BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2010/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2010 |
BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỦ YẾU SỬ DỤNG TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ Luật Dược ngày
14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT - BYT- BTC ngày 14 tháng 8 năm 2009
của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế;
Để đáp ứng yêu cầu điều trị bằng thuốc y học cổ truyền cho người bệnh, Bộ Y tế
ban hành Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa
bệnh và hướng dẫn thực hiện như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này " Danh mục vị thuốc y học cổ truyền" và " Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền" chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Danh mục vị thuốc y học cổ truyền và Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư này là căn cứ để các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn, bảo đảm nhu cầu điều trị và thanh toán tiền thuốc cho các đối tượng người bệnh, người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.
2. Danh mục thuốc ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập, ngoài công lập.
1. Danh mục vị thuốc y học cổ truyền (Phụ lục 1): Bao gồm 300 vị thuốc được sắp xếp vào 27 nhóm theo phân nhóm tác dụng chữa bệnh của y học cổ truyền.
a) Tên vị thuốc: ghi theo quy định của Dược điển Việt Nam
b) Nguồn gốc: ghi nguồn gốc của vị thuốc là thuốc nam hay thuốc bắc
c) Tên khoa học của vị thuốc: ghi theo quy định của Dược điển Việt Nam
d) Tên khoa học của cây, con hoặc khoáng vật làm thuốc.
2. Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền (Phụ lục 2): Bao gồm 127 chế phẩm thuốc y học cổ truyền được phân thành 11 nhóm theo phân nhóm tác dụng chữa bệnh của y học cổ truyền.
a) Tên thuốc hoặc thành phần thuốc: ghi tên chung với thuốc cổ phương, thuốc có tên chung, ghi tên thành phần dược liệu đối với các thuốc không có tên chung.
b) Dạng bào chế
c) Đường dùng
d) Ghi chú: ghi tên riêng của một số chế phẩm có thành phần như đã nêu trong cột tên thuốc/ thành phần thuốc
Điều 4. Hướng dẫn sử dụng Danh mục
1. Đối với danh mục vị thuốc:
a) Sử dụng cho tất cả các tuyến khám chữa bệnh nhưng phải tuân thủ theo quy chế kê đơn, phân tuyến kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và phù hợp với khả năng chuyên môn của bác sĩ y học cổ truyền, y sĩ y học cổ truyền hoặc lương y làm việc tại cơ sở y tế kê đơn.
b) Đối với các vị thuốc bao gồm Linh chi có nguồn gốc từ nước ngoài, Xuyên sơn giáp, Nhân sâm là thuốc phải được hội chẩn trước khi chỉ định sử dụng. Hình thức hội chẩn theo quy chế hội chẩn do Bộ Y tế ban hành.
2. Đối với danh mục chế phẩm:
a) Sử dụng cho tất cả các tuyến khám chữa bệnh nhưng phải tuân thủ theo quy chế kê đơn, phù hợp với khả năng chuyên môn và phân tuyến kỹ thuậttheo quy định của Bộ Y tế.
b) Thuốc xếp nhóm này dùng điều trị bệnh thuộc nhóm khác được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán nếu thuốc có công dụng, chỉ định như đăng ký trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được duyệt cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Điều 5. Xây dựng danh mục thuốc cụ thể của mỗi cơ sở khám chữa bệnh và trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh
1. Căn cứ vào Danh mục và hướng dẫn sử dụng danh mục ban hành kèm theo Thông tư này; căn cứ mô hình bệnh tật tại địa phương và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế, các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn, xây dựng Danh mục thuốc y học cổ truyền sử dụng tại đơn vị để tổ chức cung ứng, sử dụng cho người bệnh.
Đối với thuốc chế phẩm ghi tên chung trong Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư này: khi xây dựng danh mục thuốc tại đơn vị tên thuốc chế phẩm cụ thể có thể ghi tên chung hoặc tên riêng của thuốc được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
2. Việc lựa chọn thuốc chế phẩm cụ thể (bao gồm cả các chế phẩm y học cổ truyền do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bào chế; các chế phẩm thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này) để sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh theo nguyên tắc: ưu tiên thuốc của các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), thuốc có hiệu quả, chi phí hợp lý.
3. Lựa chọn thuốc chế phẩm thay thế thuốc có trong danh mục: Trường hợp chế phẩm có thành phần, công dụng, chỉ định tương tự như chế phẩm có trong Danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư này đã được cấp số đăng ký còn hiệu lực và được sản xuất tại cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc tại các cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu thì được sử dụng thay thế thuốc có trong danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thuốc thành phẩm do cơ sở khám chữa bệnh tự bào chế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại cơ sở mình theo đúng quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng do cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được thanh toán nếu các vị thuốc thành phần đều có trong Danh mục vị thuốc y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, đúng quy định; tuân thủ quy chế kê đơn, chỉ định và sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý.
Điều 6. Thanh toán chi phí đối với người bệnh
1. Đối với người bệnh tự chi trả viện phí: căn cứ các quy định hướng dẫn về thu viện phí, thanh toán tiền thuốc và tỷ lệ hư hao đối với các vị thuốc y học cổ truyền đã được cấp có thẩm quyền quy định, cơ sở khám chữa bệnh thanh toán trực tiếp với người bệnh
2. Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế: các cơ sở khám chữa bệnh thống nhất với Bảo hiểm xã hội để thanh toán chi phí tiền thuốc sử dụng cho người bệnh theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.
3. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với ban ngành liên quan và Bảo hiểm xã hội để thống nhất về tỷ lệ hư hao (không quá tỷ lệ tối đa do Bộ Y tế quy định), tỷ lệ chi phí khác đối với vị thuốc y học cổ truyền và giá thành đối với chế phẩm y học cổ truyền do cơ sở khám chữa bệnh tự bào chế để thanh toán đối với người bệnh và quỹ bảo hiểm y tế.
4. Trường hợp các thuốc được các chương trình, dự án cấp thì quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 6 năm 2010.
Bãi bỏ danh mục vị thuốc y học cổ truyền, danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền và hướng dẫn sử dụng danh mục thuốc YHCT ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quyết định số 10/2008/QĐ-BYT ngày 22/02/2008 về việc bổ sung danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền ban hành kèm theo quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 và mục B nhóm Thuốc từ dược liệu kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BYT ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.