BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11-TC/CNA |
Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 1986 |
Thi hành Quyết định số 76-HĐBT ngày 6-6-1986 của Hội đồng Bộ trưởng quy định tạm thời quyền tự chủ tài chính của các đơn vị kinh tế cơ sở, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận và trích lập quỹ xí nghiệp trong công nghiệp quốc doanh như sau: 1. Chế độ phân phối lợi nhuận xí nghiệp được quy định dựa trên lợi nhuận thực sự làm ra của xí nghiệp, khi phân phối có tính đến mức hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh được duyệt; vận dụng nguyên tắc phân phối theo lao động và sự công bằng xã hội giữa các đơn vị xí nghiệp và giữa các ngành kinh tế, bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa ba lợi ích là lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể xí nghiệp và lợi ích cá nhân người lao động, sử dụng lợi nhuận như một đòn bẩy kinh tế quan trọng để không ngừng thúc đẩy sản xuất phát triển và kinh doanh có hiệu quả.
2. Căn cứ để thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận là số lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận thực tế đạt được của đơn vị xí nghiệp.
- Lợi nhuận kế hoạch hàng năm của xí nghiệp được xác định trên cơ sở tổng doanh thu kế hoạch tính theo giá bán của sản phẩm (sau khi đã trừ đi các khoản chênh lệch giá nếu có); trừ đi giá thành kế hoạch và thu quốc doanh và thuế phải nộp.
Lợi nhuận sản xuất chính, sản xuất phụ bằng phế liệu, phế phẩm và các khoản lợi nhuận khác (như lợi nhuận sản xuất phụ trợ và cung cấp lao vụ cho bên ngoài, lợi nhuận kinh doanh ngoài cơ bản...) phải được kế hoạch hoá trong một kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính thống nhất của xí nghiệp.
- Lợi nhuận thực hiện của xí nghiệp bao gồm các khoản lợi nhuận của các phần sản xuất nói trên và được xác định trên cơ sở tổng doanh thu thực hiện trừ đi giá thành thực tế được duyệt, trừ đi thu quốc doanh (kể cả khoản thu quốc doanh bổ sung) hoặc thuế và khoản thu về chênh lệch giá nếu có.
3. Ngoài khoản lợi nhuận sản xuất phụ bằng phế liệu, phế phẩm được phân phối theo những tỷ lệ khuyến khích, các khoản lợi nhuận còn lại được phân phối theo những tỷ lệ thống nhất.
Để khuyến khích xí nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch được duyệt, phần vượt kế hoạch về lợi nhuận được khuyến khích với tỷ lệ phần trăm để lại xí nghiệp cao hơn.
Ngược lại nếu xí nghiệp không hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh chủ yếu của Nhà nước thì sẽ bị phạt trừ vào phần lợi nhuận để lại xí nghiệp, nhằm tránh tình trạng xí nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận, hạch toán tăng lợi nhuận trong khi không hoàn thành các chỉ tiêu sản lượng và chất lượng sản phẩm.
4. Căn cứ để tính mức trích quỹ xí nghiệp là lợi nhuận thực hiện của xí nghiệp. Còn điều kiện để được trích lập quỹ xí nghiệp là lợi nhuận nộp ngân sách Nhà nước và các chỉ tiêu pháp lệnh chủ yếu khác.
Xí nghiệp thực hiện việc trích lập 3 quỹ kịp thời ngay từng quý trong năm, sau khi hoàn thành nghĩa vụ thu nộp ngân sách Nhà nước theo kế hoạch.
5. Mở rộng hơn phạm vi sử dụng lợi nhuận, phạm vi sử dụng quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng nhằm nâng cao quyền tự chủ của xí nghiệp trong việc sử dụng phần lợi nhuận để lại xí nghiệp.
II- PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP QUỸ XÍ NGHIỆP 1. Kế hoạch hoá phân phối lợi nhuận:Tổng số lợi nhuận kế hoạch của xí nghiệp được phân phối theo tỷ lệ để lại xí nghiệp 50% và nộp ngân sách Nhà nước 50% .
Riêng đối với lợi nhuận kế hoạch của sản phẩm sản xuất phụ bằng phế liệu phế phẩm, xí nghiệp được kế hoạch hoá để lại xí nghiệp 70% và nộp ngân sách Nhà nước 30%.
