội thương, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn tổ chức thi hành Quyết nghị số 37-NQ-TVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội và thông tư này.
|
KT. THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.