TỔNG
CỤC HẢI QUAN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/1998/TT-TCHQ |
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 1998 |
Thi hành Nghị định số 17/CP ngày 6-2-1995 và Nghị định số 79/1998/NĐ-CP ngày 29-9-1998 (Nghị định sửa đổi Nghị định số 17/CP) của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của hành khách xuất, nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam, Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau:
1. Hành lý (bao gồm hành lý xách tay, hành lý ký gửi trước hoặc sau chuyến đi) là các vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân và gia đình hoặc mục đích chuyến đi của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh và của người làm việc trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam.
Các sản phẩm mỹ nghệ làm bằng vàng bạc, kim loại quý, đá quý là đồ trang sức của người xuất cảnh, nhập cảnh thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng tiêu chuẩn quốc tế của cá nhân người xuất cảnh, nhập cảnh thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17-8-1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối và theo các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Tiêu chuẩn hành lý miễn thuế áp dụng cho hành khách xuất cảnh, nhập cảnh có hộ chiếu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp.
Trẻ em dưới 15 tuổi có hộ chiếu riêng hoặc đi chung hộ chiếu với người lớn, chỉ được miễn thuế những vật dụng cần thiết quy định tại hàng số 4 của Danh mục tiêu chuẩn hành lý miễn thuế kèm theo Nghị định số 17/CP của Chính phủ; nếu đi chung hộ chiếu với người lớn thì không được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế 300 USD.
3. Tiêu chuẩn hành lý miễn thuế quy định chỉ được hưởng cho mỗi lần xuất cảnh, nhập cảnh, được áp dụng chung cho các đối tượng xuất cảnh, nhập cảnh là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài, không kể số lần xuất cảnh, nhập cảnh, không kể thời gian lưu trú ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam, không được gộp chung tiêu chuẩn miễn thuế của nhiều chuyến để tính cho một lần hoặc nhiều người để tính miễn thuế cho một người.
3.1. Riêng đối với các đối tượng thường xuyên xuất cảnh, nhập cảnh (lái xe, tổ lái và nhân viên phục vụ trên máy bay, tầu hoả liên vận quốc tế, thuyền viên, các thương nhân Việt Nam, Việt kiều) ngoài những đồ dùng ghi ở hàng 1, 2, 3, 4 danh mục hành lý miễn thuế quy định tại Nghị định số 17/CP của Chính phủ, các đối tượng này mỗi tháng chỉ được miễn thuế 300 USD một lần đối với hàng hoá ghi tại hàng số 5 danh mục quy định tại Nghị định số 79/1998/NĐ-CP của Chính phủ; từ lần thứ hai trở đi trong tháng (cùng cửa khẩu) thì phải nộp đủ thuế theo luật định.
3.2. Đối với thuyền viên tàu viễn dương Việt Nam và các thuyền viên Việt Nam lao động theo hợp đồng trên tàu nước ngoài đi công tác dài ngày (từ tháng thứ hai trở đi) được tính gộp tiêu chuẩn hành lý miễn thuế mỗi tháng (30 ngày) 300 USD, mỗi năm (12 tháng) được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế không vượt quá 3.600 USD. Trường hợp thời gian công tác chưa trọn tháng thì tính theo ngày. Hải quan cửa khẩu theo dõi và quản lý đối tượng này bằng Sổ thuyền viên do Hải quan cấp hoặc hộ chiếu xuất, nhập cảnh của thuyền viên.
3.3. Đối với những người được phép xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành hoặc chứng minh thư (không có hộ chiếu) không được hưởng tiêu chuẩn hành lý miễn thuế theo các Nghị định này.
3.4. Hành lý của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/CP ngày 30-7-1994 của Chính phủ và Thông tư số 04/TTLB ngày 12-2-1996, Thông tư số 04/BS-TTLB ngày 20-10-1996 liên Bộ Thương mại - Ngoại giao - Tài chính - Tổng cục Hải quan.
3.5. Hành lý của các đối tượng khác có liên quan đến Hiệp định thoả thuận ký kết giữa Việt Nam với các nước thì thực hiện theo quy định tại Hiệp định, thoả thuận đó.
4. Người có hành lý mang theo khi xuất cảnh, nhập cảnh, hành lý gửi trước, gửi sau phải làm đầy đủ thủ tục hải quan theo quy định tại các cửa khẩu hoặc các địa điểm thông quan nội địa theo quy định của Tổng cục Hải quan.
