BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2022/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2022 |
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học; các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; viện hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo tiến sĩ; các trường cao đẳng được phép đào tạo cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo); các tổ chức và cá nhân có liên quan.
1. Cơ sở đào tạo căn cứ vào các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình trong việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
2. Thực hiện công khai, minh bạch các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, cơ sở để xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp của cơ sở đào tạo để các cơ quan quản lý nhà nước thanh tra, kiểm tra, xã hội giám sát và người học lựa chọn cơ sở đào tạo dự tuyển.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Danh mục thống kê ngành đào tạo là Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV đối với các trình độ của giáo dục đại học, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Ngành đào tạo là tập hợp kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp, khoa học và công nghệ, được thống kê, phân loại trong Danh mục thống kê ngành đào tạo.
3. Nhóm ngành đào tạo là tập hợp một số ngành đào tạo có những đặc điểm chung về chuyên môn, trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp, khoa học và công nghệ, được thống kê, phân loại trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp III thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Giảng viên toàn thời gian trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh bao gồm giảng viên cơ hữu và giảng viên ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên đang làm việc toàn thời gian tại cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là giảng viên toàn thời gian), cụ thể như sau:
a) Giảng viên cơ hữu được xác định theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 ngày 12 tháng 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
b) Giảng viên ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên, làm việc toàn thời gian tại cơ sở đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ làm việc của giảng viên đại học cho năm xác định chỉ tiêu tuyển sinh (bao gồm cả giảng viên hướng dẫn thực hành, thí nghiệm), đồng thời không ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác.
6. Giảng viên thỉnh giảng trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh là người không thuộc diện theo quy định tại khoản 5 Điều này, trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học của cơ sở đào tạo theo hợp đồng thỉnh giảng với cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật cho năm xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Điều 4. Nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh
1. Cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của pháp luật; công bố công khai, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trách nhiệm giải trình về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và cam kết chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội của cơ sở đào tạo, đồng thời chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý và xã hội.
2. Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo từng năm và độc lập theo từng trình độ đào tạo. Căn cứ chỉ tiêu đã xác định theo từng trình độ, cơ sở đào tạo phải công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định theo ngành/nhóm ngành trong đề án và kế hoạch tuyển sinh, chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội và cơ quan quản lý trực tiếp.
a) Chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo được xác định phù hợp với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo theo quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Thông tư này;
b) Chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo không được tăng trong các trường hợp sau:
- Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo từng trình độ và theo từng lĩnh vực (đối với chỉ tiêu đại học) hoặc theo từng ngành (đối với chỉ tiêu thạc sĩ, tiến sĩ) không được tăng so với năm tuyển sinh trước liền kề với năm xác định chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh của cơ sở đào tạo nếu cơ sở đào tạo đủ điều kiện về thời gian để thực hiện kiểm định cơ sở đào tạo nhưng chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định hiện hành của pháp luật;
- Chỉ tiêu tuyển sinh của lĩnh vực không được tăng so với năm tuyển sinh trước liền kề với năm xác định chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh của lĩnh vực đó nếu tỉ lệ số sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp của lĩnh vực đó đạt dưới 80% hoặc tỉ lệ thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của lĩnh vực đó ở năm tuyển sinh liền kề trước năm tuyển sinh đạt dưới 80% (áp dụng đối với xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, trừ trường hợp ngành đào tạo ở trình độ đại học có chương trình đào tạo được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định của pháp luật ).
5. Cơ sở đào tạo vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018) không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vi phạm của cơ sở đào tạo. Trường hợp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh cho cơ sở đào tạo theo quy định như sau:
a) Cơ sở đào tạo đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh bảo đảm tuân thủ đầy đủ nguyên tắc xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đó trừ đi số lượng chỉ tiêu đã vi phạm về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo;
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh đối với cơ sở đào tạo theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều này.
6. Đối với các ngành đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trình độ đại học mới được mở ngành trong năm tuyển sinh, chỉ tiêu được xác định cho ngành đó nằm trong năng lực đào tạo của lĩnh vực đào tạo tương ứng và không vượt quá 30% năng lực đào tạo của ngành theo quy định.
8. Đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực An ninh, quốc phòng, cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo các trình độ và hình thức đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trên cơ sở năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo và nhu cầu sử dụng, bảo đảm phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo cùng các quy định khác có liên quan của pháp luật.
9. Tỉ lệ sinh viên có việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học quy định tại khoản 4 Điều này được xác định theo từng ngành đào tạo, được khảo sát ở năm liền kề trước năm tuyển sinh, đối tượng khảo sát là sinh viên đã tốt nghiệp ở năm trước cách năm tuyển sinh một năm và được xác định bằng tỉ lệ giữa số lượng sinh viên chính quy có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp so với tổng số sinh viên chính quy tương ứng của ngành và trình độ đào tạo đã tốt nghiệp trong năm đó.
Điều 5. Quy định giảng viên trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh
1. Mỗi giảng viên của cơ sở đào tạo được xếp vào một lĩnh vực đào tạo tham gia giảng dạy chính ở trình độ đại học (trừ các ngành thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên và đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non mỗi giảng viên được xếp vào một ngành đào tạo tham gia giảng dạy chính); được xếp vào một ngành đào tạo tham gia giảng dạy chính ở trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ để xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Việc sắp xếp giảng viên vào một lĩnh vực đào tạo/một ngành đào tạo phải phù hợp về chuyên môn và tương ứng với quy mô đào tạo của lĩnh vực đào tạo/ngành đào tạo đó.
2. Quy định giảng viên trong xác định chỉ tiêu trình độ đại học, trình độ cao đẳng:
a) Tổng số giảng viên quy đổi theo lĩnh vực đào tạo (trừ đào tạo trình độ đại học các ngành thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên và đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non quy đổi theo ngành đào tạo) để xác định chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo, bao gồm giảng viên toàn thời gian quy đổi và giảng viên thỉnh giảng quy đổi tương ứng của lĩnh vực đào tạo đó hoặc của ngành đào tạo đó;
b) Số lượng giảng viên thỉnh giảng quy đổi để xác định chỉ tiêu tuyển sinh được tính tối đa bằng 10% tổng số giảng viên toàn thời gian quy đổi của cơ sở đào tạo xác định theo lĩnh vực đào tạo. Riêng các ngành đào tạo đặc thù thuộc lĩnh vực Nghệ thuật và các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học (quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này), số lượng giảng viên thỉnh giảng quy đổi để xác định chỉ tiêu tuyển sinh được tính tối đa bằng 40% tổng số giảng viên toàn thời gian quy đổi của cơ sở đào tạo xác định theo lĩnh vực đào tạo; các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên, giảng viên thỉnh giảng không được tính để xác định chỉ tiêu tuyển sinh;
c) Hệ số quy đổi giảng viên toàn thời gian, giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trình độ đại học của cơ sở đào tạo có chức danh, trình độ khác nhau quy định tại Bảng 1, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; trong đó mỗi giảng viên chỉ được tính quy đổi một lần ở mức quy đổi cao nhất;
d) Đối với ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bao gồm: ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, lĩnh vực Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân (quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này) và các ngành đào tạo theo đề án được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trong từng giai đoạn và được điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở căn cứ nhu cầu nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo chủ trương, định hướng của Nhà nước), giảng viên thỉnh giảng được xác định bao gồm cả các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý là những người lao động có bằng tốt nghiệp trình độ đại học cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo, đồng thời có từ 05 năm trở lên về kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp tại doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp gắn với ngành và lĩnh vực đào tạo làm giảng viên trợ giảng và được tính hệ số để xác định chỉ tiêu theo quy định tại điểm c khoản này.
