BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 103/2016/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2016 |
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH NHU CẦU, NGUỒN VÀ PHƯƠNG THỨC CHI THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH MỨC LƯƠNG CƠ SỞ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 47/2016/NĐ-CP NGÀY 26/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ, ĐIỀU CHỈNH TRỢ CẤP HÀNG THÁNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ XÃ ĐÃ NGHỈ VIỆC THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 55/2016/NĐ-CP NGÀY 15/6/2016 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là “Nghị định số 47/2016/NĐ-CP”);
Căn cứ Nghị định số 55/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hàng tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995 (sau đây viết tắt là “Nghị định số 55/2016/NĐ-CP”);
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo các Nghị định nêu trên.
1. Thông tư này quy định về việc xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện:
a) Điều chỉnh mức lương cơ sở đối với các đối tượng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Nghị định số 47/2016/NĐ-CP .
b) Điều chỉnh quỹ phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố theo mức khoán quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
c) Điều chỉnh trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130/CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng theo quy định tại Nghị định số 55/2016/NĐ-CP .
2. Căn cứ quy định tại Nghị định số 47/2016/NĐ-CP , Nghị định số 55/2016/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (sau đây viết tắt là “các bộ, cơ quan Trung ương”) và ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là “UBND”) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức, hướng dẫn, tổng hợp nhu cầu kinh phí và nguồn kinh phí để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở của các cơ quan, đơn vị và các cấp trực thuộc; điều chỉnh quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố theo mức khoán; điều chỉnh trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã đã nghỉ việc, gửi Bộ Tài chính theo quy định.
b) Xác định, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện chi trả tiền lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức; trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc; phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố đúng chế độ qui định và hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 2. Xác định nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 47/2016/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 55/2016/NĐ-CP
1. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện là số thực có mặt tại thời điểm báo cáo (số có mặt tại thời điểm ngày 01 tháng 5 năm 2016).
Đối với số cán bộ, công chức, viên chức, không vượt quá tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) năm 2016.
Đối với số người làm việc theo chế độ hợp đồng, chỉ tổng hợp số người làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn trong cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (sau đây viết tắt là “Nghị định số 68/2000/NĐ-CP”); số người làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội áp dụng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (không bao gồm người lao động hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp); số người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP .
Đối với số người vượt so với tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) tại thời điểm báo cáo, thì cơ quan, đơn vị phải tự đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo quy định tại Nghị định số 47/2016/NĐ-CP của số biên chế này từ các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật; không tổng hợp chung vào nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2016 của các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) cụ thể của các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được xác định như sau:
- Biên chế của các bộ, cơ quan trung ương: biên chế các cơ quan của Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước theo Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; biên chế của Văn phòng Chủ tịch nước theo Quyết định của Chủ tịch nước; biên chế các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương do Ban Tổ chức Trung ương thông báo; biên chế của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quyết định của cấp có thẩm quyền; biên chế hành chính nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương khác theo quyết định giao của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; biên chế đơn vị sự nghiệp của các bộ, cơ quan trung ương khác theo quyết định giao của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Biên chế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: biên chế hành chính nhà nước theo quyết định giao của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; biên chế sự nghiệp theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phù hợp với quy định của pháp luật; biên chế của các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương do Ban Tổ chức Trung ương thông báo. Riêng đối với biên chế cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã được xác định trong phạm vi định biên theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ.
2. Nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 47/2016/NĐ-CP được xác định căn cứ vào mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương theo chế độ quy định (không kể tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và các khoản phụ cấp được quy định bằng mức tuyệt đối); mức khoán quỹ phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố theo quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013; các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn); mức tiền lương cơ sở tăng thêm quy định tại Nghị định số 47/2016/NĐ-CP so với Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 theo số biên chế quy định tại khoản 1 Điều 2 nêu trên.
