BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2009/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2009 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03
tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19
tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày
22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về giáo dục
hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật;
Căn cứ Quyết định số 2558/2006/QĐ-BGDĐT ngày 23/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc phê duyệt Dự án “Tăng cường hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật Việt Nam“;
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ
về quản lý giáo dục hòa nhập ngày 10 tháng 10 năm 2008;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,
THÔNG TƯ
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 5 năm 2009.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
(ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Mục tiêu chung
Người học có kiến thức, kỹ năng cơ bản về giáo dục hòa nhập và quản lý giáo dục hòa nhập nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục và tăng cường hỗ trợ cho người khuyết tật được bình đẳng về cơ hội phát triển và hòa nhập xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về kiến thức
Người học được trang bị kiến thức cơ bản về:
- Năng lực, nhu cầu của người khuyết tật; các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của người khuyết tật;
- Quan điểm, bản chất, quy trình giáo dục hòa nhập; thực trạng và định hướng phát triển giáo dục hòa nhập ở Việt Nam;
- Quản lý giáo dục hòa nhập người khuyết tật: mục tiêu, nội dung, kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá.
2.2. Về kỹ năng
Người học có các kỹ năng:
- Đánh giá thực trạng giáo dục người khuyết tật tại địa phương và lập kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục người khuyết tật.
- Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục hòa nhập người khuyết tật dựa vào nhà trường và cộng đồng.
- Giám sát, hỗ trợ, đánh giá hoạt động giáo dục hòa nhập người khuyết tật.
2.3. Về thái độ
- Cam kết thực hiện quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước về giáo dục hòa nhập.
- Tin tưởng về khả năng và quyền được giáo dục của người khuyết tật.
- Tôn trọng và sẵn sàng hỗ trợ người khuyết tật.
1. Cán bộ quản lý cấp khoa, phòng đào tạo, quản lý sinh viên các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
2. Cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn cấp sở, phòng giáo dục và đào tạo.
3. Cán bộ quản lý trường mầm non, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật và các cơ sở giáo dục có người khuyết tật.
4. Cán bộ quản lý và chuyên môn trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, trung tâm giáo dục thường xuyên.
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu
Gồm 3 mô đun với tổng số 250 tiết, trong đó:
- Mô đun 1: Giáo dục hòa nhập người khuyết tật gồm 3 bài;
- Mô đun 2: Quản lý giáo dục hòa nhập người khuyết tật gồm 4 bài;
- Mô đun 3: Quản lý Giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục (tự chọn 1 trong 5 bài).
2. Nội dung kiến thức
STT |
Nội dung bồi dưỡng |
Tổng số tiết |
Lý thuyết/ (tiết) |
Thảo luận/ Thực hành (tiết) |
Môn đun 1 |
Giáo dục hòa nhập người khuyết tật |
100 |
40 |
60 |
1.1 |
Người khuyết tật |
25 |
10 |
15 |
1.2 |
Giáo dục hòa nhập |
50 |
20 |
30 |
1.3 |
Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trong giáo dục hòa nhập |
25 |
10 |
15 |
Mô đun 2 |
Quản lý giáo dục hòa nhập người khuyết tật |
100 |
40 |
60 |
2.1 |
Lập kế hoạch quản lý giáo dục hòa nhập |
25 |
10 |
15 |
2.2 |
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục hòa nhập |
25 |
10 |
15 |
2.3 |
Kiểm tra, đánh giá giáo dục hòa nhập |
25 |
10 |
15 |
2.4 |
Hỗ trợ giáo dục hòa nhập người khuyết tật |
25 |
10 |
15 |
Mô đun 3 |
Quản lý Giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục |
50 |
20 |
30 |
1 |
Quản lý trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập |
50 |
20 |
30 |
2 |
Quản lý can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập mầm non |
50 |
20 |
30 |
3 |
Quản lý giáo dục hòa nhập cấp tiểu học |
50 |
20 |
30 |
4 |
Quản lý giáo dục hòa nhập cấp trung học |
50 |
20 |
30 |
5 |
Quản lý giáo dục hòa nhập trong trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề |
50 |
20 |
30 |
|
Tổng cộng |
250 |
100 |
150 |
3. Mô tả phần kiến thức bắt buộc tối thiểu
3.1. Những vấn đề chung về người khuyết tật: 25 tiết
- Người khuyết tật;
- Một số đặc điểm cơ bản của người khuyết tật;
- Các quan điểm về người khuyết tật;
3.2. Giáo dục hòa nhập: 50 tiết
- Các mô hình giáo dục;
- Trường học cho mọi người;
- Thực trạng và định hướng phát triển giáo dục hòa nhập ở Việt Nam;
3.3. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trong giáo dục hòa nhập: 25 tiết
- Đặc điểm hoạt động quản lý trong giáo dục hòa nhập;
- Vai trò và nhiệm vụ của cán bộ quản lý trong giáo dục hòa nhập;
- Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trong giáo dục hòa nhập;
3.4. Lập kế hoạch quản lý giáo dục hòa nhập: 25 tiết
- Cấu trúc chung của kế hoạch quản lý giáo dục hòa nhập;
- Nội dung kế hoạch quản lý giáo dục hòa nhập;
- Lập kế hoạch quản lý giáo dục hòa nhập.