1. Danh mục tiêu chuẩn hành lý miễn thuế được thực hiện như sau:
+ Hàng số 1:
- Khách xuất cảnh, nhập cảnh được mang theo người 1,5 lít rượu từ 22 độ trở lên, các định mức còn lại vẫn giữ nguyên.
Nếu khách xuất cảnh, nhập cảnh mang theo người một chai rượu có dung tích lớn hơn dung tích quy định trên, do nơi sản xuất đóng chai thì được miễn thuế chai đó. Nếu rượu đựng trong can, lọ, bình, hộp... có dung tích lớn hơn định lượng quy định phải nộp đủ các loại thuế toàn bộ số rượu đó theo luật định.
- Các loại nước khoáng, nước ngọt... (không thuộc loại đồ uống có cồn, bia) khách xuất cảnh, nhập cảnh được mang theo miễn thuế với số lượng hợp lý để sử dụng.
+ Hàng số 2:
Thuốc lá là mặt hàng Nhà nước cấm nhập khẩu, vì vậy nếu khách nhập cảnh mang vượt định lượng quy định thì phần vượt bị tịch thu.
+ Hàng số 4:
Hải quan cửa khẩu cần phân biệt hành lý xuất, nhập cảnh của khách du lịch, khách vãng lai, người đi học tập, công tác ngắn hạn với hành lý của những người đi công tác, lao động, học tập dài hạn, hết nhiệm kỳ công tác ở nước ngoài trở về hoặc từ Việt Nam đi nước ngoài. Quần áo, đồ dùng của các đối tượng này mang theo để sử dụng hoặc mang về sau thời gian sử dụng ở nước ngoài với số lượng hợp lý được xem xét để giải quyết miễn thuế cho phù hợp với mục đích chuyến đi.
+ Hàng số 5:
a) Trường hợp người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo hàng hoá nằm ngoài tiêu chuẩn hành lý quy định tại các hàng số 1, 2, 3, 4 của Nghị định số 17/CP (không nằm trong danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng xuất nhập khẩu có điều kiện) được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế trị giá 300 USD, nếu trị giá vượt quá 300 USD thì phần vượt phải nộp đủ thuế theo luật định và người xuất, nhập cảnh được tự chọn vật phẩm được miễn thuế hoặc nộp thuế.
b) Riêng xe ô tô và xe gắn máy, người nhập cảnh được nhập khẩu để sử dụng theo Văn bản số 343/KTTH ngày 20-1-1996 của Chính phủ hoặc văn bản khác thay văn bản này của Chính phủ được ban hành sau này, không được trừ tiêu chuẩn miễn thuế 300 USD.
2. Khách xuất cảnh, nhập cảnh có nhu cầu mang theo các vật dụng để phục vụ mục đích chuyến đi dưới hình thức tạm xuất tái - nhập, tạm nhập - tái xuất, phải khai báo đầy đủ, chính xác với Hải quan cửa khẩu và phải tái nhập hoặc tái xuất khi nhập cảnh hoặc xuất cảnh.
3. Các trường hợp khách nhập cảnh vào Việt Nam trước ngày 15-10-1998 có hành lý ký gửi cùng chuyến, gửi trước hoặc gửi sau, mà từ ngày 15-10-1998 trở đi mới đến làm thủ tục hải quan thì Hải quan cửa khẩu căn cứ vào tờ khai hành lý nhập cảnh (có khai báo hành lý gửi trước hoặc gửi sau), thời gian thị thực nhập cảnh, thời gian lập vận đơn gửi hàng, nếu trước ngày 15-10-1998 thì giải quyết tiêu chuẩn hành lý miễn thuế 500 USD theo Nghị định số 17/CP của Chính phủ. Các trường hợp tồn đọng này chỉ giải quyết đến hết ngày 31-12-1998.
Người xuất cảnh, nhập cảnh, nhân viên hải quan và các tổ chức, cá nhân khác có các hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định số 17/CP, Nghị định số 79/1998/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15-10-1998.
Thông tư số 63/TCHQ-GSQL ngày 20-2-1995 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/CP ngày 6-2-2995 của Chính phủ và các văn bản liên quan đều bị bãi bỏ.
Cục trưởng, Vụ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
|
Nguyễn Văn Cầm (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.