BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2025/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2025 |
BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP TÌM KIẾM, CỨU NẠN HÀNG HẢI
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Khoa học công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động phối hợp, tìm kiếm cứu nạn hàng hải.
Thông tư này ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, gồm 04 tập định mức kinh tế - kỹ thuật sau:
1. Tập 1. Định mức kinh tế - kỹ thuật công tác bảo dưỡng thường xuyên phương tiện thủy tìm kiếm, cứu nạn; công tác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển.
2. Tập 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng thiết bị phục vụ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; tiêu hao điện năng của thiết bị thông tin liên lạc phục vụ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; kênh truyền kết nối thông tin phục vụ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.
3. Tập 3. Định mức kinh tế - kỹ thuật vật tư, phụ tùng thay thế và vật tư, phụ tùng dự phòng của phương tiện thủy tìm kiếm, cứu nạn.
4. Tập 4. Định mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu phục vụ hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn.
Định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng đối với Cục Hàng hải Việt Nam, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.
2. Bãi bỏ các Thông tư: Thông tư số 93/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu cho phương tiện thủy tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải và Thông tư số 35/2018/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải.
3. Quy định chuyển tiếp:
a) Đối với dự toán của các nhiệm vụ chi đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì thực hiện cập nhật, điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán theo định mức kinh tế - kỹ thuật được ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với dự toán của các nhiệm vụ chi đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
TẬP 1: ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
Định mức này quy định về công tác bảo dưỡng thường xuyên phương tiện thủy tìm kiếm, cứu nạn: hàng ngày; tại bến; kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ tìm kiếm, cứu nạn trên biển và quy định định mức công tác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển.
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 02 tháng 11 năm 2015;
- Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
- Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ quy định về giao nhiệm vụ đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên;
- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển;
- Thông tư 29/2022/TT-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
- Các quy trình huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển và các quy định của pháp luật có liên quan.
Trong Định mức này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Tìm kiếm, cứu nạn: được viết tắt là TKCN.
- Trung tâm: là Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam.
- Đơn vị: là Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực.
- Kinh tế - kỹ thuật: được viết tắt là KT-KT.
- Phương tiện thủy TKCN là phương tiện tham gia hoạt động TKCN hàng hải do Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam quản lý, sử dụng bao gồm:
+ Tàu TKCN chuyên dùng: gồm Tàu SAR411, Tàu SAR412, Tàu SAR413, Tàu SAR272, Tàu SAR273, Tàu SAR274, Tàu SAR 27-01;
+ Tàu, ca nô chuyên dùng khác: là các phương tiện thủy TKCN của Trung tâm hoạt động cách bờ hoặc nơi trú ẩn ≤ 20 hải lý bao gồm tàu Cứu nạn 06, tàu CN-02, ca nô CN-01, ca nô CN-03, tàu SAR 69, ca nô CN01-TSA, ca nô CN02- TSA.
- Chuẩn bị máy: là quá trình khởi động động cơ máy chính và khởi động động cơ lai máy phát điện (ở chế độ không tải).
- Nghỉ máy: là quá trình giảm vòng quay hoạt động của động cơ máy chính, động cơ lai máy phát điện (ở chế độ không tải) để chuyển dần về trạng thái dừng hoạt động.
- Chạy máy tại bến: là quá trình động cơ máy chính hoạt động không lai chân vịt.
- Ma nơ: là quá trình điều động phương tiện thủy TKCN ra, vào vị trí neođậu, tiếp cận mục tiêu, giữ hướng tàu khi làm nhiệm vụ.
- Tiếp cận mục tiêu: là quá trình điều động phương tiện thủy TKCN tiếp cận đối tượng bị nạn.
- Hành trình trên luồng: là quá trình di chuyển của phương tiện thủy TKCN trên luồng.
- Hành trình trên biển: là quá trình di chuyển của phương tiện thủy TKCN trên biển.
- Hành trình tìm kiếm mục tiêu: là quá trình di chuyển của phương tiện thủy TKCN trong vùng TKCN.
