BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2015/TT-BTP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2015 |
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật, bao gồm: Mẫu đề cương báo cáo và các biểu mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo; kỳ báo cáo, thời điểm lấy số liệu và thời điểm gửi báo cáo; hình thức và phương thức gửi báo cáo; nội dung báo cáo và việc chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu trong báo cáo.
2. Đối tượng áp dụng
a) Chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan được tổ chức, quản lý theo hệ thống ngành dọc.
b) Chế độ báo cáo trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
Điều 2. Các mẫu Đề cương báo cáo và các biểu mẫu để tổng hợp số liệu kèm theo
1. Phụ lục số 1 – Mẫu đề cương Báo cáo và các biểu mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gồm:
a) Mẫu số 1 là Bảng tổng hợp số liệu về xử phạt vi phạm hành chính;
b) Mẫu số 2 là Bảng tổng hợp số liệu áp dụng các hình thức xử phạt;
c) Mẫu số 3 là Bảng tổng hợp số liệu áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;
d) Mẫu số 4 là Bảng tổng hợp số liệu áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
đ) Mẫu số 5 là Bảng tổng hợp số liệu áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
2. Phụ lục số 2 - Mẫu đề cương Báo cáo và các biểu mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật gồm:
a) Mẫu số 1 là Bảng tổng hợp hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
b) Mẫu số 2 là Bảng tổng hợp kết quả theo dõi tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết;
c) Mẫu số 3 là Danh mục văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ;
d) Mẫu số 4 là Danh mục văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính khả thi;
đ) Mẫu số 5 là Bảng tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật đã được Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý, giải quyết.
Điều 3. Kỳ báo cáo, thời điểm lấy số liệu và thời điểm gửi báo cáo
1. Báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Kỳ báo cáo: Định kỳ 06 tháng và hàng năm.
b) Thời điểm lấy số liệu của báo cáo định kỳ 06 tháng tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến 31 tháng 3 năm sau; đối với báo cáo hàng năm thì thời điểm lấy số liệu từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm sau.
c) Báo cáo phải được gửi Bộ Tư pháp chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chốt số liệu.
2. Báo cáo trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Kỳ báo cáo: Định kỳ hàng năm.
b) Thời điểm lấy số liệu của báo cáo là từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm sau.
c) Báo cáo phải được gửi Bộ Tư pháp chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày chốt số liệu.
Điều 4. Hình thức báo cáo và phương thức gửi báo cáo
1. Hình thức báo cáo
a) Báo cáo phải được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký, họ tên của Thủ trưởng cơ quan báo cáo, đóng dấu phát hành theo quy định và tệp dữ liệu điện tử gửi kèm.
b) Các biểu mẫu để tổng hợp số liệu kèm theo Báo cáo phải được đóng dấu giáp lai và có chữ ký tắt của Thủ trưởng cơ quan báo cáo.
2. Phương thức gửi báo cáo
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi bằng đường bưu điện;
b) Gửi trực tiếp;
c) Gửi qua fax;
d) Gửi qua hộp thư điện tử dưới dạng file ảnh (định dạng PDF) hoặc file dữ liệu điện tử có chữ ký số.
1. Báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Đối với báo cáo định kỳ hàng năm, cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm báo cáo đầy đủ nội dung theo 05 mẫu bảng tổng hợp số liệu quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này.
b) Đối với báo cáo 06 tháng, cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm báo cáo nội dung theo các bảng tổng hợp số liệu của Mẫu số 1 và Mẫu số 5 quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này.
2. Báo cáo trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm báo cáo đầy đủ các nội dung theo các bảng tổng hợp số liệu quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư này.
3. Đối với các cơ quan được quản lý theo hệ thống ngành dọc (ví dụ: Hải quan, Thuế...) thì số liệu báo cáo được tổng hợp theo ngành dọc và do Bộ quản lý trực tiếp tổng hợp số liệu, gửi Bộ Tư pháp.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không tổng hợp số liệu của các cơ quan được quản lý theo hệ thống ngành dọc trong báo cáo gửi Bộ Tư pháp.