3. Quy định giảng viên trong xác định chỉ tiêu trình độ thạc sĩ, tiến sĩ:
a) Tổng số giảng viên theo ngành đào tạo để xác định chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo, bao gồm giảng viên toàn thời gian và giảng viên thỉnh giảng của cơ sở đào tạo có trình độ/chức danh đáp ứng yêu cầu của giảng viên giảng dạy chương trình thạc sĩ, tiến sĩ và phù hợp về chuyên môn tương ứng của ngành đào tạo đó;
b) Số lượng giảng viên thỉnh giảng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh được tính tối đa bằng 10% tổng số giảng viên toàn thời gian của cơ sở đào tạo xác định theo ngành đào tạo. Riêng các ngành đào tạo đặc thù thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, số lượng giảng viên thỉnh giảng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh được tính tối đa bằng 40% tổng số giảng viên toàn thời gian của cơ sở đào tạo xác định theo ngành đào tạo; các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên, giảng viên thỉnh giảng không được tính để xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
4. Đối với các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ văn học và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục thể thao (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo), ngành đào tạo đặc thù thuộc lĩnh vực Nghệ thuật quy định giảng viên trong xác định chỉ tiêu thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều này và theo quy định sau:
a) Giảng viên trợ giảng là Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo Nhân dân được Nhà nước công nhận, trao tặng, đồng thời có bằng tốt nghiệp trình độ đại học cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số để xác định chỉ tiêu tương ứng hệ số tính chỉ tiêu của giảng viên có trình độ thạc sĩ (đối với giảng viên trợ giảng trong xác định chỉ tiêu đại học);
b) Giảng viên là Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ nhân Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân được Nhà nước công nhận, trao tặng, đồng thời có bằng tốt nghiệp trình độ thạc sĩ cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số để xác định chỉ tiêu tương ứng hệ số tính chỉ tiêu của giảng viên có trình độ tiến sĩ (trong xác định chỉ tiêu đại học), được tính để xác định chỉ tiêu tương ứng với giảng viên có trình độ tiến sĩ (trong xác định chỉ tiêu thạc sĩ, tiến sĩ);
c) Giảng viên có danh hiệu là Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ nhân Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân được Nhà nước công nhận, trao tặng, đồng thời có bằng tiến sĩ cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số để xác định chỉ tiêu tương ứng hệ số tính chỉ tiêu của giảng viên có chức danh phó giáo sư (trong xác định chỉ tiêu đại học), được tính để xác định chỉ tiêu tương ứng với giảng viên có chức danh phó giáo sư (trong xác định chỉ tiêu thạc sĩ, tiến sĩ);
d) Giảng viên có danh hiệu là Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ nhân Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân được Nhà nước công nhận, trao tặng, đồng thời có bằng tiến sĩ và học hàm phó giáo sư cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số để xác định chỉ tiêu tương ứng hệ số tính chỉ tiêu của giảng viên có chức danh giáo sư (trong xác định chỉ tiêu đại học), được tính để xác định chỉ tiêu tương ứng với giảng viên có chức danh giáo sư (trong xác định chỉ tiêu thạc sĩ, tiến sĩ).
5. Riêng đối với các ngành đào tạo ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, giảng viên là người dân tộc thiểu số hoặc người có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với ngôn ngữ văn hóa dân tộc thiểu số của ngành tham gia đào tạo; đồng thời có bằng tốt nghiệp trình độ đại học cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số để xác định chỉ tiêu tương ứng hệ số tính chỉ tiêu của giảng viên có trình độ thạc sĩ (đối với giảng viên trợ giảng trong xác định chỉ tiêu đại học); đồng thời có bằng tốt nghiệp trình độ thạc sĩ cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số để xác định chỉ tiêu tương ứng hệ số tính chỉ tiêu của giảng viên có trình độ tiến sĩ (trong xác định chỉ tiêu đại học), được tính để xác định chỉ tiêu tương ứng với giảng viên có trình độ tiến sĩ (trong xác định chỉ tiêu thạc sĩ, tiến sĩ); đồng thời có bằng tiến sĩ cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số để xác định chỉ tiêu tương ứng hệ số tính chỉ tiêu của giảng viên có chức danh phó giáo sư (trong xác định chỉ tiêu đại học), được tính để xác định chỉ tiêu tương ứng với giảng viên có chức danh phó giáo sư (trong xác định chỉ tiêu thạc sĩ, tiến sĩ); đồng thời có bằng tiến sĩ và học hàm phó giáo sư cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo được tính hệ số để xác định chỉ tiêu tương ứng hệ số tính chỉ tiêu của giảng viên có chức danh giáo sư (trong xác định chỉ tiêu đại học), được tính để xác định chỉ tiêu tương ứng với giảng viên có chức danh giáo sư (trong xác định chỉ tiêu thạc sĩ, tiến sĩ).
6. Ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo) quy định giảng viên trong xác định chỉ tiêu thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và theo quy định sau:
a) Đối với cơ sở đào tạo có tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo lĩnh vực Sức khỏe được xác định người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2017 về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành Sức khỏe là giảng viên toàn thời gian của cơ sở đào tạo nếu đã được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp bộ môn trở lên tại cơ sở đào tạo;
b) Giảng viên có bằng bác sĩ nội trú, bằng chuyên khoa cấp I các chuyên ngành thuộc ngành tham gia đào tạo được tính hệ số để xác định chỉ tiêu tương ứng hệ số tính chỉ tiêu của giảng viên có trình độ thạc sĩ (trong xác định chỉ tiêu đại học); giảng viên có bằng chuyên khoa cấp II các chuyên ngành thuộc ngành tham gia đào tạo được tính hệ số để xác định chỉ tiêu tương ứng hệ số tính chỉ tiêu của giảng viên có trình độ tiến sĩ (trong xác định chỉ tiêu đại học), được tính để xác định chỉ tiêu tương ứng với giảng viên có trình độ tiến sĩ (trong xác định chỉ tiêu thạc sĩ, tiến sĩ).
1. Tiêu chí số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi của cơ sở đào tạo theo từng lĩnh vực đào tạo:
a) Sinh viên chính quy trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh gồm: Sinh viên đại học chính quy, sinh viên cao đẳng chính quy ngành Giáo dục Mầm non, sinh viên liên thông chính quy (bao gồm sinh viên liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng lên trình độ đại học chính quy; liên thông từ trình độ trung cấp các ngành đào tạo giáo viên lên trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; người đã có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên khác theo học trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; người đã có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên theo học trình độ đại học ngành khác); không tính sinh viên hệ cử tuyển theo học tại cơ sở đào tạo;
b) Số sinh viên theo học trình độ đại học hình thức chính quy trên một giảng viên quy đổi theo lĩnh vực đào tạo được xác định tối đa theo định mức tại Bảng 2, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Số sinh viên theo học trình độ cao đẳng hình thức chính quy ngành Giáo dục Mầm non trên một giảng viên quy đổi không vượt quá 25 sinh viên;
d) Cách tính:
Lấy tổng quy mô sinh viên chính quy theo lĩnh vực đào tạo chia cho tổng số giảng viên quy đổi của lĩnh vực đào tạo đó.
