BỘ
XÂY DỰNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11-BXD/VKT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 1993 |
Căn cứ Điều lệ quản lý xây dựng
cơ bản ban hành kèm theo Nghị định số 385- HĐBT ngày 7-11-1990 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ);
Căn cứ Thông tư Liên Bộ Xây dựng - Uỷ ban kế hoạch Nhà nước - Bộ tài chính-
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/TTLB ngày 9-3-1991 về thi hành Điều lệ quản
lý xây dựng cơ bản, ban hành kèm theo Nghị định số 385/HĐBT ngày 7-11-1990 của
Hội đồng Bộ trưởng.
Thực hiện trách nhiệm về kiện toàn bộ máy quản lý xây dựng cơ bản trong chỉ
thị số 171/TTg ngày 16-12-1992 của Thủ tướng Chính phủ về việc chống tham
nhũng, lãng phí và thất thoát trong xây dựng cơ bản;
Bộ xây dựng hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Ban quản lý công trình như
sau:
1. Ban quản lý công trình (viết tắt là Ban QLCT) là một tổ chức sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, đại diện chủ đầu tư thực hiện quản lý xây dựng công trình xây dựng cơ bản trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nói trong Thông tư này.
2. Ban QLCT có các loại sau:
a. Ban QLCT khu vực: thực hiện công tác quản lý xây dựng các công trình chuyên ngành của một Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các cơ quan đoàn thể Trung ương (gọi chung là Bộ) trên một khu vực lãnh thổ nhất định.
b. Ban QLCT chuyên ngành địa phương: thực hiện công tác quản lý xây dựng một loại công trình chuyên ngành (công nghiệp và dân dụng, giao thông, thuỷ lợi) trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) hoặc trong một khu vực xây dựng tập trung thuộc tỉnh.
c. Ban QLCT của một công trình: Chỉ thực hiện công tác quản lý xây dựng công trình quan trọng của Nhà nước.
d. Tổ chức tư vấn thiết kế và xây dựng làm nhiệm vụ quản lý xây dựng công trình: Các tổ chức tư vấn thiết kế và xây dựng có giấy phép hành nghề về quản lý xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì cũng được ký hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư hoặc Ban QLCT, thực hiện việc quản lý xây dựng công trình.
3. Việc quản lý xây dựng các công trình thuộc sở hữu Nhà nước giao cho Ban QLCT thực hiện theo các chế độ, chính sách và pháp luật hiện hành. Riêng đối với các công trình có vốn đầu tư từ 100 triệu đồng trở xuống, kỹ thuật xây dựng đơn giản, công nghệ không phức tạp (bao gồm các công trình: cải tạo, mở rộng, sửa chữa, xây dựng mới) thì chủ đầu tư có thể tự đảm nhiệm việc quản lý xây dựng, nhưng phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về lập, xét duyệt thiết kế, dự toán và thanh quyết toán công trình.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN QLCT
1. Ban QLCT có nhiệm vụ sau:
- Đại diện chủ đầu tư ký kết hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản để thực hiện việc xây dựng công trình do mình quản lý xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị xây dựng đến khi kết thúc đầu tư xây dựng và quyết toán xong toàn bộ công trình.
- Kiểm tra, thẩm định thiết kế, dự toán công trình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và bảo đảm lịch giao các tài liệu đó theo tiến độ.
- Tổ chức việc lập đơn giá công trình, đối chiếu với công trình được lập đơn giá riêng.
- Giải quyết các thủ tục về đất đai, thực hiện việc giải phóng mặt bằng và xin giấy phép xây dựng.
- Lập kế hoạch vốn đầu tư và kế hoạch tài chính cho công trình để chủ đầu tư trình chủ quản đầu tư xét duyệt.
- Tổ chức việc đấu thầu hoặc chọn thầu cung cấp thiết bị và xây lắp công trình.
Tổ chức vận chuyển và bảo quản thiết bị công nghệ của công trình.
- Kiểm tra giám sát thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Kiểm tra chất lượng thi công, xác nhận khối lượng hoàn thành và làm các thủ tục thanh toán. Trường hợp có khối lượng phát sinh, Ban QLCT phải yêu cầu tổ chức thiết kế và tổ chức thi công giải trình để xem xét, xác định biện pháp xử lý và kiến nghị với chủ đầu tư giải quyết (bao gồm cả trường hợp vượt và không vượt dự toán đã duyệt).
- Tổ chức giám định chất lượng xây dựng, nghiệm thu công trình và bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng.
- Thực hiện quyết toán hàng năm và tổng quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Ban QLCT có quyền.
- Đình chỉ việc thực hiện các công việc xây dựng nếu chất lượng thi công không đúng tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và không bảo đảm yêu cầu của hồ sơ thiết kế được duyệt.