3. Đối với những người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống đã được hưởng tiền lương tăng thêm theo quy định tại Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, nếu tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng của tháng 5 năm 2016 thấp hơn tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, các khoản phụ cấp lương (nếu có) và tiền lương tăng thêm theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng của tháng 4 năm 2016, thì được hưởng phần chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng của tháng 4 năm 2016 và tổng hợp vào nhu cầu tiền lương tăng thêm theo Nghị định này.
4. Nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP của các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm cả kinh phí tăng thêm thực hiện các chế độ, chính sách sau:
a) Đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân người làm công tác cơ yếu.
b) Chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp uỷ viên các cấp theo Quy định số 169-QĐ/TW ngày 24 tháng 6 năm 2008 của Ban Bí thư; chế độ bồi dưỡng hàng tháng phục vụ hoạt động cấp uỷ thuộc cấp tỉnh theo Quy định số 3115-QĐ/VPTW ngày 4 tháng 8 năm 2009 của Văn phòng Trung ương Đảng;
c) Hoạt động phí tăng thêm của Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;
d) Hỗ trợ kinh phí để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã; hỗ trợ quỹ phụ cấp tăng thêm đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố theo mức khoán từ ngân sách trung ương;
đ) Hỗ trợ đối với tiền lương của giáo viên mầm non xã, phường, thị trấn làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc có mức trợ cấp hàng tháng thấp hơn 2.000.000 đồng/tháng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2016/NĐ-CP .
6. Nhu cầu kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp, trợ cấp tính trên lương, ngạch, bậc hoặc mức lương cơ sở được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và hướng dẫn của các bộ, cơ quan Trung ương sau thời điểm ngày 01 tháng 5 năm 2016 (nếu có) được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 và xử lý nguồn thực hiện theo các quy định của Thông tư này.
Điều 3. Xác định nguồn để đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP và Nghị định số 55/2016/NĐ-CP
1. Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP trong năm 2016 của các bộ, cơ quan Trung ương:
a) Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể:
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2015 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2016 (nếu có).
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2016 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện các nghị định về điều chỉnh mức lương cơ sở, phụ cấp từ năm 2011 đến nay);
- Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ (sau khi đã thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định).
Trường hợp các nguồn theo quy định nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định tại Điều 2 Thông tư này, thì cơ quan, đơn vị phải tự bố trí, sắp xếp trong dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2016 được giao để đảm bảo đủ nguồn thực hiện.
Trường hợp một số cơ quan, đơn vị sau khi đảm bảo đủ nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này mà nguồn thu dành để cải cách tiền lương vẫn còn dư lớn và có nhu cầu phát triển hoạt động, thì đề xuất phương án sử dụng, báo cáo bộ, cơ quan Trung ương quản lý để tổng hợp, gửi Bộ Tài chính có ý kiến thống nhất trước khi sử dụng; đồng thời phải cam kết tự thu xếp trong nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị để thực hiện điều chỉnh tiền lương tăng thêm theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
b) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập:
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2015 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2016 (nếu có).
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2016 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện các nghị định về điều chỉnh mức lương cơ sở, phụ cấp từ năm 2015 trở về trước). Riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh và tiền lương, phụ cấp đã kết cấu trong giá dịch vụ; số thu đã sử dụng để thực hiện các nghị định về tiền lương, phụ cấp từ năm 2015 trở về trước).
- Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ (sau khi đã thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định).