Toàn bộ phần lợi nhuận để lại xí nghiệp theo kế hoạch được phân cho 3 quỹ, theo tỷ lệ quy định như sau:
Cho quỹ khuyến khích phát triển sản xuất từ 35% đến 50%. Mức cụ thể trong khoảng từ 35 đến 50% do Bộ, Sở chủ quản quy định cho phù hợp với yêu cầu và đặc điểm sản xuất của từng xí nghiệp, từng ngành.
Số còn lại trích vào 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi, trong đó 2/ 3 cho quỹ khen thưởng và khoảng 1/3 cho quỹ phúc lợi. Mức trích cụ thể do giám đốc xí nghiệp quyết định sau khi có ý kiến tham gia của công đoàn cơ sở.
Xí nghiệp không được lấy phần lợi nhuận và phần khấu hao cơ bản phải nộp ngân sách Nhà nước, hoặc các khoản phải nộp khác để trả nợ tiền vay ngân hàng về đầu tư mua sắm tài sản cố định.
2. Thực hiện phân phối lợi nhuận:
Trên cơ sở tổng số lợi nhuận kế hoạch, số lợi nhuận phải nộp ngân sách của xí nghiệp nói trên được duyệt và trở thành chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh của Nhà nước giao cho xí nghiệp.
Số lợi nhuận phải nộp ngân sách Nhà nước theo kế hoạch được phân thành 4 quý và xí nghiệp có nhiệm vụ nộp đều hàng tháng (hoặc theo định kỳ do đặc điểm chu kỳ sản xuất sản phẩm) vào ngân sách Nhà nước.
Số được trích 3 quỹ theo kế hoạch cả năm được phân ra làm 4 quý và xí nghiệp được tạm trích 70% hàng quý vào mỗi quỹ sau khi đã hoàn thành việc nộp lợi nhuận và các khoản thu khác vào ngân sách Nhà nước hàng quý theo kế hoạch được duyệt và có ý kiến xác nhận của cơ quan tài chính (chi cục thu quốc doanh và quản lý tài chính xí nghiệp trung ương - đối với các đơn vị xí nghiệp trung ương; hoặc tài chính địa phương - đối với xí nghiệp địa phương).
Hết năm khi xét duyệt quyết toán (bao gồm việc xét duyệt để trích lập chính thức các quỹ xí nghiệp), xí nghiệp sẽ được tính toán đầy đủ số trích lập 3 quỹ theo thứ tự như sau:
- Tổng số lợi nhuận thực hiện trong phạm vi của số kế hoạch lợi nhuận đã được duyệt thì phân phối như quy định ở điểm 1, mục II nói trên: 50% nộp vào ngân sách Nhà nước, 50% để lại xí nghiệp đối với sản xuất chính; đối với phần sản xuất phụ bằng phế liệu phế phẩm: 30% nộp ngân sách, 70% để lại xí nghiệp. Trường hợp xí nghiệp không hoàn thành kế hoạch nộp lợi nhuận của sản xuất chính (trên cơ sở của số lợi nhuận thực hiện) thì số lợi nhuận sản xuất phụ phải nộp ngân sách 50%, để lại xí nghiệp 50%.
Tỷ lệ phân phối lợi nhuận của sản xuất phụ được áp dụng chung cho cả phần trong kế hoạch và vượt kế hoạch.
- Lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch của phần sản xuất chính (kể cả sản xuất phụ trợ hoặc lao vụ cho bên ngoài và kinh doanh ngoài cơ bản nếu có) được phân phối như sau:
Đối với các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm... (gọi chung là công nghiệp B): lợi nhuận vượt kế hoạch nộp ngân sách Nhà nước 40%, để lại xí nghiệp 60%.
Đối với các ngành công nghiệp nặng, khai thác gỗ, đánh cá biển... (gọi chung là công nghiệp A): nộp ngân sách Nhà nước 20%, để lại xí nghiệp 80%.
Phần lợi nhuận để lại xí nghiệp (kể cả trong kế hoạch và vượt kế hoạch) được phân phối cho 3 quỹ theo các tỷ lệ quy định ở điểm 1, mục II sau khi trừ đi các khoản phải nộp phạt về vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm kỷ luật tiền mặt, tín dụng, thanh toán... chi trả các khoản bất hợp lý, bất hợp lệ không được hạch toán vào giá thành như các khoản chi phí tiêu cực, lãng phí...
Nếu xí nghiệp không hoàn thành 3 (hoặc 2, hoặc 1 tuỳ theo loại xí nghiệp) chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh chủ yếu cả năm nói sau đây:
- Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện (trong đó ghi rõ kim ngạch xuất khẩu nếu có).