- Không xác nhận khối lượng công tác hoàn thành để thanh toán nếu xét thấy đề nghị của bên nhận thầu làm không đúng hoặc không đạt yêu cầu theo quy định của công tác nghiệm thu.
- Kiến nghị với chủ đầu tư những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình hoặc bảo đảm tiến độ thi công kể cả việc thay thế hoặc sửa đổi những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng kinh tế nếu cần.
3. Ban quản lý công trình phải chịu trách nhiệm về:
- Tính hợp pháp của hồ sơ thiết kế dự toán và các văn bản pháp lý khác của công trình do mình quản lý.
- Khối lượng, chất lượng công tác xây lắp và các công tác xây dựng khác tại công trình đã nghiệm thu.
- Bảo đảm hoàn thành việc xây dựng toàn bộ công trình theo tiến độ được duyệt và bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng đúng thời hạn quy định.
- Sự đầy đủ và tính đúng đắn của hồ sơ hoàn thành công trình.
Nếu những yêu cầu nêu trên không được đáp ứng đầy đủ và những nhiệm vụ, quyền hạn của Ban QLCT quy định ở các điểm 1 và 2 của mục này không được thực hiện đúng thì giám đốc Ban QLCT bị xử lý hành chính, bồi thường thiệt hại và truy cứu trách nhiệm theo pháp luật.
III. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QLCT
1. Ban QLCT khu vực của Bộ nào do Bộ đó thành lập theo từng khu vực lãnh thổ gồm một hay nhiều tỉnh, thành phố. Số lượng Ban QLCT khu vực tuỳ thuộc vào số lượng công trình, khối lượng công tác xây dựng và diện hoạt động đầu tư của Bộ.
Một Ban QLCT khu vực có thể quản lý xây dựng tất cả các loại công trình hoặc chỉ quản lý việc xây dựng một loại công trình của Bộ trong khu vực.
Ban QLCT khu vực có thể hợp đồng nhận quản lý xây dựng các công trình đúng chuyên ngành của địa phương hoặc của Bộ khác xây dựng trong khu vực hoạt động của mình.
2. Ban QLCT chuyên ngành địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập hoạt động theo chuyên ngành (công nghiệp và dân dụng, giao thông, thuỷ lợi) chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Sở chuyên ngành xây dựng của địa phương.
Ban QLCT chuyên ngành địa phương hoạt động trong phạm vi toàn tỉnh hoặc trong một khu vực của tỉnh và có thể hợp đồng nhận quản lý xây dựng các công trình của Trung ương xây dựng tại địa phương.
3. Ban QLCT của một công trình nào, do Bộ chủ quản đầu tư công trình đó thành lập để quản lý xây dựng công trình đó thành lập để quản lý xây dựng công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp mà các ban QLCT khu vực không đảm nhận được.
Ban QLCT của một công trình chỉ thành lập sau khi công trình đã được ghi vào kế hoạch chuẩn bị xây dựng và giải thể chậm nhất là 6 tháng sau khi toàn bộ công trình đã bàn giao đưa vào sản xuất sử dụng.
4.Các ban QLCT nêu trên phải đăng ký (theo mẫu kèm theo Thông tư này) tại Bộ xây dựng (đối với Ban QLCT chuyên ngành và địa phương).
5. Ban QLCT có một giám đốc và có thể có một hay hai phó giám đốc giúp giám đốc quản lý, điều hành công việc của Ban.
- Giám đốc Ban QLCT phải là người có trình độ đại học (kỹ sư xây dựng, kinh tế xây dựng hoặc kỹ sư công nghệ thuộc chuyên ngành của công trình) trở lên, có kinh nghiệm quản lý xây dựng và do chủ quản đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc Ban QLCT chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và Chủ quản đầu tư về toàn bộ hoạt động của Ban.
- Kế toán trưởng của Ban QLCT phải có trình độ đại học về kế toán tài chính và được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo chế độ kế toán trưởng hiện hành.
- Cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ của Ban QLCT phải có trình độ trung học chuyên nghiệp hoặc đại học đáp ứng yêu cầu công tác được giao.
6. Kinh phí hoạt động của Ban QLCT lấy từ khoản chi phí quản lý xây dựng công trình do Ban đảm nhận quản lý. Khoản chi phí đó được xác lập bằng tỷ lệ phần trăm so với giá trị dự toán xây lắp trong tổng số dự toán công trình được duyệt. Riêng trong năm 1993, tạm thời lấy bằng tỷ lệ nêu trong phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này. Ban QLCT phải lập dự toán chi tiết việc sử dụng kinh phí nói trên để trình chủ quản đầu tư duyệt. Trường hợp sử dụng không hết kinh phí tính theo tỷ lệ nói trên thì Ban QLCT phải nộp phần chênh lệch vào ngân sách Nhà nước.