Trường hợp các nguồn theo quy định nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định tại Điều 2 Thông tư này, các đơn vị phải tự sắp xếp, bố trí từ các nguồn thu của đơn vị theo quy định và dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2016 được giao (nếu có) để đảm bảo đủ nguồn thực hiện.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sau khi đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định tại Điều 2 Thông tư này mà nguồn thu dành để cải cách tiền lương vẫn còn lớn và có cam kết tự thu xếp trong nguồn kinh phí của đơn vị để thực hiện điều chỉnh tiền lương tăng thêm theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định, thì được sử dụng nguồn còn dư để chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn, thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định hiện hành; kết thúc năm ngân sách, báo cáo cơ quan chủ quản để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính kết quả sử dụng nguồn kinh phí này.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu năm 2016 phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị, bao gồm cả nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2015 chưa sử dụng (nếu có). Ngân sách nhà nước không cấp bổ sung cho đơn vị để thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 và năm tiếp theo lộ trình điều chỉnh tiền lương do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2. Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP , Nghị định số 55/2016/NĐ-CP trong năm 2016 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Nguồn kinh phí:
- Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2016 tăng thêm so với dự toán năm 2015 (trừ các khoản tiền lương, các khoản có tính chất lương) theo Quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính;
- Sử dụng nguồn tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2016 (trừ các khoản tiền lương, các khoản có tính chất lương) theo Quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính;
- Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2015 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có);
- Nguồn còn dư (nếu có) sau khi đảm bảo nhu cầu tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương theo các nghị định của Chính phủ về điều chỉnh tiền lương cơ sở, phụ cấp từ năm 2011 đến nay và điều chỉnh tiền lương tăng thêm đối với đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống trong 4 tháng đầu năm 2016 theo chế độ quy định, từ các nguồn:
+ Nguồn 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất) thực hiện năm 2015 so với dự toán năm 2015 được Thủ tướng Chính phủ giao;
+ Nguồn 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất) dự toán năm 2016 so với dự toán năm 2015 được Thủ tướng Chính phủ giao;
+ Nguồn 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất) dự toán năm 2015 so với dự toán năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ giao;
+ Nguồn 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất) dự toán năm 2014 so với dự toán năm 2013 được Thủ tướng Chính phủ giao;
+ Nguồn 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất) dự toán năm 2013 so với dự toán năm 2011 được Thủ tướng Chính phủ giao;
+ Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2011 (trừ các khoản tiền lương, các khoản có tính chất lương) theo Quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính;
+ Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2012 tăng thêm so với dự toán năm 2011 (trừ các khoản tiền lương, các khoản có tính chất lương) theo Quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính;
+ Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2013 tăng thêm so với dự toán năm 2012 (trừ các khoản tiền lương, các khoản có tính chất lương) theo Quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính;
+ Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2014 tăng thêm so với dự toán năm 2013 (trừ các khoản tiền lương, các khoản có tính chất lương) theo Quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính;
+ Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2015 tăng thêm so với dự toán năm 2014 (trừ các khoản tiền lương, các khoản có tính chất lương) theo Quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính;
+ Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2016; đối với số thu dịch vụ, sử dụng tối thiểu 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ (sau khi đã thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định). Riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp sử dụng cho người bệnh và tiền lương, phụ cấp đã kết cấu trong giá dịch vụ.
b) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự cân đối thu chi ngân sách địa phương, dư nguồn thực hiện cải cách tiền lương (ngân sách trung ương không bổ sung tiền lương trong giai đoạn 2011-2015) và cam kết đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương tăng thêm theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định, thì UBND cấp tỉnh được quyết định tỷ lệ trích nguồn thu được để lại theo chế độ để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các cơ quan, đơn vị có số thu sự nghiệp lớn trên địa bàn cho phù hợp (đảm bảo các cơ quan, đơn vị này phải tự sắp xếp bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định). Ngân sách trung ương không bổ sung kinh phí để cải cách tiền lương cho các địa phương này.
c) Đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương có nguồn thu được để lại để thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 còn dư: UBND cấp tỉnh căn cứ hướng dẫn tại điểm a, b khoản 1 Điều này và tỷ lệ trích nguồn thu được để lại theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này, qui định cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
d) Đối với các địa phương nghèo, ngân sách khó khăn; sau khi sử dụng các nguồn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này mà vẫn thiếu nguồn thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2016, ngân sách trung ương bổ sung số thiếu cho địa phương để thực hiện.