2. Tiêu chí diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo của cơ sở đào tạo tính trên một sinh viên chính quy của các hạng mục công trình và yêu cầu về chủng loại, số lượng học liệu, trang thiết bị tối thiểu theo yêu cầu của chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học:
a) Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu tính trên một sinh viên chính quy không thấp hơn 2,8 m2;
b) Các hạng mục được tính diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo và yêu cầu về chủng loại và số lượng tài liệu/trang thiết bị tối thiểu của từng hạng mục như sau:
- Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên của cơ sở đào tạo;
- Thư viện, trung tâm học liệu;
- Trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập;
c) Cách tính:
Lấy tổng diện tích sàn xây dựng các hạng mục công trình được xác định tại điểm b khoản này chia cho tổng quy mô sinh viên chính quy của cơ sở đào tạo.
3. Đối với các ngành đào tạo thí điểm chủ yếu bằng phương thức trực tuyến, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trong đào tạo theo đề án của cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ đại học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương/ngành/đất nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt trong từng giai đoạn, các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính qui theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định.
4. Tiêu chí nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội: Cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải căn cứ nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương và của ngành.
Điều 7. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng, đại học chính quy
1. Chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy hằng năm được xác định tối đa bằng tổng quy mô đào tạo hình thức chính quy xác định trên cơ sở năng lực đào tạo của từng lĩnh vực đào tạo (của từng ngành đào tạo đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên), đáp ứng đồng thời các tiêu chí quy định tại Điều 6 Thông tư này trừ đi tổng quy mô sinh viên chính quy đang đào tạo tại cơ sở đào tạo và cộng thêm số sinh viên dự kiến sẽ tốt nghiệp trong năm tuyển sinh, đồng thời phải bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc chung theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học hình thức chính quy nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, trong đó tỉ lệ chỉ tiêu đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng lên trình độ đại học xác định theo quy định hiện hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ cao đẳng hình thức chính quy ngành Giáo dục Mầm non nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng chính quy của cơ sở đào tạo.
3. Đối với chỉ tiêu đào tạo liên thông chính quy thực hiện Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định và thông báo cho cơ sở đào tạo trên cơ sở nhu cầu của các địa phương và năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo.
Điều 8. Xác định chỉ tiêu cao đẳng, đại học các ngành đào tạo giáo viên chính quy
1. Cơ sở đào tạo được phép đào tạo các ngành đào tạo giáo viên xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, chỉ tiêu tuyển sinh đại học các ngành đào tạo giáo viên hình thức chính quy theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của pháp luật, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo để đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo giáo viên của cơ sở đào tạo.
Điều 9. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng, đại học vừa làm vừa học
3. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học hình thức vừa làm vừa học nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học vừa làm vừa học của cơ sở đào tạo, trong đó tỉ lệ chỉ tiêu đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng lên trình độ đại học hình thức vừa làm vừa học xác định theo quy định hiện hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non hình thức vừa làm vừa học nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng vừa làm vừa học của cơ sở đào tạo.
4. Đối với chỉ tiêu đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học thực hiện Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định và thông báo cho cơ sở đào tạo trên cơ sở nhu cầu của các địa phương và năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo.
Điều 10. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học đào tạo từ xa
1. Cơ sở đào tạo bảo đảm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo từ xa, đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng máy tính, bao gồm: hệ thống học liệu điện tử kết hợp với học liệu chính, bài giảng trực tuyến và hệ thống quản lý học tập (LMS) hỗ trợ cho người học và các quy định khác có liên quan theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo từ xa đối với các ngành đã được phép đào tạo trình độ đại học theo hình thức chính quy theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều này và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan, đồng thời chịu trách nhiệm giải trình về việc quyết định đào tạo từ xa với từng ngành đào tạo.
2. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo từ xa trình độ đại học hàng năm của cơ sở đào tạo được xác định theo từng lĩnh vực đào tạo từ xa và tính tối đa bằng tổng quy mô đào tạo từ xa xác định trên cơ sở năng lực đào tạo của từng lĩnh vực đào tạo, đáp ứng đồng thời các tiêu chí theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, trừ đi tổng quy mô sinh viên đào tạo từ xa trình độ đại học thực tế đang đào tạo tại cơ sở đào tạo và các trạm đào tạo từ xa của lĩnh vực đào tạo tương ứng, cộng thêm số sinh viên đào tạo từ xa trình độ đại học dự kiến sẽ tốt nghiệp trong năm tuyển sinh của lĩnh vực đào tạo đó.
3. Tiêu chí số sinh viên đào tạo từ xa trình độ đại học trên một giảng viên quy đổi theo lĩnh vực đào tạo:
a) Giảng viên trong xác định chỉ tiêu đào tạo từ xa là giảng viên toàn thời gian và giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy, hướng dẫn cho đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo với thời gian trung bình từ 08 giờ làm việc trở lên trong một tuần; những người tham gia với thời gian trung bình ít hơn 08 giờ làm việc trong một tuần được tính quy đổi theo tỉ lệ tương ứng với thời gian tham gia;
b) Hệ số quy đổi theo trình độ và chức danh cho giảng viên tham gia đào tạo từ xa, bao gồm cả giảng viên thỉnh giảng, được áp dụng như hệ số quy đổi giảng viên toàn thời gian để xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
c) Số sinh viên đào tạo từ xa trên một giảng viên tham gia đào tạo từ xa quy đổi theo lĩnh vực đào tạo được xác định tối đa như hình thức chính quy theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
4. Tiêu chí số sinh viên đào tạo từ xa trình độ đại học trên một cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ chuyên trách về đào tạo từ xa (tính cho cả cơ sở đào tạo):
a) Cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ chuyên trách về đào tạo từ xa là các cán bộ, nhân viên đã ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên trong năm tuyển sinh và làm việc toàn thời gian (theo quy định tại Bộ Luật lao động hiện hành về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động) cho công tác quản lý, hỗ trợ đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo và các trạm đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo; những người làm việc không toàn thời gian cho đào tạo từ xa được tính quy đổi theo tỉ lệ tương ứng với thời gian kiêm nhiệm tham gia quản lý, hỗ trợ đào tạo từ xa;
b) Hệ số quy đổi theo trình độ và chức danh cho cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ chuyên trách về đào tạo từ xa được áp dụng như hệ số quy đổi giảng viên toàn thời gian để xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
c) Số sinh viên đại học đào tạo từ xa trên một cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ chuyên trách đào tạo từ xa quy đổi không vượt quá 200 sinh viên.
Điều 11. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ
1. Chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ tối đa của cơ sở đào tạo được xác định theo từng ngành đào tạo, được tính bằng quy mô đào tạo thạc sĩ tối đa theo năng lực đào tạo của ngành đào tạo đó, đáp ứng đồng thời các tiêu chí quy định tại khoản 03 Điều này và bảo đảm tỉ lệ số học viên trên một người hướng dẫn luận văn có đầy đủ tiêu chuẩn của người hướng dẫn luận văn theo quy định tại quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Chỉ tiêu tuyển sinh tiến sĩ tối đa của cơ sở đào tạo được xác định theo từng ngành đào tạo, được tính bằng quy mô đào tạo tiến sĩ tối đa theo năng lực đào tạo của ngành đào tạo đó, đáp ứng đồng thời các tiêu chí quy định tại khoản 03 Điều này trừ đi quy mô đào tạo tiến sĩ hiện tại cộng thêm với số nghiên cứu sinh dự kiến sẽ tốt nghiệp trong năm tuyển sinh của ngành đào tạo đó.
3. Tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ
a) Tiêu chí số nghiên cứu sinh, học viên cao học tối đa trên 01 giảng viên toàn thời gian và giảng viên thỉnh giảng theo trình độ, chức danh và phù hợp về chuyên môn để tính chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo được xác định tối đa theo quy định tại Bảng 3 (đối với giảng viên toàn thời gian), Bảng 4 (đối với giảng viên thỉnh giảng), Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tiêu chí về cơ sở vật chất thiết bị: Cơ sở đào tạo phải bảo đảm có đủ cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị thực hành, thư viện, giảng đường, phòng làm việc của giảng viên, người hướng dẫn, nghiên cứu sinh và học viên cao học phù hợp với yêu cầu của ngành, chuyên ngành và loại chương trình đào tạo;
c) Tiêu chí nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội: Cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải căn cứ nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương và của ngành.
Điều 12. Xác định và công bố chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo
1. Cơ sở đào tạo xác định và công bố chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo các quy định tại Thông tư này và các quy định hiện của pháp luật có liên quan, trong đó hội đồng trường chịu trách nhiệm giải trình về định hướng phương thức tuyển sinh và việc phát triển tăng hoặc giảm quy mô đào tạo theo nhóm ngành và lĩnh vực đào tạo, phù hợp với định hướng phát triển của cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội, bảo đảm phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương và cả nước, bảo đảm hội nhập quốc tế; giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định việc xác định chỉ tiêu và chịu trách nhiệm giải trình về số lượng chỉ tiêu cụ thể của từng ngành, nhóm ngành và lĩnh vực đào tạo, bảo đảm phù hợp với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo theo quy định tại Thông này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Cơ sở đào tạo cập nhật đầy đủ các thông tin, số liệu chi tiết về các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh đã được xác định, kết quả thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh vào phần mềm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo công bố công khai, minh bạch các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, cơ sở dữ liệu và tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, đề án và kế hoạch tuyển sinh, tỉ lệ sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp và các thông tin cần thiết khác của cơ sở đào tạo trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và cập nhật cơ sở dữ liệu vào phần mềm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực An ninh, quốc phòng, cơ sở đào tạo công bố công khai, minh bạch các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và các thông tin cần thiết khác theo quy định của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo và cập nhật cơ sở dữ liệu vào phần mềm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Cơ sở đào tạo xây dựng báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm theo các mẫu báo cáo (quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này) và thực hiện việc báo cáo theo công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo
1. Thực hiện đúng quy trình xác định và công bố chỉ tiêu.
2. Bảo đảm tính trung thực, chính xác của số liệu báo cáo và căn cứ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, kết quả thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm và chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước và xã hội.
4. Cung cấp đầy đủ thông tin về xác định, thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh khi có yêu cầu xác thực thông tin, thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan có thẩm quyền.
5. Các cơ sở đào tạo được triển khai đào tạo các ngành đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phải xây dựng và đăng tải công bố công khai thông tin triển khai trong Đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo và các minh chứng bảo đảm chất lượng trên trang thông tin điện tử của trường theo đúng quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành.
6. Giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình trước Bộ Giáo dục và Đào tạo và xã hội về việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo đúng quy định hiện hành.
Điều 14. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở giáo dục vi phạm quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo có xảy ra sai phạm về xác định chỉ tiêu tuyển sinh và cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022 và áp dụng đối với các khóa tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ từ năm 2022 trở đi.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 01/2019/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 02 năm 2019 và Thông tư số 07/2020/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 3 năm 2020.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; bộ, ngành có liên quan; giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường đại học; hiệu trưởng các trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; viện trưởng viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; thủ trưởng trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân được phép đào tạo các trình độ giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
HỆ SỐ QUY ĐỔI GIẢNG VIÊN; QUY ĐỊNH SỐ LƯỢNG SINH VIÊN
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC HÌNH THỨC CHÍNH QUY/HỌC VIÊN CAO HỌC/NGHIÊN CỨU SINH TRÊN MỘT
GIẢNG VIÊN QUY ĐỔI XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU TUYỂN SINH
(Kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bảng 1. Hệ số quy đổi giảng viên toàn thời gian và giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trình độ đại học
Chức danh/ Trình độ |
Hệ số giảng viên toàn thời gian |
Hệ số giảng viên thỉnh giảng |
||
Cơ sở đào tạo đại học |
Cơ sở đào tạo cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non |
Các ngành đào tạo (trừ ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học) |
Các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học1 |
|
Giảng viên có trình độ đại học |
0,3 |
1,0 |
0,0 |
0,2 |
Giảng viên có trình độ thạc sĩ |
1,0 |
1,5 |
0,2 |
0,5 |
Giảng viên có trình độ tiến sĩ |
2,0 |
2,0 |
0,4 |
1,0 |
Giảng viên có chức danh phó giáo sư |
3,0 |
3,0 |
0,6 |
1,5 |
Giảng viên có chức danh giáo sư |
5,0 |
5,0 |
1,0 |
2,5 |
Bảng 2. Số lượng sinh viên trình độ đại học chính quy trên một giảng viên quy đổi theo lĩnh vực đào tạo
