NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2000/TT-NHNN1 |
Hà Nội,ngày 28 tháng 03 năm 2000 |
THÔNG TƯ
THÔNG TƯ SỐ 05/2000/TT-NHNN1 NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỂM VỀ LẬP CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 164/1999/NĐ-CP NGÀY 16/11/1999 CỦA CHÍNH PHỦ
Thi hành Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành một số điểm về lập cán cân thanh toán như sau:
1. Thông tư này áp dụng đối với việc lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trên cơ sở tổng hợp một cách có hệ thống toàn bộ các giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.
2. Giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú bao gồm các giao dịch sau:
a. Các giao dịch về hàng hoá là các giao dịch về xuất, nhập khẩu hàng hoá được thể hiện ở các khoản thu, chi từ hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá giữa Người cư trú với Người không cư trú;
b. Các giao dịch về dịch vụ là các khoản thu, chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải, du lịch, bưu chính, viễn thông, bảo hiểm, hàng không, ngân hàng, thông tin, xây dựng và từ các hoạt động dịch vụ khác giữa Người cư trú và Người không cư trú;
c. Các giao dịch về thu nhập của người lao động là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do Người không cư trú trả cho Người cư trú và ngược lại;
d. Các giao dịch về thu nhập về đầu tư là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay nợ giữa Người cư trú với Người không cư trú và ngược lại;
đ. Các giao dịch về chuyển giao vãng lai một chiều là các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng của Người không cư trú chuyển cho Người cư trú và ngược lại;
e. Các giao dịch về chuyển giao vốn một chiều là các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư, các khoản nợ được xoá giữa Người cư trú và Người không cư trú; các loại tài sản bằng tiền, hiện vật của Người cư trú di cư mang ra nước ngoài và của Người không cư trú di cư mang vào Việt Nam;
g. Các giao dịch về đầu tư trực tiếp là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hay nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo pháp luật đầu tư của Việt Nam và nước ngoài;
h. Các giao dịch về đầu tư vào giấy tờ có giá là việc mua, bán các giấy tờ có giá giữa Người cư trú và Người không cư trú;
i. Các giao dịch về vay và trả nợ nước ngoài là việc Người cư trú vay và thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Người không cư trú;
k. Các giao dịch về cho vay và thu hồi nợ nước ngoài là việc Người cư trú cho vay và thu hồi nợ đối với Người không cư trú;
l. Các giao dịch về đầu tư khác và các giao dịch khác làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ là các giao dịch giữa Người cư trú và Người không cư trú về tiền mặt, tiền gửi và các khoản phải thu, phải trả.
3. Người cư trú là tổ chức hoặc cá nhân, bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam được thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức kinh tế Việt Nam);
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; chi nhánh công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên danh với nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác có vốn nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
c) Tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng ở Việt Nam);
d) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
đ) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài; công dân Việt Nam làm việc trong các tổ chức này và những cá nhân đi theo họ;
e) Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế Việt Nam, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hoạt động tại nước ngoài;
g) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng;
h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên;
i) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài (không kể thời hạn).
4. Người không cư trú là tổ chức hoặc cá nhân, bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế nước ngoài được thành lập và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài;
b) Tổ chức kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hoạt động kinh doanh tại nước ngoài;
c) Tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam được thành lập và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài;
d) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của nước ngoài hoạt động tại nước ngoài;
đ) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện các tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện các tổ chức phi chính phủ, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; người nước ngoài làm việc trong các tổ chức này và những cá nhân đi theo họ;
e) Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài; văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
g) Người nước ngoài cư trú tại nước ngoài; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn dưới 12 tháng;
h) Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn từ 12 tháng trở lên;
i) Người nước ngoài đến du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng tại Việt Nam (không kể thời hạn).