đ) Trường hợp số bổ sung từ ngân sách trung ương để thực hiện cải cách tiền lương đã bố trí trong dự toán chi ngân sách địa phương năm 2016 cao hơn số bổ sung chính thức sau khi thẩm định nhu cầu và nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2016, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện hoàn trả ngân sách trung ương phần chênh lệch lớn hơn.
e) Trường hợp các nguồn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 theo quy định, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự đảm bảo phần kinh phí thực hiện; phần còn lại chuyển sang năm 2017; không sử dụng phần kinh phí còn lại này cho các mục tiêu khác. Trường hợp nguồn cải cách tiền lương của địa phương còn dư lớn, đảm bảo được nhu cầu kinh phí cải cách tiền lương theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quyết định, thì có báo cáo cụ thể gửi Bộ Tài chính xem xét giải quyết theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1, Quyết định số 383/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Số thu được để lại theo chế độ quy định tại khoản 1, 2 Điều này không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp số thu này từ các công việc, dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các công việc, dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước và đã được ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí cho hoạt động thu (chỉ được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp các công việc, dịch vụ này chưa được ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí hoạt động thu). Ngoài ra, chú ý một số điểm sau:
a) Đối với học phí học sinh chính quy học các trường công lập: 40% số thu để thực hiện chế độ cải cách tiền lương được tính trên toàn bộ số thu học phí của học sinh (bao gồm cả kinh phí được ngân sách nhà nước cấp bù học phí theo quy định).
b) Đối với học phí từ các hoạt động đào tạo tại chức, liên doanh liên kết, các hoạt động đào tạo khác của các trường công lập: 40% số thu để thực hiện cải cách tiền lương được tính trên số thu học phí từ các hoạt động trên sau khi loại trừ các chi phí liên quan.
c) Đối với số thu dịch vụ, các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác của đơn vị sự nghiệp (ngoài khoản thu theo Pháp lệnh phí và lệ phí): 40% số thu để thực hiện cải cách tiền lương được tính trên toàn bộ số thu của các hoạt động trên sau khi trừ các chi phí liên quan.
4. Kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động qui định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 47/2016/NĐ-CP (ngoài số hợp đồng lao động qui định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này) do cơ quan, đơn vị tự đảm bảo từ dự toán ngân sách nhà nước được giao đầu năm và các nguồn thu hợp pháp khác.
5. Kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP đối với biên chế, lao động của hệ thống công đoàn các cấp được đảm bảo từ nguồn thu 2% kinh phí công đoàn; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện tiền lương, trợ cấp tăng thêm của các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
6. Kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP đối với biên chế, lao động của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cán bộ thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp được đảm bảo từ nguồn chi quản lý bộ máy theo quy định.
7. Kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP đối với biên chế, lao động trong các cơ quan, đơn vị đã thực hiện khoán chi mà trong quyết định khoán chi của cấp có thẩm quyền qui định trong thời gian khoán, cơ quan, đơn vị tự sắp xếp trong mức khoán để đảm bảo các chế độ, chính sách mới ban hành (ví dụ: cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, Đài Truyền hình Việt Nam), được đảm bảo trong tổng nguồn kinh phí đã được khoán.
Điều 4. Báo cáo và thẩm định nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP và Nghị định số 55/2016/NĐ-CP
1. Tất cả các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (kể cả các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã đảm bảo đủ nguồn để thực hiện) có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện Nghị định nêu trên trong năm 2016, gửi Bộ Tài chính chậm nhất trước ngày 31 tháng 8 năm 2016.
2. Bộ Tài chính không thẩm định nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP năm 2016 đối với các bộ, cơ quan Trung ương; các bộ, cơ quan Trung ương quyết định việc thẩm định nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP đối với cơ quan, đơn vị trực thuộc.
3. Bộ Tài chính thẩm định nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định.
Đối với địa phương nghèo, ngân sách khó khăn cần hỗ trợ từ ngân sách trung ương để đảm bảo nguồn thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP và Nghị định số 55/2016/NĐ-CP, chậm nhất đến ngày 01 tháng 12 năm 2016 phải có báo cáo theo biểu mẫu quy định gửi Bộ Tài chính; quá thời hạn trên, nếu địa phương không có báo cáo thì coi như đã tự đảm bảo nguồn, ngân sách trung ương không hỗ trợ.