Điều 6. Chỉnh lý, bổ sung báo cáo
1. Khi phải chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu trong báo cáo, cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo đã được chỉnh lý, bổ sung, kèm theo văn bản giải trình rõ về việc chỉnh lý, bổ sung và phải có chữ ký xác nhận, đóng dấu.
2. Nghiêm cấm việc tự ý tẩy, xóa báo cáo, các biểu mẫu để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2015.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng báo cáo, kịp thời tổng hợp để gửi Bộ Tư pháp theo đúng nội dung, thời hạn quy định tại Thông tư này.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp (Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Công tác thi
hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 10/2015/TT-BTP ngày 31/8/2015)
TÊN CƠ QUAN1 |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-…….2 |
………, ngày …… tháng …… năm…… |
BÁO CÁO
Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ………4
Thực hiện quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính về việc lập báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 06 tháng/hàng năm, ....5 báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT
Nêu rõ tên, hình thức văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành: Công văn, Quyết định, Kế hoạch, Quy chế...
II. CÔNG TÁC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
- Nêu rõ tên, hình thức văn bản quy phạm pháp luật trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền nhằm triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
- Việc xây dựng, trình phê duyệt và triển khai các Chương trình, Kế hoạch, Đề án triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
III. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN, HƯỚNG DẪN VỀ KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
- Nêu rõ các hình thức tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn: Hội thảo, hội nghị, đưa tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, biên soạn tài liệu, sách, sổ tay về xử lý vi phạm hành chính...
- Nêu rõ số lượng tin, bài; tài liệu; sách; sổ tay; cuộc hội thảo, hội nghị; số người/ lượt người được tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn...
IV. CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA VIỆC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
- Công tác kiểm tra, kiểm tra liên ngành việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Nêu rõ việc có hay không ban hành kế hoạch kiểm tra; tổng số cuộc kiểm tra, kiểm tra liên ngành đã được tiến hành; kết quả của việc kiểm tra, kiểm tra liên ngành.
- Công tác thanh tra, phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Nêu rõ việc có hay không ban hành kế hoạch thanh tra; tổng số cuộc thanh tra đã được tiến hành; kết quả của việc thanh tra, phối hợp thanh tra.
V. XÂY DỰNG, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
- Việc kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Về các điều kiện khác bảo đảm thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính (kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật...).
VI. CÔNG TÁC BÁO CÁO, THỐNG KÊ
- Việc thực hiện chế độ báo cáo 06 tháng, hàng năm và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Việc thực hiện chế độ thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực/trên địa bàn quản lý.
Phần thứ hai
TÌNH HÌNH THỰC THI, ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH6
I. TÌNH HÌNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH
- Nhận xét, đánh giá chung, khái quát tình hình vi phạm hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực/địa bàn quản lý.
- Nguyên nhân chính của tình hình vi phạm hành chính.
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Số vụ việc vi phạm và số đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
- Nêu rõ và có sự phân tích, so sánh sự tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước đối với các số liệu được tổng hợp tại các cột số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 của Bảng tổng hợp số liệu về xử phạt vi phạm hành chính (Mẫu số 1).
- Tình hình áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nhắc nhở đối với người chưa thành niên.
2. Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Trong đó nêu rõ và có sự phân tích, so sánh sự tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước đối với các số liệu sau:
- Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành.
- Số quyết định đã thi hành, chưa thi hành xong, nguyên nhân của tình trạng này.
- Tổng quyết định bị cưỡng chế thi hành, nguyên nhân của tình trạng này.
- Số tiền phạt thu được.
- Số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu.
- Số quyết định bị khiếu nại, khởi kiện. Nêu một số nguyên nhân chính.
3. Một số vấn đề khác7
- Việc áp dụng các hình thức xử phạt: Nêu rõ những hình thức xử phạt nào thường xuyên được áp dụng, hình thức nào ít được áp dụng; hiệu quả áp dụng của từng hình thức xử phạt.
- Việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Nêu rõ những biện pháp khắc phục hậu quả nào thường xuyên được áp dụng, biện pháp nào ít được áp dụng; hiệu quả áp dụng của từng biện pháp.
- Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính: Nêu rõ những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính nào thường xuyên được áp dụng, biện pháp nào ít được áp dụng; hiệu quả áp dụng của từng biện pháp.
- Các lĩnh vực xảy ra nhiều hành vi vi phạm hành chính.
- Các hành vi vi phạm phổ biến.
III. KẾT QUẢ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
1. Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Nêu rõ và có sự phân tích, so sánh sự tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước đối với các số liệu được tổng hợp tại các cột số 1, 2, 3, 4 và 5 của Bảng tổng hợp số liệu áp dụng các biện pháp xử lý hành chính (Mẫu số 5).
2. Tổng số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
- Nêu rõ và có sự phân tích, so sánh sự tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước đối với các số liệu được tổng hợp tại các cột số 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 của Bảng tổng hợp số liệu áp dụng các biện pháp xử lý hành chính (Mẫu số 5).
- Nêu rõ và có sự phân tích, so sánh: (i) Tỉ lệ phần trăm (%) đối tượng bị Ủy ban nhân dân cấp xã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đối tượng bị Tòa án nhân dân cấp huyện ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong tổng số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; (ii) Tỉ lệ phần trăm (%) đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng trong tổng số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định; (iii) Tỉ lệ phần trăm (%) đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong tổng số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định; (iv) Tỉ lệ phần trăm (%) đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong tổng số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định.
- Tình hình áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên.
3. Tình hình thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
- Nêu rõ và có sự phân tích các số liệu được tổng hợp tại các cột số 15, 16, 17, 18 và 19 của Bảng tổng hợp số liệu áp dụng các biện pháp xử lý hành chính (Mẫu số 5).
- Nêu rõ số lượng vụ việc bị khiếu nại, khởi kiện đối với việc lập hồ sơ đề nghị và ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Nêu một số nguyên nhân chính.
4. Một số vấn đề khác8
- Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
- Tình hình thực hiện quy định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo Điều 131 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Nêu số lượng đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng bỏ trốn trước và trong thời gian chấp hành biện pháp tại các cơ sở nêu trên theo quy định tại Điều 132 Luật Xử lý vi phạm hành chính; tình hình xử lý các trường hợp này như thế nào.
- Nêu số lượng đối tượng đang chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại bị ốm nặng, mắc bệnh hiểm nghèo không xác định được nơi cư trú thuộc trường hợp chuyển về cơ sở y tế để điều trị.
- Nêu số lượng đối tượng không xác định được nơi cư trú là người chưa thành niên hoặc người ốm yếu không còn khả năng lao động đã chấp hành xong thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được chuyển về cơ sở bảo trợ xã hội.
Phần thứ ba
NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CHỦ YẾU TRONG THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
(Từ thực tiễn công tác xử lý vi phạm hành chính trong kỳ báo cáo, [cơ quan lập báo cáo] đưa ra những nhận xét, đánh giá về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác xử lý vi phạm hành chính).
I. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC XUẤT PHÁT TỪ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
1. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
2. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính
II. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH
1. Về các điều kiện bảo đảm thi hành Luật
a) Kinh phí; cơ sở vật chất, kỹ thuật
b) Tổ chức bộ máy, nhân sự
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ
3. Việc phối hợp giữa các ngành, cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm hành chính
4. Về việc báo cáo, thống kê
5. Về công tác kiểm tra, thanh tra
6. Những khó khăn, vướng mắc khác
III. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC
1. Nguyên nhân chủ quan
2. Nguyên nhân khách quan
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
(Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác xử lý vi phạm hành chính, [cơ quan lập báo cáo] đưa ra những kiến nghị, đề xuất về chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác xử lý vi phạm hành chính, góp phần giảm thiểu và ngăn ngừa các vi phạm hành chính).
Trên đây là báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính9, xin gửi10./.
|
………………………………….12 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.