STT |
Lĩnh vực |
Số sinh viên chính quy/ |
1 |
Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
20 |
2 |
Nghệ thuật |
15 |
3 |
Kinh doanh và quản lý |
25 |
4 |
Pháp luật |
25 |
5 |
Khoa học sự sống |
20 |
6 |
Khoa học tự nhiên |
20 |
7 |
Toán và thống kê |
20 |
8 |
Máy tính và công nghệ thông tin |
20 |
9 |
Công nghệ kỹ thuật |
20 |
10 |
Kỹ thuật |
20 |
11 |
Sản xuất và chế biến |
20 |
12 |
Kiến trúc và xây dựng |
20 |
13 |
Nông lâm nghiệp và thủy sản |
20 |
14 |
Thú y |
20 |
15 |
Sức khỏe |
15 |
16 |
Nhân văn |
25 |
17 |
Khoa học xã hội và hành vi |
25 |
18 |
Báo chí và thông tin |
25 |
19 |
Dịch vụ xã hội |
25 |
20 |
Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân |
25 |
21 |
Dịch vụ vận tải |
25 |
22 |
Môi trường và bảo vệ môi trường |
25 |
23 |
An ninh, quốc phòng |
25 |
24 |
Lĩnh vực khác |
20 |
Bảng 3. Số lượng nghiên cứu sinh, học viên cao học tối đa trên 01 giảng viên toàn thời gian theo trình độ/chức danh, phù hợp về chuyên môn được xác định để tính chỉ tiêu tuyển sinh
Chỉ tiêu |
Giảng viên toàn thời gian theo trình độ/chức danh, phù hợp về chuyên môn của cơ sở đào tạo |
||
GS |
PGS/TSKH |
TS |
|
Chỉ tiêu nghiên cứu sinh tối đa trên 01 giảng viên |
7 |
5 |
3 |
Chỉ tiêu học viên cao học tối đa trên 01 giảng viên |
5 |
Bảng 4. Số lượng nghiên cứu sinh, học viên cao học tối đa trên 01 giảng viên thỉnh giảng theo trình độ/chức danh, phù hợp về chuyên môn được xác định để tính chỉ tiêu tuyển sinh
Chỉ tiêu |
Giảng viên thỉnh giảng theo trình độ/chức danh, phù hợp về chuyên môn của cơ sở đào tạo |
||
GS |
PGS/TSKH |
TS |
|
Chỉ tiêu nghiên cứu sinh tối đa trên 01 giảng viên |
2 |
1,5 |
1 |
Chỉ tiêu học viên cao học tối đa trên 01 giảng viên |
1,5 |
NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẶC THÙ
(Kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bảng 1. Ngành đào tạo trình độ đại học thuộc lĩnh vực Nghệ thuật
STT |
Tên ngành |
|
Mỹ thuật |
1 |
Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật |
2 |
Hội họa |
3 |
Đồ họa |
4 |
Điêu khắc |
5 |
Gốm |
|
Nghệ thuật trình diễn |
6 |
Âm nhạc học |
7 |
Sáng tác âm nhạc |
8 |
Chỉ huy âm nhạc |
9 |
Thanh nhạc |
10 |
Biểu diễn nhạc cụ phương tây |
11 |
Piano |
12 |
Nhạc Jazz |
13 |
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống |
14 |
Lý luận, lịch sử và phê bình sân khấu |
15 |
Biên kịch sân khấu |
16 |
Diễn viên sân khấu kịch hát |
17 |
Đạo diễn sân khấu |
18 |
Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh, truyền hình |
19 |
Biên kịch điện ảnh, truyền hình |
20 |
Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình |
21 |
Đạo diễn điện ảnh, truyền hình |
22 |
Quay phim |
23 |
Lý luận, lịch sử và phê bình múa |
24 |
Diễn viên múa |
25 |
Biên đạo múa |
26 |
Huấn luyện múa |
|
Nghệ thuật nghe nhìn |
27 |
Nhiếp ảnh |
28 |
Công nghệ điện ảnh, truyền hình |
|
Mỹ thuật ứng dụng |
29 |
Thiết kế đồ họa |
30 |
Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh |
Bảng 2. Ngành đào tạo trình độ thạc sĩ thuộc lĩnh vực Nghệ thuật
STT |
Tên ngành |
|
Mỹ thuật |
1 |
Lý luận và lịch sử mỹ thuật |
2 |
Mỹ thuật tạo hình |
|
Nghệ thuật trình diễn |
3 |
Âm nhạc học |
4 |
Nghệ thuật âm nhạc |
5 |
Lý luận và lịch sử sân khấu |
6 |
Nghệ thuật sân khấu |
7 |
Lý luận và lịch sử điện ảnh, truyền hình |
8 |
Nghệ thuật điện ảnh, truyền hình |
|
Mỹ thuật ứng dụng |
9 |
Thiết kế đồ họa |
10 |
Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh |
Bảng 3. Ngành đào tạo trình độ tiến sĩ thuộc lĩnh vực Nghệ thuật
STT |
Tên ngành |
|
Mỹ thuật |
1 |
Lý luận và lịch sử mỹ thuật |
|
Nghệ thuật trình diễn |
2 |
Âm nhạc học |
3 |
Lý luận và lịch sử sân khấu |
4 |
Lý luận và lịch sử điện ảnh, truyền hình |
Bảng 4. Ngành đào tạo trình độ đại học có nhu cầu cao về nhân lực thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin
STT |
Tên ngành |
|
Máy tính |
1 |
Khoa học máy tính |
2 |
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu |
3 |
Kỹ thuật phần mềm |
4 |
Hệ thống thông tin |
5 |
Kỹ thuật máy tính |
6 |
Công nghệ kỹ thuật máy tính |
|
Công nghệ thông tin |
7 |
Công nghệ thông tin |
8 |
An toàn thông tin |
9 |
Các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học khác thuộc lĩnh vực đã được phê duyệt cho phép đào tạo |
Bảng 5. Ngành đào tạo trình độ đại học có nhu cầu cao về nhân lực thuộc lĩnh vực Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân
STT |
Tên ngành |
|
Du lịch |
1 |
Du lịch |
2 |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
|
Khách sạn, nhà hàng |
3 |
Quản trị khách sạn |
4 |
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống |
|
Các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học khác thuộc lĩnh vực đã được phê duyệt cho phép đào tạo |
BẢNG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO
(Kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Mã cấp 2 |
Tên lĩnh vực |
514 |
Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
714 |
|
814 |
|
914 |
|
721 |
Nghệ thuật |
821 |
|
921 |
|
734 |
Kinh doanh và quản lý |
834 |
|
934 |
|
738 |
Pháp luật |
838 |
|
938 |
|
742 |
Khoa học sự sống |
842 |
|
942 |
|
744 |
Khoa học tự nhiên |
844 |
|
944 |
|
746 |
Toán và thống kê |
846 |
|
946 |
|
748 |
Máy tính và công nghệ thông tin |
848 |
|
948 |
|
751 |
Công nghệ kỹ thuật |
851 |
|
951 |
|
752 |
Kỹ thuật |
852 |
|
952 |
|
754 |
Sản xuất và chế biến |
854 |
|
954 |
|
758 |
Kiến trúc và xây dựng |
858 |
|
958 |
|
762 |
Nông lâm nghiệp và thủy sản |
862 |
|
962 |
|
764 |
Thú y |
864 |
|
964 |
|
772 |
Sức khỏe |
872 |
|
972 |
|
722 |
Nhân văn |
822 |
|
922 |
|
731 |
Khoa học xã hội và hành vi |
831 |
|
931 |
|
732 |
Báo chí và thông tin |
832 |
|
932 |
|
776 |
Dịch vụ xã hội |
876 |
|
976 |
|
781 |
Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân |
881 |
|
981 |
|
784 |
Dịch vụ vận tải |
884 |
|
984 |
|
785 |
Môi trường và bảo vệ môi trường |
885 |
|
985 |
|
786 |
An ninh, quốc phòng |
886 |
|
986 |
|
790 |
Lĩnh vực khác |
890 |
|
990 |
(Kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Mẫu số 01: Báo cáo thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh.
Mẫu số 02: Báo cáo cơ sở pháp lý xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Mẫu số 03: Báo cáo các điều kiện xác định chỉ tiêu.
Mẫu số 04: Báo cáo đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh.
Mẫu số 01: Báo cáo thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh
Cơ quan quản lý
trực tiếp |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO THỰC HIỆN CHỈ TIÊU TUYỂN SINH THEO TRÌNH ĐỘ/ LĨNH VỰC/ NGÀNH ĐÀO TẠO NĂM ........