- Sản phẩm chủ yếu với quy cách và chất lượng quy định theo kế hoạch và hợp đồng (trong đó ghi rõ phần cho quốc phòng và cho xuất khẩu nếu có).
- Các khoản nộp ngân sách (gồm lợi nhuận và các khoản nộp khác), thì cứ mỗi phần trăm, không hoàn thành về 1 trong 2 chỉ tiêu thứ nhất và thứ 2 phải trừ đi 2% số tiền được trích cho mỗi quỹ (3 quỹ) và mỗi phần trăm không hoàn thành chỉ tiêu thứ 3, phải trừ đi 3% số tiền được trích cho mỗi quỹ.
Khi đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu các khoản nộp ngân sách, cần phải so sánh tổng số các khoản nộp thực tế với tổng số các khoản nộp theo kế hoạch, bao gồm số nộp lợi nhuận, thu quốc doanh, hoặc thuế, khấu hao cơ bản phải nộp và các khoản phải nộp khác như chênh lệch giá nếu có v.v... và các khoản nộp thực tế đó chỉ được xác nhận trong phạm vi của số phát sinh phải nộp.
Ví dụ:
Các
khoản
phải nộp |
Theo kế hoạch | Theo thực tế |
Số đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch nộp |
||||
Ngân sách |
Tổng số phát sinh |
Số phải nộp |
Tổng số phát sinh |
Số phải nộp |
Số đã nộp trong năm |
Tổng số |
% |
Lợi nhuận Thu quốc doanh Khấu hao cơ bản |
10 12 6 |
5 12 3 |
8 13 4 |
4 13 2 |
5 12 2 |
4 12 2 |
|
Cộng |
28 |
20 |
25 |
19 |
19 |
18 |
18x100 ---------= 90% 20 |
Ngoài ra, nếu xí nghiệp vi phạm chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước như vi phạm các chế độ báo cáo thống kê kế toán, nộp không đều đặn và kịp thời các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước, kể cả các khoản phải nộp vượt kế hoạch v.v... thì cứ mỗi vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm mà giảm trừ từ 2 đến 5% số tiền được trích cho mỗi quỹ (3 quỹ).
Các số phạt trừ nói trên vào 3 quỹ của xí nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều kiện về thời điểm xí nghiệp được trích đủ (100%) số lợi nhuận để lại xí nghiệp lập 3 quỹ theo những quy định nói trên là xí nghiệp phải hoàn thành 100% số lợi nhuận phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định (có xác nhận của cơ quan tài chính cùng cấp) trên cơ sở số liệu xét duyệt quyết toán hàng năm cho xí nghiệp.
3. Đối với những xí nghiệp có lỗ theo chính sách :
Đối với những xí nghiệp có lỗ theo chính sách giá cả của Nhà nước quy định và nằm trong danh mục những xí nghiệp được nhà nước cho phép cấp bù lỗ, thì áp dụng phương thức phân phối lợi nhuận như sau :
Xí nghiệp được hưởng mức trích cơ bản vào 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi là 2 tháng lương cơ bản thực hiện trong năm, trong đó khoảng 2/3 cho quỹ khen thưởng và khoảng 1/3 cho quỹ phúc kợi.
Mức trích cơ bản vào quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của xí nghiệp được tính bằng 1% nguyên giá tài sản cố định bình quân đang dùng trong năm và tài sản lưu động trong định mức.
Nếu xí nghiệp không hoàn thành 2 (hoặc 1 tuỳ theo loại xí nghiệp) chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh chủ yếu cả năm nói dưới đây, thì cứ mỗi phần trăm không hoàn thành về một chỉ tiêu phải trừ đi 2% số tiền được trích nói trên cho mỗi quỹ (3 quỹ) :
- Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện (trong đó ghi rõ kim ngạch xuất khẩu nếu có).
Sản phẩm chủ yếu với quy cách và chất lượng quy định theo kế hoạch và hợp đồng (trong đó ghi rõ phần cho quốc phòng và cho xuất khẩu nếu có).
Đối với chỉ tiêu lỗ thực hiện (kể cả các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm kỷ luật tiền mặt, tín dụng, thanh toán các khoản chi bất hợp lý, bất hợp lệ không được hạch toán vào giá thành như các khoản chi phí tiêu cực lãng phí...), cứ mỗi phần trăm tăng lỗ so với kế hoạch phải trừ đi 3% số tiền được trích cho mỗi quỹ (3 quỹ). Khi đánh giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu này, xí nghiệp được loại trừ khoản lỗ tăng do tăng sản lượng tiêu thụ.
