BỘ
TƯ PHÁP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2009/TT-BTP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2009 |
Căn cứ Luật thi hành án dân sự
ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội Khóa
XII về việc thi hành Luật thi hành án dân sự;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí
Minh,
Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP
ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát
lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:
I. XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN
1. Người được thi hành án có quyền yêu cầu văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án. Khi yêu cầu thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án, người yêu cầu phải cung cấp bản án, quyết định và các giấy tờ liên quan.
2. Trong trường hợp trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại phải lập biên bản theo quy định tại Điều 44 của Luật thi hành án dân sự.
II. TRỰC TIẾP THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH
1. Trường hợp người được thi hành án được thi hành nhiều khoản khác nhau trong cùng một bản án, quyết định do một người phải thi hành thì cùng một thời điểm, người được thi hành án chỉ có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự hoặc một văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành. Nếu các khoản được thi hành do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành thì người được thi hành án có quyền đồng thời yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại thi hành riêng đối với từng khoản.
Nếu trong cùng một bản án, quyết định có nhiều người được thi hành án mà những người đó yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự và văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì văn phòng Thừa phát lại và Cơ quan thi hành án dân sự phải phối hợp với nhau trong thi hành án theo hướng dẫn tại khoản 2, Mục II của Thông tư này.
2. Trưởng văn phòng Thừa phát lại phải gửi các quyết định về thi hành án cho Chi cục Thi hành án dân sự nơi đặt Văn phòng; cung cấp thông tin và phối hợp với Cơ quan thi hành án dân sự có liên quan trong việc xử lý tài sản kê biên, thanh toán tiền thi hành án.
Trưởng văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với Trưởng văn phòng Thừa phát lại khác có liên quan trong việc xử lý tài sản kê biên, thanh toán tiền thi hành án.
3. Văn bản của Trưởng văn phòng Thừa phát lại đề nghị Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định cưỡng chế và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế phải có nội dung chủ yếu sau: Nội dung yêu cầu thi hành án của đương sự theo bản án, quyết định; điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; quá trình tổ chức thi hành án; biện pháp cưỡng chế thi hành án cần áp dụng; số lượng người, cơ quan tham gia bảo vệ cưỡng chế thi hành án; thời gian, địa điểm dự kiến thực hiện việc cưỡng chế thi hành án. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của văn phòng Thừa phát lại, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh phải ra quyết định cưỡng chế và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế, đồng thời gửi quyết định và kế hoạch cưỡng chế cho Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.
Trường hợp Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh không đồng ý ra quyết định và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế thì phải có văn bản trả lời văn phòng Thừa phát lại nêu rõ lý do. Nếu không đồng ý với việc từ chối ra quyết định và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế, Trưởng văn phòng Thừa phát lại có quyền khiếu nại đến Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh để xem xét ra quyết định giải quyết trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng văn phòng Thừa phát lại có quyền khiếu nại đến Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp để xem xét ra quyết định giải quyết trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
Trưởng văn phòng Thừa phát lại chủ động liên hệ với Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan Công an cấp huyện nơi tổ chức cưỡng chế để phối hợp tổ chức việc bảo vệ cưỡng chế theo quy định.
4. Trong trường hợp cưỡng chế, ngoài khoản chi phí cưỡng chế được thu theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí hợp lý khác.
5. Trường hợp vụ việc chưa thi hành xong nhưng người yêu cầu đề nghị văn phòng Thừa phát lại chấm dứt việc thi hành án thì xử lý như sau:
a) Nếu người được thi hành án có văn bản yêu cầu không tiếp tục việc thi hành án thì Trưởng văn phòng Thừa phát lại ra quyết định đình chỉ thi hành án, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích người thứ ba theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 của Luật thi hành án dân sự. Các bên cùng nhau thanh lý hợp đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh. Khoản tiền, tài sản đã thu được trả lại cho người phải thi hành án;
b) Nếu người được thi hành án đề nghị chấm dứt hợp đồng thì các bên cùng nhau thanh lý hợp đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh. Khoản tiền, tài sản đã thu được xử lý theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
c) Thu hồi quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án; chấm dứt hợp đồng ủy quyền bán đấu giá, giải tỏa việc ngăn chặn; phong tỏa, kê biên tài sản, tài khoản và các văn bản liên quan khác (nếu có). Đối với vụ việc do Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định cưỡng chế thi hành án thì văn phòng Thừa phát lại có văn bản đề nghị Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh thu hồi quyết định cưỡng chế thi hành án. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh phải ra quyết định thu hồi quyết định cưỡng chế thi hành án trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của văn phòng Thừa phát lại;
d) Trong quá trình thanh lý hợp đồng, nếu có tranh chấp thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
III. GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT SINH KHI VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI GIẢI THỂ, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG
Việc giải thể, chấm dứt văn phòng Thừa phát lại thực hiện theo Luật doanh nghiệp và Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ. Ngoài ra, tùy từng trường hợp, văn phòng Thừa phát lại còn phải thực hiện các công việc sau đây:
1. Trường hợp tự giải thể:
Văn phòng Thừa phát lại phải có phương án giải thể gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đồng ý của Sở Tư pháp thì tiến hành các thủ tục:
a) Thanh lý các hợp đồng theo quy định của pháp luật;
b) Tiếp tục đăng ký các vi bằng đã được lập tại Sở Tư pháp;
c) Đối với việc trực tiếp thi hành án thì thực hiện theo quy định tại khoản 5, Mục II của Thông tư này.
2. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định đình chỉ hoạt động:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định về việc chấm dứt hoạt động, văn phòng Thừa phát lại phải thực hiện các nội dung nêu tại các điểm a, b và c khoản 1 Mục này.
3. Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đôn đốc, theo dõi thực hiện các công việc khi văn phòng Thừa phát lại giải thể, chấm dứt hoạt động.
IV. BIỂU MẪU NGHIỆP VỤ CỦA VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
1. Các sổ theo dõi nghĩa vụ (Phụ lục 1)
2. Mẫu hợp đồng thực hiện công việc (Phụ lục 2)
3. Các mẫu quyết định, giấy báo (Phụ lục 3).
V. THẺ, TRANG PHỤC CỦA THỪA PHÁT LẠI
1. Nguyên tắc sử dụng Thẻ Thừa phát lại
Thừa phát lại sử dụng Thẻ trong khi thực hiện công việc. Nghiêm cấm việc sử dụng Thẻ để thực hiện các mục đích trái quy định.
Cá nhân, tổ chức phát hiện Thừa phát lại có hành vi sử dụng Thẻ Thừa phát lại sai mục đích thì báo ngay cho Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý.
2. Cấp phát, thu hồi Thẻ Thừa phát lại
a) Việc cấp Thẻ Thừa phát lại
Sau khi được cấp giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng Thừa phát lại có văn bản và hồ sơ kèm theo gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh đề nghị cấp Thẻ cho mình và các Thừa phát lại làm việc tại văn phòng (nếu có). Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ gồm có: Đơn đề nghị cấp Thẻ, lý lịch cá nhân, bản chụp quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại, Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại và 05 ảnh màu cỡ 3 x 4. Trong thời hạn 05 ngày, Sở Tư pháp có trách nhiệm xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Thẻ cho những người có đủ điều kiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và đề nghị của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc cấp Thẻ Thừa phát lại.
Trường hợp vì lý do khách quan mà Thẻ Thừa phát lại bị hư hỏng hoặc bị mất thì văn phòng Thừa phát lại đề nghị Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh làm thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp đổi hoặc cấp lại.
b) Thu hồi Thẻ Thừa phát lại
Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại thì bị thu hồi Thẻ Thừa phát lại.
3. Mẫu Thẻ Thừa phát lại
Thẻ Thừa phát lại bìa ngoài mầu đỏ đun, chiều rộng 9,5 cm, chiều dài 14,0 cm (gập thành hai), gồm một mặt bìa trước, một mặt bìa sau và hai trang bên trong:
a) Mặt bìa trước (trang 1) phía trên cùng có dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, phía dưới có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới Quốc huy ghi chữ “THẺ THỪA PHÁT LẠI”, góc dưới bên trái có hai gạch chéo mầu nhũ vàng (một gạch nhỏ và một gạch to) kéo dài đến hết góc phía trên của mặt bìa sau;
b) Trang 2, 3 của Thẻ có hình hoa văn và Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam in mờ làm nền;
c) Trang 2 ở chính giữa trên cùng có dòng chữ “BỘ TƯ PHÁP”, phía dưới là biểu tượng ngành tư pháp, tiếp theo là ảnh của Thừa phát lại cỡ 3 x 4 có giáp lai bằng dấu nổi ở góc dưới phía bên phải, dưới ảnh là số hiệu của thẻ Thừa phát lại;
d) Trang 3 có ghi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THẺ THỪA PHÁT LẠI
Họ, tên
Ngày, tháng, năm sinh
Văn phòng Thừa phát lại
Ngày, tháng, năm cấp Thẻ
(Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký tên và đóng dấu).
đ) Mặt bìa sau (trang 4) trích nội dung khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ: “Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật”.
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
(Đã ký)
4. Trang phục của Thừa phát lại do Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh quy định.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 11 năm 2009.
2. Các quy định của Thông tư này cũng được áp dụng khi thực hiện thí điểm Thừa phát lại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
3. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các Cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án, văn phòng Thừa phát lại kịp thời báo cáo Bộ Tư pháp để có biện pháp giải quyết.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
1. Sổ công văn đến
2. Sổ công văn đi
3. Sổ theo dõi các loại Hợp đồng dịch vụ
4. Sổ theo dõi việc tống đạt
5. Sổ theo dõi việc lập vi bằng
6. Sổ theo dõi việc xác minh điều kiện thi hành án
7. Sổ ra quyết định thi hành án, quyết định tiếp tục thi hành án
8. Sổ thụ lý thi hành án
9. Sổ theo dõi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án
10. Sổ theo dõi việc ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ, trả đơn yêu cầu thi hành án.
11. Sổ theo dõi hồ sơ đưa vào lưu trữ
12. Sổ đăng ký vi bằng
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.