BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120/2012/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2012 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN SUẤT CHI ĐÀO TẠO CHO LƯU HỌC SINH LÀO VÀ CAMPUCHIA (DIỆN HIỆP ĐỊNH) HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4986/VPCP-QHQT ngày 06/07/2012 về việc điều chỉnh định mức đào tạo lưu học sinh Lào và Campuchia tại Việt Nam;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ suất chi đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia (diện Hiệp định) học tập tại Việt Nam như sau:
Đối tượng áp dụng suất chi đào tạo là các lưu học sinh Lào, Campuchia được Chính phủ Lào và Chính phủ Vương quốc Campuchia cử sang học tập tại các trường trung học, đại học của Việt Nam diện Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào và giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Vương quốc Campuchia về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hoá, khoa học kỹ thuật (sau đây được gọi tắt là lưu học sinh Lào, Campuchia).
Trong Thông tư này, các từ sau đây được hiểu như sau:
1. Hiệp định: được hiểu là Hiệp định về Hợp tác Kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Biên bản kỳ họp Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật.
2. Lưu học sinh: là học sinh nước ngoài vào Việt Nam học hoặc học sinh Việt Nam ra nước ngoài học, trong Thông tư này là học sinh Lào, Campuchia vào Việt Nam học theo Hiệp định đã ký kết giữa Chính phủ Việt nam với Chính phủ Lào và Chính phủ Vương quốc Campuchia.
1. Đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý tài chính của cơ sở đào tạo. không sử dụng kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào và Campuchia để chi cho những nội dung khác.
2. Cơ sở đào tạo đảm bảo chất lượng tuyển sinh, chất lượng đầu vào của lưu học sinh và chất lượng đào tạo để hoạt động hợp tác đào tạo có hiệu quả.
Điều 4. Cơ cấu suất chi đào tạo
Suất chi đào tạo cho lưu học sinh do ngân sách nhà nước đảm bảo theo Thông tư này bao gồm:
Kinh phí đào tạo cấp trực tiếp cho cơ sở đào tạo
Chi sinh hoạt phí và hỗ trợ trang cấp ban đầu cấp trực tiếp cho lưu học sinh thông qua cơ sở đào tạo (trừ trường hợp cơ sở đào tạo tổ chức ăn tập trung bắt buộc theo quy định thì suất ăn tập trung cấp cho cơ sở đào tạo theo định mức hiện hành của cơ sở đào tạo).
Điều 5. Kinh phí đào tạo cấp trực tiếp cho cơ sở đào tạo, gồm các khoản sau
1. Kinh phí đào tạo được cấp cho các bậc học theo mức: 2.240.000 đồng/lưu học sinh/tháng (đối với các hệ trung cấp, hệ đại học, sau đại học), và 4.770.000 đồng/lưu học sinh/tháng (đối với các khoá ngắn hạn), bao gồm:
a) Chi thường xuyên hàng tháng, gồm chi giảng dạy, học tập bao gồm: tiền lương cán bộ (kể cả bồi dưỡng giảng dạy ngoài giờ), tài liệu, thí nghiệm, thực hành, thực tập môn học, các khoản chi khác có liên quan đến giảng dạy và học tập của lưu học sinh; Chi hành chính, gồm chi văn phòng phẩm, văn hoá, thể thao, điện, nước, xăng dầu, các loại bảo hiểm theo quy định (bảo hiểm y tế học sinh, y tế cơ quan...), khám bệnh tổng thể đầu khóa học, mua sắm bổ sung vật rẻ tiền mau hỏng, tiếp khách, các khoản chi khác.
b) Các khoản chi một lần cho cả khoá học: chi hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, thực hành và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của lưu học sinh ở tại kí túc xá, chi tham quan, chi làm hồ sơ thủ tục nhập học, chi tổng kết, kết thúc khoá học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp, chi tặng phẩm, chi đón và tiễn lưu học sinh đi và về tại sân bay quốc tế Việt Nam.
c) Các khoản chi phát sinh trong năm: chi khám bệnh tổng thể định kỳ hàng năm, chi Quốc khánh Việt Nam và Quốc khánh nước bạn, Tết cổ truyền Việt Nam và Tết cổ truyền nước bạn.
d) Căn cứ vào các nội dung chi tiêu nói trên, các trường chủ động trong việc chi tiêu nhưng không vượt quá mức quy định tại khoản 1 Điều này. Việc quyết toán kinh phí thực hiện theo thực chi, với đầy đủ hoá đơn, chứng từ chứng minh việc chi tiêu theo quy định. Các trường tổ chức mua bảo hiểm y tế cho lưu học sinh theo chế độ quy định.