- Hành trình chế độ đặc biệt: là quá trình di chuyển của phương tiện thủy TKCN trong tình huống công tác TKCN khẩn cấp hoặc tình huống nguy cấp trong quá trình di chuyển, và sử dụng trong quá trình thực hiện công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ tìm kiếm, cứu nạn trên biển.
- Chạy máy phát điện phục vụ sinh hoạt: là chạy máy phát điện phục vụ cho toàn bộ hoạt động sinh hoạt trên tàu.
- Chạy bơm cứu hoả sự cố: là hoạt động phục vụ chữa cháy đối với các đối tượng bị cháy trên biển trong quá trình TKCN hoặc trong quá trình huấn luyện, hợp luyện liên quan đến nội dung chữa cháy.
- Neđm: là công suất định mức của máy theo quy định của nhà sản xuất (hp hoặc kW).
- Pmax: là công suất cực đại của máy phát điện (kW).
- Bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN hàng ngày: là các công việc do thuyền viên thực hiện để bảo quản, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị gồm: thiết bị nghi khí hàng hải; thiết bị thông tin liên lạc; các thiết bị, máy móc trên mặt boong; các động cơ, các bơm trong buồng máy; các bảng điện chính, phụ trong buồng máy; các thiết bị, máy móc khác theo kế hoạch.
- Bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN tại bến: là hoạt động chạy động cơ máy chính, động cơ lai máy phát điện và các trang thiết bị khác khi phương tiện neo đậu tại bến; rửa phương tiện thủy TKCN bằng nước ngọt tại bến sau mỗi chuyến hoạt động trên biển.
- Bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển: là hoạt động bảo dưỡng thường xuyên, được thực hiện trên biển kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ chuyên môn TKCN hàng hải.
- Công tác hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển: là hoạt động huấn luyện nghiệp vụ TKCN trên biển khi có 02 phương tiện thủy trở lên cùng tham gia thực hiện theo một kịch bản huấn luyện.
- Công tác phối hợp TKCN trên biển: là việc sử dụng các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để xác định vị trí người, phương tiện bị nạn và cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y tế ban đầu hoặc các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
- Công tác chốt chặn: là hoạt động sử dụng tàu TKCN chuyên dùng thường trực tại các vùng biển có nguy cơ xảy ra các sự cố, tai nạn hàng hải.
- Công tác ứng trực sự cố thiên tai: là hoạt động bố trí tàu TKCN chuyên dùng thường trực tại những khu vực xung yếu để sẵn sàng tham gia hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu.
- Công tác thường trực TKCN: là hoạt động thu nhận, xử lý thông tin báo nạn nhận được và tổ chức, điều hành lực lượng hoạt động TKCN và duy trì liên tục 24/7, bao gồm:
+ Trực ban nghiệp vụ: là hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong việc thu nhận thông tin báo nạn và xử lý thông tin báo nạn, tổ chức, điều hành lực lượng hoạt động TKCN và các nhiệm vụ khác được giao;
+ Trực chỉ huy: là hoạt động nghiệp vụ để xử lý thông tin báo nạn nhận được và tổ chức, điều hành lực lượng hoạt động TKCN.
Định mức này được áp dụng để lập kế hoạch, dự toán và thanh quyết toán chi phí phục vụ hoạt động phối hợp TKCN trên biển.
Định mức này áp dụng đối với Cục Hàng hải Việt Nam, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải.
6.1. Định mức KT-KT công tác bảo dưỡng thường xuyên phương tiện thủy TKCN
6.1.1. Định mức công tác bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN hàng ngày
Định mức này quy định mức hao phí vật tư, vật liệu để thực hiện công việc bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị hàng ngày.
6.1.2. Định mức bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN tại bến
Định mức này quy định số lần thực hiện, thời gian hoạt động, mức công suất khai thác phục vụ hoạt động chạy động cơ máy chính, động cơ lai máy phát điện và các trang thiết bị khác khi phương tiện neo đậu tại bến; và hao phí vật tư nước ngọt rửa phương tiện thủy TKCN sau mỗi chuyến hoạt động trên biển.