Nếu xí nghiệp vi phạm chế độ chính sách quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước như vi phạm các chế độ báo cáo thống kê kế toán, nộp không đầy đủ không đều đặn và kịp thời các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước, kể cả các khoản phải nộp vượt kế hoạch, thì cứ mỗi vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm mà giảm từ 2 đến 5% số tiền được trích cho mỗi quỹ (3 quỹ).
Nếu xí nghiệp có giảm lỗ kế hoạch do phấn đấu chủ quan làm hạ giá thành sản phẩm thì được coi số giảm lỗ như lãi vượt kế hoạch và được trích thêm vào 3 quỹ với mức trích tổng số bằng 60% số đã giảm lỗ so với kế hoạch. Mức phân bổ vào mỗi quỹ như quy định ở điểm 1 nói trên đối với các xí nghiệp có lãi kế hoạch. Các xí nghiệp loại này cũng được tạm cấp 70% số trích vào 3 quỹ theo kế hoạch hàng quý, sau khi hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch lỗ và các khoản nộp ngân sách và có ý kiến xác nhận của cơ quan thu quốc doanh hoặc tài chính địa phương.
Số chính thức được cấp để trích lập ba quỹ theo những quy định nói trên sẽ dựa trên cơ sở số liệu xét duyệt quyết toán hàng năm cho xí nghiệp.
4. Việc trích từ các quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng của xí nghiệp để lập các quỹ nghiên cứu khoa học kỹ thuật tập trung, quỹ dự trữ tài chính và quỹ Bộ trưởng ở các cơ quan quản lý cấp trên được quy định như sau:
- Ngoài mục đích sử dụng quỹ khuyến khích phát triển sản xuất để bổ sung cho nhu cầu tăng vốn lưu động, vốn tự có về đầu tư xây dựng cơ bản theo chiều sâu, phát triển mặt hàng mới, mở rộng sản xuất chính và sản xuất phụ, xí nghiệp nộp một phần lên cơ quan quản lý cấp trên để lập quỹ nghiên cứu khoa học kỹ thuật tập trung theo kế hoạch hàng năm của xí nghiệp (có chế độ quy định riêng về quỹ này); dành từ 1 đến 3% để lập quỹ dự trữ tài chính tập trung ở các cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp như tổng công ty, liên hiệp các xí nghiệp (không hạch toán kinh tế tập trung) hoặc bộ chủ quản. Mức cụ thể (từ 1 đến 3%) do các cơ quan quản lý cấp trên đó quy định căn cứ vào nhu cầu cụ thể của từng ngành. ở cấp bộ được lập quỹ dự trữ tài chính tập trung bằng nguồn trích từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của những đơn vị trực thuộc hạch toán kinh tế độc lập (các tổng công ty, liên hiệp xí nghiệp không phải là những đơn vị hạch toán kinh tế tập trung đã được trích lập quỹ dự trữ tài chính thì không phải nộp lên bộ chủ quản để lập quỹ này ở cấp Bộ). Đối với các đơn vị xí nghiệp địa phương, quỹ dự trữ tài chính chỉ được lập ở các liên hiệp xí nghiệp, công ty không hạch toán kinh tế tập trung; không lập quỹ này ở các sở chủ quản.
Quỹ dự trữ tài chính tập trung ở tổng công ty, liên hiệp xí nghiệp hoặc bộ chủ quản được sử dụng để hỗ trợ kịp thời những khó khăn bất thường về tài chính cho các đơn vị xí nghiệp cơ sở trực thuộc theo nguyên tắc cấp phát có hoàn lại hoặc không hoàn lại do cơ quan chủ quản cấp trên có quỹ đó quyết định.
- Dành 1% quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng của xí nghiệp để lập quỹ Bộ trưởng. Nếu cấp trên trực tiếp của xí nghiệp là liên hiệp các xí nghiệp, tổng công ty không phải là những đơn vị hạch toán kinh tế tập trung thì 1% đó được tách làm hai phần: 0,5% để lập quỹ tổng giám đốc liên hiệp các xí nghiệp, tổng giám đốc công ty và 0,5% được chuyển lên bộ để lập quỹ bộ trưởng. Trường hợp liên hiệp các xí nghiệp, tổng công ty là những đơn vị hạch toán kinh tế tập trung thì phải dành 1% quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng của mình để lập quỹ Bộ trưởng (có chế độ riêng về quỹ Bộ trưởng).