đ) Đối với lưu học sinh cao học hệ chính quy không tập trung: học sinh có mặt học tại Việt Nam tháng nào thì thực hiện suất chi đào tạo tháng đó.
e) Trường hợp nhà trường không có đủ điều kiện phục vụ ăn ở, sinh hoạt cho các lưu học sinh nước ngoài thì căn cứ vào các mức chi nói trên, các trường đại học cùng cơ sở phục vụ lưu học sinh thoả thuận kí kết hợp đồng về các điều kiện đảm bảo ăn, ở, sinh hoạt cho lưu học sinh trong phạm vi định mức trên.
g) Các cơ sở đào tạo thuộc khối Quốc phòng, an ninh, cơ yếu, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật được tăng thêm 10% khoản chi đào tạo được cấp của mỗi bậc học để chi cho việc đảm bảo giảng dạy và học tập của học sinh.
2. Ngoài các định mức nêu tại Khoản 1 Điều này, ngân sách nhà nước hỗ trợ:
a) Mỗi lưu học sinh: 1 vé máy bay lượt sang (đối với lưu học sinh Lào) và 1 vé máy bay lượt về (nếu tốt nghiệp) hạng phổ thông, lệ phí sân bay, cước hành lý thêm ngoài vé (20kg) theo thực tế theo tuyến đường tiết kiệm chi phí nhất. Trường hợp học sinh tự lựa chọn phương tiện khác (không phải phương tiện máy bay) thì được thanh toán giá vé theo thực tế ghi tại hoá đơn thu tiền của phương tiện đi lại, tuy nhiên không cao hơn giá vé máy bay hạng phổ thông thấp nhất từ điểm đi đến điểm đến. Đối với học viên cao học hệ chính quy không tập trung, mỗi kỳ học tập trung học sinh được hỗ trợ một lượt vé đi hoặc một lượt vé về. Trường hợp cơ sở đào tạo tổ chức đưa đón tập trung từ/đến cửa khẩu cho lưu học sinh và được lưu học sinh nhất trí thì thanh toán chi phí đi lại từ/đến cửa khẩu theo thực chi, nhưng tối đa không quá 50% giá vé máy bay hạng phổ thông thấp nhất từ điểm đi đến điểm đến.
b) Tiền phiên dịch cho các khoá học ngắn hạn từ 3 tháng trở xuống có số học sinh dưới 20 người và không thể bố trí được phiên dịch trong số học viên, với mức hỗ trợ là 150.000 đồng/giờ giảng/lớp, tương đương mức 1.200.000 đồng/ngày giảng 8 tiếng/lớp. Đối với các khoá ngắn hạn từ 3 tháng trở xuống có thể bố trí phiên dịch trong số học viên, thì người phiên dịch được hưởng phụ cấp phiên dịch bằng 50% định mức phiên dịch nêu trên.
c) Hỗ trợ chi phí biên dịch để dịch các tài liệu thuyết trình trực tiếp phục vụ công tác giảng dạy của các khoá ngắn hạn. Mức cụ thể dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước bạn là không quá 150.000 VND/trang (350 từ). Cơ sở đào tạo chỉ được chi biên dịch các tài liệu thuyết trình trên lớp theo hướng chuẩn hóa để có thể sử dụng cho các khóa học tương tự tiếp theo; không chi cho việc biên dịch tài liệu tham khảo, không chi tiêu chồng chéo, dịch lại các tài liệu thuyết trình của các khoá học giống nhau đã được cấp tiền để dịch trước đó.
3. Các Bộ, ngành, đơn vị cần căn cứ vào cơ sở vật chất thực tế hiện có của mình để tiếp nhận và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia cho phù hợp, đảm bảo thuận tiện nơi ăn, ở, học tập và sinh hoạt cho lưu học sinh.
Điều 6. Phần chi sinh hoạt phí và hỗ trợ trang cấp ban đầu cho lưu học sinh:
a) Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ trung học: 2.140.000 đồng/lưu học sinh/tháng.
b) Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ đại học: 2.530.000 đồng/lưu học sinh/tháng.
c) Lưu học sinh đào tạo hệ sau đại học: 2.860.000 đồng/lưu học sinh/tháng.
d) Lưu học sinh đào tạo, tập huấn ngắn hạn (dưới 12 tháng): 3.350.000 đồng/lưu học sinh/tháng.
a) Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ trung học: 1.110.000 đồng/lưu học sinh/tháng.
b) Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ đại học: 1.340.000 đồng/lưu học sinh/tháng.
c) Lưu học sinh đào tạo hệ sau đại học: 1.670.000 đồng/lưu học sinh/tháng.
d) Lưu học sinh đào tạo, tập huấn ngắn hạn (dưới 12 tháng): 2.050.000 đồng/lưu học sinh/tháng.