6.1.3. Định mức bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển
Định mức này quy định số lần thực hiện, thời gian hoạt động, mức công suất khai thác tại các chế độ hoạt động của động cơ máy chính, động cơ lai máy phát điện, các trang thiết bị khác và vận tốc của phương tiện thủy TKCN khi hoạt động bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển.
6.2. Định mức KT-KT công tác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển
6.2.1. Định mức hoạt động TKCN đối với phương tiện thủy TKCN
Định mức này quy định thời gian hoạt động, mức công suất khai thác, vận tốc của phương tiện thủy TKCN phục vụ hoạt động phối hợp TKCN trên biển.
6.2.2. Định mức công tác thường trực phối hợp TKCN
Định mức này quy định công tác thường trực phối hợp TKCN quy định số ca trực và số người trong mỗi ca trực của công tác thường trực phối hợp TKCN.
1. Quy trình bảo dưỡng thường xuyên phương tiện thủy tìm kiếm, cứu nạn
1.1. Bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN hàng ngày
Bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN hàng ngày được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, trang bị bảo vệ cá nhân (bảo hộ lao động);
- Kiểm tra tình trạng hoạt động chung của các máy móc, trang thiết bị;
- Vệ sinh, gõ rỉ, sơn dặm, tra dầu mỡ…vào các chi tiết (nếu cần thiết);
- Thay thế các chi tiết bị hư hỏng (công tắc, ổ cắm, bóng đèn…);
- Thu dọn dụng cụ, vật liệu sau khi kiểm tra;
- Ghi chép nhật ký.
1.2. Bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN tại bến
Bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN tại bến được thực hiện bao gồm các công việc bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN hàng ngày và bổ sung thêm các công việc sau:
- Khởi động động cơ máy chính, máy phát điện và các trang thiết bị khác;
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật ở chế độ tại bến;
- Tắt động cơ máy chính, máy phát điện và các trang thiết bị khác;
- Rửa phương tiện thủy TKCN bằng nước ngọt tại bến sau mỗi chuyến hoạt động trên biển.
1.3. Bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển
Bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển được thực hiện bao gồm các công việc bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN hàng ngày và bổ sung thêm các công việc sau:
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật tại chế độ hoạt động của động cơ máy chính, động cơ lai máy phát điện, thiết bị thông tin liên lạc, nghi khí hàng hải và các trang thiết bị khác trong quá trình huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển gồm:
+ Chuẩn bị máy;
+ Ma nơ rời cầu;
+ Các chế độ hành trình (chạy trên luồng và trên biển, chế độ đặc biệt, tìm kiếm mục tiêu, ma nơ tiếp cận mục tiêu);
- Vệ sinh, tra dầu mỡ, siết bu lông, … các chi tiết máy móc, trang thiết bị trong quá trình huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển;
- Thay thế các chi tiết bị hư hỏng (công tắc, ổ cắm, bóng đèn…);
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy xuồng cấp cứu, vệ sinh, tra dầu mỡ, siết bu lông vào các chi tiết của xuồng và cẩu xuồng trong quá trình nâng hạ xuồng.
2. Quy trình phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển
2.1. Công tác phối hợp TKCN trên biển
Công tác phối hợp TKCN trên biển thực hiện như sau:
- Chuẩn bị máy: Khởi động động cơ máy chính, máy phát điện, các trang thiết bị hàng hải và các trang thiết bị khác;
- Ma nơ rời cầu;
- Hành trình chạy trong luồng và trên biển đến vị trí tàu, người bị nạn;
- Tiến hành hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển:
+ Hành trình ở chế độ đặc biệt (nếu có);
+ Hành trình tìm kiếm mục tiêu;
+ Ma nơ: tiếp cận mục tiêu;
+ Hạ xuồng cấp cứu, tiếp cận tàu, người bị nạn;
+ Xuồng cấp cứu đưa người bị nạn về vị trí an toàn (tàu hoặc bờ);
- Hành trình chạy trên biển và trong luồng từ vị trí tàu, người bị nạn về cầu cảng;
- Ma nơ cập cầu;
- Kiểm tra, tắt máy.