3.5. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục hòa nhập: 25 tiết
- Nội dung tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục hòa nhập;
- Biện pháp tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục hòa nhập.
3.6. Kiểm tra, đánh giá giáo dục hòa nhập: 25 tiết
- Mục đích kiểm tra, đánh giá;
- Những nội dung kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục hòa nhập;
- Một số phương pháp kiểm tra, đánh giá;
- Quy trình tiến hành kiểm tra, đánh giá.
3.7. Hỗ trợ giáo dục hòa nhập người khuyết tật: 25 tiết
- Hệ thống hỗ trợ giáo dục hòa nhập người khuyết tật;
- Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục hòa nhập.
4. Mô tả nội dung phần kiến thức tự chọn
4.1. Quản lý trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập: 50 tiết
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
- Quản lý trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
4.2. Quản lý can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập mầm non: 50 tiết
- Can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập mầm non;
- Những vấn đề về quản lý can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập mầm non;
- Phối hợp liên ngành trong can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập mầm non.
4.3. Quản lý giáo dục hòa nhập cấp tiểu học: 50 tiết
- Giáo dục hòa nhập cấp tiểu học;
- Những vấn đề về quản lý giáo dục hòa nhập cấp tiểu học;
- Huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục hòa nhập cấp tiểu học;
4.4. Quản lý giáo dục hòa nhập cấp trung học: 50 tiết
- Giáo dục hòa nhập cấp trung học;
- Những vấn đề về quản lý giáo dục hòa nhập cấp trung học;
- Huy động lực lượng xã hội tham gia giáo dục hòa nhập cấp trung học;
4.5. Quản lý giáo dục hòa nhập trong trường đại học, cao đẳng: 50 tiết
- Giáo dục hòa nhập trong trường đại học, cao đẳng;
- Những vấn đề về quản lý giáo dục hòa nhập trong trường đại học, cao đẳng;
- Phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong trường đại học, cao đẳng.
IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
Chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý giáo dục hòa nhập cho đối tượng người học công tác tại các cơ sở giáo dục có người khuyết tật học tập là công cụ giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý công tác giáo dục hòa nhập.
1. Cấu trúc chương trình gồm 3 mô đun với thời lượng 250 tiết, trong đó mô đun 1 và mô đun 2 là nội dung kiến thức tối thiểu bắt buộc; mô đun 3 là nội dung kiến thức tự chọn (người học lựa chọn 1 trong 5 nội dung tự chọn phù hợp với nhu cầu công tác của mình).
2. Căn cứ vào chương trình này, các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng đề cương chi tiết cho các học phần (bắt buộc và tự chọn) để tiến hành bồi dưỡng cho người học. Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của người học và yêu cầu mục tiêu của chương trình, các cơ sở giáo dục có thể xây dựng chương trình bồi dưỡng theo hướng mở rộng hoặc rút gọn.
3. Phương pháp bồi dưỡng: cần tinh giản về lý thuyết, dành thời gian hợp lý cho người học tự nghiên cứu, thảo luận, thực hành ứng dụng.
4. Sau mỗi mô đun người học cần được đánh giá một cách nghiêm túc, khách quan thông qua các bài thi, tiểu luận hoặc trình diễn sản phẩm.
5. Điểm thi các mô đun là căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục hòa nhập xét cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục hòa nhập.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.