BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2023/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2023 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CẤM SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này
1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục I kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc sử dụng trong nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 712 hoạt chất với 1725 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 683 hoạt chất với 1561 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 260 hoạt chất với 791 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 08 hoạt chất với 43 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 60 hoạt chất với 178 tên thương phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 08 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 152 tên thương phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 05 hoạt chất với 06 tên thương phẩm.
b) Thuốc trừ mối: 16 hoạt chất với 23 tên thương phẩm.
c) Thuốc bảo quản lâm sản: 07 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
d) Thuốc khử trùng kho: 03 hoạt chất với 09 tên thương phẩm.
đ) Thuốc sử dụng cho sân golf:
- Thuốc trừ bệnh: 02 hoạt chất với 02 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
e) Thuốc xử lý hạt giống:
- Thuốc trừ sâu: 10 hoạt chất với 16 tên thương phẩm.
- Thuốc trừ bệnh: 12 hoạt chất với 12 tên thương phẩm.
g) Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch
- 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.
b) Thuốc trừ bệnh: 06 hoạt chất.
c) Thuốc trừ chuột: 01 hoạt chất.
d) Thuốc trừ cỏ: 01 hoạt chất.
3. Bảng mã số HS thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam thực hiện theo Mục 22 và Mục 23 của Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật về bảng mã số HS có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 12 năm 2023.
2. Thông tư số 19/2022/TT-BNNPTNT ngày 02/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét và kịp thời giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.