2.2. Công tác thường trực phối hợp TKCN
Công tác thường trực phối hợp TKCN là các hoạt động thu nhận, xử lý thông tin báo nạn nhận được và tổ chức, điều hành lực lượng hoạt động TKCN.
Công tác thường trực phối hợp TKCN thực hiện như sau:
- Tiếp nhận thông tin, xác minh thông tin, xử lý thông tin, xử lý kết quả xác minh thông tin (báo nạn giả, nạn thật);
- Lập kế hoạch TKCN: theo dõi, phối hợp, cập nhật bổ sung thông tin để triển khai kế hoạch; báo cáo tới các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để thực hiện công tác phối hợp TKCN;
- Triển khai hoạt động TKCN;
- Theo dõi, nắm bắt hoạt động TKCN, tiếp nhận các thông tin liên quan trong suốt quá trình TKCN.
CHƯƠNG III. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
1. Định mức KT-KT công tác bảo dưỡng thường xuyên phương tiện thủy TKCN
1.1. Định mức công tác bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN hàng ngày
Định mức KT-KT vật tư phục vụ công tác bảo dưỡng thường xuyên phương tiện thủy TKCN trong một năm được tính bằng tỷ lệ % chi phí vật liệu chính (nhiên liệu) của các công tác bảo dưỡng tại bến, bảo dưỡng kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện trên biển và công tác chốt chặn, tỷ lệ % được quy định tại Bảng mức 1:
Bảng mức 1:
Đơn vị tính: 01 tàu/năm hoặc 01 ca nô/năm
STT |
Loại phương tiện |
Định mức (%) |
1 |
Tàu SAR411, SAR412, SAR413 |
4,5 |
2 |
Tàu SAR 27-01, SAR272, SAR273, SAR274 |
3,5 |
3 |
Tàu Cứu nạn 06 |
15 |
4 |
Tàu CN-02 |
15 |
5 |
Ca nô CN-01 |
15 |
6 |
Ca nô CN-03 |
15 |
7 |
Tàu SAR 69 |
15 |
8 |
Ca nô CN01-TSA |
15 |
9 |
Ca nô CN02-TSA |
15 |
Ghi chú: Vật liệu phục vụ bảo dưỡng hàng ngày bao gồm: Sơn, dung môi, chổi lăn sơn, dây nilon, dây điện, dây thừng, dây buộc tàu, cáp thép, búa gõ rỉ, mỡ bảo dưỡng, đá cắt, đá mài… (không bao gồm các vật tư phục vụ hoạt động bảo dưỡng, sửa phương tiện thủy TKCN theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia).
1.2. Định mức bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN tại bến
1.2.1. Định mức bảo dưỡng tàu TKCN chuyên dùng
a. Định mức số lần bảo dưỡng
- Định mức số lần bảo dưỡng tại bến: 03 ngày/lần.
- Định mức số lần chạy kiểm tra tình trạng kỹ thuật bơm cứu hỏa sự cố, cứu đắm độc lập: 04 lần/tháng.
b. Định mức công suất và thời gian hoạt động
- Định mức công suất và thời gian hoạt động tại bến của động cơ máy chính, động cơ lai máy phát điện và các bơm được quy định tại Bảng mức 2:
Bảng mức 2:
Đơn vị tính: 01 tàu/lần
STT |
Chế độ hoạt động |
Mức công suất hoạt động (kW) |
Thời gian hoạt động (giờ) |
||
Tàu SAR 27-01 |
Tàu SAR 272, SAR273, SAR274 |
Tàu SAR 411, SAR412, SAR413 |
|||
1 |
Động cơ máy chính |
200 |
128 |
245 |
0,5 |
2 |
Động cơ lai máy phát điện |
35 |
45 |
50 |
0,5 |
3 |
Các loại bơm |
|
|
|
|
- |
Bơm cứu đắm độc lập |
30 |
|
|
0,5 |
- |
Bơm cứu hỏa sự cố |
|
3,1 |
3,1 |
0,5 |
Ghi chú:
- Lần bảo dưỡng tại bến được tính từ thời điểm phương tiện thủy TKCN kết thúc hoạt động TKCN đột xuất hoặc các hoạt động khác (tàu cập cầu).