3. Hỗ trợ trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu: hỗ trợ một lần cho một lưu học sinh để sử dụng trong cả khoá học (nếu mất hoặc hư hỏng thì không cấp lại), bao gồm để trang bị các vật dụng cần thiết như chăn, màn, chậu rửa, quần áo...cụ thể như sau:
a) Lưu học sinh hệ tập trung dài hạn được cấp: 3.900.000 đồng/người
b) Lưu học sinh hệ tập trung ngắn hạn được cấp: 3.120.000 đồng/người
c) Riêng lưu học sinh khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, ngoài số tiền được cấp theo tiết a hoặc b của khoản 3 Điều này, được cấp bổ sung chênh lệch quân trang trị giá 55.000 đồng/người/tháng.
d) Đối với các đối tượng là lưu học sinh đã được hỗ trợ trang cấp cá nhân ban đầu khi sang học tiếng Việt để thi tuyển vào các bậc học thì sẽ không được hỗ trợ trang cấp cá nhân ban đầu khi vào bậc học chính thức.
Điều 7. Lưu học sinh sang học tiếng Việt để thi tuyển vào các bậc học
Đối với học sinh sang học tiếng Việt để thi tuyển vào các bậc học thì trong thời gian học tiếng Việt định mức chi áp dụng cho đối tượng này được quy định cụ thể như sau:
1. Kinh phí đào tạo cấp trực tiếp cho cơ sở đào tạo: Áp dụng định mức chi của bậc học mà học sinh sẽ tham gia thi tuyển quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Phần chi sinh hoạt phí và hỗ trợ trang cấp ban đầu cho lưu học sinh:
a) Phần chi sinh hoạt phí
- Thi tuyển vào bậc Sau đại học (hoặc bậc học tương đương) được hưởng mức: 2.530.000 đồng/người/tháng.
- Thi tuyển vào bậc Trung học, Đại học (hoặc bậc học tương đương) được hưởng mức: 2.140.000 đồng/người/tháng.
b) Hỗ trợ trang cấp ban đầu: Áp dụng định mức chi quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Điều 8. Lập dự toán, cấp phát, quyết toán
1. Căn cứ vào văn bản của Thủ tướng Chính phủ về việc giao thực hiện Hiệp định hợp tác hàng năm giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào, giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Vương quốc Campuchia và chỉ tiêu kế hoạch đào tạo học sinh Lào và học sinh Campuchia, cơ sở đào tạo được giao tiếp nhận đào tạo lưu học sinh, căn cứ vào số lượng lưu học sinh được giao và quy định về suất chi đào tạo tại Thông tư này, lập dự toán chi đào tạo lưu học sinh gửi cơ quan chủ quản thẩm định để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định giao dự toán từ nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam giành cho Chính phủ Lào và Chính phủ Vương quốc Campuchia hàng năm.
2. Cơ sở đào tạo gửi dự toán hàng năm được cấp thẩm quyền phê duyệt cho Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ cấp phát.
3. Việc cấp phát kinh phí đào tạo cho lưu học sinh đang học tập tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hình thức rút dự toán qua Kho bạc Nhà nước.
4. Hàng năm, không muộn hơn ngày 31 tháng 3, các cơ sở đào tạo lập báo cáo quyết toán kinh phí đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia của năm trước gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp trong báo cáo quyết toán kinh phí viện trợ cho Lào, Campuchia của cơ quan chủ quản. Các cơ quan chủ quản, các Bộ, ngành lập báo cáo chi viện trợ cho Lào – Campuchia gửi Bộ Tài chính để tổng hợp không muộn hơn ngày 30 tháng 6 hàng năm để đảm bảo tiến độ quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định. Trình tự, thủ tục quyết toán kinh phí đào tạo lưu học sinh (diện Hiệp định) bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012 và được áp dụng kể từ năm học 2012-2013, thay thế Thông tư số 16/2006/TT-BTC ngày 07/03/2006 của Bộ Tài chính Quy định chế độ suất chi đào tạo học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam và Thông tư số 41/2008/TT-BTC ngày 22/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn điều chỉnh tăng tiền ăn cho học sinh Lào và học sinh Campuchia học tập tại Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan thông báo cho Bộ Tài chính để kịp thời bổ sung, sửa đổi./.
Nơi nhận : |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.