NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2012/TT-NHNN |
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2012 |
QUY ĐỊNH VỀ NGHIỆP VỤ NHẬN ỦY THÁC VÀ ỦY THÁC CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng,
Thông tư này quy định chi tiết nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, bao gồm: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác và tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.
1. Bên nhận ủy thác là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Bên ủy thác, bao gồm:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Tổ chức khác ở trong nước không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức khác) là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật.
c) Tổ chức ở nước ngoài là pháp nhân được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài, nơi tổ chức đó được thành lập, có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự về năng lực dân sự của pháp nhân nước ngoài.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ủy thác trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng là việc bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác thực hiện nghiệp vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan; bên ủy thác phải trả phí ủy thác cho bên nhận ủy thác.
2. Nhận ủy thác trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng là việc bên nhận ủy thác thực hiện nghiệp vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan; bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác do bên ủy thác trả.
3. Ủy thác cho vay là việc bên ủy thác giao vốn cho bên nhận ủy thác để thực hiện cho vay đối với khách hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan; bên ủy thác phải trả phí ủy thác cho vay cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay.
4. Nhận ủy thác cho vay là việc bên nhận ủy thác nhận vốn của bên ủy thác để thực hiện cho vay đối với khách hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan; bên nhận ủy thác cho vay được hưởng phí ủy thác cho vay do bên ủy thác trả.
5. Hợp đồng nhận ủy thác và ủy thác trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên nhận ủy thác và bên ủy thác nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về việc ủy thác và nhận ủy thác.
6. Hợp đồng nhận ủy thác và ủy thác cho vay là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên nhận ủy thác cho vay và bên ủy thác nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về việc ủy thác cho vay (sau đây gọi tắt là hợp đồng ủy thác cho vay).
7. Thời hạn ủy thác là khoảng thời gian được tính từ thời điểm bên nhận ủy thác bắt đầu thực hiện nghiệp vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng cho đến thời điểm kết thúc các công việc theo hợp đồng nhận ủy thác và ủy thác.
8. Thời hạn ủy thác cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi bên nhận ủy thác bắt đầu nhận vốn ủy thác cho đến thời điểm trả hết vốn nhận ủy thác và lãi cho vay cho bên ủy thác theo hợp đồng ủy thác cho vay.
9. Phí ủy thác là khoản tiền mà bên ủy thác trả cho bên nhận ủy thác để thực hiện các công việc theo hợp đồng nhận ủy thác và ủy thác.
10. Khách hàng có liên quan đến việc nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là cá nhân, tổ chức khác.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện việc nhận ủy thác và/hoặc ủy thác một hoặc một số nghiệp vụ trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và nội dung ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được nhận ủy thác của cá nhân.
1. Việc nhận ủy thác và ủy thác cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng thực hiện theo quy định tại Mục 3 Thông tư này.
2. Việc nhận ủy thác và ủy thác của công ty cho thuê tài chính để cho thuê tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính.
3. Đối với việc nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện các nghiệp vụ ngoài quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, mà được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xây dựng quy trình thực hiện và gửi văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chấp thuận. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.
Điều 6. Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro
1. Bên ủy thác chịu trách nhiệm xử lý rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ ủy thác trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng.
2. Bên ủy thác là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ ủy thác trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hạch toán kế toán nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ kế toán, thống kê đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Hàng tháng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện thống kê và gửi báo cáo tình hình thực hiện nghiệp vụ nhận ủy thác, ủy thác cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo phụ lục kèm theo Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 8. Bên nhận ủy thác và bên ủy thác cho vay
1. Bên nhận ủy thác cho vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Bên ủy thác cho vay, bao gồm:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Tổ chức khác là pháp nhân ở trong nước.
c) Tổ chức ở nước ngoài.
Điều 9. Nguyên tắc nhận ủy thác và ủy thác cho vay
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện việc nhận ủy thác và/hoặc ủy thác cho vay theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và nội dung ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Việc nhận ủy thác và ủy thác cho vay được thực hiện thông qua hợp đồng ủy thác cho vay, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của tổ chức khác để cho vay phải tính dư nợ cho vay từ nguồn vốn nhận ủy thác vào tổng dư nợ cấp tín dụng.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác không được ủy thác lại cho bên thứ ba để thực hiện cho vay.