STT |
Trình độ/ lĩnh vực/ ngành đào tạo |
Mã ngành |
Lĩnh vực |
Chỉ tiêu |
Thực hiện |
Tỉ lệ % |
A |
SAU ĐẠI HỌC |
|
|
|
|
|
1 |
Tiến sĩ |
|
|
|
|
|
1.1 |
Lĩnh vực…. |
|
|
|
|
|
1.1.1. |
Ngành…. |
|
|
|
|
|
2 |
Thạc sĩ |
|
|
|
|
|
2.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
|
2.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
|
|
B |
ĐẠI HỌC |
|
|
|
|
|
3 |
Đại học chính quy |
|
|
|
|
|
3.1 |
Chính quy |
|
|
|
|
|
3.1.1 |
Các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học |
|
|
|
|
|
3.1.1.1 |
Lĩnh vực … |
|
|
|
|
|
3.1.1.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
|
|
3.1.2 |
Các ngành đào tạo (trừ ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học) |
|
|
|
|
|
3.1.2.1 |
Lĩnh vực … |
|
|
|
|
|
3.1.2.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
|
|
3.2 |
Liên thông từ trung cấp lên đại học |
|
|
|
|
|
3.2.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
|
3.2.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
|
|
3.3 |
Liên thông từ cao đẳng lên đại học |
|
|
|
|
|
3.3.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
|
3.3.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
|
|
3.4 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên |
|
|
|
|
|
3.4.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
|
3.4.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
|
|
4 |
Đại học vừa làm vừa học |
|
|
|
|
|
4.1 |
Vừa làm vừa học |
|
|
|
|
|
4.1.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
|
4..1.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
|
|
4.2 |
Liên thông từ trung cấp lên đại học |
|
|
|
|
|
4.2.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
|
4.2.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
|
|
4.3 |
Liên thông từ cao đẳng lên đại học |
|
|
|
|
|
4.3.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
|
4.3.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
|
|
4.4 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên |
|
|
|
|
|
4.2.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
|
4.2.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
|
|
5 |
Từ xa |
|
|
|
|
|
5.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
|
5.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
|
|
C |
CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON |
|
|
|
|
|
6 |
Cao đẳng chính quy |
|
|
|
|
|
6.1 |
Chính quy |
|
|
|
|
|
6.2 |
Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng |
|
|
|
|
|
6.3 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng |
|
|
|
|
|
7 |
Cao đẳng vừa làm vừa học |
|
|
|
|
|
7.1 |
Vừa làm vừa học |
|
|
|
|
|
7.2 |
Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng |
|
|
|
|
|
7.3 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng |
|
|
|
|
|
Mẫu số 02: Báo cáo cơ sở pháp lý xác định chỉ tiêu năm.......
Cơ quan quản lý
trực tiếp (nếu có) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
CƠ SỞ PHÁP LÝ XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU TUYỂN SINH NĂM........
1. Danh sách ngành đào tạo
TT |
Tên ngành |
Mã ngành |
Số văn bản cho phép mở ngành |
Ngày tháng năm ban hành văn bản cho phép mở ngành |
Số quyết định chuyển đổi tên ngành (gần nhất) |
Ngày tháng năm ban hành Số quyết định chuyển đổi tên ngành (gần nhất) |
Trường tự chủ QĐ hoặc Cơ quan có thẩm quyền cho phép |
Năm bắt đầu đào tạo |
Năm đã tuyển sinh và đào tạo gần nhất với năm tuyển sinh |
Đào tạo ngành đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học |
Năm bắt đầu thực hiện đào tạo ngành đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học |
Số, ngày ban hành văn bản phê duyệt đào tạo từ xa |
Năm bắt đầu thực hiện đào tạo từ xa |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Cột (11) và (12) chỉ báo cáo đối với các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học (quy định tại bảng 4 và bảng 5, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này)
2. Danh sách đội ngũ giảng viên toàn thời gian và thỉnh giảng đến 31/12/....... (giảng viên)
2.1. Danh sách đội ngũ giảng viên toàn thời gian:
TT |
Họ và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
Số CMTND/ CCCD/ hộ chiếu |
Quốc tịch |
Giới tính |
Năm tuyển dụng/ ký hợp đồng |
Thời hạn hợp đồng |
Chức danh khoa học |
Trình độ |
Chuyên môn được đào tạo |
Ngành/ trình độ chủ trì giảng dạy và tính chỉ tiêu tuyển sinh |
Mã ngành tham gia ĐTTX |
Tên ngành tham gia ĐTTX |
Thời gian (số giờ trung bình) tham gia ĐTTX/ tuần |
|||||||
Cao đẳng |
Đại học |
Thạc sĩ |
Tiến sĩ |
||||||||||||||||||
Mã |
Tên ngành |
Mã |
Tên ngành |
Mã |
Tên ngành |
Mã |
Tên ngành |
||||||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
(18) |
(19) |
(20) |
(21) |
(22) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2. Danh sách đội ngũ giảng viên thỉnh giảng:
TT |
Họ và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
Số CMTND /CCCD/ hộ chiếu |
Quốc tịch |
Giới tính |
Năm tuyển dụng/ ký hợp đồng |
Thời hạn hợp đồng |
Chức danh khoa học |
Trình độ |
Chuyên môn được đào tạo |
Ngành/ trình độ chủ trì giảng dạy và tính chỉ tiêu tuyển sinh |
Thâm niên công tác2 |
Tên doanh nghiệp3 |
Mã ngành tham gia ĐTTX |
Tên ngành tham gia ĐTTX |
Thời gian (số giờ trung bình) tham gia ĐTTX/ tuần |
|||||
Đại học |
Thạc sĩ |
Tiến sĩ |
|||||||||||||||||||
Mã |
Tên ngành |
Mã |
Tên ngành |
Mã |
Tên ngành |
||||||||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
(18) |
(19) |
(20) |
(21) |
(22) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Cột (18) và (19) chỉ báo cáo đối với các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học (quy định tại bảng 4 và bảng 5, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Danh sách cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ chuyên trách về đào tạo từ xa
TT |
Họ và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
Số CMTND/ CCCD/ hộ chiếu |
Quốc tịch |
Giới tính |
Năm tuyển dụng/ ký hợp đồng |
Thời hạn hợp đồng |
Chức danh khoa học |
Trình độ |
Chuyên môn được đào tạo |
Thời gian quản lý, hỗ trợ chuyên trách về ĐTTX |
Địa chỉ quản lý, hỗ trợ ĐTTX tại cơ sở đào tạo/ các trạm ĐTTX |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Danh sách người học trúng tuyển, nhập học, tốt nghiệp các trình độ đến 31/12/....... (người học)
4.1. Danh sách người học trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trình độ đại học:
TT |
Mã sinh viên |
Họ và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
Số CMTND/ CCCD/ hộ chiếu |
Giới tính |
Dân tộc |
Quốc tịch |
Quyết định trúng tuyển |
Hình thức đào tạo |
Tên ngành trúng tuyển |
Mã ngành trúng tuyển |
Năm trúng tuyển |
Năm tốt nghiệp |
Quyết định công nhận tốt nghiệp |
Số hiệu văn bằng |
Số vào sổ gốc văn bằng |
Trạng thái4 |
Địa điểm đào tạo |
||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
|||||||||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
(18) |
(19) |
(20) |
(21) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: các cột từ cột 15 đến cột 21 sẽ được cập nhật hàng năm khi có dữ liệu
4.2. Danh sách người học trình độ thạc sĩ:
TT |
Mã học viên |
Họ và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
Số CMTND/ CCCD/ hộ chiếu |
Giới tính |
Dân tộc |
Quốc tịch |
Quyết định trúng tuyển |
Hình thức đào tạo |
Tên ngành trúng tuyển |
Mã ngành trúng tuyển |
Năm trúng tuyển |
Năm tốt nghiệp |
Quyết định công nhận tốt nghiệp |
Số hiệu văn bằng |
Số vào sổ gốc văn bằng |
Trạng thái |
Địa điểm đào tạo |
||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
|||||||||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
(18) |
(19) |
(20) |
(21) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: các cột từ cột 15 đến cột 21 sẽ được cập nhật hàng năm khi có dữ liệu.