5. Không hạn chế mức tối đa quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, nhưng khi tổng số trích vào 2 quỹ đó vượt quá 50% quỹ lương cơ bản thực hiện cả năm của công nhân viên chức các xí nghiệp thì số trích vượt tính từ trên mức 50% quỹ lương cơ bản trở đi được phân phối như sau :
- Từ trên 50 đến 70% quỹ lương cơ bản thực hiện, xí nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước 50% và 10% nộp cơ quan quản lý cấp trên để lập quỹ dự trữ tài chính; số còn lại 40% bổ sung vào các quỹ xí nghiệp do Giám đốc xí nghiệp quyết định.
- Từ trên 70% quỹ lương cơ bản thực hiện trở đi, xí nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước 70% và 10% nộp lên cơ quan quản lý cấp trên để lập quỹ dự trữ tài chính ; số còn lại 20% bổ sung vào các quỹ xí nghiệp do giám đốc xí nghiệp quyết định.
6. Mức trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi bình quân trên đầu người của cơ quan liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty không phải là những đơn vị hạch toán kinh tế tập trung (không thuộc đối tượng xét trích lập 3 quỹ xí nghiệp) bằng mức trích bình quân thực tế đạt được 2 quỹ đó trên đầu người tổng số công nhân viên của các đơn vị xí nghiệp trực thuộc, liên hiệp các xí nghiệp và tổng công ty.
Nguồn trích lập 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi của cơ quan liên hiệp xí nghiệp và tổng công ty là quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi của các đơn vị xí nghiệp trực thuộc trích nộp lên, mức phân bổ cho từng đơn vị xí nghiệp trực thuộc do Giám đốc liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty quyết định tuỳ theo yêu cầu và khả năng cụ thể của từng đơn vị xí nghiệp.
III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH. 1. Căn cứ vào nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho ngành chủ quản, ngay từ cuối năm trước hoặc đầu năm kế hoạch, các cơ quan chủ quản cấp trên (Bộ, sở, tổng công ty, liên hiệp xí nghiệp) phải giao kế hoạch tài chính cho các đơn vị cơ sở trực thuộc, trong đó có kế hoạch phân phối lợi nhuận. Các cơ quan chủ quản cấp trên phải giao kế hoạch lợi nhuận nộp ngân sách Nhà nước cho các xí nghiệp trực thuộc mình không được thấp hơn kế hoạch Nhà nước giao và phải chịu trách nhiệm về việc hoàn thành kế hoạch nộp lợi nhuận cho Nhà nước. Trường hợp nếu giao kế hoạch thấp hơn thì cứ mỗi 1% giao hụt kế hoạch bị phạt trừ 2% tổng số quỹ Bộ trưởng (hoặc quỹ Tổng giám đốc công ty, liên hiệp xí nghiệp) được trích trong năm. Số bị phạt trừ này phải nộp vào ngân sách Nhà nước.2. Các đơn vị cơ sở phải đăng ký kế hoạch trích lập 3 quỹ, có phân bổ ra từng quý với cơ quan tài chính cùng cấp và ngân hàng địa phương và được trích hàng quý như quy định ở mục II thông tư này.
3. Khi duyệt quyết toán chính thức hàng năm cho đơn vị cơ sở, cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính cấp trên với sự tham gia của cán bộ chuyên quản tài chính xí nghiệp tại địa phương duyệt số lợi nhuận chính thức để lại xí nghiệp trích lập 3 quỹ và các nhu cầu khác như quy định ở điểm 2, mục II thông tư này và xác định số lợi nhuận nộp ngân sách Nhà nước. Nếu xí nghiệp sử dụng quá số lợi nhuận để lại được duyệt, thì phải trừ vào số trích của năm sau và ngược lại, nếu thiếu được trích thêm.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1986 và được áp dụng cho việc phân phối lợi nhuận cả năm 1986 của các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương thuộc tất cả các ngành kinh tế.
Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Đối với xí nghiệp quốc doanh thuộc các ngành kinh tế khác (thương nghiệp, vật tư, vận tải, nông trường quốc doanh, v.v...), trên cơ sở những quy định chung nói trên, Bộ Tài chính sẽ có thông tư hướng dẫn riêng cho phù hợp với đặc điểm từng ngành.
|
Chu Tam Thức (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.