Trong trường hợp chưa xác định được tổ chức hoặc cá nhân là Người cư trú hoặc Người không cư trú thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
CHƯƠNG II
LẬP
CÁN CÂN THANH TOÁN
MỤC I: NGUYÊN TẮC LẬP CÁN CÂN THANH TOÁN
2. Cán cân thanh toán được lập theo đơn vị tiền tệ là Đôla Mỹ (USD).
Giá trị các giao dịch kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ không phải là Đôla Mỹ được quy đổi ra Đồng Việt Nam, sau đó quy đổi ra Đôla Mỹ theo tỷ giá như quy định hiện hành của Bộ Tài chính về hướng dẫn quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam sử dụng trong hạch toán kế toán của doanh nghiệp.
MỤC II: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC
BỘ, NGÀNH TRONG VIỆC
LẬP CÁN CÂN THANH TOÁN
Các Bộ, Ngành được quy định tại Thông tư này có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu cho Ngân hàng Nhà nước theo các chỉ tiêu sau:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: thông tin số liệu theo mẫu biểu số 1.
2. Bộ Tài chính: thông tin số liệu theo biểu số 2.
a. Thông tin số liệu về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu, danh mục hàng hạn ngạch, cấm nhập, kế hoạch phân bổ hạn ngạch, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch.
b. Thông tin số liệu về kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ theo biểu số 3.
a. Thông tin số liệu xuất, nhập khẩu bao gồm số liệu thực tế của kỳ báo cáo và các số liệu điều chỉnh cho thời kỳ trước.
b. Thông tin số liệu ước tính GDP định kỳ phân theo ngành kinh tế và phân theo nguồn và sử dụng.
c. Thông tin số liệu về tiết kiệm và đầu tư trong nước.
5. Tổng cục hải quan: thông tin số liệu xuất nhập khẩu hàng hoá, vàng, ngoại tệ theo quy định hiện hành của Tổng cục thống kê.
6. Bộ Công an: thông tin số liệu theo biểu số 6.
7. Bộ Ngoại giao: thông tin số liệu theo biểu số 7.
8. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước: thông tin số liệu theo biểu số 8.
9. Bộ Giao thông vận tải: thông tin số liệu theo biểu số 9.
10. Cục hàng không dân dụng: thông tin số liệu theo biểu số 10.
11. Bộ Văn hoá thông tin: thông tin số liệu theo biểu số 11.
12. Bộ Xây dựng: thông tin số liệu theo biểu số 12.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo: thông tin số liệu theo biểu số 13.
14. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường: thông tin số liệu theo biểu số 14.
15. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: thông tin số liệu theo biểu số 15.
16. Tổng Công ty Bưu chính viễn thông: thông tin số liệu theo biểu số 16.
17. Bộ Y tế: thông tin số liệu theo biểu số 17.
18. Bộ Công nghiệp: thông tin số liệu theo biểu số 18.
MỤC III: THỜI HẠN BÁO CÁO VÀ
THÔNG TIN TÌNH HÌNH,
SỐ LIỆU
a) Ngày 15 của tháng cuối mỗi quý, cung cấp thông tin, số liệu dự báo của quý tiếp theo; ngày 10 tháng 9 hàng năm, cung cấp thông tin, số liệu dự báo của năm tiếp theo;
b) Ngày 20 của tháng đầu mỗi quý, cung cấp thông tin, số liệu thực tế của quý trước; ngày 31 tháng 01 hàng năm cung cấp thông tin, số liệu thực tế của năm trước;
2. Thời hạn Ngân hàng Nhà nước báo cáo cán cân thanh toán cho Chính phủ.
a) Ngày 25 của tháng cuối mỗi quý, báo cáo cán cân thanh toán dự báo của quý tiếp theo; ngày 25 tháng 9 hàng năm, báo cáo cán cân thanh toán dự báo của năm tiếp theo;
b) Ngày làm việc cuối cùng của tháng đầu mỗi quý, báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán thực tế của quý trước; ngày 10 tháng 02 hàng năm báo cáo cán cân thanh toán thực tế của năm trước.
CHƯƠNG III
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
MẪU BIỂU THU THẬP SỐ LIỆU CÁN CÂN THANH TOÁN
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.