(Các bộ, cơ quan Trung ương gửi báo cáo nhu cầu và nguồn theo biểu mẫu số 1, 3a, 3b và 3c đính kèm; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo nhu cầu và nguồn theo biểu mẫu số 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ, 2e, 4a và 4b đính kèm).
Điều 5. Phương thức chi trả kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP và Nghị định số 55/2016/NĐ-CP
1. Các bộ, cơ quan Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chủ động sử dụng các nguồn theo quy định để chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo đúng chế độ quy định.
2. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguồn kinh phí để thực hiện Nghị định nêu trên lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện, các địa phương chủ động sử dụng nguồn tăng thu ngân sách địa phương, tiết kiệm 10% chi thường xuyên (phần giữ lại tập trung) để bổ sung nguồn kinh phí cho các đơn vị dự toán cùng cấp và cấp ngân sách trực thuộc còn thiếu nguồn.
3. Đối với các địa phương nghèo, ngân sách khó khăn, có nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định nêu trên lớn hơn nguồn kinh phí theo quy định tại Thông tư này:
Trong khi chờ cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí, ngân sách cấp trên thực hiện tạm cấp kinh phí cho ngân sách cấp dưới chưa đảm bảo đủ nguồn thực hiện; đối với các địa phương có khó khăn về nguồn, có văn bản báo cáo gửi Bộ Tài chính để thực hiện tạm cấp kinh phí cho địa phương; các đơn vị sử dụng ngân sách được chủ động sử dụng dự toán ngân sách năm 2016 đã được giao và nguồn thu được để lại theo chế độ để kịp thời chi trả tiền lương, trợ cấp tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng khác theo quy định tại Thông tư này. Số kinh phí tạm cấp được giảm trừ khi cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí thực hiện tiền lương, trợ cấp tăng thêm.
4. Kế toán và quyết toán: Việc kế toán, quyết toán kinh phí thực hiện tiền lương, phụ cấp cho các đối tượng theo quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành.
1. Căn cứ vào tình hình cụ thể của cơ quan, địa phương mình và các quy định tại Thông tư này, Thủ trưởng các bộ, cơ quan Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định về thời gian, biểu mẫu báo cáo cho các đơn vị và các cấp ngân sách trực thuộc phù hợp với quy định về việc tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính tại Thông tư này.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
3. Thông tư số 104/2013/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013, điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 73/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có báo cáo gửi Bộ Tài chính để kịp thời xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG
|
BIỂU
MẪU NHU CẦU, NGUỒN THỰC HIỆN TIỀN LƯƠNG NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Thông tư số 103/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài
chính)
Biểu số 1: Báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP năm 2016 (dùng cho Bộ, cơ quan Trung ương)
Biểu số 2a: Báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP năm 2016 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
Biểu số 2b: Bảng tổng hợp quỹ trợ cấp tăng thêm năm 2016 của cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
Biểu số 2c: Báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP 4 tháng đầu năm 2016 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
Biểu số 2d: Báo cáo nhu cầu chênh lệch sau khi điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,15 triệu đồng/tháng lên 1,21 triệu đồng/tháng để bảo lưu mức lương đối với người thu nhập thấp đã điều chỉnh theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
Biểu số 2đ: Báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị định số 28/2015/NĐ-CP (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
Biểu số 2e: Tổng hợp kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương để thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố năm 2016 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
Biểu số 3a: Báo cáo nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP năm 2016 (dùng cho Bộ, cơ quan Trung ương)
Biểu số 3b: Báo cáo nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP năm 2016 của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương (dùng cho Bộ, cơ quan Trung ương)
Biểu số 3c: Báo cáo nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP năm 2016 của các cơ quan hành chính trực thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương (dùng cho Bộ, cơ quan Trung ương)
Biểu số 4a: Tổng hợp nguồn và nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
Biểu số 4b: Tổng hợp nguồn và nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP năm 2016 theo lĩnh vực (dùng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.