5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay thực hiện cho vay đối với khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng và các quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay bằng ngoại tệ, phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú, quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay đối với khách hàng vay là người không cư trú, thì phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay từ tổ chức ở nước ngoài (kể cả trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của ngân hàng mẹ), phải thực hiện theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài, quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay đối với khách hàng để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
6. Bên ủy thác cho vay trả phí ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay. Phí ủy thác do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng ủy thác cho vay.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận ủy thác để thực hiện cho vay khi có đủ các điều kiện như sau:
1. Trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp có ghi nội dung hoạt động nhận ủy thác cho vay.
2. Ban hành quy trình nhận ủy thác cho vay phù hợp với quy định tại Thông tư này, pháp luật về hoạt động cho vay và pháp luật có liên quan.
3. Đảm bảo các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Có trụ sở, mạng lưới và nhân sự để thực hiện việc cho vay theo hợp đồng ủy thác cho vay, đảm bảo hoạt động cho vay được an toàn và hiệu quả.
Điều 11. Điều kiện đối với bên ủy thác cho vay
Bên ủy thác được ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để cho vay khi có đủ các điều kiện:
1. Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp có ghi nội dung hoạt động ủy thác cho vay.
b) Ban hành quy trình ủy thác cho vay phù hợp với quy định tại Thông tư này, pháp luật về hoạt động cho vay và pháp luật có liên quan.
c) Đảm bảo các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Đối với tổ chức khác ở trong nước:
a) Là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật về dân sự;
b) Được thực hiện ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để cho vay theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Tại thời điểm ủy thác cho vay không có dư nợ tín dụng tại các tổ chức tín dụng ở trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Đối với tổ chức ở nước ngoài:
a) Là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự về năng lực dân sự của pháp nhân nước ngoài;
b) Thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 12. Đồng tiền nhận ủy thác và ủy thác cho vay
Đồng tiền nhận ủy thác và ủy thác cho vay là đồng Việt Nam, ngoại tệ.
Điều 13. Hợp đồng ủy thác cho vay
Hợp đồng ủy thác cho vay bao gồm những nội dung thỏa thuận của bên ủy thác và tổ chức tín dụng nhận ủy thác: Tên, địa chỉ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác cho vay; số tiền ủy thác cho vay; đối tượng khách hàng vay vốn; các nhu cầu vốn cho vay; đồng tiền cho vay; thời hạn ủy thác cho vay; thời hạn cho vay đối với khách hàng; lãi suất cho vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; biện pháp bảo đảm tiền vay; phí ủy thác; bên có trách nhiệm thẩm định cho vay và giám sát sử dụng vốn vay; trách nhiệm xử lý rủi ro của bên ủy thác; quyền và nghĩa vụ của các bên; việc miễn, giảm lãi tiền vay; các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy thác cho vay trước thời hạn; xử lý vi phạm hợp đồng; các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác cho vay
1. Bên nhận ủy thác cho vay có quyền:
a) Từ chối các yêu cầu của bên ủy thác trái với những thỏa thuận và cam kết ghi trong hợp đồng ủy thác cho vay.
b) Yêu cầu bên ủy thác cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện cho vay theo hợp đồng ủy thác cho vay.
c) Được nhận phí ủy thác cho vay.
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc khởi kiện trước pháp luật đối với bên ủy thác vi phạm hợp đồng ủy thác cho vay.
đ) Các quyền của bên cho vay đối với khách hàng theo quy định của pháp luật về hoạt động cho vay.
2. Bên nhận ủy thác cho vay có nghĩa vụ:
a) Thực hiện cho vay đối với khách hàng theo đúng quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, hợp đồng ủy thác cho vay và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Thông báo cho bên ủy thác việc thực hiện cho vay theo hợp đồng ủy thác cho vay, cung cấp các thông tin và tài liệu về khả năng tài chính, đối tượng khách hàng, tình hình giải ngân, khả năng thu hồi nợ, phân loại nợ và thông tin, tài liệu cần thiết khác liên quan đến việc cho vay theo hợp đồng ủy thác cho vay; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin và tài liệu đã cung cấp cho bên ủy thác.
c) Giao lại vốn nhận ủy thác và lãi thu được từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cho bên ủy thác theo hợp đồng ủy thác cho vay.
d) Thực hiện phân loại nợ đối với dư nợ cho vay theo hợp đồng ủy thác cho vay nhằm đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng.
đ) Thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo nội dung thỏa thuận với bên ủy thác trong hợp đồng ủy thác cho vay.
e) Lưu giữ hồ sơ cho vay ủy thác theo quy định của pháp luật về lưu giữ hồ sơ tín dụng.
3. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo nội dung của hợp đồng ủy thác cho vay phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác cho vay
1. Bên ủy thác cho vay có quyền:
a) Quyết định lựa chọn bên nhận ủy thác cho vay nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn ủy thác an toàn và hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
b) Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác thông báo việc thực hiện cho vay theo hợp đồng ủy thác cho vay; cung cấp tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng, tình hình giải ngân, khả năng thu hồi nợ và thông tin, tài liệu cần thiết khác liên quan đến khách hàng vay và việc cho vay, thu hồi nợ cho vay theo ủy thác.
c) Từ chối các yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác trái với những thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác cho vay.
d) Nhận lại vốn ủy thác và lãi cho vay đối với khách hàng từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác theo hợp đồng ủy thác cho vay.
đ) Xử lý theo thẩm quyền hoặc khởi kiện trước pháp luật đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác vi phạm hợp đồng ủy thác cho vay.
2. Bên ủy thác cho vay có nghĩa vụ:
a) Thực hiện việc chuyển vốn ủy thác, trả phí ủy thác cho bên nhận ủy thác và các thỏa thuận tại hợp đồng ủy thác cho vay.
b) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn ủy thác.
c) Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay ủy thác theo quy định của pháp luật.
d) Lưu giữ hồ sơ ủy thác cho vay phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo nội dung hợp đồng ủy thác cho vay, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 5 năm 2012, thay thế Quyết định số 742/2002/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 7 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy định ủy thác và nhận ủy thác cho vay vốn của tổ chức tín dụng.
2. Đối với các hợp đồng ủy thác cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, bên ủy thác và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác tiếp tục thực hiện các nội dung ghi trong hợp đồng ủy thác cho vay đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký kết hợp đồng đó hoặc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng ủy thác cho vay phù hợp với quy định tại Thông tư này.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức khác và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT.
THỐNG ĐỐC |
Tên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:………………..
BÁO CÁO NGHIỆP VỤ NHẬN ỦY THÁC, ỦY THÁC
Tháng……..năm………
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2012/TT-NHNN ngày 08/3/2012)
Chỉ tiêu |
Số dư nợ/ Số dư (tỷ đồng) |
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hoặc số dư nợ so với tháng trước liền kề (%) |
1. Dư nợ cho vay bằng nguồn vốn nhận ủy thác |
|
|
1.1. Cho vay bằng nguồn vốn nhận ủy thác từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước |
|
|
1.1.a. Dư nợ cho vay phân theo thời hạn |
|
|
- Ngắn hạn |
|
|
- Trung và dài hạn |
|
|
1.1.b. Dư nợ cho vay phân theo loại tiền |
|
|
- Bằng đồng Việt Nam |
|
|
- Bằng ngoại tệ |
|
|
1.2. Cho vay bằng nguồn vốn nhận ủy thác từ tổ chức khác ở trong nước |
|
|
1.2.a. Dư nợ cho vay phân theo thời hạn |
|
|
- Ngắn hạn |
|
|
- Trung và dài hạn |
|
|
1.2.b. Dư nợ cho vay phân theo loại tiền |
|
|
- Bằng đồng Việt Nam |
|
|
- Bằng ngoại tệ (quy đổi ra đồng Việt Nam) |
|
|
1.3. Cho vay bằng nguồn vốn nhận ủy thác từ tổ chức ở nước ngoài |
|
|
- Ngắn hạn |
|
|
- Trung và dài hạn |
|
|
2. Dư nợ ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác để cho vay |
|
|
2.1. Dư nợ ủy thác cho vay phân theo thời hạn |
|
|
- Ngắn hạn |
|
|
- Trung và dài hạn |
|
|
2.2. Dư nợ ủy thác cho vay phân theo loại tiền |
|
|
- Bằng đồng Việt Nam |
|
|
- Bằng ngoại tệ (quy đổi ra đồng Việt Nam) |
|
|
3. Số dư các hoạt động nhận ủy thác và/hoặc ủy thác khác (không phải nhận ủy thác, ủy thác để cho vay) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản |
|
|
|
|
…..,
ngày … tháng …. năm …… |
Ghi chú:
1. Chỉ tiêu (1) = (1.1) + (1.2) + (1.3)
Chỉ tiêu (1.1) = (1.1.a) = (1.1.b)
Chỉ tiêu (1.2) = (1.2.a) = (1.2.b)
Chỉ tiêu (2) = (2.1) = (2.2)
2. Thời hạn gửi báo cáo: Hàng tháng, chậm nhất vào ngày 12 tháng liền kề tháng báo cáo.
3. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN Việt Nam, 49 Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội (email: phongcstd@sbv.gov.vn, fax: 04.38246953 - 04.38240132)
4. Đề nghị ghi rõ họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm trả lời các chi tiết báo cáo khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.