4.3. Danh sách người học trình độ tiến sĩ:
TT |
Mã nghiên cứu sinh |
Họ và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
Số CMTND/ CCCD/ hộ chiếu |
Giới tính |
Dân tộc |
Quốc tịch |
Quyết định trúng tuyển |
Hình thức đào tạo |
Tên ngành trúng tuyển |
Mã ngành trúng tuyển |
Năm trúng tuyển |
Năm tốt nghiệp |
Quyết định công nhận tốt nghiệp |
Số hiệu văn bằng |
Số vào sổ gốc văn bằng |
Trạng thái |
Địa điểm đào tạo |
||
Số |
Ngày |
Số |
Ngày |
|||||||||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
(18) |
(19) |
(20) |
(21) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: các cột từ cột 15 đến cột 21 sẽ được cập nhật hàng năm khi có dữ liệu
5. Công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng
5.1. Cơ sở đào tạo được công nhận kiểm định chất lượng
Số quyết định |
Ngày quyết định |
Tổ chức công nhận |
|
|
|
5.2. Chương trình đào tạo được công nhận kiểm định chất lượng
TT |
Tên ngành đào tạo có chương trình đào tạo được công nhận kiểm định |
Mã ngành đào tạo |
Số QĐ công nhận kiểm định chất lượng |
Ngày QĐ công nhận kiểm định chất lượng |
Tên tổ chức công nhận kiểm định |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
6. Hội đồng trường/ Hội đồng đại học
6.1. Quyết định thành lập
Số quyết định |
Ngày quyết định |
Đơn vị ký ban hành quyết định |
|
|
|
6.2. Danh sách thành viên Hội đồng trường
STT |
Họ và tên |
Học hàm, học vị |
Giới tính |
Chức vụ trong Hội đồng trường (chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên) |
Cơ quan công tác |
Chức vụ nơi cơ quan công tác |
1 |
|
|
|
|
|
|
7. Các văn bản triển khai thực hiện quyền tự chủ: văn bản theo quy định tại các điểm b, c, d Khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018)
STT |
Nội dung văn bản |
QĐ ban hành |
Ngày QĐ ban hành |
Cơ quan ban hành quyết định |
1 |
Quy chế tổ chức và hoạt động |
|
|
|
2 |
Quy chế tài chính |
|
|
|
|
... |
|
|
|
8. Tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
(kết quả khảo sát sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp được xác định theo từng ngành, lĩnh vực đào tạo, được khảo sát ở năm liền kề trước năm tuyển sinh, đối tượng khảo sát là sinh viên đã tốt nghiệp ở năm trước cách năm tuyển sinh một năm)
Lĩnh vực |
Chỉ tiêu Tuyển sinh |
Số SV trúng tuyển nhập học |
Số SV tốt nghiệp |
Trong đó tỉ lệ SV tốt nghiệp đã có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp (khảo sát ở năm liền kề trước năm tuyển sinh) |
||||
ĐH |
CĐSP |
ĐH |
CĐSP |
ĐH |
CĐSP |
ĐH |
CĐSP |
|
Lĩnh vực .. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Lĩnh vực ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 03: Báo cáo các điều kiện xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm ........
Cơ quan quản lý
trực tiếp |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
CÁC ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU TUYỂN SINH NĂM .............
1. Quy mô đào tạo hình thức chính quy đến ngày 31/12/........ (Người học)
STT |
Trình độ/ lĩnh vực/ ngành đào tạo |
Mã ngành |
Lĩnh vực |
Quy mô đào tạo |
A |
SAU ĐẠI HỌC |
|
|
|
1 |
Tiến sĩ |
|
|
|
1.1 |
Lĩnh vực…. |
|
|
|
1.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
2 |
Thạc sĩ |
|
|
|
2.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
2.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
B |
ĐẠI HỌC |
|
|
|
3 |
Đại học chính quy |
|
|
|
3.1 |
Chính quy |
|
|
|
3.1.1 |
Các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học |
|
|
|
3.1.1.1 |
Lĩnh vực … |
|
|
|
3.1.1.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
3.1.2 |
Các ngành đào tạo (trừ ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học) |
|
|
|
3.1.2.1 |
Lĩnh vực … |
|
|
|
3.1.2.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
3.2 |
Liên thông từ trung cấp lên đại học |
|
|
|
3.2.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
3.2.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
3.3 |
Liên thông từ cao đẳng lên đại học |
|
|
|
3.3.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
3.3.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
3.4 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên |
|
|
|
3.4.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
3.4.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
4 |
Đại học vừa làm vừa học |
|
|
|
4.1 |
Vừa làm vừa học |
|
|
|
4.1.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
4.1.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
4.2 |
Liên thông từ trung cấp lên đại học |
|
|
|
4.2.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
4.2.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
4.3 |
Liên thông từ cao đẳng lên đại học |
|
|
|
4.3.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
4.3.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
4.4 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên |
|
|
|
4.2.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
4.2.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
5 |
Từ xa |
|
|
|
5.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
5.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
C |
CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON |
|
|
|
6 |
Cao đẳng chính quy |
|
|
|
6.1 |
Chính quy |
|
|
|
6.2 |
Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng |
|
|
|
6.3 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng |
|
|
|
7 |
Cao đẳng vừa làm vừa học |
|
|
|
7.1 |
Vừa làm vừa học |
|
|
|
7.2 |
Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng |
|
|
|
7.3 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng |
|
|
|
2. Dự kiến người học tốt nghiệp năm ......... (Người)
STT |
Trình độ/ lĩnh vực/ ngành đào tạo |
Mã ngành |
Lĩnh vực |
Thời gian đào tạo |
Dự kiến tốt nghiệp |
A |
SAU ĐẠI HỌC |
|
|
|
|
1 |
Tiến sĩ |
|
|
|
|
1.1 |
Lĩnh vực…. |
|
|
|
|
1.1.1. |
Ngành…. |
|
|
|
|
2 |
Thạc sĩ |
|
|
|
|
2.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
2.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
|
B |
ĐẠI HỌC |
|
|
|
|
3 |
Đại học chính quy |
|
|
|
|
3.1 |
Chính quy |
|
|
|
|
3.1.1 |
Các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học |
|
|
|
|
3.1.1.1 |
Lĩnh vực … |
|
|
|
|
3.1.1.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
|
3.1.2 |
Các ngành đào tạo (trừ ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học) |