Ban QLCT cũng được sử dụng nguồn kinh phí nói trên để thanh toán cho tổ chức tư vấn thiết kế và xây dựng các hợp đồng về quản lý xây dựng công trình đã ký kết (nếu có).
1. Căn cứ vào thông tư này, các bộ, tỉnh triển khai ngay việc thành lập các Ban QLCT của Bộ và địa phương, hoàn thành việc sắp xếp và tổ chức lại các Ban QLCT thuộc quyền quản lý của mình chậm nhất vào ngày 30-6-1993 và gửi kết quả về Bộ Xây dựng để báo cáo Chính phủ.
2. Đối với những công trình xây dựng dở dang, nếu hoàn thành trước ngày 30-6-1993 thì tiếp tục duy trì Ban QLCT hiện có, nếu còn tiếp tục thi công sau thời hạn nêu trên thì chuyển giao việc quản lý xây dựng công trình cho các Ban QLCT mới được thành lập.
- Đối với những công trình khởi công sau ngày ban hành Thông tư này thì phải giao cho Ban QLCT mới đảm nhận.
3. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký và được áp dụng thống nhất trong cả nước đối với các công trình xây dựng cơ bản bằng các nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước và thay thế cho Thông tư số 751 UB/TT ngày 12-10-1985 của Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Nếu xét thấy cần thiết, các Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chín Minh có thể thống nhất với Bộ Xây dựng ban hành văn bản quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động các Ban QLCT theo đặc điểm quản lý xây dựng công trình của từng ngành và địa phương.
|
Ngô Xuân Lộc (Đã ký) |
STT |
Loại công trình |
Giá trị dự toán xây lắp (tỷ đồng) |
||||||
|
|
1 |
10 |
50 |
100 |
200 |
500 |
1000 |
1 2 |
Công nghiệp dân dụng Giao thông, thuỷ lợi đường dây tải điện đường dây thông tin và các loại khác (trừ đê điều và lâm sinh) Đê điều và lâm sinh |
1,00 2,00 |
0,85 1,70 |
0,60 1,20 |
0,40 0,80 |
0,30 0,60 |
0,20 0,40 |
0,10 0,20 |
Ghi chú:
1. Trường hợp giá trị dự toán xây lắp được duyệt nằm trong các khoảng vốn ghi ở bảng trên thì tỷ lệ tính chi phí quản lý xây dựng công trình được xác định theo phương pháp nội suy trong khoảng tương ứng.
2. Đối với những công trình có giá trị dự toán xây lắp trên 1000 tỷ đồng thì chủ quản đầu tư thoả thuận với Bộ xây dựng xác đinh tỷ lệ để tính chi phí quản lý xây dựng.
(Mẫu phiếu đăng ký tổ chức và hoạt động của
Ban QLCT kèm theo thông tư 11/BXD -VKT)
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
PHIẾU ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QLCT
Tên Ban QLCT:
Cơ quan chủ quản:
Quyết định thành lập số: ngày tháng năm
do ký
Trụ sở chính đặt tại:
Điện thoại: Fax:
Tài khoản: Số: Ngân hàng (kho bạc)
Phạm vi hoạt động
- Trong địa giới hành chính:
- Quản lý xây dựng các loại công trình:
+ Theo nhiệm vụ chủ quản giao:
+ Theo khả năng hợp đồng:
- Thời gian hoạt động: kể từ ngày tháng năm
Lực lượng cán bộ
- Gíam đốc : (Họ, tên trình độ chuyên môn Ngành nghề )
- Các phó giám đốc
1. (Họ, tên Trình độ chuyên môn Ngành nghề )
2. (Họ, tên Trình độ chuyên môn Ngành nghề )
- Kế toán trưởng: (Họ tên Trình độ chuyên môn Ngành nghề )
- Cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ:
+ Tổng số: người
Trong đó: Kỹ sư: người
Trung học chuyên nghiệp: người
Khả năng quản lý
- Số lượng công trình: Công trình
- Quy mô công trình lớn nhất : đồng
- Tổng số vốn đầu tư các công trình quản lý đồng
Ngày tháng năm
Xác nhận của Giám đốc Ban QLCT
Chủ quản đầu tư (ký tên)
(ký tên, đóng dấu) (đóng dấu)
Nơi gửi:
- Bộ Xây dựng
- Sở Xây dựng nơi đóng trụ sở;
- Lưu VP
Ghi chú: Trong quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi thì Ban QLCT phải đăng ký bổ sung vào cuối năm.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.