- Trong trường hợp có sự thay đổi hoặc bổ sung bơm cứu hỏa sự cố, bơm cứu đắm độc lập thì định mức công suất khai thác theo thực tế và thời gian hoạt động được áp dụng theo Bảng mức này.
1.2.2. Định mức bảo dưỡng tàu, ca nô chuyên dùng khác
a. Định mức số lần bảo dưỡng tại bến: 04 lần/tháng.
b. Định mức công suất và thời gian hoạt động
- Định mức công suất hoạt động: 25% Neđm.
- Định mức thời gian hoạt động: 0,5 giờ/lần.
Ghi chú: Lần bảo dưỡng tại bến được tính từ thời điểm phương tiện thủy
TKCN kết thúc hoạt động TKCN đột xuất hoặc các hoạt động khác (tàu cập cầu).
1.2.3. Định mức nước ngọt rửa phương tiện thủy TKCN
Định mức vật tư nước ngọt rửa phương tiện thủy TKCN được quy định tại Bảng mức 3:
Bảng mức 3:
Đơn vị tính: 01 tàu/lần hoặc 01 ca nô/lần
STT |
Loại phương tiện |
Đơn vị tính |
Định mức |
1 |
Tàu SAR 41m (SAR411, SAR412, SAR413) |
m3 |
2,5 |
2 |
Tàu SAR 27-01, SAR 27m (SAR272, SAR273, SAR274) |
m3 |
1,5 |
3 |
Tàu Cứu nạn 06 |
m3 |
0,8 |
4 |
Tàu CN-02 |
m3 |
0,8 |
5 |
Ca nô CN-01 |
m3 |
0,8 |
6 |
Ca nô CN-03 |
m3 |
0,8 |
7 |
Tàu SAR 69 |
m3 |
0,8 |
8 |
Ca nô CN01-TSA |
m3 |
0,8 |
9 |
Ca nô CN02-TSA |
m3 |
0,8 |
Ghi chú: Định mức nước ngọt để sử dụng rửa phương tiện thủy TKCN được áp dụng sau mỗi chuyến tàu kết thúc hoạt động trên biển.
1.3.1. Đối với tàu TKCN chuyên dùng
a. Định mức số lần bảo dưỡng kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện trên biển
- Định mức số lần bảo dưỡng kết hợp trong công tác huấn luyện nghiệp vụ TKCN trên biển: tối đa 03 lần/tháng.
- Định mức số lần bảo dưỡng kết hợp trong công tác hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển: tối đa 02 lần/năm.
Ghi chú: Trường hợp trong tháng phương tiện thủy TKCN đã tham gia hoạt động TKCN đột xuất trước thời điểm quy định bảo dưỡng kết hợp trong công tác huấn luyện tại Kế hoạch thì không tiến hành chuyến bảo dưỡng kết hợp trong công tác huấn luyện của lần gần nhất theo kế hoạch của tháng đó nữa.
b. Định mức công suất, thời gian hoạt động tại các chế độ hoạt động của động cơ máy chính, động cơ lai máy phát điện, xuồng cấp cứu và vận tốc của phương tiện thủy TKCN khi thực hiện chạy bảo dưỡng kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển
Định mức công suất, thời gian hoạt động tại các chế độ hoạt động của động cơ máy chính, động cơ lai máy phát điện và vận tốc của phương tiện thủy TKCN khi thực hiện chạy bảo dưỡng kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển được quy định tại Bảng mức 4:
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.