|
|
|
|
3.1.2.1 |
Lĩnh vực … |
|
|
|
|
3.1.2.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
|
3.2 |
Liên thông từ trung cấp lên đại học |
|
|
|
|
3.2.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
3.2.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
|
3.3 |
Liên thông từ cao đẳng lên đại học |
|
|
|
|
3.3.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
3.3.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
|
3.4 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên |
|
|
|
|
3.4.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
3.4.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
|
4 |
Đại học vừa làm vừa học |
|
|
|
|
4.1 |
Vừa làm vừa học |
|
|
|
|
4.1.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
4..1.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
|
4.2 |
Liên thông từ trung cấp lên đại học |
|
|
|
|
4.2.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
4.2.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
|
4.3 |
Liên thông từ cao đẳng lên đại học |
|
|
|
|
4.3.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
4.3.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
|
4.4 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên |
|
|
|
|
4.2.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
4.2.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
|
5 |
Từ xa |
|
|
|
|
5.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
|
5.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
|
C |
CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON |
|
|
|
|
6 |
Cao đẳng chính quy |
|
|
|
|
6.1 |
Chính quy |
|
|
|
|
6.2 |
Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng |
|
|
|
|
6.3 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng |
|
|
|
|
7 |
Cao đẳng vừa làm vừa học |
|
|
|
|
7.1 |
Vừa làm vừa học |
|
|
|
|
7.2 |
Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng |
|
|
|
|
7.3 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng |
|
|
|
|
3. Giảng viên toàn thời gian, giảng viên thỉnh giảng theo lĩnh vực đến ngày 31/12/........
3.1. Giảng viên của toàn thời gian theo lĩnh vực các trình độ từ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ (Người)
STT |
Lĩnh vực |
Mã ngành |
Giáo sư. Tiến sĩ/ Giáo sư. Tiến sĩ khoa học |
Phó Giáo sư. Tiến sĩ/ Phó Giáo sư. Tiến sĩ khoa học |
Tiến sĩ/ Tiến sĩ khoa học |
Thạc sĩ |
Đại học |
Tổng cộng |
Tổng giảng viên quy đổi xác định chỉ tiêu |
I |
Giảng viên toàn thời gian tham gia giảng dạy trình độ tiến sĩ |
|
|
||||||
1 |
Lĩnh vực ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Lĩnh vực ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng giảng dạy tiến sĩ |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Giảng viên toàn thời gian tham gia giảng dạy trình độ thạc sĩ |
|
|
||||||
1 |
Lĩnh vực ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Lĩnh vực ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng giảng dạy Thạc sĩ |
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Giảng viên toàn thời gian tham gia giảng dạy trình độ ĐH, CĐSP |
|
|
||||||
1 |
Lĩnh vực ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Lĩnh vực ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số giảng viên giảng dạy đại học, CĐSP |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Giảng viên toàn thời gian tham gia ĐTTX trình độ ĐH |
|
|
||||||
1 |
Lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
|
X |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
|
Ngành…. |
|
X |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
2 |
Lĩnh vực ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số giảng viên giảng dạy đại học, CĐSP |
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2. Giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy trình độ đại học theo lĩnh vực (Người)
STT |
Lĩnh vực |
Mã ngành |
GS.TS/ GS. TSKH |
PGS.TS/ PGS. TSKH |
TS. TSKH |
Thạc sĩ |
Đại học5 |
Tổng cộng |
Tổng giảng viên quy đổi xác định chỉ tiêu |
I |
Giảng viên tham gia giảng dạy trình độ ĐH, CĐSP |
|
|||||||
1 |
Lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
|
X |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
|
Ngành…. |
|
X |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
2 |
Lĩnh vực ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Giảng viên tham gia ĐTTX trình độ ĐH |
|
|||||||
1 |
Lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
|
X |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
|
Ngành…. |
|
X |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
2 |
Lĩnh vực ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Giảng viên tham gia giảng dạy trình độ thạc sĩ |
|
|||||||
1 |
Lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
|
X |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
|
Ngành…. |
|
X |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
2 |
Lĩnh vực ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Giảng viên tham gia giảng dạy trình độ tiến sĩ |
|
|||||||
1 |
Lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
|
X |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
|
Ngành…. |
|
X |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
2 |
Lĩnh vực ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngành…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Không điền vào ô có dấu X
4. Cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ chuyên trách về đào tạo từ xa
Giáo sư. Tiến sĩ/ Giáo sư. Tiến sĩ khoa học |
Phó Giáo sư. Tiến sĩ/ Phó Giáo sư. Tiến sĩ khoa học |
Tiến sĩ/ Tiến sĩ khoa học |
Thạc sĩ |
Đại học |
Tổng cán bộ/ nhân viên quản lý, hỗ trợ |
Tổng thời gian quản lý, hỗ trợ (theo tháng) |
Tổng cán bộ/ nhân viên quản lý, hỗ trợ quy đổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Cơ sở vật chất đến ngày 31/12/....
TT |
Loại phòng |
Số lượng |
Diện tích sàn xây dựng (m2) |
1 |
Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên của cơ sở đào tạo |
|
|
1.1. |
Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ |
|
|
1.2. |
Phòng học từ 100 - 200 chỗ |
|
|
1.3. |
Phòng học từ 50 - 100 chỗ |
|
|
1.4. |
Số phòng học dưới 50 chỗ |
|
|
1.5 |
Số phòng học đa phương tiện |
|
|
1.6 |
Phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên của cơ sở đào tạo |
|
|
2. |
Thư viện, trung tâm học liệu |
|
|
3. |
Trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập |
|
|
|
Tổng |
|
|
Mẫu số 04: Báo cáo đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm ..............
Cơ quan quản lý
trực tiếp |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐĂNG KÝ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH NĂM ............
STT |
Trình độ/ lĩnh vực/ ngành đào tạo |
Mã ngành |
Lĩnh vực |
Chỉ tiêu đăng ký |
||
A |
SAU ĐẠI HỌC |
|
|
|
||
1 |
Tiến sĩ |
|
|
|
||
1.1 |
Lĩnh vực…. |
|
|
|
||
1.1.1. |
Ngành…. |
|
|
|
||
2 |
Thạc sĩ |
|
|
|
||
2.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
||
2.1.1 |
Ngành…. |
|
|
|
||
B |
ĐẠI HỌC |
|
|
|
||
3 |
Đại học chính quy |
|
|
|
||
3.1 |
Chính quy |
|
|
|
||
3.1.1 |
Các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học |
|
|
|
||
3.1.1.1 |
Lĩnh vực … |
|
|
|
||
3.1.1.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
||
3.1.2 |
Các ngành đào tạo (trừ ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học) |
|
|
|
||
3.1.1.1 |
Lĩnh vực … |
|
|
|
||
3.1.1.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
||
3.2 |
Liên thông từ trung cấp lên đại học |
|
|
|
||
3.2.1 |
Lĩnh vực … |
|
|
|
||
3.2.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
||
3.3 |
Liên thông từ cao đẳng lên đại học |
|
|
|
||
3.3.1 |
Lĩnh vực … |
|
|
|
||
3.3.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
||
3.4 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên |
|
|
|
||
3.4.1 |
Lĩnh vực … |
|
|
|
||
3.4.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
||
4 |
Đại học vừa làm vừa học |
|
|
|
||
4.1 |
Vừa làm vừa học |
|
|
|
||
4.1.1 |
Lĩnh vực … |
|
|
|
||
4..1.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
||
4.2 |
Liên thông từ trung cấp lên đại học |
|
|
|
||
4.2.1 |
Lĩnh vực … |
|
|
|
||
4.2.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
||
4.3 |
Liên thông từ cao đẳng lên đại học |
|
|
|
||
4.3.1 |
Lĩnh vực … |
|
|
|
||
4.3.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
||
4.4 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp đại học trở lên |
|
|
|
||
4.2.1 |
Lĩnh vực … |
|
|
|
||
4.2.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
||
5 |
Từ xa |
|
|
|
||
5.1 |
Lĩnh vực… |
|
|
|
||
5.1.1 |
Ngành… |
|
|
|
||
C |
CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON |
|
|
|
||
6 |
Cao đẳng chính quy |
|
|
|
||
6.1 |
Chính quy |
|
|
|
||
6.2 |
Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng |
|
|
|
||
6.3 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng |
|
|
|
||
7 |
Cao đẳng vừa làm vừa học |
|
|
|
||
7.1 |
Vừa làm vừa học |
|
|
|
||
7.2 |
Liên thông từ trung cấp lên cao đẳng |
|
|
|
||
7.3 |
Đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng |
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
1 Các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học được liệt kê trong Bảng 4, Bảng 5 của Phụ lục 2.
2 bắt buộc với ngành đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trường đăng ký đào tạo
3 bắt buộc với ngành đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trường đăng ký đào tạo
4 1. Đang học, 2. Đã tốt nghiệp, 3. Bảo lưu, 4. Thôi học, 5. Bị buộc thôi học, 6. Chuyển cơ sở đào tạo
5 Chỉ đối với ngành đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.